Diễn biến thị trường hôm nay! Sôi động và tăng giá nhờ bác Triết đẹp trai!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi emthanh, 21/06/2007.

1822 người đang online, trong đó có 728 thành viên. 22:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5299 lượt đọc và 132 bài trả lời
  1. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến thị trường hôm nay! Sôi động và tăng giá nhờ bác Triết đẹp trai!

    do kakalotta nobita lazy since vietha leader bình lựng, mấy đứa mình làm cái truyền thông trên tivi cho roài
  2. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Các khu chế xuất - khu công nghiệp tại TPHCM
    Hơn 3,5 tỷ USD vốn đầu tư và xuất khẩu 11,5 tỷ USD hàng hóa
    SGGP:: Cập nhật ngày 21/06/2007 lúc 02:50''(GMT+7)
    Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM (Hepza) cho biết, từ khi thành lập đến nay, 12 khu công nghiệp (KCN) và 3 khu chế xuất (KCX) của TP đã thu hút trên 1.000 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 3,53 tỷ USD, chiếm 21% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu tư tại các KCX-KCN cả nước. Tỷ lệ lấp đầy các khu lên đến trên 92%. Kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp, chế xuất tính từ khi thành lập đến nay là 11,5 tỷ USD. Các KCX-KCN đã tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động.

    Dự kiến từ nay đến năm 2010, Hepza tập trung thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng nguồn lao động có trình độ. Ưu tiên phát triển các ngành điện tử - viễn thông - tin học, dược phẩm, cơ khí chế tạo, chế biến lương thực thực phẩm và dịch vụ công nghệ cao.

    Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của TP, từ ngày 14-5 đến ngày 8-8, Hepza phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức điều tra về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX-KCN. Đợt điều tra nhằm phân loại, đánh giá công nghệ và có kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đổi mới thiết bị hiện đại để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
  3. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 21/06/2007, 07:04 (GMT+7)

    ĐBSCL: giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh

    TT - Giá tôm sú nguyên liệu ở các tỉnh khu vực ĐBSCL đang giảm 8.000-10.000 đồng/kg. Sáng 20-6, ở Bạc Liêu thương lái mua tôm tại các vuông nuôi quảng canh với giá 86.000 đồng/kg loại 40 con/kg. Loại 30 con/kg giá 106.000 đồng/kg và loại 20 con/kg chỉ còn 138.000-140.000 đồng/kg (giảm 25.000-30.000 đồng/kg).

    Trong khi đó, do ảnh hưởng thời tiết mưa nắng bất thường, một số vuông tôm thả giống không sạch bệnh... nên tôm nuôi chính vụ khoảng hai tháng tuổi ở ĐBSCL đang thiệt hại nhiều. Tại Sóc Trăng, đến ngày 20-6 đã có trên 2.000ha tôm sú bị thiệt hại ở các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Vĩnh Châu.
  4. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [Giảm "nóng" thị trường giá cả
    20/06/2007 19:09
    (HNMĐT) - Từ đầu năm đến nay giá cả trên thị trường đã liên tục "leo thang" nhất là với nhóm hàng ăn uống, dịch vụ, nhà ở và vật liệu xây dựng. Dự báo, đến cuối năm, xu hướng tăng giá vẫn đang tiếp tục. Vậy làm sao để kiểm soát tốc độ tăng giá này thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế?

    PV Báo HNMĐT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Thoả - Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) về những biện pháp bình ổn giá mới nhất mà Cục quản lý giá đang trình Thủ tướng Chính phủ.

    * Chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm đã tăng nhanh qua các tháng vì sao, thưa ông?

    * Dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 sẽ tăng 0,5%, nâng CPI 6 tháng đầu năm lên khoảng 4,8%. CPI trong 6 tháng đầu năm có xu hướng tăng dần qua các tháng, khác với xu hướng giảm dần của các tháng đầu năm 2005, 2006. Hiện tất cả các nhóm hàng đều có tốc độ tăng cao hơn cùng kỳ, trong đó, cao nhất là hàng ăn uống và dịch vụ 5,73% (lương thực 5,11%, thực phẩm 5,8%), nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,82%.

