Đi tìm điểm cân bằng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 24/10/2018.

2897 người đang online, trong đó có 243 thành viên. 00:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37807 lượt đọc và 172 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Đi tìm điểm cân bằng

    Từ ngày chạm đỉnh lịch sử 1204 ngày 23/3 TTCK VN đã liên tục đi xuống. Tuy có những nhịp hồi nhưng về cơ bản nó đang trong down trend. Vậy lý do từ đâu và đâu là điểm cân bằng ? Câu hỏi này chắc không phải của mình em mà là của tuyệt đai đa số NDT trong bối cảnh này.

    Dưới đây là quan điểm cá nhân của em

    Lãi suất đang tăng trên toàn Thế giới

    Chắc chẳng ai tranh cãi việc Lãi suất tăng sẽ làm TTCK giảm cả. 2 ngày giảm lịch sử đều là 2 ngày thằng FED tuyên bố đẩy nhanh tăng LS. 2 ngày FED họp và tuyên bố điều đó là 2 ngày TTCK TG giảm kinh hoàng nhất và TTCK VN cũng không là ngoại lệ.

    Việc tăng LS hiển nhiên làm chi phí vốn tăng kéo theo hàng loạt hệ quả tiêu cực khác như chi phí lãi vay cao, khó tiếp cận vốn, hạn chế khả năng mở rộng SX, lợi nhuận biên giảm, lạm phát cao,tỷ giá tăng....

    Do vậy ai nói việc FED tăng LS đã biết trước và nằm trong lộ trình hoàn toàn đúng nhưng vế 2 của mệnh đề này lại chẳng ai phát biểu. Vậy em mạnh dạn phát biểu nốt trước khi cùng nhìn lại diễn biến của TTCK TG cũng như VN để xem mệnh đề này có đúng không.

    Mệnh đề FED: Fed tăng lợi suất TP theo lộ trình như thế nào thì TTCK giảm theo lộ trình tương ứng như thế.

    Như thế vế 2 em bổ sung là TTCK cũng đã điều chỉnh biết trước và theo lộ trình tương ứng.

    Lãi suất luôn tỷ lệ nghịch với TTCK. Lãi suất thấp bao nhiêu TTCK tăng bấy nhiêu, LS cao bao nhiêu TTCK thấp bấy nhiêu.

    Lợi suất TP Mỹ được coi như 1 Siêu CP Blue Chip mà không có rủi ro hay rủi ro tính được. Chỉ số PE hay P/E chúng ta tính được.

    VD: Khi LS TP Mỹ 2.5% thì PE của siêu BCs này là 40. Nhưng TTCK luôn có độ mạo hiểm cao hơn thường là 1-2% nên nếu đầu tư TP họ được 2.5% không có rủi ro họ sẽ chấp nhận đầu tư CK và kỳ vọng phải là 3.5 - 4%. Vậy PE trên TTCK Mỹ sẽ được chấp nhận ở mức bình quân sẽ là 25.

    Nhưng khi LS TP Mỹ điều chỉnh lên 3% thì điều gì xảy ra? PE khi đó của TP10 của Mỹ sẽ là 33 và theo công thức rủi ro đầu tư CK thì lợi nhuận phải là 5% trở lên tương ứng PE của cổ phiếu Mỹ sẽ điều chỉnh là chỉ còn 20.

    Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là các Cp sẽ bị bán sao cho giá Cp phải có PE là 20 trở xuống mới đủ hấp dẫn hơn kênh đầu tư trái phiếu ( đang có PE là 33 ).

    Như thế LSTP càng tăng thì giá cổ phiếu càng phải giảm hoăc lợi nhuận DN ( EPS ) phải tăng để đảm bảo có chỉ số tài chính hấp dẫn hơn bù cho sự rủi ro.

    Khi LS Mỹ tăng từ 2.5% lên 2.75% và hướng tới 3% thì Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Mỹ sẽ phải tương ứng từ 4 - 5%. Tỷ lệ tăng LS sẽ là 0.25/2.75 = 9%.

