Đến thời: Cạp đất mà ăn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 09/11/2021.

5756 người đang online, trong đó có 748 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24668 lượt đọc và 119 bài trả lời
  1. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Gói kích cầu 800.000 tỷ đồng là khả thi
    Tác giả Minh Minh
    4 giờ trước

    (ĐTCK) Nguồn lực cho chương trình kích cầu 800.000 tỷ đồng là có, song cần tính toán cụ thể con số thực chi cũng như cân nhắc lấy từ nguồn nào.

    Chưa cần nới trần nợ công

    800.000 tỷ đồng là con số gây chú ý nhất trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi trình Chính phủ.

    Các nguồn lực huy động cho chương trình bao gồm: ngân sách nhà nước, chủ yếu là nguồn tiết kiệm chi thường xuyên; nguồn phát hành trái phiếu chính phủ; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và quỹ dự trữ ngoại hối trong trường hợp cần thiết; nguồn vay các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á…

    TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thể tiết giảm chi tiêu, phát hành trái phiếu chính phủ trong nước để tận dụng mức lãi suất đang thấp. Đồng thời, đẩy nhanh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, nếu năm nay thoái vốn, cổ phần hóa mà làm tốt thì có thể thu về 40.000 tỷ đồng như kế hoạch.

    Ngoài ra, các dự án bất động sản nếu được tháo gỡ rào cản để thi công sẽ giúp giải toả thêm nguồn lực đáng kể. Vay nước ngoài cũng đang là nguồn tiềm năng, các tổ chức tài chính quốc tế sẵn sàng cho Việt Nam vay với điều kiện không quá khắt khe.

    Tăng vay quốc tế liệu có cần thiết phải nới trần nợ công? TS Lực nhận định, trần nợ công không có gì vướng mắc, nếu đẩy chi tiêu ngân sách lên thì thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn trong tầm kiểm soát.

    Mới đây, trình bày trước Quốc hội về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, tỷ lệ nợ công của Việt Nam giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020.

    Theo mục tiêu Nghị quyết 23/2021/QH15 về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua tháng 7/2021, trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP. Như vậy, nợ công hiện tại vẫn trong ngưỡng cho phép.

    PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính nhận xét, Việt Nam đang quản lý nợ công tốt hơn trước đây. Số nợ giảm dần và nợ công được cơ cấu lại tốt hơn trước rất nhiều. Nếu như năm 2011, kỳ hạn bình quân các khoản vay nợ công là 3,9 năm thì kỳ hạn này đã tăng lên 13,94 năm vào năm 2020. Lãi suất bình quân vay nợ công năm 2011 là 12,01%/năm, đến năm 2020 giảm còn 2,86%/năm.

    Các báo cáo mới nhất của Chính phủ cho thấy, nợ công năm 2020 đạt mức 45,08% GDP mới. Dự kiến, đến cuối năm 2021, nợ công ở mức 43,7% GDP (55,3% GDP cũ).

    “Nếu so với ngưỡng quy định nợ công mới theo GDP mới năm 2020 thì nợ công vẫn còn cách ngưỡng khoảng 16% GDP. Do đó, chưa cần nâng mức trần nợ công”, ông Thịnh nêu quan điểm.

    Cân nhắc thực chi và khả năng trả nợ

    Con số 800.000 tỷ đồng là rất lớn, nhưng theo TS. Cấn Văn Lực, số thực chi cho gói kích cầu này (nếu được phê duyệt) có thể thấp hơn.

    Ông Lực phân tích, trong gói phục hồi doanh nghiệp có phần giãn thuế, hoãn nợ, khoản thực chi không phải là phần thuế hay nợ vay, mà là phần lãi suất trong thời kỳ đó Nhà nước cho doanh nghiệp vay mượn, ứng trước, sau này doanh nghiệp vẫn phải trả.

    Ngoài ra, những phần mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất để Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) góp vốn thì cái đó không phải “tiền tươi, thóc thật”, mà là khoản đầu tư, sau này sẽ thu hồi.

    Chưa kể, trong gói kích cầu hạ tầng có cả đầu tư công (hạ tầng giao thông, đường sắt…) có thể nằm trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua với giá trị 2,87 triệu tỷ đồng.