    Việc tăng giá trên có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, những tháng đầu năm là thời gian có Tết Nguyên đán Đinh Hợi và nhiều lễ hội diễn ra trong cả nước, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng nhanh và mạnh, gây sức ép đến mặt bằng giá (tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội 5 tháng đạt 277.758 tỷ đồng, tăng 22,6 so với cùng kỳ năm 2006). Mặt khác, sức mua có khả năng thanh toán trong của các tầng lớp dân cư tăng mạnh, thông qua thu nhập khá hơn từ kiều hối của Việt Kiều, từ người lao động ở nước ngoài gửi tiền về, từ chuyển tiền tư nhân trong 6 tháng qua đã lên tới 2,2 tỷ USD (cao hơn mức 1,74 tỷ USD của cùng kỳ năm 2006)... Bên cạnh đó, tình hình hạn hán, dịch bệnh (cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc) vấn đang diễn biến phức tạp làm suy giảm nguồn cung của một số loại thực phẩm, gây sức ép lên mặt bằng giá cả. Giá cả của một số mặt hàng xuất khấu (gạo, cà phê, hạt tiêu, điều nhân, cao su...) và nhập khẩu (xăng, phôi thép, thép thành phầm, chất dẻo nguyên liệu...) tăng đã tác động kéo giá cả trong nước tăng.

    Về chủ quan, việc tăng giá còn là "hệ luỵ" của việc Nhà nước tăng giá bán điện bình quân lên 7,6% (thực hiện từ đầu tháng 1/2007), tăng giá xăng 8,9% (thi hành từ 6/3/2007), sau đó các doanh nghiệp tăng giá xăng thêm 800đ/lít từ ngày 7/5/2007, các doanh nghiệp than tăng giá bán 20% cho sản xuất xi măng, phân bón, giấy và 10% cho sản xuất điện. Mặt khác, tình hình điều hành tiền tệ hiện nay còn khó khăn, tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán khá cao (tăng 16,9% so với cuối năm 2006 và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước). Hơn nữa, cũng phải thừa nhận, công tác dự báo sự vận động của giá cả thị trường thế giới trong và ngoài nước còn có những yếu kém... dẫn đến các phản ứng chính sách trong điều hoà cung cầu hàng hoá dịch vụ trong SXKD chưa kịp và chưa đạt hiệu quả cao.

    * Ông nhận định gì về thị trường trong những tháng cuối năm?

    * Từ nay đến cuối năm, mặc dù thị trường xuất hiện nhiều nhân tố kiềm chế giá thị trường tăng như: sản xuất tiếp tục phát triển, thị trường tài chính tiền tệ có khả năng bình ổn, nhiều biện pháp bình ổn giá tiếp tục được thực thi như điều hoà, giữ cân đối cung cầu... nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn những yếu tố kéo giá thị trường tăng.

    Năm 2007, nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường về kinh tế, tài chính, tiền tệ, giá cả. Cung cầu nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu vẫn diễn ra căng thẳng, cộng với những rủi ro từ các yếu tố chính trị sẽ làm cho mặt bằng giá thị trường đứng ở mức cao. Tình hình đó sẽ tác động trực tiếp làm tăng giá trong nước đối với những hàng hoá đầu vào của nền kinh tế mà nước ta vẫn nhập khẩu với khối lượng lớn như: xăng dầu thành phẩm, phôi thép, phân bón, các sản phẩm gốc dầu và những hàng hoá xuất khẩu lớn của nước ta. Mặt khác, ở thị trường trong nước, nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là những bất ổn của thiên tai (hạn hán, bão, lũ) và tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường.

