Đọc báo giùm bạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Be_goldendragon, 06/06/2007.

1404 người đang online, trong đó có 561 thành viên. 20:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8334 lượt đọc và 168 bài trả lời
  1. lilynh

    lilynh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Đã được thích:
    0
    SGC thông báo cho việc trả cổ tức đợt 1 năm 2007

    Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức đợt 1 năm 2007 như sau:

    Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần XNK Sa Giang

    Mã chứng khoán: SGC

    Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

    Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng)

    - Tỷ lệ cổ tức : 12% (1.200 đồng/cổ phiếu)

    Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: 18/07/2007

    - Ngày đăng ký cuối cùng: 20/07/2007

    Ngày thanh toán cổ tức: Ngày 10/08/2007

    Thủ tục và địa điểm chi trả cổ tức:

    Các cổ đông đã lưu ký chứng khoán sẽ nhận cổ tức tại công ty chứng khoán nơi cổ đông mở tài khoản giao dịch.

    Các cổ đông chưa lưu ký chứng khoán sẽ nhận cổ tức tại Công ty Cổ phần XNK Sa Giang ?" Lô CII-3, đường số 5, khu công nghiệp C, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán CN Tp.HCM sẽ tạm ngừng nhận lưu ký chứng khoán SGC vào những ngày 19, 20 & 23/07/2007.
  2. lilynh

    lilynh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Vincom ngừng tham gia đấu thầu dự án Chợ Hôm - Đức Viên

    Hôm nay, ngày 9/7, CTCP Vincom chính thức tuyên bố ngừng tham gia đấu thầu dự án xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm - Đức Viên. Điều này có thể coi như là một cách chấm dứt những dư luận xung quanh quá trình đầu thầu dự án cũng như những thắc mắc về việc công bố thông tin của Vincom được nhiều người nhắc đến trong những ngày vừa qua.

    Tạo điều kiện cho một mong muốn tốt đẹp?

    Dự án Chợ Hôm - Đức Viên nằm trong chủ trương xã hội hóa của UBND TP. Hà Nội đối với việc đầu tư xây dựng và quản lý 13 chợ nội thành thành các trung tâm thương mại theo mô hình phân phối hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển theo xu hướng hội nhập, góp phần thay đổi cấu trúc, diện mạo thị trường Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.

    Theo ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Vincom, từ tháng 10/2006, Công ty đã làm văn bản gửi tới các cơ quan chức năng của Hà Nội để đề xuất xin làm chủ đầu tư dự án chuyển đổi Chợ Hôm - Đức Viên thành trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê cao cấp. Tuy nhiên, sau khi Thành phố có chỉ đạo công bố công khai kêu gọi đầu tư đối với dự án này, Vincom đã làm hồ sơ tham gia theo phương thức dự thầu.

    Ngoài Vincom, có một số nhà đơn vị khác cũng thể hiện sự quan tâm đến dự án Chợ Hôm - Đức Viên, song cuối cùng chỉ còn hai đơn vị tham gia bỏ thầu dự án, đó là Vincom và Liên danh 3 nhà thầu Công ty 36 (Bộ Quốc phòng) - Media Will - Golden Bridge (Hàn Quốc). Ngày 23/5/2007, Hội đồng xét thầu Thành phố đã tiến hành mở thầu và hiện nay đang chấm điểm hồ sơ dự thầu của hai đơn vị tham gia.

    Liên quan đến quyết định ngừng tham gia dự án, ông Lê Khắc Hiệp giải thích rằng, dù kết quả chấm thầu vẫn chưa được công bố, nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, Vincom biết được nhà thầu thứ hai đã đưa ra các chỉ tiêu tài chính đóng cao gấp nhiều lần của Vincom do mong muốn đóng góp cho Thủ đô một công trình đáng ghi nhớ và không coi trọng các mục đích kinh tế, kinh doanh.

