Đọc báo giùm bạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Be_goldendragon, 06/06/2007.

5805 người đang online, trong đó có 766 thành viên. 20:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8336 lượt đọc và 168 bài trả lời
  1. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Bán tiếp cổ phần Bảo Việt với giá tối thiểu 74.000 đồng

    15.656.286 cổ phần, chiếm 26,34% trong tổng số gần 60 triệu cổ phần bán đấu giá lần đầu ra công chúng ngày 31/5/2007 của Bảo Việt sẽ được bán tiếp ra thị trường vào ngày 23/7 tới, với giá tối thiểu là 74.000 đồng/cổ phần.

    Theo giải thích của ông Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), do quy định tại Thông tư 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, số cổ phần bán tiếp sẽ có giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá (bao gồm cả giá đấu của nhà đầu tư đã từ chối mua), tức giá 73.910 đồng.

    Trong khi đó, bước giá theo quy định là 100 đồng nên giá tối thiểu được làm tròn thành 74.000 đồng.

    Tất cả những nhà đầu tư đã đăng ký tham gia mua cổ phần của Bảo Việt trong đợt đấu giá bán cổ phần lần đầu đều được tham gia đăng ký. Số lượng cổ phần đăng ký mua tối đa của nhà đầu tư pháp nhân là 3,4 triệu cổ phần, cá nhân là 340.000 cổ phần. Số lượng cổ phần mỗi nhà đầu tư được đăng ký mua tối thiểu: 1.000 cổ phần và số lượng đăng ký mua hơn mức tối thiểu phải là bội số của 100.

    Theo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, nhà đầu tư có nhu cầu sẽ đăng ký mua thoả thuận mua tiếp cổ phần đến các đại lý, nơi nhà đầu tư đã đăng lý tham gia đấu giá cổ phần lần đầu của Bảo Việt để nhận đơn đăng ký thỏa thuận mua tiếp cổ phần hoặc lấy trực tiếp từ website của sàn Hà Nội và các đại lý.

    Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc (bằng 20% số lượng cổ phần đăng lý mua với mức giá 74.000 đồng/cổ phiếu). Việc đăng ký thỏa thuận mua tiếp cũng như chuyển tiền đặt cọc mua tiếp cổ phần sẽ được thực hiện tại chính đại lý đấu giá mà nhà đầu tư đã tham dự đấu giá mua cổ phần lần đầu Bảo Việt trong đợt đầu.

    Thời hạn nộp phiếu phiếu cam kết giá mua tiếp cổ phần chậm nhất vào 16h00 ngày 18/7/2007 tại các đại lý đấu giá. Theo dự kiến, việc xét kết quả thoả thuận bán tiếp cổ phần chưa phân phối hết sẽ diễn ra vào 8h30 phút ngày 23/7/2007 tại sàn Hà Nội.

    Kết quả chào bán được xác định trên cơ sở số lượng và mức giá nhà đầu tư cam kết mua. Giá bán theo thứ tự từ cao xuống thấp nhưng không thấp hơn mức giá 74.000 đồng/cổ phiếu.
  2. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    EVN sẵn sàng không tham gia CTCP mua bán điện!

    Những tranh luận xung quanh mô hình tổ chức của công ty mua bán điện (CTMBĐ) xem ra vẫn chưa đi đến hồi kết bởi sự ủng hộ của các cơ quan hữu trách tại cuộc họp lấy ý kiến của các Bộ, ngành do Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) chủ trì ngày 10 tháng 7 về mô hình công ty cổ phần mua bán điện do Tập đoàn Điện lực (EVN) đề xuất là chưa có.

    Công ty 100% vốn Nhà nước hay công ty cổ phần có cổ đông là các doanh nghiệp Nhà nước ?

    Theo đề xuất hiện nay của EVN, CTMBĐ sẽ là công ty cổ phần có các cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước gồm Tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản, TCT Sông Đà, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, TCT Lắp máy Việt Nam, TCT Xi măng, TCT Thép và EVN.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, trong nhiều năm qua, EVN đã chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện cho đất nước, là đơn vị duy nhất thực hiện việc mua và bán buôn điện. Tuy nhiên, do giá bán điện cho người tiêu dùng chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến nhà đầu tư chào giá cao, EVN chỉ chấp nhận mua với mức giá phù hợp với giá đầu ra nên đã gây bức xúc từ một số nhà đầu tư. ?oEVN muốn sớm thành lập CTMBĐ để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm tham gia đầu tư phát triển ngành điện Việt Nam?, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

    Mô hình công ty cổ phần có các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước được EVN cho rằng ưu việt hơn mô hình Công ty TNHH một thành viên (dưới EVN) hay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN bởi hoạt động độc lập với EVN, tách bạch được chi phí của từng khâu, tạo được sự tin tưởng hoàn toàn vào sự vận hành minh bạch của thị trường điện? Đặc biệt, với các cổ đông đều là doanh nghiệp Nhà nước lớn thì có vẻ như Nhà nước vẫn can thiệp được trong những trường hợp cần điều tiết để đảm bảo mục tiêu ổn định cung cấp điện cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước hết hiệu lực thì các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước chiếm trên 51% phải tuân thủ theo các quyết định của đại hội cổ đông chứ không phải là hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước.

    Vì vậy, chuyện Nhà nước có thể thông qua các cổ đông là những doanh nghiệp Nhà nước trong công ty cổ phần để điều hành hoạt động của doanh nghiệp là điều khó có thể. Khác hẳn với công ty 100% vốn nhà nước sẽ do chịu sự điều hành của chủ sở hữu vốn (Nhà nước).

