Dệt may Việt Nam không phải toàn mầu hồng khi gia nhập CPTPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 26/11/2018.

2858 người đang online, trong đó có 1143 thành viên. 08:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2493 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    CPTPP – khó hay dễ?

    Chia sẻ tại hội thảo “CPTPP và các quy tắc xuất xứ giúp thuận lợi hóa thương mại trong ngành Dệt may” ngày 22/11 Việt Nam đang tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong 12 hiệp định đã được ký, có 10 hiệp định đã được thực thi, như ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN), ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc,… và 2 hiệp định chưa có hiệu lực là CPTPP và ASEAN – Hong Kong, Trung Quốc.

    Từng được xem là đối trọng đối với CPTPP, RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) cũng được thành lập với 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác mà ASEAN đã có sẵn FTA. Hiện tại, RCEP đang đi tới những phiên đàm phán cuối cùng, có thể được ký vào đầu năm sau và có hiệu lực từ đầu năm 2020. RCEP ra đời như là một hiệp định để đồng bộ hóa về các quy định biểu thuế, xuất xứ,… mà không làm mất đi tính hiệp lực của các hiệp định hiện có.

    Việc tham gia đa dạng FTA như hiện nay giúp doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lựa chọn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ví dụ, khi xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hoặc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Nhật Bản về, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có tới 4 lựa chọn xuất/nhập khẩu thông qua FTA ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản, RCEP và CPTPP.

    CPTPP có quy định khó khăn nhất đối với ngành dệt may khi thiết lập quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì vải như trong FTA ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản. Quy định khó khăn này, cùng với việc Mỹ rút khỏi TPP, sẽ khiến doanh nghiệp “xa lánh” CPTPP. Nếu RCEP đàm phán thành công, quy tắc xuất xứ đối với ngành dệt may thậm chí sẽ lỏng hơn.

    CPTPP hiện quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị sợi trở đi, tức là sợi phải được nhập từ các nước thành viên CPTPP. Mặt khác, CPTPP vẫn cho phép các nước thành viên khi đàm phán có thể đề xuất danh mục hàng hóa mà họ cho là quá khó để tìm được nguồn cung ngay tại thời điểm hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, điều kiện này chỉ được áp dụng cho một số mã hàng hóa và quốc gia nhất định và chỉ kéo dài trong 5 năm.

    Trong khi đó, FTA ASEAN – Nhật Bản hay Việt Nam – Nhật Bản đưa ra quy tắc xuất xứ từ đơn vị vải trở đi. Trong một số trường hợp ngoại lệ, một số mã HS có 1 công đoạn được diễn ra ngoài FTA, như biến từ vải thô thành vải thành phẩm.

    Hiệp định có quy tắc lỏng nhất đối với ngành dệt may đó là ATIGA, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc và Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu. Những FTA này chỉ yêu cầu công đoạn cuối cùng, cắt – may – khâu thành sản phẩm, được thực hiện tại Việt Nam, và nguyên liệu đầu vào có thể nhập từ bắt kỳ quốc gia nào.

    Tương tự, FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu cũng quy định truy xuất nguồn gốc từ đơn vị vải trở đi. Tuy nhiên, hiệp định này linh hoạt hơn vì cho phép doanh nghiệp cộng gộp từ bên thứ ba, là một quốc gia cùng lúc có FTA với Việt Nam và Liên minh châu Âu. Ví dụ, Hàn Quốc đang có FTA với cả Việt Nam và Liên minh châu Âu nên nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc được xem là có xuất xứ từ Việt Nam.

    Đối với Hiệp định Việt Nam – Australia, New Zealand, FTA này không đòi hỏi về xuất xứ của nguyên liệu đầu vào nhưng yêu cầu hàm lượng giá trị thành phẩm được tạo ra trong phạm vi FTA là 40%. Tuy nhiên, công đoạn cắt – may - khâu thành sản phẩm có thể diễn ra ở nhiều hơn một nước thành viên của hiệp định.

    Mặc dù có những điều kiện khá thuận lợi như vậy nhưng tỷ lệ tận dụng 8 FTA của Việt Nam đang ở mức khá thấp. Tỷ lệ cao nhất ghi nhận được là 69% đối với FTA Việt Nam – Chilê, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều rất nhỏ.