    ?oChúng tôi hoan nghênh chủ trương nói trên của nhà thầu thứ hai và tuyên bố rút khỏi việc đấu thầu dự án xây dựng Trung tâm thương mại Chợ Hôm - Đức Viên, nhằm tạo điều kiện để Liên danh Công ty 36 - Media Will - Golden Bridge có điều kiện thực hiện mong muốn tốt đẹp của mình?, ông Hiệp nói.

    Cũng theo ông Hiệp, các chuyên gia kinh tế của CTCP Vincom đã xem xét kỹ lưỡng dự án dựa trên các tiêu chí mà hồ sơ mời thầu đưa ra như diện tích khu đất, các chỉ tiêu xây dựng, công năng tòa nhà cũng như các chỉ tiêu tài chính theo yêu cầu của hồ sơ thầu cùng với các khoản kinh phí mà trong hồ sơ thầu chưa thể đưa vào như mức thỏa thuận thực tế để đền bù thỏa đáng cho các hộ và cơ sở kinh doanh trong thời gian bị tạm ngừng kinh doanh hoặc chi phí hỗ trợ (đền bù) cho các hộ phải chuyển lên kinh doanh ở tầng cao hơn khi Trung tâm thương mại đi vào hoạt động, hoặc cho các hộ phải chấm dứt kinh doanh do việc quy hoạch lại để đưa ra phương án tối ưu, hài hòa được lợi ích tất cả các bên.

    Trao đổi với phóng viên ĐTCK-online chiều nay, ông Hiệp nhấn mạnh rằng, việc tuyên bố ngừng tham gia dự án mới chỉ là ý kiến mà Vincom đưa trình UBND Thành phố và để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu còn lại, nhưng quyết dịnh cuối cùng vẫn là của Hội đồng xét thầu. Trong trường hợp Vincom vẫn được xét trúng thầu, Công ty sẽ không chối bỏ trách nhiệm, tức là vẫn sẽ triển khai thực hiện dự án theo như phương án đã định?

    Và những vấn đề liên quan đến đấu giá cổ phiếu?

    Câu chuyện về việc tham gia đấu thầu dự án Chợ Hôm - Đức Viên của CTCP có lẽ sẽ được quan tâm ở góc độ bình thường như bao dự án khác. Vấn đề ở chỗ, Vincom là đơn vị tiến hành đấu giá cổ phần ra công chúng vào ngày 3/7 vừa qua, với tư cách là một công ty chuyên kinh doanh bất động sản được thị trường rất chú ý.

    Những chi tiết về dự án Chợ Hôm - Đức Viên được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin ngay từ trước ngày tổ chức đấu giá. Trên một thị trường có tính nhạy cảm cao về mặt thông tin, thông tin dạng này được đánh giá là có thể gây bất lợi đối với một doanh nghiệp trong một thời điểm rất quan trọng, nhất là khi nhiều nhà đầu tư chỉ ra rằng, Bản cáo bạch của Vincom có đề cập đến dự án Chợ Hôm - Đức Viên trong danh sách các dự án dự kiến sẽ triển khai của Công ty.

    Mặc dù vậy, phiên đấu giá 5 triệu cổ phiếu của Vincom diễn ra ngày 3/7 cũng đã có kết quả khá tốt đẹp với giá trúng bình quân 119.479 đồng/CP, tức là gần như gấp 1,5 lần giá khởi điểm 80.000 đồng/CP.

    Lãnh đạo Vincom cho rằng, mục đích của đợt phát hành lần này không phải để huy động vốn cho dự án Chợ Hôm - Đức Viên. Cách giải thích như vậy đối với nhiều nhà đầu tư có thể không thực sự thuyết phục, bởi khả năng thực hiện các dự án lớn đã có trong danh sách chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá tiềm năng và triển vọng của doanh nghiệp mà nhà đầu tư tin tưởng đặt mua cổ phiếu.

    Ông Hiệp tỏ ra rất tự tin khi công bố, nếu nhà đầu tư nào đã trúng giá cổ phiếu cho rằng, việc Vincom rút khỏi dự án Chợ Hôm - Đức Viên ảnh hưởng đến quyết định của họ, thì nhà đầu tư có thể không mua cổ phiếu của Vincom nữa và rút lại tiền đặt cọc của mình. Theo ông Hiệp, toàn bộ số cổ phiếu đó sẽ được ông Phạm Nhật Vượng, cổ đông lớn nhất của CTCP Vincom mua lại với giá mà các nhà đầu tư nói trên đã đặt để trúng giá.