    Liên quan đến mặt hàng khá đặc biệt là điện năng, với mục tiêu hàng đầu được hướng tới là ổn định cung cấp điện cho nền kinh tế bên cạnh mục tiêu giá cả hợp lý thì việc cần có sự can thiệp của Nhà nước chắc chắn là khó tránh. Nhất là khi hệ thống điện quốc gia luôn trong tình trạng cung nhỏ hơn cầu và giá điện được Nhà nước quy định như hiện nay. Đặc biệt khi mà tình trạng cung cấp điện cũng được các chuyên gia dự báo là ?ovẫn còn nguy cơ thiếu điện? từ nay tới năm 2010.

    Ông Đặng Hùng, Cục trưởng ERAV cho hay, việc thành lập CTMBĐ như đề xuất của EVN tại thời điểm hiện nay sẽ khiến công ty này gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình.

    ?oHiện nay EVN đang được bù đắp bằng các nguồn lực khác như thuỷ điện, điện giá rẻ để đảm bảo mục tiêu ổn định cung cấp điện cho nền kinh tế. Nếu thành lập công ty mua bán điện hoạt động độc lập thì chắc chắn sẽ lỗ vì không có nguồn bù đắp trong việc mua điện từ các nhà máy điện độc lập (IPP) và các công ty BOT để bán điện theo giá quy định hiện nay?, ông Hùng nói.

    Chia sẻ quan điểm này, đại diện của Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính tại cuộc họp cũng đặt câu hỏi, ?onếu là công ty cổ phần mà hoạt động có thua lỗ thì ai sẽ bù lỗ vì Nhà nước thì đương nhiên không rồi??.

    Theo đại diện này của Bộ Tài chính, ?ovẫn nên có CTMBĐ nhưng từ nay tới năm 2010, công ty này nên hạch toán phụ thuộc EVN để Nhà nước còn điều tiết vào những thời điểm quan trọng, đặc biệt là khi trong mùa khô. Sau năm 2010, khi giá điện đã được từng bước điều chỉnh theo các yếu tố thị trường thì sẽ tiến hành cổ phần hoá công ty này?.

    Không ủng hộ mô hình hạch toán phụ thuộc, đại diện của Bộ Nội vụ tại cuộc họp cho rằng, nên để CTMBĐ hạch toán độc lập trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, để công ty này không lỗ thì phải có cơ chế quỹ công ích đi kèm theo hay xem xét vấn đề bù lỗ, bù chéo.

    Với thực tế, cơ chế giá điện hiện hành đang có sự bù chéo cho một số khu vực như điện nông thôn, 100 kWh đầu điện sinh hoạt? hiện nay thì khó có thể đảm bảo được rằng CTMBĐ sẽ lấy mục tiêu ổn định cung cấp điện là mục đích của mình nếu được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần và chịu sự điều hành của các cổ đông.

    EVN thực sự khoẻ?

    Theo số liệu được công bố tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ cuối tháng 11 năm 2006 liên quan đến quyết định tăng giá điện trong năm 2007 thì giai đoạn 2002-2005, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh điện (dầu, than, khí, giá mua điện?) tăng 78,9% - bình quân tăng 19,7%/năm trong khi sản lượng chỉ tăng 13-15%/năm đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận của ngành điện.

    Năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của ngành điện chỉ còn 2,48% và ước thực hiện năm 2006 là dưới 1%. Chính các quan chức đứng đầu của EVN khi trao đổi với Báo Đầu tư vào những ngày đầu năm 2007 cũng thừa nhận rằng, lợi nhuận năm 2006 có thể chưa tới 10 tỷ đồng.

    Mức tỷ suất lợi nhuận này cũng được xem là thấp nhất từ trước tới nay. Chính vì vậy mà ?ogánh nặng? đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế và hoạt động phải có lãi xem ra khá nặng nề với ngành điện, nhất là khi EVN hiện là ?odoanh nghiệp duy nhất? thực hiện việc mua buôn điện của các nhà sản xuất khác để rồi bán trực tiếp đến các hộ tiêu dùng lớn cũng như các hộ sinh hoạt.

    Dẫu vậy, tại cuộc họp với các Bộ, ngành vào ngày 10 tháng 7, tức là sau khoảng nửa năm nói trên, ông Đào Văn Hưng-Chủ tịch HĐQT EVN đã đưa ra những con số lợi nhuận của khoảng 5 năm trở lại đây đều từ 1.000 ?" 2.000 tỷ đồng, đặc biệt trong năm 2006 mức lợi nhuận sau thuế của EVN là 2.600 tỷ đồng để khẳng định rằng, ?oviệc mua bán điện như EVN đã đảm nhiệm trong suốt 12 năm qua chỉ có toàn lãi nên chẳng có lý do gì phải quan ngại về chuyện CTMBĐ khi đảm nhận chức năng mua bán điện này sẽ phải thua lỗ?.

    Thậm chí lãnh đạo EVN còn khẳng định rằng, đó chưa phải là mức lợi nhuận tối đa bởi nếu ?omuốn làm gì thì làm chắc chắn EVN đã lãi hai, ba chục nghìn tỷ đồng mỗi năm!!!?

    Dĩ nhiên, con số 2.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế là một con số ?orất ấn tượng? bởi lãnh đạo EVN thường xuyên ca điệp khúc ?ophải mua điện với giá cao và bán điện với giá thấp?!!! Xác nhận mức lợi nhuận này của EVN là đúng, một quan chức của ERAV-nơi đang đảm trách việc xây dựng các phương pháp tính giá điện theo các yếu tố thị trường cho hay, con số này nằm trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

    Đáng nói là tính toán của EVN vào tháng 10 năm 2005 phục vụ cho đề nghị tăng giá điện của năm 2006 (đã bị hoãn lại) cho thấy, dự tính vào năm 2006, nếu sản lượng điện do EVN tự sản xuất ở thanh cái là 33,8 tỷ kWh; trong đó điện thương phẩm là 30,023 tỷ kWh thì EVN có lãi khoảng 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế, EVN sẽ phải mua điện ngoài của các nhà máy điện độc lập và nhập khẩu điện. Mà mức giá của các nhà máy điện độc lập bên ngoài này có nơi như Nhà máy điện Hiệp Phước tới cả 2.000 đồng/kWh.