    Điều này chứng tỏ, nếu sau này CPTPP có hiệu lực, thì với những quy định khó như vậy, hiệp định này cũng không phải là một màu hồng như báo chí hiện nay đưa tin. Nói cách khác, nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp cũng khó tận dụng được tối đa ưu đãi từ các FTA.

    Vì vậy, doanh nghiệp cần phải so sánh từng hiệp định để tìm ra FTA nào có lợi nhất vào từng thời điểm.

    Làm gì để giữ lại giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam?

    Đại diện của USABC cũng khẳng định, nếu không đáp ứng được quy tắc xuất xứ, hàng hóa sẽ không được hưởng ưu đãi của bất kỳ FTA nào. Chúng tôi lâu nay vẫn cho rằng đàm phán thuế quan và đàm phán quy tắc xuất xứ luôn song hành với nhau.

    Để đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ của nguyên liệu, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào có xuất xứ trong phạm vi FTA. Điều này sẽ kích thích các nhà sản xuất, xuất khẩu xây dựng nhà máy tại Việt Nam nói riêng và các nước nằm trong phạm vị FTA nói chung để sản xuất nguyên liệu đầu vào.

    Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ phải tăng đầu tư vào các khâu mà ngành dệt may Việt Nam đang yếu và thiếu, như công đoạn chuyển từ vải thô thành vải thành phẩm. Như vậy, họ vừa đảm bảo được việc nâng cấp chuỗi cung ứng vừa giúp giữ lại phần lớn giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam.
    Blackjack21, gallant10dinhmao thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.987
    Mai múc TNG, TCM đón sóng mới.
    gallant10 thích bài này.
  3. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.314
    Đỉnh rồi. Chốt lãi xong. Giờ vào hàng là đổ bô cho Lái.
  4. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.160
    Trang chủPhân tích Chứng khoán
    THỨ HAI, 19/11/2018 - 16:06
    Cập nhật cổ phiếu TCM – Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 30.500đ
    Lượt xem: 248 - Ngày: 19/11/2018


    Email
    Chia sẻ

    TCM (Cổ phiếu TCM) là một trong những DN dẫn đầu ngành dệt may VN, nhờ có được chuỗi giá trị “từ sợi tới may”, trong khi đa số các DN dệt may VN chỉ tập trung SX sợi hoặc thực hiện may gia công. Do vậy, TCM có lợi thế SX được các đơn hàng theo phương thức FOB (DN được chủ động chọn NVL đầu vào và thực hiện may) trong khi nhiều DN khác chỉ thực hiện được may gia công.

    [​IMG]Đồ thị cổ phiếu TCM phiên giao dịch ngày 19/11/2018. Nguồn: AmiBroker

    Ngành và vị thế công ty

    • Ngành dệt may liên tục có kim ngạch XK lớn thứ hai trong tổng kim ngạch XK cả nước, giá trị XK đóng góp khoảng 15% vào GDP, đem lại việc làm cho gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Trong 9T đầu 2018, kim ngạch XK hàng dệt may đạt 22.45 tỷ USD, tăng 16.8% so với cùng kỳ.
    • Lợi thế của ngành dệt may VN là lao động khéo léo lành nghề, chi phí nhân công thấp so với Trung Quốc hay Ấn Độ. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ngành là vấn đề NVL: các DN phụ thuộc vào NK khi trong nước không cung cấp được đủ nhu cầu các nguyên liệu bông, sợi, vải,… Một điểm yếu nữa là phần lớn các DN chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất SP theo đơn hàng, năng lực thiết kế yếu. Do đó biên LN của cả ngành nhìn chung khá thấp mặc dù kim ngạch XK rất lớn.
    • TCM là một trong những DN dẫn đầu ngành dệt may VN, nhờ có được chuỗi giá trị “từ sợi tới may”, trong khi đa số các DN dệt may VN chỉ tập trung SX sợi hoặc thực hiện may gia công. Do vậy, TCM có lợi thế SX được các đơn hàng theo phương thức FOB (DN được chủ động chọn NVL đầu vào và thực hiện may) trong khi nhiều DN khác chỉ thực hiện được may gia công.
    Mô hình kinh doanh

