Diễn biến thị trường hôm nay! Tăng cho có sự khởi sắc tháng 7!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuonghcd, 02/07/2007.

4516 người đang online, trong đó có 571 thành viên. 23:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4450 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến thị trường hôm nay! Tăng cho có sự khởi sắc tháng 7!

    kaka upup
  2. coldplay6868

    coldplay6868 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Đã được thích:
    0
  3. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0

    Hôm nay là Thứ Hai, 2 Tháng Bảy 2007
    Kinh tế



    Thứ Hai, 02/07/2007, 07:06 (GMT+7)

    Giá tăng, gửi tiền tiết kiệm không còn... lãi!


    Nếu gửi tiền ngân hàng không có lãi thì người dân không mặn mà với ngân hàng nữa. Trong ảnh: khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm
    TT - Tính đến cuối tháng 6-2007, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2% so với cuối năm 2006. Tính theo tốc độ trượt giá này thì người gửi tiền gần như không có lãi. Liệu việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách kiềm chế lạm phát ở thời điểm này có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay?

    Lỗ vì... gửi tiền ngân hàng

    Chị Vân, nhân viên một công ty tài chính, cho biết đầu năm nay chị gửi tiền VND kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất 0,75%/tháng tại một ngân hàng, tính chung 6 tháng thì chị được khoảng 4,5%. Tuy nhiên, lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 5,2%, tính ra chị Vân được nhận lãi suất âm. Bình luận về khoản lãi suất âm này, một chuyên gia kinh tế cho biết: ?oVề nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo lãi suất thực dương thì mới có thể huy động hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân. Bởi nếu đem tiền đến gửi ngân hàng để cuối cùng không nhận được đồng lời nào mà còn mất chi phí cơ hội, tức giá trị tiền tệ theo thời gian, thì người dân sẽ không còn mặn mà với hệ thống ngân hàng nữa?.

    Cũng theo chuyên gia này, một chuyển biến đáng chú ý trên thị trường lãi suất là giới ngân hàng đang dồn sự quan tâm vào tiền gửi ngoại tệ. Xu hướng tăng lãi suất huy động USD ngày càng rõ nét khi các ngân hàng đang cần vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp đang ngày một tăng mạnh. Lãi suất huy động trung bình tăng khoảng 0,08%/năm (kỳ hạn ngắn) và 0,1%/năm (kỳ hạn dài) so với tháng 3-2007.

    Chỉ tính trong tháng sáu, có ít nhất bốn ngân hàng cùng công bố tăng lãi suất, bắt đầu là Ngân hàng Vietcombank TP.HCM áp dụng mức lãi suất mới từ ngày 8-6, với kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5%, 9 tháng là 4,75%/năm? Ngày 20-6, Ngân hàng Đông Á cũng tăng lãi suất tiết kiệm USD cho tất cả các kỳ hạn, với kỳ hạn 12 tháng tăng lên 5,25%/năm, 9 tháng là 5,1%/năm... Năm ngày sau, Sacombank cũng tuyên bố tăng lãi suất 0,05-0,2%/năm cho các kỳ hạn. Và Eximbank cũng vừa nhập cuộc với thông báo ngày 29-6 sẽ tăng lãi suất tiết kiệm USD ở mức 0,05-0,2%.

    Lãi suất tiết kiệm USD tăng liệu sẽ khiến người dân chuyển tiền gửi từ VND sang USD? Theo các ngân hàng, khả năng này khó xảy ra nếu các ngân hàng vẫn giữ lãi suất VND như hiện nay hoặc tăng nhẹ lên đôi chút. Nếu làm phép so sánh thông thường thì lãi suất gửi tiền tiết kiệm bằng VNĐ vẫn đang cao hơn tiền USD. ?oKhông nên nghĩ rằng đổi sang tiền USD để gửi thì ta có thể tránh được tốc độ trượt giá của VND. Cần lưu ý rằng khi cần chi tiêu chúng ta vẫn phải bán USD để đổi ra VND, có nghĩa tài khoản vẫn bị yếu tố trượt giá chi phối? - đại diện một ngân hàng cổ phần phân tích.