    Mặt khác, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, kết cấu hạ tầng kém, tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, kinh tế ngầm và các hiện tượng đầu cơ tăng giá, gian lận thương mại chưa hoàn toàn được kiểm soát hiệu quả. Mặt khác, cuối năm khả năng tiền sẽ ra lưu thông nhiều hơn do phải tăng cường giải ngân vốn đầu tư phát triển, tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết sẽ gây sức ép lên mặt bằng giá. Các nhóm hàng có khả năng tăng có tác động nhiều đến mặt bằng giá đó là nhóm hàng lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng tới 35,06% trong tổng quyền số tính CPI) và nhóm xăng dầu (đây là nhóm hàng đang bán thấp hơn giá vốn, nhất là giá dầu còn bao cấp cho nền kinh tế phải được điều chỉnh lên để xoá bao cấp qua giá). Đáng chú ý là nếu xăng dầu buộc phải tăng giá do sức ép giá thế giới tăng sẽ tác động lan toả làm tăng chi phí của các ngành sử dụng xăng dầu như: vận tải, sản xuất xi măng, điện, ngư nghiệp, nông nghiệp...

    * Được biết, Cục quản lý giá đang đệ trình Chính phủ 6 nhóm giải pháp bình ổn giá cho 6 tháng cuối năm, ông có thể cho biết cụ thể về những giải pháp giảm "nóng" thị trường giá cả?

    * Theo Cục quản lý giá, thị trường đang diễn biến "nóng" với nhiều yếu tố đẩy giá tăng như vậy, nhưng khả năng CPI vẫn tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp.

    Thứ nhất, tiếp tục chủ động điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, dịch vụ. Khắc phục tình trạng thiếu điện cho sản xuất và tiêu dùng, bảo đảm đủ phân bón, xăng dầu, sắt thép, xi măng.... đáp ứng nhu cầu; điều hoà hợp lý tiến độ xuất khẩu lương thực. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp dập tắt dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, chủ động thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn hán, bão lũ...

    Thứ hai, sử dụng tốt các biện pháp tài chính để giảm chi phí, giảm giá, tạo sức ép cạnh tranh (các biện pháp về thuế, phí, xoá bao cấp, kiểm soát nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; khống chế bội chi ngân sách ở mức 5% GDP).

    Thứ ba, tiếp tục duy trì sự ổn định củ thị trường tài chính, tiền tệ qua các công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc như vừa tăng vừa mở khi tín hiệu thị trường cho phép, lãi suất chiết khấu. Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, giữ bình ổn lãi suất, tỷ giá trên cơ sở bám sát diễn biến cung cầu ngoại tệ và cung cầu vốn trên thị trường.

    Thứ tư, thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá khi thị trường có những biến động bất thường. Thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát giá độc quyền, giám sát giá bán xăng do doanh nghiệp quy định.

    Thứ năm, tạm thời tiếp tục bù giá cho dầu điêden, dầu hoả, thực hiện giá thị trường theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã quy định (ví dụ, điện đến 1/7/2008, than đến hết 2007...); giữ ổn định giá nước cho sinh hoạt, giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt, giá cước vận tải đường sắt, hạ giá cước viễn thông...

    Thứ sáu, tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại. Gắn kiểm tra niêm yết giá bán và bán đúng giá hàng hoá, dịch vụ với kiểm tra bảo đảm chất lượng và đơn vị đo lường hàng hoá tương xứng với giá bản. Tiếp tục thực hciện chỉ đạo của Thủ tướng về các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán.

    * Cảm ơn ông!
  5. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Thép ?oleo thang?, ximăng ?odòm chừng?

    Giá thép vẫn nóng khi từ đầu tháng 6-2007 đến nay các doanh nghiệp (DN) đã hơn ba lần tăng giá thép, mỗi lần tăng 150.000-200.000 đồng/tấn. Tổng cộng từ đầu năm 2007 đến nay các DN đã không dưới tám lần tăng giá thép, đưa tổng mức tăng giá của mỗi tấn thép ngót nghét 1,5 triệu -1,6 triệu đồng. Hiện giá thép cây giữ mức trung bình 9,65 triệu đồng/tấn, thép cuộn xấp xỉ 9,25 triệu đồng/tấn.