    Như vậy, mặc dù khó có khả năng xảy ra, nhưng hoàn toàn có thể đặt giả thiết, nếu như tất cả nhà đầu tư trúng giá đều từ chối mua cổ phần Vincom với lý do nêu trên, thì nên nhìn nhận về đợt phát hành ngày 3/7 như thế nào. Về hình thức, có thể cuộc đấu giá sẽ bị đổi tên từ phát hành ra công chúng thành phát hành cho cổ đông nội bộ. Về ý nghĩa, đó cũng không còn là huy động vốn bên ngoài cho sản xuất, kinh doanh mà chỉ còn là vốn huy động của cổ đông nội bộ.
  3. lilynh

    lilynh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua toàn bộ doanh nghiệp nhà nước

    Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua toàn bộ hoặc một bộ phận doanh nghiệp (DN) do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nếu như các DN đó thuộc danh mục ngành nghề, lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư 100% vốn theo hình thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp.

    Việc mua bán này sẽ được thực hiện theo các quy trình thống nhất tại Dự thảo Nghị định về giao, bán DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (gọi tắt là Dự thảo) đang được soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, mà không cần phải có quy chế riêng như yêu cầu hiện nay của Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê công ty nhà nước.

    Thực ra, việc mở rộng đối tượng của Dự thảo không phải là một điểm mới mang tính đột phá, bởi đây là cách để luật hoá các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Song, điều quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cá nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài) tới đây sẽ có cơ hội như các DN, nhà đầu tư cá nhân trong nước đối với các DN nhà nước trong diện giao, bán theo quy định của Dự thảo.

    Mối quan tâm tới thị trường giao, bán DN có lẽ sẽ ?onóng? lên cùng với việc các đối tượng DN thuộc diện bán cũng được mở rộng. Cụ thể, ngoài các công ty nhà nước, độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, Dự thảo đã mở rộng đối tượng tới cả các công ty và bộ phận của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đồng thời, hình thức tách DN quy mô lớn thành các bộ phận để bán cũng được xem là tạo thêm nhiều cơ hội cho các DN vốn thuộc diện khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không thể tiến hành cổ phần hoá. Như vậy, các DN đã chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên có thể trở thành đối tượng mua bán nếu hoạt động sau chuyển đổi không hiệu quả như mong muốn.

    Tuy nhiên, những tranh luận đang dấy lên khi việc mở rộng đối tượng lại kèm theo điều kiện về việc DN không có lợi thế về đất đai. Có nghĩa là, các DN được xem là có lợi thế về đất đai sẽ bị loại khỏi danh mục các DN được phép giao, bán.

    Tạo hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo (do Câu lạc bộ DN nhà nước tổ chức), nhiều ý kiến cho rằng, các DN thuộc diện giao, bán có lẽ chỉ còn một lợi thế là đất đai để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thậm chí, ông Bùi Ngọc Bảo, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu còn cho rằng, nếu loại trừ yếu tố này, có thể chẳng bao giờ bán nổi DN vốn yếu kém đến mức không thể cổ phần hoá. ?oNếu các DN này không được bán, thì tình trạng DN không được cải thiện trong khi diện tích đất đó cũng không thể thu hồi?, ông Bảo nói.

    Hơn nữa, việc xác định thế nào là không có lợi thế về đất đai lại không đơn giản. Ông Trần Tiến Cường, thành viên Ban soạn thảo Dự thảo, cho biết, Ban soạn thảo đang đề nghị 3 tiêu chí để xác định không có lợi thế về đất của DN. Đó là có diện tích mặt bằng không quá 100 m2 (mức cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh quy định); không ở mặt các đường phố chính, thuộc khu trung tâm hoặc khu đất đã hoặc sẽ quy hoạch có thể tạo vị trí thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giá thuê đất ở vị trí tương tự trên thị trường không chênh lệch nhiều so với giá do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm. ?oChúng tôi cho rằng, các tiêu chí này (gồm cả tiêu chí định lượng và định tính) dùng làm căn cứ để tham khảo khi quyết định giao, bán DN sẽ tránh hoặc hạn chế thất thoát do không đánh giá đúng giá trị đất đai khi bán?, ông Cương phân tích.