    Lãi suất thỏa thuận không... thuận

    Một chuyên gia ngân hàng cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần phân tích kỹ về tỉ lệ lạm phát một con số hiện nay đã thật sự đáng quan ngại và đáng báo động hay chưa. Ông đưa ra câu hỏi này trong bối cảnh Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo giá cả sắp tới sẽ có nhiều biến động, nếu các bộ ngành không có giải pháp mạnh và kịp thời thì sẽ khó kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (dự kiến năm nay sẽ tăng khoảng 7,5%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế). ?oChúng ta cần làm rõ lạm phát như thế có thật sự cao hay không, bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra để kềm hãm lạm phát có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế? - ông nói.

    Hiệp hội Ngân hàng VN vừa khuyến cáo các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất đã được thỏa thuận cách nay gần hai tháng bằng cách giảm lãi suất huy động tiền gửi. Theo hiệp hội, trong hơn tháng qua nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất huy động tiền gửi, nhưng các mức lãi suất hiện tại của các ngân hàng vẫn còn cao.

    Được biết, tại cuộc họp ngày 11-4, các ngân hàng thành viên đã thống nhất điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi do nguồn cung ứng vốn trên thị trường khá dồi dào, vượt nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên, sau đó nhiều ngân hàng đã ?olơ? thỏa thuận này. Đại diện một ngân hàng quốc doanh cho biết nguồn vốn khả dụng của ngân hàng ông vừa qua tăng đột biến chủ yếu từ nguồn đóng góp của các công ty cổ phần và các công ty quản lý quĩ. Các đơn vị này huy động vốn nhưng chưa tìm ra được nơi giải ngân nên đều gửi vào ngân hàng. Vị đại diện này cho biết ngân hàng đang cân nhắc việc giảm lãi suất vì ?odẫu sao cũng phải ngó qua ngó lại?.

    Sacombank là ngân hàng mới nhất vừa đưa ra thông báo giảm lãi suất. Từ 26-6, Sacombank đã giảm lãi suất huy động VND cho tất cả các kỳ hạn. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng giảm xuống còn 0,76%/tháng, 9 tháng xuống còn 0,745%/tháng? Tuy nhiên trong một động thái ngược lại, ngày 29-6 Ngân hàng Eximbank lại thông báo tăng lãi suất tiền gửi, trong đó tăng mạnh nhất là cho các kỳ hạn từ 18 tháng trở lên. Eximbank tuyên bố: ?ođiều này tạo thế cạnh tranh huy động vốn cho ngân hàng trong việc mở rộng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Eximbank tin tưởng rằng đợt tăng lãi suất lần này sẽ thu hút mạnh các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tham gia giao dịch tại ngân hàng?.

    Theo lãnh đạo một ngân hàng, việc Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi giảm lãi suất cũng trùng hợp với việc Ngân hàng Nhà nước vừa tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. ?oHiểu một cách thông thường thì đây là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm làm giảm nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại và kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng. Chính sách này sẽ gây áp lực buộc các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất đầu vào (huy động) và tăng lãi suất đầu ra (cho vay)? - đại diện một ngân hàng cho biết.
  4. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị trường ảm đạm: Công ty chứng khoán vẫn nở rộ
    22:10:18, 01/07/2007Mai Phương


    Nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn khi ngày càng có nhiều CTCK mới đi vào hoạt động (ảnh: T.Sơn)
    Mặc cho thị trường chứng khoán (TTCK) đang ảm đạm, giá trị giao dịch giảm mạnh, nhưng hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) mới liên tục ra đời. Từ năm 2000, khi TTCK Việt Nam ra đời đến đầu năm 2006 mới chỉ có hơn 10 CTCK được thành lập. Nhưng từ đầu năm 2007 đến nay, con số này đã lên khoảng 65 công ty và theo ước tính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có thể đến hết năm sẽ có hơn 100 CTCK nếu được cấp phép hết.