    Theo các DN, giá thép trong nước tăng sau khi Trung Quốc thay đổi chính sách xuất khẩu phôi thép và thép thành phẩm, có hiệu lực từ giữa tháng 4-2007. Trung Quốc đã bỏ thoái thu thuế khi xuất khẩu thép, tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 10% lên 15%, sau đó là tăng thuế xuất khẩu thép thành phẩm từ 0% lên mức 10%. Trong khi đó có đến 70-80% DN sản xuất thép phải nhập phôi từ Trung Quốc.

    Tuy nhiên, giá thép tăng dồn dập lại do DN thép tính toán chưa hợp lý. Khi Trung Quốc thay đổi chính sách thuế đối với thép, các DN trong nước đã ào ào tăng giá hòng kéo lại chuỗi ngày ?onép mình ép giá?. Theo các đại lý kinh doanh thép, giá thép hiện nay đang nóng đến mức mỗi ngày họ đều phải gọi lên công ty phân phối để xem ngày hôm sau có điều chỉnh giá hay không. Theo các đại lý, mức giá hiện tại chưa phải là mức giá cuối cùng.

    Không ?oồn ào? như giá thép, giá ximăng đã tăng một cách lặng lẽ. Tính đến thời điểm này ngoài ximăng Hà Tiên 1, Hà Tiên 2 và Nghi Sơn, các DN khác vẫn ?oán binh bất động? bởi mức tiêu thụ của các DN này đang ở mức thấp. Nhưng giá ximăng tăng chủ yếu ở khâu phân phối.

    ?oMột số động thái tăng giá nhỏ lẻ từ các đại lý bán hàng phần lớn đều ăn theo giá xăng dầu và chi phí vận chuyển? - phó tổng giám đốc một công ty liên doanh sản xuất ximăng nói. Ông này cũng thừa nhận công ty khó kiểm soát giá bán cuối cùng của đại lý khi chính sách chiết khấu của một số công ty vẫn đang siết khá chặt. Đây chính là lý do khiến giá ximăng ở ngoài hiện tăng trung bình khoảng 500-1.000 đồng/bao so với lúc trước, giữ mức bình quân 52.000-54.500 đồng/bao (tùy thương hiệu).

    Riêng một số mặt hàng liên quan khác như tôn, ốc vít, cát, gạch... cũng ?oté nước theo mưa? với lý do ?ocái gì cũng tăng, không tăng coi... sao được!?.
  6. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Anh em sôi đông lên cho TT up up!
  7. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ************* ***************** thăm chính thức Hoa Kỳ

    Ký nhiều hợp đồng song phương trị giá hơn 2,2 tỉ USD

    21-06-2007 01:37:03 GMT +7


    ************* ***************** (giữa) thăm Sở Giao dịch Chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: TTXVN
    Ngày thứ hai trong chuyến thăm Hoa Kỳ (20-6, giờ Hà Nội), ************* ***************** đã tham dự Diễn đàn ?oĐầu tư tài chính tại VN? do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), Tập đoàn Bảo hiểm Mỹ (AIG) và Tập đoàn Dịch vụ tư vấn tài chính Credit Suisse tổ chức.

    Tại đây, ông đã chứng kiến lễ ký kết những hợp đồng lớn và thỏa thuận đầu tiên có tổng trị giá lên tới hơn 2,2 tỉ USD giữa doanh nghiệp hai nước.