    Còn trước thời điểm tăng giá điện vào đầu năm 2007, theo số liệu của Tổ công tác giá điện, giá mua điện từ các nhà máy độc lập bình quân là 740 đồng/kWh, nếu tính cả phí truyền tải, phân phối thì chi phí giá thành điện đến khách hàng sử dụng là 1.056 đồng/kWh. Trong khi giá bán bình quân đến hộ tiêu thụ là 782 đồng/kWh nên cứ 1 kWh điện mua ngoài, EVN sẽ phải bù lỗ 274,3 đồng/kWh.

    Điều này cũng có nghĩa là tỷ trọng điện mua ngoài càng cao thì EVN càng bị giảm lợi nhuận. Năm 2005, với 11,5 tỷ kWh điện mua ngoài, EVN đã bù chi phí khoảng 2.766 tỷ đồng. Tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh của EVN năm 2005 cũng có mức lãi không dưới 1.000 tỷ đồng.

    Còn năm 2006, lượng điện thương phẩm đạt 51,3 tỷ kWh với tỷ trọng điện mua ngoài cũng tăng lên mức xấp xỉ 50% và sau hàng loạt các nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế với giá điện theo quy định, EVN vẫn có mức lợi nhuận 2.600 tỷ đồng!!!

    Vào tháng 6 năm 2006, trong báo cáo của Dự án cổ phần hoá ngành điện Việt Nam do EVN và một số công ty kiểm toán quốc tế và trong nước như KPMG, DLA NERA, SSI, YKVN thực hiện có thống kê ra mức trợ cấp hiện hành theo biểu giá điện hiện tại. Theo các số liệu đó thì với giá điện bán cho khu vực sinh hoạt và bán buôn cho khu vực nông thôn, tổng mức bù chéo cho các đối tượng này đã lên tới khoảng? 7.000 tỷ đồng!

    Điều này cũng lý giải được tại sao, các quan chức của EVN lại nhận xét rằng, nếu được ?otự tung tự tác? mức lợi nhuận phải lên tới vài chục nghìn tỷ đồng.

    Nhưng xin nhắc lại một điều rằng, EVN là một doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước giao trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế và đi cùng với nhiệm vụ đấy, EVN cũng được tạo điều kiện trong vấn đề đầu tư, hạn mức tín dụng mà không phải cứ doanh nghiệp nhà nước nào đầu tư xây dựng nhà máy điện cũng nhận được.

    Vậy nên, tại cuộc họp lấy ý kiến nói trên, có chuyên gia đã nhận xét rằng, EVN không phải ?otoàn mua cao-bán thấp mà có cả mua thấp? nữa.

    Chắc chắn, EVN đã không nhầm khi thông báo rằng, với mức giá điện 5 cent/kWh của nhà máy điện Cà Mau (do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chủ đầu tư) thì mỗi năm sẽ phải tăng chi phí thêm 1.500 tỷ đồng và khoản này thì phải có những hỗ trợ nhất định khi giá bán điện bình quân chỉ là 842 đồng/kWh vì xét cho tới cùng, TĐ Dầu khí cũng là doanh nghiệp Nhà nước.

    Nhưng dường như EVN ?oquên? rằng, có những nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là những nhà máy thuỷ điện công suất lớn được Nhà nước giao cho EVN quản lý đã hết thời gian khấu hao nên đang có giá điện rất thấp.

    Tháng 7 năm 2004, khi EVN tiến hành chào giá điện cạnh tranh trong nội bộ các doanh nghiệp của mình như một bước tập dượt cho việc tiến tới thị trường điện cạnh tranh, các quan chức của EVN đã phấn khởi cho hay, giá điện thấp nhất được chào là khoảng 280 đồng/kWh là của một nhà máy nhiệt điện đã có thời gian vận hành lên tới trên 30 năm.

    Tuy nhiên, các chuyên gia ngành điện cũng cho hay, giá điện của các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Trị An hay Yaly còn cạnh tranh hơn cũng bởi các nhà máy này đã hết khấu hao, có công suất lại lớn. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, có nhà máy thuỷ điện lớn còn có giá thành dưới 100 đồng/kWh.

    Trong cáo bạch của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà (thành lập từ năm 1971) khi tiến hành cổ phần hoá, với 370 triệu kWh điện sản xuất ra trong năm 2005 với tổng chi phí là 21,596 tỷ đồng thì giá thành sản xuất điện của nhà máy có công suất 108 MW này là chưa tới 60 đồng/kWh. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần thì giá điện mà EVN mua của công ty cổ phần thuỷ điện Thác Bà là 530 đồng/kWh.

    Cũng tới thời điểm đầu năm 2007, khi EVN tiến hành chào giá cạnh tranh trong điều kiện đã cổ phần một số nhà máy điện của mình thì hầu như chẳng có nhà máy nào chào giá thấp hơn mức trần do EVN đưa ra là 742 đồng/kWh!!! Như vậy, nếu EVN không phải là DNNN, không có nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định cho nền kinh tế, thực thi các nhiệm vụ xã hội như đưa điện về nông thôn thì chẳng nhẽ Nhà nước cứ giao cho EVN quản lý 3 nhà máy thuỷ điện là Hoà Bình, Trị An, Yaly có tổng công suất lên tới 3.000 MW-chiếm 25% công suất của hệ thống hiện nay với giá thành sản xuất điện thấp như cho vậy.

    Có lẽ cũng hiểu rất rõ thực tế này nên các Bộ chức năng từng tham gia thẩm định giá điện đã không ?omặn mà? ủng hộ đề nghị thành lập CTMBĐ theo hình thức cổ phần.