    Liên quan đến nợ công, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia về vay, trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025 giới hạn nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.

    “Cái chúng ta cần quan tâm hơn con số nợ công là nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ, hiện chiếm khoảng 24 - 25% tổng thu ngân sách”, ông Lực lưu ý.

    Theo ông Lực, để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ không vượt trần, cần tìm kiếm những khoản vay lãi suất thấp và dài hạn, nghĩa vụ trả nợ trải đều qua nhiều năm.

    Muốn sự hỗ trợ bền vững cần đẩy mạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư công và quan trọng nhất là để người thụ hưởng dễ dàng tiếp cận, sử dụng có hiệu quả.

    Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh CIEM
    Tính toán của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho thấy, năm 2021, do nghĩa vụ trả nợ các trái phiếu chính phủ trong nước đến hạn nên nghĩa vụ trả nợ đã tăng lên 27,3% so với thu ngân sách nhà nước, vượt mức trần 25% Quốc hội cho phép. Bộ Tài chính đang đẩy mạnh tăng thu ngân sách để hạ thấp tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước về mức 24,8%.

    “Cần tính toán kỹ, việc tăng nợ công nếu có danh mục nợ tốt, chi phí nợ hợp lý, khả năng hấp thụ nợ của nền kinh tế tốt, hiệu quả sử dụng nợ vay cao, khả năng trả nợ được đảm bảo thì không có gì lo ngại”, ông Thịnh nói.

    Tiền không phải là tất cả

    Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền giống như liều thuốc giảm triệu chứng trước mắt cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch bệnh.

    Biện pháp này không thể kéo dài, muốn sự hỗ trợ bền vững cần đẩy mạnh chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư công và quan trọng nhất là để người thụ hưởng dễ dàng tiếp cận, sử dụng có hiệu quả.

    Vấn đề quan trọng nhất là cách thức, phương thức hỗ trợ để nguồn lực được hấp thu một cách hiệu quả nhất, tạo sự lan tỏa và bật dậy của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nếu được như vậy thì khả năng trả nợ không đáng lo.

    Bàn về gói kích cầu hạ tầng trong đó có xây dựng khu công nghiệp bao gồm nhà ở cho công nhân, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, vấn đề này đáng lẽ phải có chiến lược từ lâu.

    Theo ông Vân, tầm nhìn chiến lược về khu công nghiệp cần phải xa hơn. Đó là khu công nghiệp thế hệ mới, là chuỗi sinh thái tích hợp nhiều giá trị, có khả năng ứng phó với biến đổi bất thường của dịch bệnh và các thiết chế kinh tế. Những khu công nghiệp bị chia nhỏ, manh mún, quy mô vài trăm héc-ta bây giờ không còn phù hợp.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/goi-kich-cau-800-000-ty-dong-la-kha-thi-post284310.html
    hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Thời của bất động sản và cổ phiếu bất động sản đang đến.
    Quý IV cũng là quý mà các DN bất động sản báo lợi nhuận tưng bừng nhất.
    Thiên thời địa lợi đều có cả.
    Không canh nhặt cổ tốt, giá tốt lúc này thì để lúc nào???
    hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Nhà đất phía Nam "bung nóc" sau giãn cách
    08/11/2021 07:08 [​IMG]
    (ĐTCK) Thị trường phía Nam mở cửa trở lại và ngay lập tức giá bất động sản bật tăng, nhất là các sản phẩm để ở và bất động sản vùng ven TP.HCM.

    [​IMG]

    Nhu cầu nhà đất của người dân ngày một lớn. Ảnh: Lê Toàn
    Phân khúc nào cũng tăng

    Nhờ cửa hàng thực phẩm kinh doanh thuận lợi trong thời gian qua, chị Vũ Như (quận Gò Vấp, TP.HCM) dự định mua thêm một căn nhà nữa như là tài sản tích lũy. Nhưng sau 1 tuần khảo sát, chị không khỏi ngạc nhiên khi giá nhà tăng vọt, bất chấp khó khăn của dịch bệnh khiến nguồn thu của nhiều người suy giảm.