    Những cú bắt tay bạc tỉ

    Đáng kể nhất là những thỏa thuận có tổng giá trị tới 1,55 tỉ USD giữa Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) với các tập đoàn lớn của Mỹ, gồm: Bản ghi nhớ với Ngân hàng Wachovia về cơ cấu lại bảng cân đối tài chính, tài trợ thương mại, các dịch vụ thương mại, thanh toán ngoại tệ, đào tạo trị giá 700 triệu USD; Bản ghi nhớ với Standard Chartered Bank về dịch vụ thanh toán, tăng vốn, các sản phẩm thị trường toàn cầu, tư vấn xếp hạng tín nhiệm, đầu tư và kinh doanh chứng khoán trị giá 500 triệu USD; Bản ghi nhớ với Ngân hàng RZB về vay vốn, tài trợ thương mại, đào tạo trị giá 350 triệu USD. ************* ***************** cũng chứng kiến lễ ký kết hợp đồng về các khoản vay của CitiGroup dành cho Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản VN và Tổng Công ty Hàng hải VN có tổng trị giá gần 500 triệu USD. Công ty Dệt may 29-3 (Đà Nẵng) ký với Tập đoàn Paceman thỏa thuận xuất khẩu dệt may trị giá 141 triệu USD.

    Nhắc tới VN là nhắc tới cơ hội làm ăn

    Phát biểu tại cuộc gặp ?oĐầu tư tài chính tại VN? với sự tham gia của đại diện khoảng 400 tập đoàn và công ty hàng đầu hai nước, ************* ***************** nhấn mạnh: VN hiện đang tạo ra rất nhiều cơ hội để các nhà đầu tư Mỹ tới làm ăn. Chủ tịch khẳng định VN giờ đây không còn được biết đến với các cuộc chiến tranh mà là một môi trường kinh doanh, đầu tư hấp dẫn hàng đầu châu Á với tốc độ phát triển kinh tế trên 8% và nền kinh tế phát triển đầy năng động sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nêu rõ VN đang cần nhiều vốn đầu tư để phát triển, ************* ***************** nói: ?oĐất nước VN đang tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư Mỹ nói riêng, và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung đến làm ăn. Chắc chắn VN sẽ là địa chỉ tin cậy, có hiệu quả đối với các nhà đầu tư nước ngoài?. Chủ tịch cho rằng nhắc đến VN lúc này là nhắc đến một nền kinh tế năng động, đầy triển vọng phát triển ở khu vực Đông Nam Á; nhắc đến tên VN là nhắc đến một môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi với những chính sách, chương trình kêu gọi đầu tư đầy hấp dẫn. ************* ***************** khẳng định, Chính phủ VN đang làm hết sức mình nhằm cải thiện môi trường đầu tư và ban hành nhiều chính sách mới, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Chủ tịch cho rằng doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào VN không chỉ sinh lời cao mà còn góp phần tăng cường sự đoàn kết giữa nhân dân hai nước.

    Hội kiến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon

    Chiều 19-6 (rạng sáng 20-6, giờ Hà Nội), ************* ***************** đã có cuộc hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. ************* khẳng định VN cam kết và quyết tâm thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của LHQ trong thời gian tới. Chủ tịch cam kết phối hợp với LHQ thực hiện thành công việc cải tổ hoạt động của các cơ quan LHQ tại VN. Đề cập việc VN được các nước châu Á nhất trí đề cử là ứng cử viên duy nhất của châu lục này ứng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, ************* khẳng định VN sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách này nếu trúng cử.

    H.Đ


    SSI hợp tác với NYSE

    Trước đó, ************* ***************** đã đến thăm Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) Euronext và chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM (SSI) với NYSE. Chủ tịch bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các đối tác Mỹ trong lĩnh vực mới phát triển ở VN. Chủ tịch hy vọng các trung tâm giao dịch chứng khoán của hai nước sẽ trở thành đối tác chiến lược của nhau để phát triển thị trường vốn VN trở thành một trung tâm tài chính của khu vực. Đáp lại, Chủ tịch NYSE Marshall Carter cho biết sẵn sàng hỗ trợ VN trong việc phát triển và quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán. Theo ông, thỏa thuận giữa SSI với NYSE sẽ giúp thị trường vốn VN kết nối mạnh mẽ hơn nữa với thị trường vốn toàn cầu, trong đó có NYSE.