    Song, sẽ cần phải làm rõ hơn vấn đề này khi không dễ trả lời thế nào là chênh lệch nhiều về giá, tại sao lại khống chế ở mức 100 m2? Đại diện Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng phản biện rằng, có những ngành nghề coi trọng đất mặt đường, song có những ngành nghề không cần vị trí đó. Và việc thực thi có thể sẽ vướng chỉ vì những câu hỏi khó này.

    Ngoài ra, đại diện nhiều DN cũng muốn đặt lại quan điểm về giao, bán DN. Theo đó, có lẽ cần phải có cách nhìn cải cách hơn trong hình thức chuyển loại hình DN này theo hướng gần với thị trường hơn. ?oTôi đã từng đi mua các loại DN thua lỗ, nên hiểu rằng, mỗi người tìm đến mua DN với ý đồ, kế hoạch kinh doanh riêng. Nếu vẫn cứ giao DN cho những người lao động vốn đã không giúp gì cho DN đó trong một thời gian dài, thì tình hình sẽ không thể cải thiện. Việc mua bán DN nên thực hiện theo phương thức đấu giá mà người lao động có thể là đối tượng ưu tiên xem xét?, đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hoa quả 1 đề nghị.

    Thậm chí, việc bán DN cũng được đề xuất theo hướng không giới hạn quy mô. Có nghĩa là, các DN thuộc diện giao, bán đều có thể trở thành hàng hoá nếu không thuộc diện Nhà nước nắm giữ. Và việc chuyển đổi theo hình thức nào có lẽ cần phải trao quyền chủ động cho chính DN đó thay vì các quyết định hành chính từ trên xuống. Cách làm này có thể sẽ tiệm cận với hoạt động mua, bán DN trên thị trường hiện nay, nhưng có lẽ chưa được bàn tới trong Dự thảo.

    ĐTCK
  4. tocvanghoe113

    tocvanghoe113 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Đã được thích:
    198
    AE đọc đi nhưng đừng "nôn vào tường". E Đọc xong buồn Nôn quá! Các báo xem phần in đậm nhé !

    Mấy thằng viết báo TP này đúng là những hạn sạn của TTCK VN.
    Đíu phân biệt được CP nào với CP nào còn bày đặt viết báo?
    Còn mấy thằng quản lý các trang Web của BCS cũng chuối vật, biết sai mà đíu thèm sửa? Hay cũng k biết là sai ?


    IFS (nhiên liệu), GLI (thương mại),

  5. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Đại diện giao dịch của các CTCK lại liên tục mắc lỗi

    TTGDCK TP. HCM vừa có văn bản cảnh cáo đại diện giao dịch của 3 CTCK do mắc lỗi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tại Trung tâm.

    Cụ thể: cảnh cáo 1 đại diện của CTCK Sài Gòn (SSI) do đã nhập lệnh không đúng quy trình vào hệ thống giao dịch; cảnh cáo 1 đại diện của CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và 1 đại diện giao dịch của CTCK VNDirect do cả 2 đã vi phạm lỗi thực hiện hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh.

    Như vậy, trong khoảng thời gian ngắn gần đây, TTGDCK TP. HCM liên tục cảnh cáo đại diện các CTCK về các lỗi mắc phải trong việc thực hiện nghiệp vụ tại Trung tâm. Đặc biệt, lỗi thực hiện hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh có khá nhiều đại diện của các CTCK mắc phải.