    Chính vì vậy, đề xuất bất ngờ của EVN là thành lập CTMBĐ không có sự tham gia của EVN làm cổ đông chi phối chắc chắn sẽ khiến cho các cổ đông còn lại ?ophát sốt? nếu hiểu rõ thực trạng bù chéo tới cả 7.000 tỷ đồng cho khu vực dân cư và nông thôn. Nhất là đã biết rất rõ giá điện các nhà máy mình đầu tư để bán điện cho EVN chẳng thể đem lại mức lợi nhuận như EVN thông báo khi giá đầu ra được quy định cứng như hiện nay.

    Nên chăng, thay vì chú tâm tới công ty mua bán điện vào thời điểm này mà lợi ích chưa biết sẽ thuộc về ai, các cơ quan hữu trách hãy tách bạch từng khâu hoạt động của dây chuyền phát điện-truyền tải-phân phối điện để nhìn rõ hơn thực trạng hoạt động của hệ thống điện hiện nay. Đặc biệt là việc tách riêng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn đa mục tiêu ra khỏi hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần như đề xuất của tư vấn Kema (Hoa Kỳ) trong quá trình thiết kế chi tiết các bước đi để hình thành nên thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo mới đây.

    Sự tách bạch đó cũng sẽ giúp EVN khỏi mang tiếng ?ođộc quyền? như bấy lâu phải chịu, còn người dân sẽ hiểu rõ hơn về những khoản hỗ trợ từ phía Nhà nước để đưa điện lưới quốc gia ?ophủ sóng? đến với người nghèo với tỷ lệ gần 96,75% số hộ nông thôn trong cả nước hiện nay đã có điện.
  3. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin vắn chứng khoán niêm yết ngày 13/7

    Những thông tin đáng chú ý ngày 13/7 về doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    * Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (mã SVC-HASTC) đã hoàn tất việc góp vốn để trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông. SVC nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Phương Đông (10% vốn điều lệ).

    * Công ty Cổ phần Sách giáo khoa tại Tp.HCM (mã SAP-HASTC) sẽ sử dụng danh sách người sở hữu cổ phiếu SAP chốt ngày 18/6/2007 vào mục đích lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc niêm yết bổ sung cổ phiếu.

    * 4/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn (mã TRI-HOSTC) đã bán 61.210 cổ phiếu TRI, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 595.680 cổ phiếu (9,10%).

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD-HOSTC) được niêm yết bổ sung 9.519.730 cổ phiếu.

    * Ông Vũ Xuân Dũng, con ông Vũ Xuân Cường, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC-HOSTC) sở hữu 47.000 cổ phiếu PPC sẽ bán 40.000 cổ phiếu PPC từ ngày 20/7/2007.

    * Ông Vũ Xuân Cường, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC-HOSTC) sở hữu 93.000 cổ phiếu PPC sẽ bán 40.000 cổ phiếu PPC từ ngày 20/7/2007.

    * Ngày 4/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Bibica (mã BBC-HOSTC) đã bán 69.600 cổ phiếu BBC, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 1.315.306 cổ phiếu (12,94%).

    * Từ 29/6 ?" 6/7/2007, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (mã SFC-HOSTC) đã mua thêm 181.830 cổ phiếu SFC, nâng tỷ lệ sở hữu lên 280.350 cổ phiếu (16,49%).

    * 900.000 cổ phiếu phát hành thêm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC-HOSTC) sẽ được chính thức giao dịch từ ngày 20/7/2007.

    * Ngày 4/7/2007, Citigroup Global Market Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (mã CII-HOSTC) đã bán 129.600 cổ phiếu CII, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 2.625.500 cổ phiếu (8,75%).

    * Ngày 6/7/2007, Công ty Cổ phần Thủy sản số 1 (mã SJ1-HOSTC) đã hoàn tất việc bán 66.470 cổ phiếu quỹ với giá 38.900 đồng/cổ phiếu.

    * Ông Lê Trọng Kỷ, thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn (mã BPC-HOSTC) sở hữu 4.710 cổ phiếu BPC sẽ bán 4.000 cổ phiếu BPC từ ngày 15/7 - 30/9/2007.

    * Công ty Cổ phần Văn hoá Tân Bình (mã ALT-HOSTC) đã nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 17 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp để tăng vốn điều lệ từ 13,347 tỷ đồng lên hơn 15 tỷ đồng.

    * Ngày 23/7/2007, 8.407.750 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An với mã chứng khoán là GTA sẽ được chính thức giao dịch ngày đầu tiên.
  4. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng ?onghiện giao dịch? cổ phiếu



    Nhiều nhà đầu tư thú nhận rằng họ cũng biết mua bán cổ phiếu ngắn hạn không mang lại lợi nhuận nhiều mà tính rủi ro lại cao nhưng thà không lên sàn thì thôi, chứ lên rồi mà không mua mua, bán bán là không chịu được.

    Tình trạng mua bán cổ phiếu liên tục trong thời gian ngắn của các nhà đầu tư cá nhân gọi là chứng ?onghiện giao dịch? cổ phiếu. Nguyên nhân căn bệnh này xuất phát từ sự đeo bám sàn giao dịch liên tục, đeo bám thông tin và phản ứng quá nhanh đối với những biến động trên thị trường.

    Không lên sàn là thấy nhớ

    Sự lên xuống của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) như một ma lực thu hút nhiều người đến với nó. Nhiều người đam mê mua bán cổ phiếu như đam mê cờ bạc. Thông thường, đối với các nhà đầu tư (NĐT) khi đã bỏ tiền, mở tài khoản, mua cổ phiếu rồi thì không thể không lên sàn, nhất là thời điểm thị trường lên giá. Việc lên sàn hằng ngày đối với số đông người đã trở thành một thói quen, nhất là với những người không bị ràng buộc vì công việc hoặc đã nghỉ hưu. Sàn giao dịch trở thành nơi tiếp nhận mọi thông tin từ chính thức đến không chính thức. Sự đeo bám thông tin hằng ngày, thường xuyên cũng có thể dẫn đến những giao dịch quá mức. Nghiện thông tin sẽ đưa NĐT phản ứng quá nhanh với những biến động trên thị trường. Phản ứng đầu sẽ dẫn đến những phản ứng tiếp theo và tài khoản sẽ nằm trong vòng xoáy của những giao dịch mua bán liên tục.