    Tại New York, ************* ***************** đã có các cuộc tiếp ông Charles Prince, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng CitiGroup; bà Susan Berresford, Chủ tịch Quỹ Ford. Ông Charles Prince hy vọng với vai trò và uy tín của CitiGroup trong lĩnh vực tài chính và huy động vốn quốc tế, tập đoàn mong muốn được là một ứng cử viên đứng ra phát hành trái phiếu Chính phủ VN ra nước ngoài. CitiGroup cũng mong muốn tham gia trong quá trình cổ phần hóa các DN ở VN, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bà Susan Berresford cho biết Quỹ Ford quan tâm hỗ trợ VN giải quyết hậu quả chất dioxin trên tinh thần nhân đạo. Bà đề xuất quỹ cùng các cơ quan liên quan của VN cần thành lập ủy ban về vấn đề dioxin để hợp tác hiệu quả hơn trong việc đưa các dự án hỗ trợ đến với người dân.

    ************* ***************** cũng đã có cuộc gặp với đại diện Hiệp hội Các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ (USAITA) để nghe quan điểm của hiệp hội về việc Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN. Đại diện các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ đề nghị Chủ tịch có ý kiến với Chính phủ Mỹ về việc bỏ cơ chế giám sát với hàng dệt may VN vì chính sách này gây thiệt hại với cả hai bên và đi ngược lại các nguyên tắc của WTO. ************* ***************** cho biết các cơ quan của VN đang làm việc chặt chẽ với các đối tác ở Quốc hội Mỹ để bảo đảm quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp và mong muốn USAITA nỗ lực cùng VN tác động để loại bỏ hàng rào phi thương mại này.
  8. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Vinamilk và Campina thay đổi hình thức hợp tác

    20-06-2007 23:17:47 GMT +7

    (NLĐ)- Campina và Vinamilk vừa công bố thay đổi hình thức hợp tác kinh doanh. Theo đó, Campina (nhãn hiệu sữa của Hà Lan) sẽ tập trung vào hoạt động bán hàng với hệ thống phân phối mới. Vinamilk tiếp tục là đối tác trong việc sản xuất cho Campina. Hai bên cũng sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án đã hợp tác trước đó, như dự án xây dựng mô hình nông trại sữa ở Lâm Đồng.

    Với sự thay đổi này, Campina được điều chỉnh là công ty 100% vốn nước ngoài, thay vì liên doanh.
  9. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Sản xuất lắp ráp ôtô:
    Thu hẹp!
    05:34'' AM - Thứ năm, 21/06/2007

    Một liên doanh ôtô tại VN - Vidaco tuyên bố giải thể, cho dù chính họ vẫn khẳng định thị trường này rất tiềm năng. Tại sao? Liệu các liên doanh đang gặp khó khăn? Họ có định chuyển hướng hay không? Thị trường và ngành công nghiệp ôtô sẽ như thế nào? Bản đồ về sản xuất lắp ráp ôtô sẽ thu hẹp? Các DN cần làm gì để tiếp tục phát triển, khai thác thị trường này? DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông Dư Quốc Thịnh - Tổng thư ký Hội kỹ sư ôtô VN.

    - Ông có bất ngờ về việc liên doanh sản xuất ôtô Vidaco tuyên bố giải thể?

    Đương nhiên là bất ngờ. Nhưng theo tôi, đây không phải là một sự kiện lớn mà là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường, tuân theo quy luật đào thải.

    Theo tôi, Vidaco với các mẫu xe hạng nhỏ Daihatsu là một trong những loại xe được sử dụng nhiều ở Nhật Bản và Trung Quốc. Tại VN, Vidaco là một trong những liên doanh có mặt thuộc loại đầu tiên tại VN và thực tế thời gian đầu họ đã có những thành công nhất định. Thực tế, họ đã biết nắm lấy thời cơ để tạo chỗ đứng, có thời điểm phát triển. Theo tôi, rất khó nói đầy đủ về việc tại sao liên doanh giải thể trong bối cảnh nhu cầu thị trường đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, vào thời điểm này thì việc tiếp tục phát triển các dòng xe hạng nhỏ tương đối khó, do cạnh tranh quá khắc nghiệt từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn xe nhập khẩu (cả cũ và mới). Việc cạnh tranh này chủ yếu dựa vào yếu tố giá cả và mẫu mã. Hiện nay đang có nhiều loại xe hạng nhỏ với giá cả và mẫu mã mà theo tôi sản phẩm của Vidaco khó cạnh tranh được.