    “Hồi đầu năm, tôi đi xem căn nhà ở đường Nguyễn Văn Quá thuộc quận 12, lúc đó giá chủ nhà rao là 65 triệu đồng/m2, nhưng vì chưa đủ tiền nên không mua, giờ quay lại thì giá đã tăng lên 74 triệu đồng/m2. Ai nói dịch nên nhà giảm giá, chứ tôi đi chỗ nào cũng thấy tăng”, chị Như nói.

    Tương tự, anh Lê Tuấn (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, nhân lúc các chủ đầu tư đang triển khai nhiều chương trình kích cầu sau thời gian giãn cách xã hội, anh đã ký hợp đồng đặt cọc mua một căn hộ ở quận Bình Tân, mức giá gần 50 triệu đồng/m2 sau khi giảm trừ các khoản ưu đãi, chiết khấu. Mức giá này cao hơn từ 8-10 triệu đồng/m2 so với các khu căn hộ đã hoàn thiện gần đó.

    “Cũng nghĩ là giá nhà sẽ tăng, nhưng tăng chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/m2, chứ không ngờ lại tăng mạnh như vậy. Có thể do nguồn cung dự án căn hộ mới ít, lượng khách hàng đặt chỗ nhiều nên chủ đầu tư tăng giá, nhưng bây giờ muốn kiếm dự án mới cũng khó nên đành chấp nhận”, anh Tuấn nói.

    Theo ghi nhận của phóng viên, xu hướng tăng giá bất động sản không chỉ diễn ra ở TP.HCM, mà còn ở khu vực vệ tinh, trong đó trung tâm các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng mạnh nhất, khoảng 7% so với thời điểm đầu năm, theo sau là Long An với mức tăng khoảng 3%.

    Còn tại Đồng Nai, nơi tập trung nhiều dự án lớn như Aqua City của Novaland, Khu đô thị tích hợp Izumi City do Tập đoàn Nam Long bắt tay với đối tác đến từ Nhật Bản phát triển; Gem Sky World của Đất Xanh, Century City của Kim Oanh…, cộng thêm “cú huých” từ các dự án hạ tầng trọng điểm như sân bay Long Thành và một số tuyến cao tốc đang gấp rút triển khai đã giúp giá nhà đất nơi đây tăng nhanh.

    Đơn cử, tại khu vực TP. Biên Hòa, cách đây một năm, đất thổ cư ở trung tâm Thành phố, gần Khu công nghiệp Amata có giá dao động từ 18-19 triệu đồng/m2, còn các khu vực vùng ven như Trảng Dài hay Tam Phước là 13-14 triệu/m2, thì nay tăng khoảng 15-20%.

    Anh Tuyến, một nhân viên môi giới tại Đồng Nai chia sẻ, ngoài Biên Hòa, thị trường bất động sản Nhơn Trạch và Long Thành cũng được nhiều nhà đầu tư để mắt, giá bất động sản vì thế cũng không ngừng tăng. Nếu như trước đây, những lô đất tại Long Thành được bán với giá trên dưới 10 triệu đồng/m2, thì sau khi sân bay Long Thành được khởi công đã tăng lên gấp đôi.

    Lý giải nguyên nhân giá bất động sản tăng cao, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, đó là do nhu cầu nhà ở ngày một tăng trong khi nguồn cung hạn chế, đồng thời có một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực khác chuyển sang bất động sản để đón đầu cơ hội thị trường địa ốc phục hồi sau giãn cách.

    “Càng trong dịch bệnh, người dân càng mong muốn sở hữu một ngôi nhà riêng an toàn, cộng thêm yếu tố nguồn cung khan hiếm và dòng vốn đổ vào bất động sản khá dồi dào thời gian qua đã thúc đẩy giá bất động sản tăng”, ông Quốc Anh nói.

    Đồng quan điểm, ông Cao Hữu Phi, Tổng giám đốc COPiHOME đánh giá, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn cung bất động sản khan hiếm, dẫn đến tình trạng thiếu hàng. Chưa kể, nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, nhưng nhu cầu đầu tư vẫn tăng. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều người đã lựa chọn bất động sản như là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.

    Thế nhưng, các khu vực vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương cũng không còn nhiều quỹ đất pháp lý hoàn thiện, nên các chủ đầu tư phải ra xa hơn nữa mới tìm được đất phát triển dự án. Không những thế, các loại chi phí đầu vào cũng tăng mạnh khiến giá bất động sản tăng theo.

