Đôi đũa lệch dự thi Cặp đôi hoàn hảo VIC - KMR

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi japanus, 21/09/2014.

7622 người đang online, trong đó có 1133 thành viên. 13:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 621 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Theo trường phái FA Mr_ Tom phải bỏ ra 4 năm để học về Tài chính.
    Theo trường phái TA Mr_ Jerry chỉ mất 4 tuần để học về Vol, RSI, SMA, MACD, ADX, FFI, CCI,...

    Khoa Đông Tây y kết hợp, SV mất 5 năm học về Tây y và 1 năm học về Đông y. Trong đó, Đông y chủ yếu để hổ trợ cho bệnh nhân hồi phục nhanh nhờ các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu ... sau khi đã điều trị tích cực bằng Tây y. Thần y Tuệ Tĩnh cũng để lại cho đời " Thuốc Nam Việt trị người Nam Việt".

    TTCK Việt Nam hiện nay đã bước vào giai đoạn khốc liệt, chứng khoán phái sinh là sản phẩm đỉnh cao trên TT sắp tới sẽ xuất hiện, NDT từ tổ chức đến cá nhân đã dạn dày kinh nghiệm.

    Vậy làm gì để “ đầu tư cho tương lai” với vài dòng thơ còn sót lại trong tiềm thức, kiểu như “ Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn ”, một nỗi buồn vô cớ được trao truyền lại từ cha ông từ rất xa xưa.

    Thật lạ lùng, khi giám khảo Tư Ngất ( Japanus) đã bầu chọn cho cặp đôi hoàn hảo VIC - KMR với bài dự thi:

    “Xuống đèo mới biết lên đèo khó
    Tình lụy sao đành để vấn vương

    Ngàn sông có nước ngàn trăng hiện
    Muôn dặm không mây muôn dặm trời.” (~~)
    --- Gộp bài viết, 21/09/2014, Bài cũ: 21/09/2014 ---
    Kính mời các Chiến hữu vào chém gió thoải mái, có thể chấm cho các cặp đôi khác, Vô tư đi.>:D<
    --- Gộp bài viết, 21/09/2014 ---
    [​IMG]

    Không thể nhanh hơn, thời của BT Thăng lãnh đạo có khác.
    Đã qua rồi cái thời: Đàn trâu chậm ngoài đê, vẫn đi về lối cũ. **==**==**==
    thangnd9780, 2baqriusTra Ly thích bài này.
  2. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Tiến trình đàm phán TPP đang rất lạc quan.
    CN ngày 21.9.2014


    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn chúng tôi tại Hoa Kỳ.

    “Khả năng có thể kết thúc thành công đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới là vẫn còn”. Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, trong cuộc trao đổi với chúng tôi thường trú tại Hoa Kỳ.

    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh là thành viên của đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ để thảo luận về đàm phán TPP song phương cũng như tiến trình đàm phán tổng thể giữa các nước về hiệp định này.

    PV: Trước hết, xin Thứ trưởng cho biết về các nội dung cơ bản trong đàm phán TPP giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, một trong những đối tác lớn và quan trọng nhất trong hiệp định này?

    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Đàm phán song phương với Hoa Kỳ rất quan trọng vì Hoa Kỳ là một đối tác lớn trong TPP.

    Cuộc đàm phán này tập trung vào một số nội dung, đầu tiên là tiếp cận mở cửa thị trường hàng hoá Hoa Kỳ, lĩnh vực chứa đựng các quyền lợi cốt lõi của Việt Nam, đặc biệt là hai mặt hàng quan trọng nhất là dệt may và giày dép.



    Sau đó chúng tôi đàm phán về mở cửa thị trường Việt Nam cho Hoa Kỳ, ví dụ những mặt hàng mà họ rất quan tâm như sản phẩm công nghiệp, ô tô, sắt thép, thịt lợn, thịt bò, thịt gà...
    Họ cũng quan tâm đến việc mở cửa thị trường dịch vụ, mua sắm chính phủ, cải thiện quy định đầu tư nước ngoài, quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước hay các quy định về bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung, cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ là tương đối rộng và tương đối phức tạp.