    Do vậy nếu theo công thức thuần túy là nếu lợi nhuận DN Mỹ không tăng 9% thì giá CP phải giảm tương ứng 9% cho đến kỳ đánh giá tiếp theo ( hiện tính theo quý )

    Đỉnh của DJ 26656 và ngay sau đó giảm khi FED tuyên bố tăng LS và thực hiện luôn tăng 0.25%. Do vậy áp công thức này thì DJ phải giảm tương ứng theo lộ trình là : 26.656 - 26.656 x 9% = 24.257

    Tất nhiên như em giả sử là lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ không tăng thì mức giảm tuyệt đối của Cp sẽ là 9% và tương ứng điểm cân bằng trong giai đoạn này của DJ sẽ là 24.257.

    Trường hợp doanh thu của DJ tăng thêm x % chẳng hạn thì công thức sẽ chuyển thành: 26.656 - 26.656 ( 9% - x % ) = ???

    Quá trình này lại lặp lại nếu FED lại tăng LS kỳ tiếp theo.

    Vậy ta có thể áp công thức này sang TTCK VN với lãi suất CP tương ứng hay không?

    Tất nhiên so sánh chỉ số PE của TTCK Mỹ và VN là hơi khó cũng như so sánh LS TP của Mỹ với LS CP của VN nhưng nó cũng có sự đồng pha hiển nhiên vì như nói trên đều là liên quan đến chi phí vốn.

    VN là đất nước chỉ có TTCK xếp hạng TT cận biên nên so với TTCK phát triển đương nhiên PE chỉ được chấp nhận ở mức thấp hơn.

    Năm 2017 TTCK VN liên tục lập đỉnh và khi đó nếu chú ý thấy LS TP rất thấp chỉ khoảng 5%. Như thế PE của TPCP khoảng 20. Khi LSTP thấp thì LS cho vay của bank cho DN cũng không cao và khoảng +2% so với LSTP và vào khoảng 7%. Vậy PE sẽ được chấp nhận là gần 14,2. Đối với cp thì kỳ vọng sẽ phải cao hơn 3% so với gửi TK nên sẽ phải là 10% và PE của TTCK tương ứng sẽ là 10.

    Tuy nhiên ta đều biết năm 2017 LN của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hose tăng tới 21% ( rất choáng ) trong khi lãi suất cho vay năm 2017 hầu như không tăng. Điều này dẫn đến TTCK tăng rất mạnh.

    Do vậy TTCK VN đã không điều chỉnh giảm kể từ ngày FED tăng LS mà còn tăng vì LN DN tăng nhiều trong khi LS đã không hề tăng.

    Xét thời điểm hiện tại

    Lúc này tình hình đã hoàn toàn thay đổi do LS của FED tiếp tục tăng trong khi LS của chúng ta cũng đã bắt đầu tăng theo.

    Theo thống kê LN các DN niêm yết 06 tháng đầu năm tăng 14% trong đó riêng nhóm VN30 tăng 22%.

    Tuy nhiên điểm xấu đã xuất hiện là LS cho vay của VN đã tăng khá mạnh cả chiều huy động lẫn cho vay và bắt đầu cao hơn LN của DN.

    Hiện LS cho vay DN của VN đã điều chỉnh tăng. Từ bình quân 7% của năm 2017 đã thành 9% của năm 2018. Tỷ lệ tăng 22% và đã cao hơn LN tăng thêm của DN nói chung. Xu thế xấu này chắc chắn còn tiếp tục. LN sẽ suy giảm trong khi chi phí vay sẽ ngày 1 cao hơn.

    Các quỹ đầu tư ETF có nguồn gốc từ Mỹ vay tiền các ngân hàng TM Mỹ để đầu tư CCQ ở VN sẽ chịu tác động của việc tăng lãi suất từ FED và tăng tỷ giá tại VN.

    Điểm cân bằng theo công thức FED đối với các quỹ ngoại vay tiền có nguồn gốc từ FED : PE của TTCK VN sẽ phải điều chỉnh giảm tương ứng 9% nếu EPS bình quân toàn TT giữ nguyên. Trường hợp Lợi nhuận DN toàn TT tăng thì tỷ lệ điều chỉnh giảm tương ứng sẽ là 9% trừ đi tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm. Nó sẽ bán vì thấy định giá của CP tại VN đã không còn hấp dẫn khi chi phí vốn của nó đã tăng nhất là so sánh với TP Mỹ.

    Nếu chúng ta có được thống kê PE ở cuối quý 2 sẽ biết PE được quỹ ngoại chấp nhận ở cuối quý 3 là bao nhiêu.