    “Chi phí đất, tiền đền bù, thuế sử dụng đất, giá nguyên vật liệu đầu vào, nhân công… đều tăng, nên giá bất động sản khó giảm”, ông Phi nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Giá bất động sản tăng ở tất cả các phân khúc. Ảnh: Lê Toàn

    Chủ đầu tư ngày càng “đánh bắt xa bờ”

    Theo các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, trước đà tăng giá hiện nay, việc sở hữu quỹ đất lớn để phát triển dự án tại các địa phương lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… không còn dễ như trước, do đó các chủ đầu tư ngày càng phải “đánh bắt xa bờ” hơn.

    Lấy ví dụ như Cát Tường Group, doanh nghiệp đang phát triển nhiều dự án lớn tại Long An, hiện đã tiến về Hậu Giang và Bình Phước để đầu tư, có thể kể đến một số dự án đang triển khai bán hàng tại đây như Khu đô thị Cát Tường Western Pearl, Cát Tường Phú Hưng, Taka Garden Riverside Homes…

    Còn tại khu vực miền Trung, Tập đoàn Danh Khôi công bố ra thị trường dự án mang tên Takashi Ocean Suite Kỳ Co tại Quy Nhơn (Bình Định) với diện tích 8,2 ha, bao gồm 17 block căn hộ và 1 block khách sạn, hay dự án Phức hợp đô thị thương mại dịch vụ và du lịch biển Lagi New City, quy mô 43,4 ha ở Bình Thuận. Ngoài ra, một loạt dự án lớn khác ở khu vực này như Thanh Long Bay, Novaworld Phan Thiết, Mũi Né Summer Land Resort… cũng đều có kế hoạch bán hàng từ nay đến cuối năm.

    Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, việc các chủ đầu tư chuyển hướng ra xa những thành phố lớn một phần là để tận dụng các lợi thế về giá đất và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của địa phương, phần khác xuất phát từ nhu cầu thực tế.

    “Do thành quả tăng trưởng kinh tế - xã hội được phân bổ khá đồng đều nên cư dân đô thị đang tăng lên nhanh chóng. Không cần phải ở các thành phố lớn nữa, hiện cư dân ở những đô thị xung quanh Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, thậm chí xa hơn vẫn có sự kết nối tốt về thông tin, dịch vụ hay hàng hóa. Cùng với đó, điều kiện sống dần tốt lên sẽ thúc đẩy nhu cầu về các không gian sống xứng tầm. Các chủ đầu tư, hơn ai hết, hiểu rất rõ nhu cầu này và họ nhanh chóng tìm cách đáp ứng, triển khai nhiều dự án đa dạng công năng, đưa ra cho khách hàng nhiều lựa chọn”, ông David Jackson phân tích.

    Dưới góc độ là nhà phát triển bất động sản, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi cho biết, tỷ lệ khách hàng đến từ TP.HCM rót vốn vào các dự án vùng ven hiện ở mức 78%, giảm so với năm 2020 và đã xuất hiện khách hàng ở nhiều địa phương khác. Về độ tuổi, nhóm khách hàng từ 31-45 tuổi chiếm 51% trong tổng lượng khách hàng, trong khi trước đây đa phần có độ tuổi từ 45 trở lên, điều này cho thấy khách hàng vùng ven đang dần trẻ hóa.

    “Trước đây, khách hàng muốn mua bất động sản ở gần trung tâm cho tiện việc đi lại, nhưng giờ đây họ chấp nhận đi xa hơn để được tận hưởng không gian sống thoáng đãng, cho nên chủ đầu tư nào tạo ra không gian sống xanh, an toàn cho sức khỏe, thì sẽ thu hút được khách hàng”, ông Quyền nhấn mạnh.

    Dự báo về thị trường bất động sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển DKRA Vietnam cho rằng, bước sang năm 2022, áp lực tăng giá bất động sản sẽ rất lớn, bởi các yếu tố tác động tới giá như lạm phát, chi phí đầu vào tăng… bắt đầu “ngấm” từ quý I/2022.

