Dệt may Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 17/01/2018.

8481 người đang online, trong đó có 1318 thành viên. 11:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5440 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam đạt 31 tỉ đô la Mỹ năm 2017, tăng 10,23% so với năm trước đó, theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam.

    Tổng cầu về mặt hàng dệt may trên thế giới giảm nhẹ, do sự sụt giảm cầu đồng loạt ở cả hai thị trường nhập khẩu chính là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Năm 2017, tổng cầu dệt may thế giới ước đạt 674,3 tỉ đô la Mỹ, giảm nhẹ 0,85% so với năm 2016. Tổng giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ ước đạt 113,3 tỉ đô la Mỹ năm 2017, cũng giảm nhẹ 0,2%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu dệt may của EU cũng giảm nhẹ 0,3%, ước đạt 245 tỉ đô la Mỹ trong năm vừa qua.

    Mỹ, EU cũng là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Hơn một phần ba kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam hướng đến thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

    [​IMG]
    Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam qua các năm - Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam.

    Trao đổi với báo chí trong cuộc gặp gỡ cuối năm, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, mấu chốt của thành tích xuất khẩu dệt may Việt Nam đến từ năng suất lao động đã được cải thiện đáng kể trong nhiều năm trở lại đây.

    Ông Trường cho biết hiện tại chi phí bình quân cho mỗi lao động dệt may Việt Nam ở vào khoảng 110 triệu đồng, tính cả lương, các loại bảo hiểm, các loại thuế phí, tiền ăn trưa… Nếu không tìm cách tăng năng suất lao động, cụ thể tăng số lượng sản phẩm trên một đơn vị lao động, dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ thua, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu sản phẩm dệt may đang có xu hướng giảm nhẹ như hiện nay. Sản phẩm dệt may Việt Nam là các sản phẩm thông dụng, không phải hàng thời trang cao cấp, nên buộc phải cạnh tranh bằng chi phí, bằng năng suất lao động.

    Để tăng năng suất, dệt may Việt Nam lựa chọn cách tự động hóa, đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. “Trước đây nếu một nhà máy may thì người vào cổ, người vào tay là phải thợ bậc cao, lương tốt. Nhưng giờ những công việc này đều làm bằng máy. Trước làm túi veston, phải có hai thợ. Một người cắt mổ, một người làm nắp túi. Công việc đó giờ làm bằng máy, trăm nghìn bộ vẫn giống nhau như đúc.” – câu chuyện về cách mạng công nghệ được mở đầu đơn giản như vậy.

    Khấu hao trang thiết bị rất lớn, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trong thời gian đầu. So với các khoản chi cho lao động, khấu hao trang thiết bị có thể lớn hơn nhiều, nhưng số tiền đó không mất đi, vẫn được giữ tại doanh nghiệp và có thể dùng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất.

    Với dệt may Việt Nam, tạo nên một thương hiệu quốc gia là việc không hề đơn giản. Quốc gia đứng đầu về xuất khẩu dệt may là Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa có một thương hiệu quốc tế đủ mạnh, do ấn tượng về hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn chưa thể xóa bỏ.

    Trong thời gian tới, khi các thị trường như Mỹ, EU không còn nhiều dư địa để tăng trưởng, dệt may Việt Nam sẽ hướng tới các thị trường chưa được khai thác hiệu quả như Nga, ASEAN, Australia. Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc đã chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam, đại diện Vinatex cho biết.

    Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng khả quan trong bối cảnh các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng này như Trung Quốc, Ấn Độ chứng kiến sự sụt giảm hoặc chỉ tăng trưởng nhẹ.

    Trung Quốc, quốc gia chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu, xuất khẩu tổng cộng 250 tỉ đô la Mỹ các mặt hàng dệt may ra thế giới năm 2017, giảm 1,2% so với năm trước đó. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Ấn Độ, quốc gia đứng thứ ba về xuất khẩu mặt hàng này, ước đạt 25,1 tỉ đô la Mỹ năm 2017, chỉ tăng nhẹ 4%.
    Tienthanh68 thích bài này.
  2. kyo13

    kyo13 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/05/2013
    Đã được thích:
    361
    TCM,TNG múc cật lực nhé
  3. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.269
    Ngó thêm cả GMC đê bát :p
  4. Tienthanh68

    Tienthanh68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2013
    Đã được thích:
    4.202
    TNG quý 4 này đột biến nhé, tiền đang vào mạnh!
  5. tuanhtm

    tuanhtm Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2017
    Đã được thích:
    737
    TCM sắp trả cổ tức, DN đầu ngành, bền vững và tăng trưởng thì em,chọn TCM
  6. Rebord

    Rebord Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/08/2016
    Đã được thích:
    701
    Dòng dệt may thấy đa số pe thấp nhỉ.
  7. doisaigon1

    doisaigon1 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Đã được thích:
    3.188
    :drm4
  8. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.030
    Dệt may chỉnh là cơ hội.
  9. khalid21

    khalid21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2009
    Đã được thích:
    519
    TCM bị đạp anh em ói hàng ra rồi chứ chỉnh j nữa bác, đánh dã man quá
  10. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.314

Chia sẻ trang này