    Nếu không có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn thì khó ngăn chặn (hoặc ít nhất là hạn chế) được tình trạng này, làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào khả năng thực thi quản lý của Trung tâm.
  6. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN tại đợt phát hành thêm của Cty niêm yết

    Để đảm bảo tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo qui định tại Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tỷ lệ người nước ngoài được nắm giữ tối đa là 49% cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán), ngày 12/7/2007 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn số 496/UBCK-PTTT hướng dẫn về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại các đợt phát hành thêm của công ty niêm yết trên các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, cụ thể như sau:

    - Đối với các doanh nghiệp phát hành thêm và niêm yết trong nước: nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép nắm giữ tối đa 49% số lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm.

    - Đối với doanh nghiệp chào bán và niêm yết ở nước ngoài: số lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư được phép chào bán và niêm yết ra nước ngoài tối đa bằng 49% số lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm.

    Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các công ty niêm yết chủ động tính toán phương án phát hành thêm phù hợp với hướng dẫn tại công văn này. Các công ty chứng khoán lưu ý hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nội dung trên đây khi lập phương án chào bán chứng khoán để tăng vốn.
  7. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin vắn chứng khoán niêm yết ngày 12/7
    Những thông tin đáng chú ý ngày 12/7 về doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP-HASTC) được niêm yết bổ sung 7.222.998 cổ phiếu.

    * Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng (mã HPC-HASTC) sẽ sử dụng danh sách người sở hữu chứng khoán chốt ngày 26/6/2007 để xin ý kiến việc niêm yết bổ sung.

    * Công ty Cổ phần Sông Đà 11 (mã SJE-HASTC) thông báo thành lập Xí nghiệp Sông Đà 11.9 với nhiệm vụ tổng thầu xây lắp công trình thủy điện Mường Kim. Từ 1/6/2007, ông Phạm Lạp, Giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 11.1 giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty Sông Đà 11.9.

    * 450.000 cổ phiếu niêm yết bổ sung của Công ty Cổ phần Gạch men Viglacera Thăng Long (mã TLT-HASTC) sẽ được giao dịch vào ngày 11/7/2007.

    * Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (mã SD9-HASTC) sẽ sử dụng danh sách người sở hữu chốt ngày 5/7/2007 để lấy ý kiến cổ đông về việc niêm yết bổ sung cổ phiếu.

    * Tính đến ngày 6/7/2007, giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đầu tư cân bằng Prudential - PRUBF1 (mã BF1-HOSTC) là 13.131 đồng/đơn vị quỹ, giảm 191 đồng so với kỳ trước.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (mã DIC-HOSTC) được niêm yết bổ sung 159.955 cổ phiếu.

    * Ông Nguyễn Trung Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (mã CAN-HOSTC) sẽ là người thực hiện công bố thông tin thay ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc thường trực.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya (mã TYA-HOSTC) được niêm yết bổ sung 482.430 cổ phiếu.

    * Ngày 5/7/2007, Uni President Vietnam Co., Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (mã TRI-HOSTC) đã mua 850.000 cổ phiếu TRI nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TRI lên 1.830.000 cổ phiếu.

    * Ngày 5/7/2007, Vòng Phụng Anh, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (mã TRI-HOSTC) đã bán 850.000 cổ phiếu TRI, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TRI xuống còn 170.000 cổ phiếu.

    * Ông Bùi Tố Định, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì PP Bình Dương (mã HBD-HOSTC) sở hữu 40.140 cổ phiếu HBD sẽ bán 20.000 cổ phiếu HBD từ ngày 12/7 ?" 31/12/2007.

    * Bà Thái Thị Huyện, thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn (mã SGH-HOSTC) sẽ bán toàn bộ 14.650 cổ phiếu SGH đang sở hữu từ ngày 20/7/2007.

    * Ngày 2/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Hoá An (mã DHA-HOSTC) đã bán 51.330 cổ phiếu DHA giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 458.197 cổ phiếu (6,83%).

    * Từ 1/7-4/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (mã TS4-HOSTC) đã bán 56.510 cổ phiếu TS4 giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 484.130 cổ phiếu (16,14%).

    * 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu của Công ty Cổ phần Thủy sản Bến Tre (mã ABT-HOSTC) đạt hơn 199 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 19 tỷ đồng.