    PV: Theo ông, đâu là vấn đề gai góc nhất trong đàm phán song phương Việt Nam-Hoa Kỳ mà có khả năng chúng ta sẽ phải chờ tới phút cuối trong tiến trình đàm phán mới có thể giải quyết được?

    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Mỗi vấn đề có một sự phức tạp riêng, khó nói là vấn đề nào phức tạp hơn vấn đề nào. Chẳng hạn như Hoa Kỳ yêu cầu chúng ta đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực thi một cách toàn diện vấn đề chống buôn bán động vật hoang dã, nghiêm túc thực hiện Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

    Hai bên rất thống nhất với nhau về nguyên tắc nhưng phải nói là chúng ta không có đủ nguồn lực để thực thi một cách hoàn hảo việc chống buôn bán động vật hoang dã. Nếu vì một lý do rất khách quan là thiếu nguồn lực để thực thi có hiệu quả, khi đó phía Hoa Kỳ lại đưa ra cơ chế tranh chấp và sau đó là trừng phạt thương mại, rút lại ưu đãi, ví dụ như về dệt may.

    Đó là vấn đề mà chúng ta không muốn. Trong chuyện này, rõ ràng là phải có sự quan tâm đến khả năng thực thi của các nước đang phát triển. Hai bên cần xử lý vấn đề đó trên cơ sở hợp tác chứ không phải mang nhau ra cơ chế xử lý tranh chấp và sau đó tiến đến trừng phạt thương mại lẫn nhau.

    Tóm lại, mỗi vấn đề đều khó nhưng vẫn có những vấn đề có tính chất quan trọng hơn các vấn đề khác. Ở đây tôi nghĩ đàm phán về tiếp cận thị trường là có ý nghĩa quan trọng nhất. Khi nào có một kết quả thoả đáng về mở cửa thị trường và chúng ta đạt được các quyền lợi của mình về xuất khẩu dệt may, giầy dép mà Hoa Kỳ cảm thấy yên tâm về mức độ mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ hay mua sắm chính phủ thì lúc ấy các vấn đề khác mới có thể xử lý được.

    Theo tôi, trong đàm phán song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đàm phán về mở cửa thị trường là khó khăn nhất và không loại trừ khả năng là chỉ kết thúc vào phút cuối cùng, khi có quyết định từ cấp cao nhất.

    PV: Ông đánh giá như thế nào về tiến trình đàm phán TPP cho đến lúc này, đặc biệt sau vòng đàm phán tại Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa qua?

    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Tiến trình đàm phán TPP đang tiến triển với tốc độ mà mọi người mong chờ.

    Vòng đàm phán vừa qua tại Hà Nội được đánh giá rất thành công. Các nước liên quan đã thống nhất được với nhau về các gói để kết thúc đàm phán trong rất nhiều lĩnh vực, đồng thời xác định được những vấn đề còn lại để xây dựng các gói đánh đổi để hướng đến kết thúc hiệp định. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề còn tồn tại lại là những vấn đề khó nhất. Cho nên việc xây dựng các gói đánh đổi vào lúc này, lấy cái gì đánh đổi cái gì là vấn đề cực kỳ khó khăn.

    Dù vậy, các nước đều đánh giá rất cao kết quả vòng đàm phán vừa qua và thống nhất rằng sẽ có thêm một vòng đàm phán cấp trưởng đoàn nữa vào trước tháng 11 tới để cố gắng thu hẹp bất đồng và đưa các vấn đề còn lại dưới hình thức các gói đánh đổi khác nhau để các bộ trưởng có thể đưa ra quyết định chính trị ở phút cuối cùng.