    Hiện nay, khi số lượng các công ty niêm yết đã lên tới hơn 200 cổ phiếu, chưa kể những công ty đang giao dịch tại thị trường OTC, và các doanh nghiệp sắp cổ phần hóa... lượng thông tin trên TTCK là rất lớn. Thông tin quá nhiều có thể gây sự nhiễu loạn làm mất phương hướng đầu tư. Có thông tin giống nhau, nhưng biến động trên thị trường lại khác nhau, thông tin chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu mới của Sacombank vừa qua là một ví dụ. Do đó không phải tất cả mọi phản ứng nhanh trước thông tin đều mang lại hiệu quả cho các NĐT.

    Lên sàn không mua, bán không chịu được

    Giá cổ phiếu trên TTCK thường trồi sụt theo quy luật cung ?" cầu, việc mua bán cổ phiếu của các NĐT hiện nay vẫn theo phản ứng dây chuyền. Nhiều NĐT thú nhận rằng họ cũng biết mua bán cổ phiếu ngắn hạn không mang lại lợi nhuận nhiều mà tính rủi ro lại cao nhưng thà không lên sàn thì thôi, chứ lên rồi mà không mua mua, bán bán là không chịu được. Ở trên các sàn giao dịch, luôn có các NĐT tay cầm giấy đặt lệnh mua bán cổ phiếu, bất cứ sự biến động nhỏ nào của giá cổ phiếu trên thị trường hoặc thấy nhiều người viết phiếu đặt lệnh là họ viết lệnh mua bán liền. Lòng tham và nỗi sợ hãi đã làm cho hầu hết các NĐT cá nhân đều trở thành những người mua bán cổ phiếu ngắn hạn.

    Chứng nghiện giao dịch không phải chỉ ở Việt Nam mà TTCK ở các nước đều có, nhất là thời điểm phát triển ban đầu của thị trường. Theo lịch sử đầu tư cổ phiếu tại các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới đã thống kê thì chưa có một NĐT nào đầu tư, kinh doanh cổ phiếu thành công vì ?ochứng nghiện giao dịch? cả. Nếu tính tổng các phiên mua bán thì hầu như đều bị thua lỗ. Giao dịch quá mức sẽ gây thiệt hại cho bất cứ chiến lược đầu tư nào. Người được hưởng lợi nhất của bệnh nghiện giao dịch là các công ty môi giới chứng khoán.

    Ông Richard Kang, chuyên gia cao cấp về thị trường, đã từng nói nếu các bạn mua, bán cổ phiếu ngắn hạn thì tính rủi ro của nó ngang với đánh bạc. Nếu có kiếm được lợi nhuận thì cũng chỉ ăn được đầu và đuôi cá thôi. Ở một số nước, nếu một tài khoản nào giao dịch quá nhiều, các công ty chứng khoán luôn được cảnh báo để dừng khóa tài khoản, khi lượng tiền trong tài khoản đó xuống một mức nhất định.
  5. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    TCP Địa ốc Chợ Lớn (RCL) thông tin về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan với cổ đông nội bộ

    Căn cứ theo yêu cầu của bà Phan Thị Quan, Trung tâm GDCK Hà Nội xin thông báo như sau:

    1. Tên người thực hiện giao dịch: Phan Thị Quan

    2. Chức vụ hiện nay tại tổ chức niêm yết: Không

    3. Mã chứng khoán giao dịch: RCL

    4. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 1.000 cổ phiếu

    5. Tên của người có liên quan tại tổ chức niêm yết: Lê Xuân Nghĩa

    6. Chức vụ của người có liên quan tại tổ chức niêm yết: Phó Tổng giám đốc

    7. Số lượng cổ phiếu người có liên quan đang nắm giữ: 8.240 cổ phiếu

    8. Số lượng cổ phiếu dự định bán: 1.000 cổ phiếu

    9. Số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 0 cổ phần</P>

    10. Mục đích thực hiện giao dịch: Giải quyết công việc gia đình

    11. Thời gian thực hiện giao dịch: 16/7/2007 đến 9/10/2007.
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    TCP Địa ốc Chợ Lớn (RCL) thông tin về giao dịch cổ phiếu của người có liên quan với cổ đông nội bộ


    Căn cứ theo yêu cầu của bà Trần Thị Ánh Nga, Trung tâm GDCK Hà Nội xin thông báo như sau:

    1. Tên người thực hiện giao dịch: Trần Thị Ánh Nga

    2. Chức vụ hiện nay tại tổ chức niêm yết: Không

    3. Mã chứng khoán giao dịch: RCL

    4. Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 20.550 cổ phiếu

    5. Tên của người có liên quan tại tổ chức niêm yết: Vũ Quốc Tuấn

    6. Chức vụ của người có liên quan tại tổ chức niêm yết: Thành viên HĐQT

    7. Số lượng cổ phiếu người có liên quan đang nắm giữ: 13.000 cổ phiếu

    8. Số lượng cổ phiếu dự định bán: 20.000 cổ phiếu

    9. Số lượng cổ phiếu dự kiến nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 550 cổ phiếu

    10. Mục đích thực hiện giao dịch: Giải quyết công việc gia đình

    11. Thời gian thực hiện giao dịch: 16/7/2007 đến 9/10/2007.
  6. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    GMD thành lập Công ty liên doanh

    Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (GEMADEPT) đã gửi công văn số 216/CBTT công bố về việc thành lập công ty TNHH Hyundai Merchant Marine Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số: 41102200086 do UBND Tp.HCM cấp với vốn điều lệ 300.000 USD trong đó Công ty Gemadept góp 49%, bên nước ngoài là Công ty Hyundai Merchant Marine góp 51%.