    Ngoài vấn đề giá thì việc tồn tại còn phụ thuộc vào vốn đầu tư, định hướng của nhà sản xuất. Nhà máy Vidaco thuộc dạng nhỏ, đầu tư cũng không lớn cả về công nghệ lẫn nguồn vốn (chỉ thuộc dạng cơ bản đơn giản nhất), mẫu mã, chủng loại xe cũng bình thường. Trong khi đó, để đầu tư nâng cấp, mở rộng, phát triển các chủng loại, sản phẩm mới lại rất tốn kém. Không đủ vốn để tiếp tục đầu tư nâng cao như một số hãng khác thì ngừng, giải thể là chuyện đương nhiên. Cũng có nhiều ý kiến nghĩ đến tác động từ bên ngoài, từ các đối tác khác, nhưng theo tôi tác động từ thực tế thị trường là yếu tố quan trọng nhất.

    Nói việc giải thể là bình thường vì theo tôi không chỉ riêng Vidaco mà có thể, trong thời gian tới sẽ có nhiều liên doanh, nhà sản xuất khác không chịu được áp lực cạnh tranh hoặc muốn chuyển hướng có thể phải chấp nhận cũng ở trong tình trạng này.

    - Vậy liệu tình hình sẽ có những thay đổi?

    Có thể và rất dễ vì tính cạnh tranh của thị trường, nhất là việc các nguồn xe nhập khẩu đang và sẽ trở thành đối trọng mạnh của các nhà lắp ráp trong nước. Điều này ngày càng rõ nét hơn, nhất là đối với xe du lịch. Sẽ có những DN toan tính và chịu đựng được, tiếp tục phát triển và một số sẽ bị đào thải. Nhiều khả năng một số nhà lắp ráp vẫn chuyển đổi thành cơ chế tồn tại một bộ phận sản xuất nhỏ để cầm chừng, còn lại sẽ chuyển hướng sang việc nhập khẩu xe về bán, làm tổng đại lý thay cho việc đầu tư chiều sâu, công nghệ cao. Chi phí cho sản xuất rất lớn, không thể bằng lãi bán hàng, nhất là số lượng lắp ráp và tiêu thụ quá nhỏ. Chưa chắc các nhà sản xuất khi giải thể là rời khỏi VN. Tôi nghĩ họ cũng đang toan tính nhiều đến vấn đề làm tổng đại lý nhập khẩu, phân phối xe, hoặc liên doanh với các đối tác khác, hoặc sẽ có nhà đầu tư nào khác thôn tính để tiếp tục phát triển các dòng xe hạng nhỏ theo hướng khác. Điều này còn phụ thuộc vào các chính sách về CN ôtô VN, chính sách thuế... của VN. Bản đồ lắp ráp ôtô có thể sẽ thu hẹp lại. Không dừng lại, cố định ở chừng này nhà lắp ráp mà sẽ có xu hướng giảm, ai mạnh sẽ mạnh hơn và ai yếu phải giải thể, chuyển hướng. Có thể họ tuyên bố giải thể rồi sẽ có những kế hoạch khác, nhất là hầu hết các nhà sản xuất đều đánh giá cao về tiềm năng của thị trường VN.