    “Từ quý II/2022, khi kinh tế phát triển mạnh trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân, bao gồm cả trẻ em, thì bất động sản sẽ càng tăng giá”, ông Hoàng dự báo.

    https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/b...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****
    hailuabuonchung thích bài này.
  4. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Tâm lý người cầm tiền đang chịu áp lực lớn
    CTCK MB (MBS)

    Thị trường có phiên giao dịch thành công khi lượng cổ phiếu khổng lồ từ phiên giao dịch kỷ lục 3/11 về tài khoản. Dòng tiền vẫn tập trung tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu midcap như trong phiên hôm nay. Về kỹ thuật, chỉ số ngày càng lập các đỉnh cao mới và được sự ủng hộ của thanh khoản cho thấy thị trường đang rất khỏe.

    Nhịp ép xuống trong phiên chiều nay là minh chứng cho dòng tiền sau khi chốt lời đã lập tức quay lại thị trường, tâm lý người cầm tiền đang chịu áp lực lớn sau những phiên như ngày hôm nay.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/nhan-...cam-tien-dang-chiu-ap-luc-lon-post284392.html
    hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Bảng giá đất mặt tiền tại quận 7 chỗ mảnh đất của D11 đấy:

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 09/11/2021, Bài cũ: 09/11/2021 ---
    D11 sắp hết hàng...
    hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Bùng nổ hơn 100.000 tài khoản mở mới mỗi tháng, ước mơ 10% dân số đầu tư chứng khoán không còn xa vời
    09-11-2021 - 14:38 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Chứng khoán Việt đang chứng kiến tốc độ gia nhập thị trường mạnh mẽ và được sự hưởng ứng lớn từ người dân.
    Mục tiêu 5% dân số đầu tư chứng khoán vào năm 2025 của Chính phủ có thể sớm đạt được với tốc độ gia nhập thị trường như hiện nay. Để đạt mức 10% dân số đầu tư chứng khoán, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng đó là mục tiêu khả thi.


    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã thông báo về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán (TKGD) của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại ngày 31/10/2021.

    Cụ thể, tổng số tài khoản giao dịch trong nước đạt 3.823.304 tài khoản, trong đó gồm nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 99,6% số lượng tài khoản tương ứng 3,81 triệu tài khoản, số lượng nhà đầu tư tổ chức chỉ đạt 12.572 tài khoản. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 38.707 tài khoản, trong đó, nhà đầu tư cá nhân là 34.603 tài khoản, nhà đầu tư tổ chức đạt 4.104 tài khoản.

    Như vậy, tháng 10 năm nay số lượng tài khoản mở mới đạt 129.751 tài khoản, 10 tháng đầu năm đạt 1,086 triệu tài khoản. Bình quân mỗi tháng thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận hơn 108.600 tài khoản mới gia nhập. Sự bùng nổ gia nhập thị trường này bằng cả 4 năm trước đó cộng lại.

    Trước đó, số tài khoản chứng khoán gia nhập mỗi năm rất hạn chế, ngay cả trong con sóng lớn 2017-2018, số tài khoản chứng khoán mở mới giao dịch cũng chỉ ở mức hơn 200.000 tài khoản mỗi năm.

    [​IMG]
    Số tài khoản mở mới đột biến trong 10 tháng năm 2021, bình quân mỗi tháng 108.000 tài khoản gia nhập thị trường chứng khoán Việt.

    Đây là sự bùng nổ tạo ra một làn sóng mạnh chưa từng có trong lịch sử phát triển của chứng khoán Việt Nam 20 năm qua. Theo nhiều chuyên gia tài chính, nếu tốc độ tham gia thị trường của người dân được giữ vững thì mục tiêu của Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán của Chính phủ sẽ sớm đạt được.

    Đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án Cơ cấu lại Thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm 2020 - 2025 mới đây đã đưa ra mục tiêu quy mô của thị trường chứng khoán đạt 120% GDP vào năm 2025. Mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt 5% vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

    Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6. Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

    Mục tiêu chung của Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán là tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

    Dù số lượng nhà đầu tư cá nhân gia tăng mạnh mẽ trong năm nay, song so với quy mô dân số hiện khoảng 97,3 triệu người, thì tỷ lệ người dân đầu tư chứng khoán mới ở mức 3,9% so với tổng dân số. Con số rất khiêm tốn so với số tài khoản/dân số của các thị trường khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc chứ chưa nói đến nhưng "trung tâm tài chính" như Singapore hay Hongkong.