    Tương tự nếu biết cuối quý 3 sẽ dự kiến được cuối quý 4.

    Cái khó nhất giờ là tính theo mốc tham chiếu từ ngày FED tăng LS hay theo ngày các bank VN điều chỉnh lãi suất?

    Nếu chọn ngày VNi có đỉnh là 1204 thì theo công thức VNI sẽ phải giảm 22% cho đến khi LS cho vay tại VN lại tăng tiếp.

    Nếu chọn từ ngày FED tăng LS lần 3 là ngày 27/9 thì VNi sẽ điều chỉnh giảm 9% kể từ mốc 1015.

    Các quỹ ngoại sẽ chịu ảnh hưởng ngay lập tức từ hành động tăng LS từ FED.

    Các quỹ nội và DN nội sẽ chịu tác động chậm hơn từ LS của các ngân hàng thương mại tại VN. Đương nhiên các ngân hàng TM của VN cũng chịu tác động từ ngân hàng nhà nước SBV và như nói trên xu thế lãi suất đang tăng là rõ ràng.

    Quá trình này nguy hiểm ở chỗ chừng nào FED còn tăng LS thì giá CP còn điều chỉnh tương ứng tạo hiệu ứng so sánh. Do đó điểm cân bằng chỉ là tạm thời cho đến khi FED ngừng tăng để LS ổn định và PE của CP toàn cầu ổn định tương ứng so với lợi suất trái phiếu của Mỹ.

    Tất nhiên mỗi quốc gia, mỗi cổ phiếu sẽ đặc điểm riêng theo kết quả kinh doanh của DN nữa nhưng về cơ bản tất cả PE của các CP sẽ phải hấp dẫn hơn PE của Trái phiếu cùng thời kỳ do tính chịu rủi ro của Cp so với Tp.

    Đây là còn chưa định lượng được yếu tố chiến tranh thương mại mà mới chỉ nói đến lãi suất FED.

    Điểm số chung vẫn giảm cho đến khi PE của TTCK VN hấp dẫn hơn PE của TP của cả Mỹ lẫn VN. Chỉ có game riêng là còn ăn.
    HHGG, anhcomcom, teledn39 người khác thích bài này.
    trongvcbs đã loan bài này
  2. anh0086

    anh0086 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2008
    Đã được thích:
    5.523
    Bắt đầu từ đâu thì về đó, bản chất chứng vịt 10 năm tưởng đổi hoá ra vẫn thế, nhẹ 600 nặng 300 thì cân bằng
    gallant10 thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  3. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    TP khg có tính PE bác!
    cp hấp dẫn hơn TP khi lợi nhuận từ đầu tư cp hấp dẫn hơn lãi suất TP
  4. Zig Ziglar

    Zig Ziglar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    725
    FED nó giữ LS 5-6% khoảng 1 năm, lúc đó điểm cân bằng sẽ xuất hiện sau đó
    \:D/\:D/\:D/
    gallant10 thích bài này.
  5. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Bác chủ top có bài viết và cách tiếp cận rất hay, bổ sung thêm: khi ls tăng thì ln của dn sẽ giảm (chưa định lương) chứ ko phải giữ nguyên.
    chauvogallant10 thích bài này.
  6. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.480
    Điểm cân bằng rất dễ thấy:))
    successful1168, gallant10hailuabuonchung thích bài này.
  7. breakfocus

    breakfocus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    525
    Bài viết quá chuẩn và công phu!

    Chuẩn khỏi chỉnh ! :drm
    dinhmaohailuabuonchung thích bài này.
  8. dvt2016

    dvt2016 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2016
    Đã được thích:
    151
    Bác Khongquen25 kiến thức sâu rộng phân tích mổ sẻ lôgic mạch lạc. ( chắc bác làm cho quỹ hoặc điều tiết vĩ mô....) . EM LIKE.
    chauvogallant10 thích bài này.
  9. Kite2018

    Kite2018 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2018
    Đã được thích:
    126
    1015*9%=923 .Vậy điểm cân bằng tạm thời đã có rồi ?
    gallant10 thích bài này.
  10. tonybobo2007

    tonybobo2007 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Đã được thích:
    9.409

    Bài khai đao ghế mới hả ô
    gallant10hailuabuonchung thích bài này.

Chia sẻ trang này