    Siêu lợi nhuận

    Chỉ cần nhìn vào mức lợi nhuận của năm 2006 và quý 1/2007 của một số CTCK, nhiều người đã "choáng". Lợi nhuận ròng của các CTCK dao động từ 50 - 70%, đặc biệt là những CTCK có tên tuổi. Cụ thể như lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu của CTCK Sài Gòn (SSI) năm 2006 là 242 tỉ đồng/378,5 tỉ đồng; VCBS 108 tỉ đồng/234 tỉ đồng; BVSC 50,8 tỉ đồng/92,2 tỉ đồng, ACBS 84 tỉ đồng/113 tỉ đồng... Một số CTCK mới ra sau này cũng đạt mức lợi nhuận rất cao như HSC đạt lợi nhuận 91 tỉ đồng/120 tỉ đồng; SBS 4,8 tỉ đồng/10,5 tỉ đồng... Chỉ tính trong quý 1/2007, lợi nhuận của SSI đã là 465 tỉ đồng (vốn điều lệ là 500 tỉ đồng), BVSC đạt lợi nhuận 123 tỉ đồng (vốn điều lệ 150 tỉ đồng)... Đây là những con số "trong mơ" đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác. Lý do là với nghiệp vụ môi giới, dù thị trường lên hay xuống, tăng hay giảm thì nhà đầu tư (NĐT) khi giao dịch đều phải trả mức phí cho các CTCK: ít thì 0,2%/một giao dịch, nhiều thì 0,3 - 0,5%/một giao dịch. Tính trung bình thị trường TP.HCM và Hà Nội hiện nay dù tổng giá trị giao dịch mỗi phiên chưa đến 1.000 tỉ đồng nhưng mức phí giao dịch mà các CTCK thu được cũng đều đều 1,5 - 2 tỉ đồng.

    Theo nhiều NĐT, ở các CTCK hoạt động sớm, do có quá nhiều khách hàng nên dịch vụ chăm sóc khách hàng không còn được chu đáo. Biểu hiện của việc này là việc một số CTCK đưa ra các điều kiện khó khăn về số dư tối thiểu trong tài khoản để hạn chế NĐT mới. Việc có thêm nhiều CTCK mới góp phần phục vụ NĐT tốt hơn.

    Tổng giám đốc một CTCK tại TP.HCM thừa nhận dịch vụ môi giới và tự doanh vẫn là nguồn thu lớn nhất của các CTCK. "Việc tư vấn hay bảo lãnh phát hành chủ yếu để tạo uy tín cho công ty vì hiện tại ở Việt Nam, những cuộc phát hành của doanh nghiệp nào dường như cũng đạt được thành công 100% nên vai trò của công ty bảo lãnh phát hành chưa thể hiện được. Tuy nhiên, trong tương lai việc bảo lãnh phát hành sẽ trở thành nguồn thu chính của các CTCK" - vị tổng giám đốc này nói. Ông Bùi Văn Tuynh, Tổng giám đốc CTCK Đại Việt cũng cho biết công ty đang cố gắng từng bước để nâng tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận từ các dịch vụ như môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn lên trên 50% trong tổng doanh thu của công ty. "Hoạt động của các CTCK tương tự như ngân hàng, các mảng dịch vụ ngày càng phát triển thì sẽ mang tính ổn định và thể hiện sự chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, muốn nâng cấp phần dịch vụ thì phải nâng cấp nhiều thứ như nhân lực, uy tín, sự chuyên nghiệp của công ty" - ông Tuynh nói. Theo Luật Chứng khoán, mức vốn điều lệ tối thiểu để các CTCK được cấp phép thực hiện hết các nghiệp vụ là 300 tỉ đồng. Đây không phải là một chỉ tiêu quá khó. Hiện nay, không kể các ngân hàng hầu hết đều có CTCK, nhiều công ty trong những lĩnh vực khác đang đổ xô vào lĩnh vực này như FPT, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Công ty dầu khí...