    Hàn Quốc năm qua cũng chứng kiến sự bùng nổ gia nhập lớn từ đội ngũ những người trẻ, nhà đầu tư cá nhân. Báo cáo của Cơ quan kiểm soát chứng khoán Hàn Quốc (KSD) cho thấy số nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán đã tăng 48,8% lên 9,14 triệu người năm 2020. So với dân số Hàn Quốc, tỷ lệ tài khoản đạt 16,3%. Trong khi đó, dân số Đài Loan chỉ hơn 23 triệu người nhưng có tới 11,24 triệu tài khoản (tính đến tháng 5/2021), tức một nửa dân số Đài Loan đầu tư chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới chủ yếu là những người trẻ, độ tuổi dưới 30.

    Trong một bài phân tích mới đây, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng dù có sự gia tăng mạnh mẽ trong 2 năm gần đây, số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước, và con số này tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan (Trung Quốc) có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân vào năm 1986.

    "Hiện Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người dân tham gia thị trường chứng khoán của quốc gia lên 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030. Đây là những mục tiêu khả thi nếu so sánh với quá trình gia nhập thị trường của các nhà đầu tư cá nhân ở Đài Loan tại giai đoạn phát triển kinh tế tương tự với Việt Nam hiện nay", ông Michael Kokalari phân tích tỷ lệ tham gia ngày càng cao của các nhà đầu tư trong nước vào thị trường chứng khoán dù còn khiêm tốn so với những "Con hổ châu Á" như Đài Loan khi các nền kinh tế này ở giai đoạn phát triển tương tự với kinh tế Việt Nam hiện tại, và các mảng dịch vụ kiến tạo nên một thị trường chứng khoán hiện đại vẫn đang được sắp xếp để đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng kỳ vọng.

    [​IMG]
    Ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital.

    Theo ông Michael Kokalari, làn sóng nhà đầu tư cá nhân hiện nay đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam được thúc đẩy bởi mức lãi suất giảm và thu nhập doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, và là một bước tiến mới trong sự phát triển của thị trường chứng khoán mà VinaCapital dự đoán sẽ diễn ra trong suốt những thập kỷ tới.

    Đề án của Chính phủ có một mục rất chú trọng vào sự phát triển của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Theo đó, Đề án nhấn mạnh việc cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân bằng việc ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về nhà đầu tư chuyên nghiệp để phân loại nhà đầu tư, tiến tới cấu trúc lại các loại sản phẩm và thị trường theo nhóm nhà đầu tư; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nhỏ và nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc cho phép các công ty chứng khoán mở tài khoản trực tuyến (e-contract) và xác thực khách hàng trực tuyến (eKYC). Đây là những giải pháp công nghệ đã và đang được triển khai trong 2 năm qua, nhờ đó số luợng tài khoản mới bùng nổ mạnh, bất chấp dịch bệnh.

    https://cafef.vn/bung-no-hon-100000...-khoan-khong-con-xa-voi-20211109142149918.chn
    hailuabuonchung, Minhchau2021vaidaichua thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  7. Malong583

    Malong583 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2016
    Đã được thích:
    754
    cụ Cá Sấu cho e hỏi miếng đất 9000 m ở Quận 7 có thuộc về D11 ko cụ hay chỉ là góp vốn?
    xauzai77 thích bài này.
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Miếng đất này hoàn toàn thuộc về D11 và là đất sạch rồi nhé.
    Đây là miếng đất D11 được chia từ xưa, giá vốn có 30 tỷ.
    Giờ giá thị trường là... 700 tỷ đấy.
    Malong583, hailuabuonchungMinhchau2021 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  9. hailuabuonchung

    hailuabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    10.945
    đấy là bán đất không bác Xấu, nếu xây thành sản phẩm bán thì còn lãi bao nhiêu :))
    xauzai77 thích bài này.
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.381
    Đấy, tớ mới gọi là bán đất không thôi, chứ xây lên mà bán thì còn ăn nhiều nữa.
    Nói chung lấy ví dụ cụ thể để anh em biết giá trị tài sản của D11.
    Bé nhưng mà là bé hạt tiêu.
    Minhchau2021hailuabuonchung thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này

Chia sẻ trang này