đều là biện phát hành chính sao không đổi trần lái suất huy động thành cho vay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuan.nv, 05/05/2011.

3057 người đang online, trong đó có 1222 thành viên. 12:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 115 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. xuan.nv

    xuan.nv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2010
    Đã được thích:
    0
    ĐỀU LÀ BIỆN PHÁT HÀNH CHÍNH SAO KHÔNG ĐỔI TRẦN LÁI SUẤT HUY ĐỘNG THÀNH CHO VAY?

    Ngày (3/3), Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Cũng theo thông tư này, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14,5%/năm.

    Đây là một bước đi đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng.

    Tuy nhiê, sau 2 tháng thực hiện, hàng loạt Ngân hàng đã và đang vượt rào khá xa so với mức trần đã được quy định thành luật. Việc vượt rào pháp luật của các ngân hàng là có thật và đã được rất nhiều các báo đăng tải. Nhưng cho tới này chưa có bất kỳ một ngân hàng nào bị cảnh cáo hay xử lý từ phía nghân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng.

    Nếu như vậy thì Thông tư số 02/2011/TT-NHNN đang được chính Ngân hàng Nhà nước, người ban hành văn bản pháp luật và các Ngân hàng Thương mại xem thường hoặc các Ngân hàng Thương mại đang xem thường pháp luật?

    Theo Quyết định số 929/QĐ-NHNN quy định: Lãi suất tái cấp vốn: 14,0%/năm; Lãi suất tái chiết khấu: 13,0%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng: 14,0%/năm.
    Thoạt nhìn, đây có thể là một bước đi đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế sự tiếp cận của các Ngân hàng Thương mại đối với nguồn vốn của Ngân hàng Nhà nước, từ đó tăng cường sự huy động nguồn vốn từ dân cư và loại bỏ vai trò của nguồn vốn giá rẻ.

    Tuy nhiên, thực tế các Ngân hàng Thương mại vẫn đang phải đua lãi suất huy động từ dân cư. Nhiều Ngân hàng đang phải huy động đến 16-17% năm thậm chí có thể lên đến 18-20% năm thì việc tăng các lãi suất cơ bản trên của Ngân hàng nhà nước khó có thể đem lại hiệu qủa như mong muốn.

    Thêm vào đó, Ngân hàng Thương mại là người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, luôn là người chủ động, họ huy động lãi suất cao thì cho vay cao hơn. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh của khối ngân hàng trong quý 1 vừa qua.

    Trong số các ngân hàng công bố báo cáo quý I/2011, NVB đứng đầu về mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ 2010, đạt hơn 60 tỷ đồng, tăng 290%; EIB đứng thứ 2 với mức tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 850 tỷ đồng, LNTT của ACB tăng gần 50%, HBB và SHB tăng 26%. MB công bố lãi 714 tỷ đồng, Techcombank cũng công bố sẽ thực hiện được kế hoạch năm đề ra, mỗi quý lãi khoảng 1.000 tỷ đồng.

    Duy nhất Vietinbank có LNTT quý I/2011 giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ 2010 bởi ngân hàng này trích lập dự phòng tín dụng gần 2000 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ 2010, nếu không CTG cũng lãi lớn bởi hầu hết các mảng doanh thu của CTG đều tăng trưởng mạnh so với quý I/2010.

    Trong giao đọan khó khăn và căng thẳng về vốn doanh nghiệp bắt buộc phải vai lãi suất cao nhằm duy trì sản xuất chờ cơ hội. Nhưng nếu tình hình này kéo dài thì hệ luỵ khôn lường sẽ xảy ra đối với toàn nền kinh tế rất rõ.

    Như vậy, việc tăng các lãi suất cơ bản trên dường như không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại chúng ta đang ngầm chấp nhận hoạt động cho vay nặng lãi đối với toàn nền kinh tế.

    Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng Thương mại vay lãi cao, Ngân hàng Thương mại huy động vốn lãi suất cao từ dân cư và cho doanh nghiệp vay với lãi suất cao hơn.

    Cuối cùng, doanh nghiệp sản xuất người tạo ra GDP là người gánh chụi tất cả rủi ro. Để bù đắp cho chi phí lãi vay tất nhiên doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm đẩy giá hàng hoá tăng cao lại gây thêm áp lực cho việc kiềm chế lạm phát.

    Phải chăng đã đến lúc nên thay các quy định trần lãi suất huy động bằng trần lãi suất cho vay. Và để loại bỏ hoàn toàn sức mạnh của nguồn vốn giá rẻ, loại bỏ việc kiếm lời của các Ngân hàng Thương mại trên lưng Ngân hàng nhà nước bằng việc tăng các lãi suất cơ bản lên sát mức trần lãi suất cho vay của các Ngân hàng Thương mại?

Chia sẻ trang này