    Cạnh tranh gay gắt

    Số lượng NĐT mở tài khoản mới tại các CTCK nhìn chung từ đầu quý 2 đến nay chỉ tăng rất ít, trong khi số lượng CTCK lại tăng gấp đôi, gấp 3 lần trước đó. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Trước hết là cuộc chạy đua về nhân lực. Một CTCK có ít nhất 2 văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM, mỗi chi nhánh cần tối thiểu 30 nhân viên để thực hiện dịch vụ môi giới. Đó là chưa kể nhân sự cần cho thực hiện nhiều dịch vụ khác nữa. Ông Nguyễn Ngọc Tươi, Tổng giám đốc CTCK Đà Nẵng cho biết: Nhân lực cho các CTCK hiện đang trong tình trạng khủng hoảng. Những người có năng lực, kinh nghiệm từ các CTCK cũ hiện đang rất "có giá" khi hàng loạt CTCK mới ra đời. Trong khi đó, việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán chưa phải là nhiều. Mới đây, việc UBCKNN chấp nhận cho 5 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán được xem là một giải pháp tốt. Thế nhưng ít nhất phải đến năm 2008, số nhân lực này mới bắt đầu cung ứng cho thị trường. Còn từ nay đến cuối năm thì các CTCK phải tự cứu lấy mình. "Các CTCK phải tự đào tạo là chính. Một nhân viên mới tuyển vào phải mất ít nhất là 3 tháng để có thể thực hiện được công việc thuần thục và tham gia vào hoạt động thực tế được. Những lớp đào tạo của CTCK thường do các nhân viên đã có kinh nghiệm dạy lại cho người mới", ông Nguyễn Ngọc Tươi nói.

    Bên cạnh đó, do số lượng NĐT mới không nhiều nên các CTCK mới thành lập phải có nhiều giải pháp để thu hút khách hàng như giảm phí môi giới, khuyến mãi phí môi giới trong 1-2 tháng đầu tiên mà theo giám đốc một CTCK thì "đây là sự cạnh tranh không lành mạnh vì điều quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng dịch vụ mới giữ chân được NĐT gắn bó với mình".

    Để có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các CTCK mới phải có sự chuẩn bị tốt hơn về cơ sở vật chất lẫn trình độ công nghệ, nguồn nhân lực... Theo đánh giá của một chuyên gia, trong thời gian tới các CTCK không cần phải mở sàn giao dịch thật rộng, cần nhiều nhân viên mà điều quan trọng nhất là phải đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, tiến đến thực hiện giao dịch qua mạng để đáp ứng được nhu cầu mọi lúc mọi nơi của NĐT. CTCK nào thực hiện tốt được điều này sẽ chiếm ưu thế.

    Mai Phương
  5. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    KINH TẾ
    Nhập siêu tăng cao
    SGGP:: Cập nhật ngày 02/07/2007 lúc 01:00''(GMT+7)
    Theo Bộ Công nghiệp, tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn xuất khẩu (30,4% so với 19,4%), nên tỷ lệ nhập siêu 6 tháng đầu năm 2007 đã gần bằng mức nhập siêu của cả năm 2006.

    Có 17/30 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng trên 30%, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất và các loại máy móc thiết bị. Nhập khẩu tăng cao là do đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng mạnh, giá nhập khẩu cao hơn cùng thời điểm năm trước nên đã làm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Bên cạnh, do ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn thấp, gia công xuất khẩu còn lớn nên giá trị gia tăng và hiệu quả xuất khẩu thấp. Hiện Việt Nam nhập siêu lớn từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia?
  6. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ Hai, 02/07/2007, 07:06

    Chứng khoán 6 tháng đầu năm: Ngọt ngào lắm, đắng cay nhiều

    TP - 6 tháng đầu năm 2007 có lẽ là giai đoạn nhiều thăng trầm nhất, lúc quá sôi động khi lại ảm đạm như chợ chiều, quả ngọt và trái đắng lẫn lộn...


    Những nụ cười của các nhà đầu tư ít đi nhiều so với đầu năm 2007. Ảnh: Phạm Yên
    Đỉnh và đáy!

    Ngày 12/3, VN - Index lên đến đỉnh 1.170,67 điểm. Trước đó ngày 9/3 HASTC - Index cũng lập kỷ lục 454,81 điểm. Đó là những con số mà ngay cả những nhà đầu tư lạc quan và ?oliều lĩnh? nhất cũng ít dám nghĩ đến khi bắt đầu năm 2007.