    Nếu các nước tiếp tục nỗ lực cũng như dành cho nhau một sự linh hoạt giống như tại Hà Nội, tôi nghĩ khả năng có thể đi đến một sự kết thúc thành công của Hiệp định TPP trong thời gian tới là vẫn còn.

    Nói chung là chúng tôi lạc quan hơn với tiến trình đàm phán TPP sau vòng đàm phán Hà Nội vừa qua.

    PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

    Theo Nhật Quỳnh – Huy Hoàng VOV - Nguồn Cafef.
  3. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Chỉ khi nào Việt Nam đạt được lợi ích cốt lõi của mình trong xuất khẩu dệt may, giày dép; cũng như Hoa Kỳ yên tâm ở mức độ mở cửa dịch vụ thị trường, ... thì mới có thể đi đến ký kết TPP
    Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP đã có cuộc trả lời Báo điện tử Chính phủ về tiến trình đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ- đối tác thương mại rất quan trọng của Việt Nam trong các nước tham gia TPP cũng như những khó khăn để ký kết Hiệp định này.

    Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết: Việt Nam đã đàm phán song phương với nhiều nước như Úc, Nhật, Mexico. Tất nhiên, việc đàm phán với Hoa Kỳ rất quan trọng trong khuôn khổ là một đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư lớn.

    Nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chứa đựng các quyền lợi cốt lõi của Việt Nam, nhất là các quyền lợi trong xuất khẩu ngành hàng dệt may, da giày. Ta cũng đàm phán mở cửa thị trường cho Hoa Kỳ với ngành hàng ô tô, thịt lợn, thịt gà, sắt thép và Hoa Kỳ cũng rất quan tâm tới mở cửa thị trường dịch vụ, mua sắm chính phủ, cải thiện quy định đầu tư nước ngoài.

    Bên cạnh nội dung này, còn một số nội dung khác như: Doanh nghiệp nhà nước, bảo tồn động vật hoang dã,… Nhìn chung nội dung đàm phán với Hoa Kỳ tương đối rộng và phức tạp.

    Trong những nội dung đàm phán với Hoa Kỳ thì nội dung nào là phức tạp nhất và có thể được giải quyết lâu nhất?

    Ông Trần Quốc Khánh: Mỗi vấn đề nêu trên có sự phức tạp riêng nên khó nói cái nào khó hơn cái nào. Ví dụ Hoa Kỳ yêu cầu ta có tiêu chuẩn cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu rất khó thực hiện, hay vấn đề thực thi toàn diện chống buôn bán động vật hoang dã và thực hiện Công ước Cites.

    Ta thống nhất nguyên tắc thực thi toàn diện nhưng nếu lỡ vì một lý do hết sức khách quan là Việt Nam thiếu nguồn lực thực thi hiệu quả mà Hoa Kỳ lại đưa ra cơ chế trừng phạt thương mại, rút lại ưu đãi, thí dụ không cho hưởng ưu đãi về dệt may nữa thì là cái chúng ta không muốn. Thực sự chúng ta không muốn.

    Do vậy, vấn đề chỗ này là phải có một sự quan tâm đến khả năng thực thi của các nước đang phát triển (khi tham gia TPP- PV), phải xử lý khúc mắc trên hợp tác chứ không phải mang nhau ra mà trừng phạt nhau. Nói tóm lại mỗi một vấn đề đều có độ phức tạp và đều khó nhưng vấn đề quan trọng nhất là nội dung đàm phán mở rộng thị trường. Chỉ khi nào ta đạt được quyền lợi của mình về xuất khẩu dệt may, giày dép cũng như Hoa Kỳ yên tâm ở mức độ mở cửa dịch vụ thị trường, hàng hóa hay mua sắm chính phủ mà ta dành cho họ thì lúc đấy các vấn đề khác có thể xử lý được. Đây là vấn đề đám phán khó khăn nhất và không loại trừ khả năng chỉ có thể giải quyết ở lúc cuối của tiến trình đàm phán khi có quyết định ở cấp cao nhất.