    Ngành nghề kinh doanh chính: thực hiện các hoạt động liên quan đến hàng hóa do Công ty Hyundai Merchant Marine vận chuyển như: bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng; đại diện cho chủ hàng; cung cấp thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan đến chứng từ vận tải; cung cấp các dịch vụ vận tải đường biển bao gồm cả dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang quốc tịch Việt Nam để cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp. Trụ sở chính công ty TNHH Hyundai Merchant Marine Việt Nam đặt tại 2A-4A, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp.HCM.
  7. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    TTGDCK TP.HCM áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007

    Được sự chấp thuận của Chủ tịch UBCKNN, kể từ phiên giao dịch ngày 30/07/2007, TTGDCK TP.HCM sẽ chính thức áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục.

    Quy định cụ thể như sau:

    1. Thời gian giao dịch:

    1.1. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư:

    - Từ 8h30 đến 9h00 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa

    - Từ 9h00 đến 10h00 : Khớp lệnh liên tục

    - Từ 10h00 đến 10h30 : Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa

    - Từ 10h30 đến 11h00 : Giao dịch thỏa thuận

    - 11h00 : Đóng cửa thị trường

    1.2. Đối với trái phiếu:

    - Từ 8h30 đến 11h00 : Giao dịch thỏa thuận

    2. Đơn vị giao dịch:

    2.1. Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 10 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

    2.2. Đơn vị yết giá, biên độ dao động giá: như quy định hiện hành

    2.3. Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trở lên.

    3. Loại lệnh:

    3.1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO)

    3.2. Lệnh giới hạn

    3.3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC)

    Cũng được sự chấp thuận của Chủ tịch UBCKNN, từ đầu năm 2008, TTGDCK TP.HCM sẽ áp dụng đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn là 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Riêng về lệnh thị trường, việc áp dụng sẽ được thực hiện sau khi phương thức khớp lệnh liên tục đã hoạt động ổn định và được đánh giá tốt. TTGDCK TP.HCM sẽ thông báo thời điểm áp dụng cụ thể đối với đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn và lệnh thị trường sau.

    Đề nghị các CTCK Thành viên:

    - Hoàn chỉnh phần mềm hệ thống giao dịch, đường truyền kết nối giữa TTGDCK TP.HCM và các CTCK.

    - Chuẩn bị nhân lực cũng như các phương án khắc phục sự cố tại CTCK nhằm đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư khi giao dịch liên tục.

    - Công bố trên các phương tiện công bố thông tin của Công ty về phương thức xác nhận kết quả giao dịch cho nhà đầu tư. Đồng thời khuyến cáo với các nhà đầu tư về những trục trặc có thể xảy ra trong thời gian đầu áp dụng khớp lệnh liên tục.

    - Thông báo đến nhà đầu tư các quy định trên.
  8. minh06

    minh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện và bình luận
    Hậu quả của những chỉ báo sai lệch

    Những suy nghĩ và hành vi lệch lạc Nhận thức được thực chất của TTCK là một điều không phải dễ. Những suy nghĩ sai lầm về TTCK Việt Nam hiện nay cũng có thể là do nhận thức chưa theo kịp được sự phát triển của thị trường và cũng có thể do người ta cố tình làm sai lệch vì mục đích nào đó. Sau đây là một vài thống kê chính:


    Một số người cho rằng, TTCK đang phát triển rất nóng và luôn muốn kéo giá chứng khoán xuống
    + Giá cổ phiếu tăng mạnh trên TTCK là mối quan tâm của toàn xã hội, nhưng ngay trong bản thân các nhà quản lý (vì những mục đích khác nhau), chúng lại được hiểu theo các cách khác nhau. Một số người cho rằng, khi cổ phần hoá, do không đánh giá đúng giá trị thực của DN, trong đó nhiều danh mục có giá trị cao nhưng vẫn chưa được tính hết như thương hiệu, lợi thế thương mại? Thậm chí, trên sổ sách, giá đất vẫn tính mấy trăm ngàn đồng/m2 - mức giá của hàng chục năm về trước, trong khi đó, giá đất đã lên đến hàng chục triệu đồng/m2. Đến khi DN niêm yết trên TTCK thì giá cổ phiếu được đẩy lên cao. Nhìn nhận về vấn đề này, có thể được hiểu rằng, đó là giá chứng khoán đã dần phản ánh đúng giá trị của DN mà trước kia, khi cổ phần hoá đã bị đánh giá thấp. Như vậy, giá chứng khoán không phải là giá ảo và TTCK đang phát triển bình thường, lành mạnh. Nhưng một số người lại có suy nghĩ ngược lại. Họ luôn cho rằng, TTCK đang phát triển rất nóng và luôn muốn kéo giá chứng khoán xuống. Họ lo sợ có hiện tượng bong bóng và đưa ra những cảnh báo ngay khi thị trường mới vượt ngưỡng 500 điểm cách đây mấy năm, nhưng thực tế sau đó, TTCK vẫn phát triển an toàn. Gần đây nhất, người ta dự báo ?othị trường sẽ bắt đầu xuống sâu? lại vào lúc giá cổ phiếu có xu hướng đi xuống. Chính phát ngôn này từ nhà quản lý đã khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang, vội vã bán ra và đẩy giá thị trường trượt nhanh và sâu hơn. Khi thị trường đã xuống thì những tác động như vậy là thừa, chứ chưa nói tới phát ngôn mang tính định hướng như trên là hành vi bị nghiêm cấm vì có khả năng gây ra những hậu quả và tổn thất khôn lường.
    + Việc đấu giá cổ phần gần đây của một số DNNN cổ phần hoá diễn ra rất lộn xộn và thiếu minh bạch. Điển hình là ở Công ty INTIMEX, chỉ có 10 người trúng thầu. Ông Tổng giám đốc Công ty cho rằng, họ đã làm đúng luật và quyết định của UBND TP. Hà Nội về việc cho Công ty thuê đất tới 50 năm đến muộn. Trước đó thì Bánh tôm Hồ Tây, Nhà hàng Bô Đê Ga? và bao công ty khác cũng đã bị thâu tóm theo cách làm xấu báo cáo tài chính để hạn chế sự quan tâm của nhà đầu tư, tạo cơ hội cho một số người mua thâu tóm DN.
    Và hậu quả để lại
    Những phát ngôn có tính định vị xu hướng thị trường từ một vài thành viên của cơ quan quản lý có thể khiến TTCK trở nên lệch lạc hơn và nhà đầu tư cuối cùng vẫn là người phải hứng chịu hậu quả. Còn đánh giá thấp và không đầy đủ tài sản của DN khi cổ phần hoá đã và sẽ làm thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng tài sản của Nhà nước. Số tiền này đã rơi vào túi một số ít người và họ giàu lên nhanh chóng. Ai cũng biết, TTCK có sự tăng trưởng cao (có người gọi là nóng?) sẽ đẩy nhanh sự nghiệp cổ phần hoá DN và giúp ngân sách tăng thu. Tuy nhiên, TTCK lại hết sức nhạy cảm và chính những phát ngôn tưởng chừng đầy trách nhiệm kia lại là nguyên nhân trực tiếp làm giảm nhiệt huyết của nhà đầu tư, ảnh hưởng rất lớn đến công tác cổ phần hoá. Lấy trường hợp đấu giá cổ phần của Đạm Phú Mỹ làm ví dụ. Nếu như TTCK phát triển bình thường, VN-Index ở mức 1.100 điểm thôi, người ta dự tính khiêm tốn giá cổ phiếu Đạm Phú Mỹ sẽ là khoảng 200.000 đồng/CP. Nếu so với giá trúng thầu (khoảng 55.000 đồng/CP), mức thất thu của Ngân sách Nhà nước lên tới gần 20.000 tỷ đồng! Số tiền khổng lồ này có thể xây được bao nhiêu nhà máy Đạm Phú Mỹ khác?
    Qua những tổn thất trên, không khó để nhận ra nguyên nhân từ đâu. Nếu các nhà quản lý tỉnh táo hơn, chia lượng cổ phiếu phát hành của Đạm Phú Mỹ thành nhiều đợt (như Vinamilk đã làm) và cho đấu giá vào tháng 2, tháng 3 vừa qua, lúc TTCK đang ?okhát? hàng thì số tiền thu về cho Ngân sách sẽ lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu như không có định hướng cố kéo thị trường xuống sâu thì chắc chắn những tổn thất trên sẽ không dễ dàng xảy ra. Chưa kể khi thị trường xuống, công chúng đầu tư cũng mất đi nhiều nghìn tỷ đồng và chỉ biết cắn răng mà chịu. Nhìn một cách tổng quát thì công tác điều hành TTCK vẫn chưa bắt được với diễn biến thực: lúc khát hàng thì chỉ có cảnh báo suông mà không đưa hàng vào, lúc ảm đạm thì lại ?obơm? hàng vào, đưa ra những tác động khiến thị trường xuống sâu, làm cho hàng hoá ế ẩm, thất thu, thị trường càng ảm đạm thêm.
    Một số kiến nghị
    Dĩ nhiên những người trong cuộc bao giờ cũng có lý do để bao biện cho hành vi của mình. Tuy nhiên, là người đầu tư, tác giả cũng như nhiều nhà đầu tư khác cảm thấy rất bức xúc và xin đưa ra một số kiến nghị sau:
    -Trường hợp đấu giá cổ phần INTIMEX và DN tương tự có thể coi là sự gian dối trong đấu thầu. Việc cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư là không minh bạch, không đầy đủ. Lãnh đạo Công ty đã che dấu thông tin. Họ cho rằng, quyết định về thuê đất của UBND TP. Hà Nội về muộn, nhưng cho dù quyết định đó có về muộn, thì thông tin này vẫn phải công bố cho mọi người biết. Vì vậy, cuộc đấu giá cổ phần INTIMEX cần phải được thanh tra để làm sáng tỏ những vấn đề khuất tất và nếu thực có khuất tất cần huỷ kết quả đấu thầu, xử phạt nghiêm những ai phạm pháp.
    -Khi cổ phần hoá phải đánh giá hết giá trị DN, đặc biệt là các giá trị vô hình. Để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các DN nhà nước (kể các DN đã cổ phần hoá) đang được thuê đất với giá ưu đãi và DN khác phải thuê ?ongoài? với giá thị trường, Nhà nước phải điều chỉnh lại mặt bằng giá thuê theo giá thị trường cho mọi thành phần, hoặc Nhà nước có thể chuyển giao đất mà DN đang sử dụng cho chính họ theo giá thị trường, hoặc nếu DN không có khả năng thì Nhà nước sẽ quy giá trị đất đai ra tiền và coi như góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào DN.
    -Chấm dứt những phát ngôn và hành vi của nhà quản lý mang tính định hướng và can thiệp thô bạo vào thị trường, gây tổn thất cho thị trường, cho nhà đầu tư và Nhà nước.

    Quang Hoan
  9. longkhanh9

    longkhanh9 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Phạt nặng hai trường hợp thao túng giá VF1

    Ngày 18/7, Thanh tra Chứng khoán ra quyết định xử phạt hành chính đối với hai cá nhân thao túng giá chứng chỉ quỹ VFMVF1. Cụ thể, Chánh Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Bùi Quang Thành và ông Huỳnh Thanh Minh do đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán.

    Hai cá nhân trên đã thông đồng trong giao dịch chứng chỉ quỹ VFMVF1 nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; cấu kết với nhau liên tục mua, bán chứng chỉ quỹ VFMVF1 để thao túng giá chứng khoán.