    Thời điểm này, cả nước như lên cơn sốt với chứng khoán nhưng nỗi lo ?obong bóng? vỡ cũng ngập tràn. ?oĐổ vỡ? đã không xảy ra nhưng chỉ hơn một tháng sau, ngày 24/4, VN - Index chạm ?ođáy? 905,53 điểm còn HASTC - Index thì phiên cuối cùng của tháng 6/2007 chỉ còn 284,7 điểm.

    Đáng chú ý là thị trường OTC ảm đạm rõ rệt từ tháng 4/2007 đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu gượng dậy được và đa số các loại cổ phiếu OTC mất giá từ 20 - 50% so với đầu tháng 3/2007.

    Tình hình trên đã đưa nhà đầu tư ?olên mây? và cũng nhanh chóng đẩy họ sát đất. Tuy nhiên nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam cho rằng:

    ?oĐó là điều đáng mừng vì điều nguy hiểm nhất là bong bóng vỡ đã không xảy ra với thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đây cả nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý đều rút ra nhiều bài học mà tôi cho rằng lợi về lâu dài lớn hơn cái mất trước mắt?.

    Cũng như ông Nam, TS Kinh tế Nguyễn Quang Hưng khẳng định: ?oSau khi VN - Index hồi phục và dao động quanh mốc 1.000 - 1.100 điểm, tôi thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu ổn định dần.

    Các nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn, bớt xem đây là canh bạc, thông tin cũng rõ ràng dần và quan trọng nhất là nhiều người đã biết sợ chứ không còn phổ biến là tâm lý được ăn cả ngã về không?.

    Nhà đầu tư Vũ Khánh Huyền (sàn SSI TPHCM) thừa nhận: ?oSau cú sốc tháng 4, tôi và bạn bè dần hiểu ra rằng thị trường chứng khoán cần nhiều thứ hơn là chỉ nhìn xem người ta mua bán gì để mình nhìn theo?.

    Blue-chip không tăng và sự vươn lên của cổ phiếu ít tên tuổi

    Sáu tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã chứng kiến không ít nghịch lý từ nhiều loại cổ phiếu. Ban đầu nhiều người đã ngạc nhiên với câu hỏi:

    Tại sao BMC, TCT, SGH, LBM, HAX, SFI... ít tên tuổi, không hề nằm trong danh sách blue-chip lại tăng vùn vụt còn hàng loạt ?ođại gia? như FPT, GMD, SSI, ACB, SAM, VNM, REE, ITA... lại giảm hoặc đứng giá?

    Cho đến nay có khá nhiều lý giải nhưng câu trả lời được chờ đợi nhất từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho hiện tượng BMC và ?oanh em? thì đang chìm dần vào quên lãng.

    Có thời, phát hành thêm cổ phiếu được xem là ?onhất cử lưỡng tiện? giúp tổ chức phát hành vừa có nguồn vốn dồi dào vừa khỏi lo trả lãi ngân hàng.

    Nhưng cho đến thời điểm này, nhà đầu tư dường như đã bội thực với cổ phiếu phát hành thêm vì quá nhiều blue - chip đã và đang chuẩn bị tung ra với số lượng cực lớn như ACB thêm 143 triệu, FPT 30 triệu, STB gần 19 triệu, VNM hơn 8 triệu, REE 4,7 triệu, GMD 2,8 triệu cổ phiếu...

    Hiện tổng giá trị vốn hoá của thị trường cổ phiếu niêm yết đã đạt trên 300 nghìn tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD và 31% GDP.

    Vốn hoá của thị trường trái phiếu đạt trên 80.000 tỷ đồng, bằng 8% GDP.

    Năm 2006, tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết mới khoảng 14 tỷ USD, chiếm 22,7% GDP.

    Hai sàn Hà Nội, TPHCM đã có 194 cổ phiếu, 2 chứng chỉ quỹ và 500 loại trái phiếu đang giao dịch.

    Trên 200.000 tài khoản đã được mở, trong đó có 4.400 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài; tăng 7 lần so với năm 2005 và 1,5 lần so với năm 2006.

    Có 206 tổ chức đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia thị trường và lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ước đạt khoảng 5 tỷ USD.

