Đọc lại bài của Loi-cu thấy hay hay các bác ợ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi namoon, 30/08/2007.

7498 người đang online, trong đó có 1099 thành viên. 13:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 567 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.573
    Đọc lại bài của Loi-cu thấy hay hay các bác ợ

    Bàn luận về vấn đề mở room !

    Mở room lên 64% là cần thiết, trước hết là với các công ty niêm yết trên sàn ( trừ những lĩnh vực trọng điểm và nhạy cảm ), nâng room cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà VN đã ký kết.

    Trước hết, nâng room nhằm kích cầu cho thị trường, nhà ĐTNN có cơ hội được mua thêm những cổ phiếu mà họ cho rằng rất có tiềm năng ( hiện tại có 6 cổ phiếu đã kín room như AGF, BT6, GIL, REE, SAM, CII ) ,VNM khoảng 41%, qua 2 lần nâng room trước, thị trường đều phản ứng tích cực và các cổ phiếu đều có sự tăng trưởng tốt.....

    Thứ 2, đợt IPOs sắp tới thu hút khoảng 5- 6 tỷ USD, trong khi lượng cầu trong dân ( cả về thực tế và tâm lý ) đang cạn kiệt, việc mở room sẽ là luồng gió mới, thúc đẩy giao dịch và nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu, tránh tình trạng đóng băng như hiện nay. Bài toán được giải quyết: CP hoàn thành lộ trình IPOs, thu về khoản thặng dư lớn tránh thất thoát, TT tăng trưởng, luồng vốn được lưu thông, OTC tan băng, niêm yết sôi động trở lại.....( sôi động là giao dịch lớn hơn, chứ không có nghĩa là giá tăng nhanh hơn ?? )

    Thứ 3, mở room trước hết ảnh hưởng tới các cổ phiếu trên sàn đã kín room, việc mở room không làm thay đổi giá trị của các doanh nghiệp, mà chỉ là tạo ra sức cạnh tranh hơn so với các thị trường trong khu vực, thu hút thêm 1 lượng FII cho các dự án đang cần triển khai, từ đó gián tiếp duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững....

    Thứ 4, VN hiện nay đang hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, trong khi muốn niêm yết cỏ phiếu ở NN thì DN phải còn room, điều này là rất khó khăn, buộc DN phải tiếp tục tăng vốn, khiến cho cổ phiếu bị pha loãng, mức tăng trưởng của EPS giảm, tốc độ tăng trưởng của DN không theo kịp tốc độ tăng vốn, bởi vậy mở room phải gắn với niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài ( Hàn Quốc, nhật, Singapore, Hồng Kông ...)

    thứ 5, mở room là để thu hút các luồng vốn FII trên thế giới vào VN, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kte, hơn nữa nâng với tỷ lệ 64%, là phù hợp với luật doanh nghiệp, thị trường có nhiều đối tượng và thành phần tham gia, vốn FII ở đây là vốn đầu tư gián tiếp, tức là cổ đông lớn không nhất thiết phải nắm quyền điều hành, mà quyền điều hành vẫn thuộc về các chủ thể ( cá nhân, thành phần khác ), miễn là đem lại hiệu quả và lợi ích cho cổ đông ( lợi ích bằng tiền, bằng sự tăng trưởng DN, bằng mục đích khác như triệt tiêu để phục vụ cho lợi ích của cty mẹ ) thì đó cũng là vận động theo quy luật của nền kinh tế thị trường,

    thứ 6, đầu năm 2005, việc mở room lên 49% đã kích thích thị trường CK có sự phát triển vượt bậc, bằng cả 5 năm trước cộng lại, một phần là do chính sách và sự thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, mở ra 1 kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả, DN thay vì phải đi vay lãi ngân hàng, để thực hiện các dự án, bây giờ có thể tự mình lập dự án, huy động vốn qua TTCK, DN trong nước có sự lớn mạnh vượt bậc cả về trình độ quản lý, điều hành....các ngân hàng tăng trưởng vượt bậc về quy mô vốn, trước đây, khối NH TMCP có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tổng tài sản vượt quá 10.000 tỷ đồng là rất lớn, nhưng hiện nay, qua TTCK, hơn 18 ngân hàng đã hoàn thành lộ trình, tổng tài sản và dư nợ đều có mức tăng trưởng tốt, đủ sức cạnh tranh sau khi gia nhập WTO như ACB, STB, Techcombank, Eximbank.....

    Chính phủ thay vì thiếu vốn, đi xin viện trợ ODA, chịu nhiều điều khoản vô lý và sức ép của các quốc gia đang phát triển, hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu, huy động vốn từ các nguồn lực trong nước, hoặc qua vốn FII, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, từ đó cũng nâng cao mức độ tín nhiệm của nền kte VN, việc phát hành thành công hơn 1 tỷ USD trái phiếu đã nói lên điều đó....