    • SP hàng may mặc là mảng KD cốt lõi đem về gần như toàn bộ DT và LNG, mảng chăm sóc SK đem về tỷ trọng không đáng kể. Mảng hàng may mặc có đầu ra khá ổn định nhờ đơn hàng đều đặn từ cổ đông lớn E-land, vì vậy Hàn Quốc cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của TCM.
    • Kể từ khi nhận thấy HĐ SX sợi kém hiệu quả, từ 2016 TCM đã thành công thay đổi mô hình KD chuyển hướng dần sang tập trung SX hàng may mặc có biên LNG cao hơn, còn sợi chủ yếu phục vụ SX nội bộ. Trong 2017, SP may mặc đem về 62% DT, còn sợi giảm tỷ trọng còn 21% (những năm trước đây có tỷ trọng >30%).
    • Nhờ tái cơ cấu thành công, TCM tăng được tỷ lệ tự chủ nguyên liệu sợi. Dù giá NVL (bông và hạt PET chip) đang trong xu hướng tăng trở lại, biên LNG của TCM không những không bị sụt giảm mà còn tăng so với 2016 – 2017.
    Triển vọng doanh nghiệp

    • Trong 2018, HĐKD cốt lõi của TCM sẽ khả quan nhờ:
      • Hưởng lợi chung toàn ngành: sự dịch chuyển SX từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ nhờ bối cảnh CTTM Mỹ – Trung và các hiệp định thương mại giúp giảm thuế NK.
      • Biên LNG tăng nhờ tỷ giá USD/VND tăng, và nhờ giảm tỷ trọng mảng sợi kém hiệu quả, chỉ tập trung SX sợi để phục vụ HĐKD giúp tăng tỷ lệ tự chủ nguyên liệu sợi.
      • TCM đã thanh lý nhà máy sợi 3 đã được hạch toán trong Q2/2018 giúp đem về khoản LN bất thường khoảng 27 tỷ đồng.
    • Tuy nhiên rủi ro tới từ đối tác Sears tại Mỹ phá sản sẽ tác động tiêu cực tới kết quả LN của TCM: hiện số dư nợ của Sears với TCM là khoảng 95 tỷ đồng, nếu tòa xử Sears phá sản thì TCM sẽ phải trích lập dự phòng 100%. Do đó LN cũng sẽ bị giảm đi tương ứng 95 tỷ đồng.
    • Về dài hạn, triển vọng tăng trưởng của TCM tới từ các yếu tố sau:
      • Đầu ra ổn định: Nhu cầu về hàng may mặc tăng trưởng theo thị trường tiêu dùng, có các đơn hàng đều đặn từ tập đoàn mẹ E-land.
      • TCM cũng mới đầu tư mua thêm một xưởng may ở Trảng Bàng để tăng công suất. Việc mua lại xưởng may giúp TCM cắt giảm được phần chi phí thuê ngoài và vẫn đáp ứng được nhu cầu đơn hàng tăng.
      • Dự án TC Tower vốn đầu tư gần 1000 tỷ đồng (TCM 85%, E-land 15%), hiện vẫn chưa khởi công nên vẫn còn là câu chuyện trong dài hạn.
    Sức khỏe tài chính

    • Nhìn chung TCM có sức khỏe tài chính ở mức ổn định: dù tỷ lệ nợ/VCSH >1 xong đang có xu hướng giảm dần, chỉ số thanh toán tốt.
    • Dòng tiền CFO dương cho thấy chất lượng LN tốt.
    • Dự báo LNST 2018 – 2019 đạt 200 – 254 tỷ, tương đương EPS (sau KTPL) là 3,136 -3,985đ/cp.
    Nguồn: HSC
    gallant10dinhmao thích bài này.
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    Mời cổ đông TCM, TNG, VGG,
    Mục tiêu 20% cũng được đó chứ?
    beconbibi thích bài này.
  6. huyeverest

    huyeverest Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/10/2018
    Đã được thích:
    1.753
    KMR, MPT mục tiêu ăn 100%
    gallant10 thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    KMR cũng thuộc thành phần Trâu Bò húc đấy.
    gallant10 thích bài này.
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    TNG, TCM dù sao vẫn là ledear dệt may.
    hiepit999 thích bài này.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.966
    Mai là ngày giao dịch đầu tiên của May Sông Hồng (MSH) nên khả năng dòng Dệt May sẽ được kéo lên.
  10. mika20062015

    mika20062015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2015
    Đã được thích:
    490

Chia sẻ trang này