    Lượng cổ phiếu mà nhiều nhà đầu tư đã từng mơ ước này lại rơi đúng vào thời điểm thị trường đang ế ẩm và doanh nghiệp thi nhau phát hành thêm, IPO.

    Đây cũng là thời điểm khối lượng chứng khoán tăng mạnh nhất trong 7 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam khiến Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phải cân nhắc các đợt IPO sắp đến.

    Nhưng bên cạnh ấy, ?ocơn lũ? cổ phiếu phát hành thêm cũng là liều thuốc thử khá chính xác tình hình và đem lại sự cân bằng hơn cho cung cầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là khi kết hợp với ?otoa thuốc? hạn chế cho vay chứng khoán từ Ngân hàng Nhà nước.

    Rõ ràng, tiền ?onhàn rỗi? trong dân không đưa vào thị trường chứng khoán mạnh như có ý kiến tin tưởng vì ngoài lý do e ngại thị trường nóng lạnh bất thường thì lòng tin vào việc quản lý thị trường này cũng chưa lớn.

    Vốn từ nước ngoài với con số hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD như nhiều dự báo lạc quan vẫn chưa thể giải ngân không chỉ vì hết room, chờ các đợt IPO mà nhà đầu tư nước ngoài vẫn chờ thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định hơn không chỉ nhìn vào VN-Index hoặc HASTC- Index.

    Nhiều người đã tỏ ra ?osợ cành cong? sau những thăng trầm của thị trường chứng khoán vừa qua nhưng ngoài những bất cập, hạn chế đã hiện rõ thì nhiều biến động đã đem lại bài học hữu ích cho mọi thành viên tham gia thị trường chứng khoán.

    Đó chính là cơ sở khiến đa số nhà đầu tư có thể hy vọng vào sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn cuối năm.

    Nhưng điều ấy sẽ còn phụ thuộc nhiều vào tình hình các cơn bão IPO mới, và các vấn đề như nhà đầu tư mất nguồn vốn lớn từ vay, quản lý điều hành từ UBCKNN chưa theo kịp thị trường, thông tin vẫn còn nhiều điều chưa minh bạch, hiện tượng làm giá, lũng đoạn đang biến tướng tinh vi hơn... sẽ được giải quyết ra sao và theo hướng nào.
  7. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Gas bất ngờ giảm giá

    Lao Động số 150 Ngày 02/07/2007 Cập nhật: 10:35 PM, 01/07/2007

    Gas bán tại các cửa hàng ở HN vẫn chưa giảm giá
    (LĐ) - Ngày 1.7, các Cty kinh doanh gas đồng loạt giảm giá gas bán lẻ xuống 3.000 - 4.000 đồng/bình 12kg. Đây là một diễn tiến khá bất ngờ đối với nhiều người, bởi trong vòng 2 tuần qua, giá dầu thế giới có nhiều đợt tăng cao khiến giới kinh doanh gas dự đoán giá gas trong tháng 7 sẽ tiếp tục tăng.
    TPHCM: Giá gas đồng loạt giảm

    Sau 3 tháng liên tiếp tăng giá với mức tăng 26.000 đồng/bình, chiếm tỉ lệ 15%, bước sang tháng 7, giá gas thế giới bất ngờ giảm nhẹ khiến giá gas bán lẻ trong nước được các Cty kinh doanh gas thông báo giảm 3.000 - 4.000 đồng/bình 12kg. Hiện giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng được một số Cty kinh doanh gas như Saigon Petro, Vinagas, Gia Đình gas quy định không được vượt quá 188.000 đồng/bình, giảm 3.000 đồng so với giá gas tháng 6. Riêng giá gas của Petrolimex, dù cũng giảm 3.000 - 4.000 đồng/bình nhưng giá bán vẫn khá cao trong số các nhãn hiệu gas có mặt trên thị trường, ở mức 195.000 đồng/bình.