    * Ngày 2/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG-HOSTC) đã mua 10.000 cổ phiếu DHG, nâng tỷ lệ sở hữu lên 481.680 cổ phiếu DHG (6,02%).

    * Ngày 3/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bibica (mã BBC-HOSTC) đã bán 60.400 cổ phiếu BBC, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 1.384.906 cổ phiếu (13,63%).

    * Ông Trần Văn Ngọc, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank (mã STB-HOSTC) sở hữu 2.401.256 cổ phiếu STB, sẽ bán 523.631 cổ phiếu STB từ ngày 12/7/2007.

    * Ủy ban Chứng khoán đã cấp giấy chứng nhận cho Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 (mã TS4-HOSTC) chào bán 9 triệu cổ phiếu.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã nhận được văn bản giải trình và cam kết không tái phạm của ông Lê Trọng Kỷ, kiểm soát viên của Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn (mã BPC-HOSTC) vì đã giao dịch cổ phiếu BPC mà không công bố thông tin.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã nhận được văn bản giải trình và cam kết thực hiện đúng theo quy định về công bố thông tin của ông Nguyễn Thanh Hùng, thành viên Ban đại diện Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (mã VF1-HOSTC) vì đã giao dịch chứng chỉ quỹ VF1 mà không công bố thông tin.

    * Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (mã DMC-HOSTC) sở hữu 86.841 cổ phiếu DMC, sẽ bán 39.000 cổ phiếu DMC từ ngày 23/7 - 23/10/2007.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo đã nhận đủ hồ sơ niêm yết lần đầu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

    * Tính đến ngày 6/7/2007, giá trị tài sản ròng (NAV)/100 triệu đơn vị quỹ của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (mã VF1-HOSTC) là 36.925 đồng/đơn vị quỹ.
  8. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nước tương Trung Thành vi phạm hàm lượng chất 3-MCPD

    Nước tương Trung Thành, nhãn hiệu "Gà trống vàng" bán tại Siêu thị Big C (Hà Nội) có chứa hàm lượng chất gây ung thư 3-MCPD cao gấp quá 10 lần tiêu chuẩn cho phép.

    Thông tin trên vừa được đích thân ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội xác nhận sau khi có kết quả kiểm nghiệm chất 3-MCPD của Trung tâm Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm hôm 10/7.

    Ngay trong chiều 11/7, đoàn thanh tra của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành niêm phong toàn bộ mặt hàng nước tương Soy Sauce cao cấp Trung Thành nhãn hiệu "Gà trống vàng" (lô sản xuất ngày 1/6/2006; hạn sử dụng ngày 1/12/2007).

    Trước đó, ngày 22/6, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã lấy mẫu nước tương này tại siêu thị Big C gửi đến Trung tâm Kiểm nghiệm vệ sinh an tòan thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) để tiến hành kiểm định chất lượng.

    Ngay trong sáng nay (12/7), Sở Y tế Hà Nội đã có công văn kiến nghị với Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nam tạm thời dừng và đình chỉ việc sản xuất lô nước tương này của cơ sở Trung Thành, đồng thời tiến hành kiểm tra dây chuyền công nghệ sản xuất.

    Ngoài ra, Sở Y tế cũng triệu tập đại diện của cơ sở sản xuất nước tương Trung Thành tại Hà Nội đến làm việc và cho biết sẽ tiến hành giám sát việc thu hồi lô nước tương này trên địa bàn thành phố.

    Ông Tuấn cũng cho biết, nhiều khả năng sẽ xử phạt Trung Thành 15 triệu đồng. Đây là khung hình phạt cao nhất theo Nghị định 45/2005 NĐ-CP về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, con số chính thức sẽ được thông báo vào cuối chiều nay.

    Trao đổi với đại diện của Công ty Trung Thành sáng nay (12/7), vị đại diện này cho biết, hiện công ty vẫn chưa nhận được công văn của Sở Y tế và toàn bộ thông tin trên cũng mới chỉ biết qua báo chí.