    Ông đánh giá thế nào về tiến độ đàm phán Hiệp định TPP?

    Ông Trần Quốc Khánh: Cá nhân tôi thấy đúng tốc độ mọi người (các nước tham gia Hiệp định- PV) mong chờ. Vừa qua, phiên đàm phán ở Hà Nội (diễn ra đầu tháng này) được các đoàn đánh giá rất thành công. Các nước tham gia đàm phán đã thống nhất được với nhau về các gói để kết thúc đàm phán trong nhiều lĩnh vực và xác định các vấn đề còn lại để xây dựng các gói đánh đổi cuối cùng để hướng tới kết thúc việc đàm phán Hiệp định.

    Nhưng các vấn đề tồn tại tới lúc này là khó nhất, nên lấy cái gì để đánh đổi lúc này là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, các nước đã thống nhất kết quả phiên đàm phán tại Hà Nội, để tổ chức một phiên cấp Trưởng đoàn trước tháng 11 tới với nỗ lực thu hẹp bất đồng, đưa các vấn đề còn lại dưới các cách đánh đổi khác nhau để các Bộ trưởng đưa ra quyết định chính trị cuối cùng.

    Nếu với nỗ lực đã đưa ra tại Hà Nội, nếu các nước tiếp tục dành cho nhau sự linh hoạt như tại Hà Nội thì tôi nghĩ vẫn còn khả năng có thể sẽ đi đến một sự kết thúc thành công TPP trong thời gian tới. Chúng tôi lạc quan hơn sau phiên đàm phán TPP ở HN vừa qua.

    Vừa qua Tổng thống Mỹ Barrack Obama trình Quốc hội nước này xem xét, thông qua dự luật về thẩm quyền đàm phán nhanh (TPA) để sớm kết thúc đàm phán TPP. Ông đánh giá thế nào về việc “ứng xử” của Quốc hội Mỹ với đề nghị của Tổng thống tới sự thành công của TPP?

    Ông Trần Quốc Khánh: Để Hoa Kỳ ký TPP với các nước thì Chính phủ của ông Obama phải cần tới TPA, tức là Chính phủ mang kết quả đàm phán về để Quốc hội nói thông qua hoặc không thông qua chứ không được sửa các nội dung đã đàm phán.

    Dự luật này đã được mang ra Quốc hội Hoa Kỳ nhưng tới nay tôi chưa thấy tiến triển nào để Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Trong cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh với hai lãnh đạo Ủy ban Tài chính của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ vừa qua, Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề này và nhận được lời khẳng định của hai vị này là họ đã biết về vấn đề này và sẽ nỗ lực cùng chính quyền Tông thống Obama thông qua đàm phán nhanh để ký TPP trong thời gian tới.

    Nhưng có thể xảy ra một khả năng là các nước hoàn tất TPP vào tháng 11/2014 thì sau đó, khi Hoa Kỳ họp Quốc hội thành phần mới sau cuộc bầu cửa giữa kỳ thì họ sẽ cùng lúc đưa ra TPA và bản Hiệp định TPP. Cũng không loại trừ họ thông qua TPA trước và sau đó họ sẽ thông qua TPP trên cơ sở dự luật TPA. Đây là kịch bản tốt nhất.

    Tuy nhiên, việc thông qua dự luật TPA trao cho Chính phủ Hoa Kỳ chắc phải thông qua trong nửa đầu 2015 và chúng ta phải chờ trong thời gian này. Nếu không được thì chắc là khó vì nửa sau 2015 toàn bộ giới chính trị Hoa Kỳ tập trung cho tranh cử Tổng thống nên không còn thời gian đưa vấn đề lớn vậy vào trong nghị trình.