    Ông Trần Minh Loan - Giám đốc Cty Gia Đình gas - cho biết: "Sở dĩ giá gas trong nước giảm nhẹ do giá gas trên thị trường thế giới vừa được công bố giảm 17USD/tấn, hiện chỉ còn 585USD/tấn". Việc giá gas giảm nhẹ vào thời điểm này được giới kinh doanh gas đánh giá là khá bất ngờ. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Cty Vinagas - cho biết: "Trong vòng 2 tuần nay, giá dầu thế giới có nhiều đợt tăng và đang đứng ở mức cao. Thông thường, giá gas trên thị trường thế giới chịu ảnh hưởng của giá dầu. Tuy nhiên, đợt này, tuy giá dầu đang tăng và giá gas liên tiếp tăng mạnh trong 3 tháng gần đây nhưng giá gas lại giảm nhẹ 17 USD/tấn là do cung đang nhiều hơn cầu".

    Hà Nội: Gas chưa giảm giá

    Mặc dù vậy trong ngày 1.7, là ngày nghỉ nên nhiều cửa hàng và đại lý kinh doanh gas tại Hà Nội vẫn chưa giảm giá gas. Tại đại lý gas ở 84 đường Xuân Thuỷ thuộc hệ thống đại lý của Petrolimex, anh Thân - nhân viên đại lý cho biết, anh cũng nghe phong thanh chuyện giảm giá khoảng 3.000đ/bình nhưng chưa nhận được thông báo của Cty, nên chưa thể tự ý hạ giá.

    Hiện tại đại lý này vẫn vận chuyển bình gas đến tận nhà khách hàng với giá 213.500đ/bình (12kg) và 231.000đ/bình (13kg). Tại một đại lý khác của Petrolimex ở 185 Nguyễn Lương Bằng, câu trả lời của nhân viên ở đây là: "Đã nhận được thông báo giảm giá 3.500đ/bình, nhưng bắt đầu từ 2.7 mới có hiệu lực". Nghĩa là khách hàng muốn mua gas cứ việc trả tiền như bảng giá hiện hành (đương nhiên nếu bình gas đã đến hết thì khách hàng không thể nói là chờ đến mai để được giảm giá, mà vẫn buộc phải mua!).

    Các đại lý của Hãng Shell Gas, Hãng gas "Ngọn lửa thần" cũng đều cho biết quyết định giảm giá phải đến ngày 2.7 mới được thực hiện. Đại lý của Shell cho biết: Hãng sẽ giảm giá 4.000đ/bình 12kg (giá bán hiện tại là 200.000đ/bình). Tại tổng kho gas "Ngọn lửa thần" ở A3 cảng Hà Nội - Thanh Lương, đại diện tổng kho khẳng định giá bán gas chưa thay đổi, với bình 12kg gas nhãn hiệu Hoàng Hà và gas Magic giá 203.000đ/bình, bình gas Megalimex giá 225.000đ/bình... Như vậy, mặc dù quyết định giảm giá gas đã được ban bố nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi từ việc giảm giá này.

    Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nếu như tình hình giá dầu thế giới tiếp tục ổn định hoặc giảm nhẹ, giá gas trong nước trong thời gian tới có thể sẽ giảm thêm một vài đợt nữa. Bởi hiện nay không chỉ trên thị trường thế giới đang có cung vượt cầu mà ngay cả trong nước, hiện lượng gas tồn kho của các Cty kinh doanh cũng khá nhiều.
  8. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    kengkengkeng, bisbisbis sắp đến giờ roài
  9. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Up thì ai cũng thích rồi . Em đang cầm cổ phiếu, TT up thì thích bỏ xừ ấy chứ . Nhưng mà em ko dám lạc quan, thị trường hôm nay lại down rồi. Dự đoán ít nhất 10 điểm . Các cao thủ thì toàn hô hào nhau chạy . Thị tường down thì kệ nó chứ ... Các bác nhớ lại 1-2 tháng trước, khi VNI 900 điểm xem: BMC và TCT vẫn tăng ầm ầm. Vấn đề ở đây là những cổ phiếu có thông tin tốt trong quý 3 sẽ đứng vững trước phong ba bão táp.... hihi . WB nói gì nhỉ : "Phải biết sợ hãi khi người ta tham lam và phải biết tham lam khi người ta sợ hãi"
  10. Thalamhatmuabay

    Thalamhatmuabay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    0
    UP UP ủng hộ phát

Chia sẻ trang này