    Với những hành vi trên, Thanh tra Chứng khoán đã phạt ông Huỳnh Thanh Minh (địa chỉ: 3/33 tổ 148, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Tp.HCM) số tiền 30.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị định 36/2007/NĐ-CP của Chính phủ công thêm 30.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 nghị định trên. Tổng cộng mức phạt đối với ông Huỳnh Thanh Minh là 60.000.000 đồng.

    Đối với ông Bùi Quang Thành (địa chỉ: 270/60 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, Tp.HCM), tổng mức phạt lên đến 100.000.000 đồng tương ứng với các điều khoản quy định nêu trên.
  10. hondon

    hondon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    0
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/08/3B9F991F/

    Thứ bảy, 25/8/2007, 12:57 GMT+7

    Đại gia ngân hàng trễ hẹn IPO

    Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) không thể chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) đúng theo lộ trình đề ra, trước 30/8, do vẫn chưa được Chính phủ bật đèn xanh.

    Ngay sau lễ ký hợp đồng tư vấn cổ phần hóa với đối tác Credit Suisse hồi tháng 2, đại diện Vietcombank tự tin tuyên bố đề án chi tiết sẽ trình lên Chính phủ trong tuần đầu tháng 5. Sẽ mất khoảng 4-5 tuần để Chính phủ xem xét, lấy ý kiến các bộ, ban ngành liên quan trước khi phê duyệt chính thức, vào khoảng đầu tháng 6.

    Sau khi bản đề án chi tiết được duyệt, Vietcombank sẽ hoàn tất các khâu chuẩn bị trong thời gian 4-5 tuần và chính thức bán cổ phiếu vào cuối tháng 7, hoặc chậm nhất là tháng 8, tiến tới niêm yết trên sàn chứng khoán trước cuối tháng 10.

    Đề án chi tiết đã được ngân hàng trình từ lâu, song trao đổi với VnExpress chiều 24/8, Phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thu Hà cho biết vẫn chưa nhận được chỉ đạo từ Chính phủ. "Chúng tôi sẽ không kịp làm IPO ngay trong tháng 8", bà Hà xác nhận.

    Nếu như năm ngoái và đầu năm nay, Chính phủ liên tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, thì kể từ tháng 6 trở lại đây đã thưa hẳn những lời thúc giục như vậy. Thậm chí, bắt đầu có những lo ngại về nguy cơ tăng hàng dồn dập khiến giá thấp, gây thiệt thòi cho Nhà nước và tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.

    Bản thân các doanh nghiệp cũng ngần ngại đem hàng ra bán vào lúc chợ vắng khách. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hồi đầu năm còn xung phong đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nhưng đến tháng 6 lại là đơn vị đầu tiên chính thức đề nghị Chính phủ cân nhắc kế hoạch IPO hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn. Theo lộ trình, trong tháng 9 BIDV sẽ hoàn tất đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ và dự kiến sẽ tiến hành IPO cuối quý IV.

    Một đại gia khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) cũng từng xung phong xin cổ phần hóa dù chưa được yêu cầu. Nhà băng này đã hoàn tất khâu lựa chọn tư vấn, đang trong quá trình xây dựng đề án và lựa chọn đối tác chiến lược. Lộ trình cổ phần hóa ICB cũng không khác nhiều so với BIDV. Tuy nhiên, khi có chỉ đạo của Chính phủ về việc giãn tiến độ IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn, Tổng giám đốc ICB Phạm Huy Hùng cho biết: "Chính phủ chỉ đạo thế nào, chúng tôi thực hiện theo như thế".


    Nhiều phiên đấu giá gần đây bị ế ẩm khiến doanh nghiệp lo ngại.
    Ảnh: Hoàng Hà.

    Hàng tốt không lo ế

    Vietcombank không kịp làm IPO ngay trong tháng 8, song Phó tổng giám đốc Nguyễn Thu Hà cho biết nếu được Chính phủ duyệt, ngân hàng sẽ quyết bám sát lộ trình đề ra.

    "Thị trường lúc này không thuận lợi như trước, song không vì thế mà chúng tôi trì hoãn IPO cũng như tiến độ cổ phần hóa. Hơn nữa, không ai có thể biết chính xác diễn biến thị trường sau này thế nào", bà nói.

    Sự lạc quan của Vietcombank không phải là không có cơ sở. Hàng chục tập đoàn tài chính quốc tế đã ngỏ lời muốn trở thành đối tác chiến lược khi nhà băng quốc doanh đầu tiên của Việt Nam cổ phần hóa. 5 tên tuổi trong danh sách rút gọn trình Chính phủ đều thuộc hạng tầm cỡ trên thế giới.

    Theo Phó tổng giám đốc BIDV Lê Đào Nguyên, cổ phiếu ngân hàng lâu nay vẫn được giới đầu tư săn lùng, đặc biệt là những ngân hàng làm ăn tốt, uy tín và có thương hiệu.

    "Chúng tôi quan niệm không làm IPO bằng bất cứ giá nào. Giá là yếu tố quan trọng để chào bán cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng phải tìm điểm hợp lý giữa đơn vị phát hành và nhà đầu tư. Về phía doanh nghiệp, đều muốn chọn lựa thời điểm có giá cao để phát hành. Nhưng điều tệ hại nhất là đấu giá đạt mức cao, mà sau này cứ thế giảm, cổ phiếu ít người dám mua", ông Nguyên phân tích.

    Ông Nguyên cho biết thêm BIDV vẫn đang rốt ráo hoàn tất đề án để trình Chính phủ đúng như dự kiến.

    Trong bản báo cáo công bố hôm 1/8 về tình hình kinh tế tài chính Việt Nam, HSBC khuyến nghị không nên quá lo lắng về IPO của các ngân hàng lớn. Theo tập đoàn này, những cuộc chào hàng lớn, có giá trị thì tự bản thân nó sẽ giúp kích cầu trên thị trường, đặc biệt là giúp thu hút những nhà đầu tư nước ngoài mới.

    Song Linh

Chia sẻ trang này