    Nhưng với tư cách thực hiện đàm phán thì ta phải kết thúc việc này đã. Quốc hội Hoa Kỳ có cho phép ông Obama ký hiệp định đấy hay không là câu chuyện riêng của Hoa Kỳ. Với ta khi đàm phán xong cũng phải mang về cho Quốc hội quyết định chứ không riêng gì Hoa Kỳ quyết định.

    Xin cảm ơn ông!

    Theo Thành Chung

    Chinhphu.vn
    --- Gộp bài viết, 21/09/2014, Bài cũ: 21/09/2014 ---
    TA (RSI = 50) + FA (Đẹp ) + FTA ( Việt - Hàn - EU) + TPP (làm hàng cho Nike + addidas +...) + Hết room MG + 10% (cổ tức) + EPS 840 đồng + LNST 6 tháng 15 tỷ trên kế hoạch 23 tỷ năm 2014, tương đương 60%. = 8300.

    Chỉ có thể là : KMR **==**==**==**==**==
  4. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    [​IMG]
    japanusThành viên gắn bó với f319.com
    [​IMG]21/09/2014, 15:02
    Theo trường phái FA Mr_ Tom phải bỏ ra 4 năm để học về Tài chính.
    Theo trường phái TA Mr_ Jerry chỉ mất 4 tuần để học về Vol, RSI, SMA, MACD, ADX, FFI, CCI,...

    Khoa Đông Tây y kết hợp, SV mất 5 năm học về Tây y và 1 năm học về Đông y. Trong đó, Đông y chủ yếu để hổ trợ cho bệnh nhân hồi phục nhanh nhờ các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu ... sau khi đã điều trị tích cực bằng Tây y. Thần y Tuệ Tĩnh cũng để lại cho đời " Thuốc Nam Việt trị người Nam Việt".

    TTCK Việt Nam hiện nay đã bước vào giai đoạn khốc liệt, chứng khoán phái sinh là sản phẩm đỉnh cao trên TT sắp tới sẽ xuất hiện, NDT từ tổ chức đến cá nhân đã dạn dày kinh nghiệm.

    Vậy làm gì để “ đầu tư cho tương lai” với vài dòng thơ còn sót lại trong tiềm thức, kiểu như “ Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không biết vì sao tôi buồn ”, một nỗi buồn vô cớ được trao truyền lại từ cha ông từ rất xa xưa.

    Thật lạ lùng, khi giám khảo Tư Ngất ( Japanus)
    đã bầu chọn cho cặp đôi hoàn hảo VIC - KMR với bài dự thi:

    “Xuống đèo mới biết lên đèo khó
    Tình lụy sao đành để vấn vương


    Ngàn sông có nước ngàn trăng hiện
    Muôn dặm không mây muôn dặm trời.” (~~)



    Một bài viết tâm huyết và chất lượng như thế này của JAPANUS F319
    phải phóng to, tô đậm để bạn bè tham khảo và suy ngẫm.
    thangnd97802baqrius thích bài này.
  5. trungthanhkids

    trungthanhkids Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2013
    Đã được thích:
    447
    Theo kinh nghiệm chơi chứng lộn trên 2 sòng, 7749 ngày lăn lộn lừa gạt lẫn nhau, chưa thấy e nào trên f319 pr mạnh mà có thể ngốc đầu lên nổi! Đó là chân tình:|:|
  6. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367
    Japanus đề nghị Mod khóa vĩnh viễn Top này, vì lúc chiều đã đóng nhưng không hiểu sao Mod lại mở ra.
    Rất cảm ơn, nếu Mod đáp ứng yêu cầu của chủ Top. Thanks Mod.
  7. KiemBacLe

    KiemBacLe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    388
    Sao vậy chú bài viết chú hay mà :D
    --- Gộp bài viết, 21/09/2014, Bài cũ: 21/09/2014 ---
    KMR 20x Thẵng tiến Múc :D[​IMG]
  8. japanus

    japanus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/07/2014
    Đã được thích:
    1.367

Chia sẻ trang này