    Tuy nhiên, đại diện này cũng cho biết, sản phẩm nước tương nhãn hiệu "Gà trống vàng" được sản xuất theo công nghệ khác với công nghệ sản xuất nước tương nhãn xanh và nhãn vàng đã được Trung tâm Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm xác nhận không có chất 3-MCPD.

    Theo đại diện Công ty Trung Thành, trong ngày 12/7, công ty sẽ họp báo chính thức về vấn đề này.
  9. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Đã có 10 ngân hàng ngoại muốn đầu tư vào ICB

    Ông Phạm Huy Hùng - Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) cho biết, khi cổ phần hóa, ICB dự kiến sẽ lựa chọn 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Các nhà đầu tư được lựa chọn phải là 1 trong 30 định chế tài chính hàng đầu thế giới và cam kết hỗ trợ lâu dài cho ICB.

    Hiện nay, dù chưa có phương án CPH chi tiết và chưa thông báo mời nhưng đã có 10 nhà đầu tư là các ngân hàng lớn của thế giới và khu vực bày tỏ nguyện vọng muốn đầu tư vào ICB. Dự kiến ICB sẽ bán cho mỗi đối tác chiến lược 10% cổ phiếu khi cổ phần hóa. Tất nhiên những kế hoạch này sẽ được thể hiện cụ thể trong kế hoạch CPH chi tiết và được Chính phủ phê duyệt.

    Trong ngày 12/7, ICB đã chính thức ký hợp đồng tư vấn CPH với JP Morgan. Sau khi ký kết, ICB và nhà tư vấn sẽ thực hiện việc định giá DN, xây dựng kế hoạch cổ phần hóa chi tiết, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, tư vấn IPO trong nước và quốc tế. Theo lộ trình, trong tháng tháng 8 sẽ có phương án chi tiết để trình Chính phủ vào tháng 9. Dự kiến, Chính phủ sẽ mất hai tuần để xem xét thì đến tháng 10 việc cổ phần hóa sẽ được tiến hành với trọng tâm và chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng.

    ICB cố gắng gói gọn CPH trong năm 2007 để đến đầu năm 2008 là có thể đại hội cổ đông mới được, ông Hùng cho biết.

    ICB dự kiến sẽ tiến hành việc IPO trong nước và quốc tế ngay trong năm nay. Sau khi tiến hành IPO, ngoài việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, ICB đang tính đến việc niêm yết trên sàn quốc tế tại New York hoặc London.

    Đáng chú ý, ICB dự kiến sẽ bán ra ngoài hết toàn bộ 49% tỷ lệ cổ phần được phép ngay trong giai đoạn đầu cổ phần hóa. Với 49% "ICB sẽ bán trong quý IV/2007 và cùng lắm là đầu quý I/2008 sẽ bán hết", ông Hùng nói. Số cổ phiếu này sẽ bán cho các đối tác trong nước, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, IPO trong nước, quốc tế và các bộ CNV. Tỷ lệ bán cho từng đối tượng sẽ được quyết định khi Chính phủ phê duyệt đề án CPH chi tiết.

    Việc ICB bày tỏ quyết tâm đẩy nhanh CPH và nhất là bán hết toàn bộ 49% cổ phiếu trong thời điểm hiện nay là một quyết định được cho là mạnh bạo. Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Hùng cho biết, không có ý định lùi thời điểm IPO. Theo ông Hùng, vấn đề quan trọng là phần chia tỷ lệ bán thế nào trong 49% để cho hiệu quả và có tác động tốt đến thị trường.

    VNN
  10. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    FPT Góp vốn thành lập Trường phổ thông năng khiếu FPT

    Ngày 12/07/2007, Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ - FPT công bố thông tin về việc góp vốn thành lập Trường phổ thông năng khiếu FPT như sau:

    Ngày 11 tháng 07 năm 2007 tại trụ sở Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT ?" 89 Láng Hạ, Hà Nội, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT đã họp và nhất trí thông qua vấn đề sau:

    Góp vốn là 22 tỷ đồng (Hai mươi hai tỷ đồng) thành lập Trường phổ thông năng khiếu FPT. Mục đích: Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ trang này