    Không chỉ riêng xe du lịch, mà đối với các DN xe thương mại cũng vậy. Hiện có tới hơn 40 nhà sản xuất, lắp ráp nhưng theo tôi, tồn tại và phát triển được trong thời gian tới đây cũng chỉ còn khoảng 5 -7 DN là cùng và những DN này sẽ rất mạnh. Thực tế, một số DN đã từng "hăm hở" đầu tư làm ôtô nhưng bây giờ đều đã và đang âm thầm rút lui, không thèm công bố. Tự họ hiểu họ đang như thế nào. Nếu tồn tại thì họ chỉ còn cách theo kiểu chui lủi. Nói chung tên của những đơn vị này sẽ không có trên bản đồ ôtô VN. Có thể từ giờ đến cuối năm, nhiều DN sẽ tiếp tục rơi rụng khi Tiêu chuẩn về khí thải được áp dụng.

    - Vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp cũng như thị trường ôtô VN? Các DN cần phải làm gì, đi theo xu thế nào để tồn tại và phát triển?

    Dù một số DN đang gặp khó khăn, có thể giải thể, chuyển hướng nhưng theo tôi ngành công nghiệp ôtô vẫn đang có nhiều cơ hội. Ôtô là cuộc đua đường trường và có được sự thành công như VN hiện nay cũng là đáng mừng vì chúng ta mới bắt đầu thực sự đi vào lĩnh vực này được khoảng 15 năm, trong khi các nước khác phải mất từ 50 - 60 năm. Nhiều DN đang nổi lên trong lĩnh vực này.

    Mặt khác, thị trường có tiềm năng lớn, rất lớn với sự phát triển mạnh về kinh tế nói chung, hệ thống cơ sở hạ tầng đường sá, nhà cửa, khu dân cư đang ngày càng nâng cấp và ôtô sẽ là một trong những phương tiện chủ chốt, không thể thiếu. Nhu cầu sử dụng đang tăng chóng mặt.

    Có nhiều cái để DN trong lĩnh vực ôtô cần phải làm để tồn tại và phát triển, nhưng khó có thể tránh khỏi hai xu thế đang thịnh hành. Thứ nhất, đầu tư mạnh hơn về công nghệ để nâng cao chất lượng, tạo ra nhiều mẫu mã, chủng loại mới. Thứ hai là thiết lập và thực hiện tốt các hoạch định, kế hoạch lớn, cụ thể nhằm cắt giảm gía thành (hiện nay có nhiều nước, nhiều hãng đã thực hiện được việc cắt giảm chi phí, giá thành tới 30% so với vài năm trước). Nếu không đi theo hai xu hướng này thì khó thành công. Bên cạnh đó, cũng có một số nước, hãng chú trọng, tập trung đầu tư vào việc sản xuất xe giá thấp (không phải là giá rẻ) và đó cũng là một xu hướng mà VN nên học tập, kết hợp. Sẽ không có chỗ đứng cho những nhà sản xuất, lắp ráp không có sự đầu tư bài bản, lâu dài.

    - Xin cảm ơn ông.

    Vidaco là liên doanh của 5 đối tác bao gồm phía VN là Transinco ( bây giờ là Vinamotor) góp 33% vốn bằng quyền sử dụng đất, Daihatsu Nhật Bản góp 26% vốn, Kanematsu Corp góp 2%. Số vốn còn lại do hai đối tác đến từ Indonesia là PT Astra International, Tbk và PT Mitra Andasantika. Liên doanh này nhận giấy phép đầu tư vào tháng 4/1995 và bắt đầu hoạt động vào tháng 5/1996. Vốn pháp định 30 triệu USD, vốn đầu tư 32 triệu USD và 35 triệu USD cho việc đầu tư hệ thống bán hàng, dịch vụ. Liên doanh này có ba nhãn hiệu xe gồm Terios, Citivan và Hijet Jumbo. Từ khi tham gia Vama năm 2000 đến nay, liên doanh này chỉ tiêu thụ được 4.748 xe, chiếm 1,8%. Riêng dòng hạng nhỏ thể thao đa dụng Terios sau 4 năm chỉ tiêu thụ được 625 xe so với mục tiêu 1.000 xe/năm.
  10. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    sắp đến giờ roài

Chia sẻ trang này