    Thứ 7 , Các tổ chức trong nước , các quỹ đầu tư, cty CK năm qua có sự lớn mạnh về quy mô, với gần 60 cty CK đang hoạt động, và hơn 20 cty nữa sắp ra đời, đánh dấu sự trưởng thành của TTCK, các cty đó vừa là lượng cung, vừa là sức cầu đối với thị trường, nửa năm hoạt động, nhiều cty CK đã kịp để lại tên tuổi trên thị trường...tuy còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, nguồn nhân lực, nhưng 1 số cty đã áp dụng triệt để công thức: quản lý ngoại + vốn nội = thành công, như cty Thiên Việt, cty Vndirects, và sắp tới là SSI....và đang dần dần nắm vai trò điều tiết thị trường.....

    Tuy nhiên, cũng như mọi yếu tố khác, FII cũng có những mặt trái của nó,nói chung, cũng như việc nâng tỷ lệ " room " nói riêng.

    thứ 1, phải thừa nhận là cách quản lý điều hành TTCK trong thời gian qua là rất yếu kém. cuối năm trước dồn dập các cty lên sàn, 1 ngày có tới 3- 5 cty chào sàn trong nửa tháng cuối năm, thì suốt 6 tháng đầu năm nay chi có 1 cty RCL vốn 10 tỷ đồng chào sàn HN, lẽ ra trước 1 TTCK sôi động như vậy, nhà nước phải nhanh chóng tăng nguồn cung, có các biện pháp giảm nhiệt thì lại hô hào, cảnh báo dư luận, gây thiệt hai cho các nhà ĐT cá nhân là chủ yếu..

    - Luật pháp thiếu hoàn thiện, gây nhiều kẽ hở: ACB, VF1, VIPCO....là những bài học điển hình mà chắc rằng cả chục năm nữa, nhà ĐT cũng không bao giờ quên...
    - Bài học lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính....không đúng lúc, can thiệp thô bạo theo kiểu hành chính như CT03, ảnh hưởng tâm lý vốn đã và đang xấu đi trên TTCK, sẽ còn khiến nhiều nhà ĐT và tổ chức chịu thua thiệt...Rủi ro trong chính sách là vô cùng lớn..
    - UBCK giữ khư khư công tác đào tạo, cấp phép trong 1 thời gian dài, bản thân tôi cùng hàng nghìn người khác nửa năm nay vẫn chưa lấy được chứng chỉ cơ bản và luật mặc dù đã thì đạt kết quả từ tết ....
    - Một trong những nguyên nhân khiến OTC đóng băng, hàng chục nghìn tỷ đồng bị chôn xuống đất, là do tính thanh khoản đầy rủi ro....Các quỹ NN không dám đụng tới, nhà đầu tư cá nhân chịu mọi rủi ro: chuyển nhượng, thông tin sai lệch.....đầu tư trên OTC không khác gì đánh bạc, thế mà cả nghìn cty OTC vẫn chưa thấy giải pháp gì trong ngắn hạn để khơi thông ? các cty vừa IPOs gần đây cần gắn với việc lên sàn, như Cadivi, PVGas, Vinanconex, Constrexim, .....
    - Thông tin nội gián hoành hành, thị trường thiếu minh bạch....

    thứ 2, chưa thấy sự thay đổi trong nhận thức từ chính các cty niêm yết, các bộ ngành chủ quản...bầu sữa nhà nước gắn liền với cơ chế làm ăn trì trệ, chậm chuyển đổi...tiến trình IPOs vẫn chậm và có khả năng bị trì hoãn với lý do: tăng cung, thị trường giảm nhiệt, nhà nước thua thiệt....

    thứ 3,nâng room lên 69%, nhà ĐTNN sẽ nhanh chóng lấp đầy các cty lớn , làm ăn hiệu quả, tuy nhiên, mặt trái của nó cũng sẽ phơi bày, khi luồng vốn FII vào nhiều, mà các biện pháp quản lý vẫn yếu kém, trì trệ, không có giải pháp thỏa đáng thì khác gì con dao 2 lưỡi, thị trường tăng trong ngắn hạn nhưng rủi ro về dài hạn, thử tưởng tượng 1 biến cố nào đó khi hàng loạt các nhà ĐTNN rút vốn, chuyển vốn sang Thị trường khác, sẽ có tác hại vô cùng lớn đến nền kte, hàng trăm doanh nghiệp phá sản, mất việc, lạm phát, thụt lùi....nhưng như đã nói ở trên, chúng ta đã có những bước tiến vững chắc trong 6 năm qua, và hiện đang đứng trước cơ hội đổi mới hệ tư tưởng, đổi mới nền kinh tế, phát triển và tiếp thu những ưu điểm từ phong cách quản lý hiện đại, từ nguồn vốn NN, thì không lẽ chỉ vì lý do: không quản lý nổi , thiếu kinh nghiệm, mà để bỏ lỡ cơ hội, và tụt hậu so với khu vực thêm cả chục năm nữa hay sao ?

    Cuối cùng, theo tôi nghĩ, 1 nền kinh tế yếu kém nhất là 1 nền kinh tế sợ sự thay đổi, sợ cải cách, chứ 1 nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đứng trước cơ hội lớn và là năm đầu tiên gia nhập WTO, thì nền kinh tế đó là nền kinh tế phát triển bền vững, có sức cạnh tranh hơn các nền kinh tế khác.....

Chia sẻ trang này