Dòng BANK: Cổ phiếu nào hấp dẫn nhất hiện tại (Phần 1)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi qhatxi, 29/01/2020.

3624 người đang online, trong đó có 1449 thành viên. 09:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2933 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. qhatxi

    qhatxi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2006
    Đã được thích:
    802
    Dòng BANK: Cổ phiếu nào hấp dẫn nhất hiện tại (Phần 1)

    Năm 2017 và nửa đầu 2018 là thời kỳ hoàng kim với lịch sử 10 năm lặp lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cũng là năm nhiều cái tên mới góp mặt trong họ hàng nhà bank như TCB, VPB, VIB, …. Tạo nên 1 sóng ngành cực lớn xét cả về số lượng cổ phiếu và quy mô vốn hóa. Vì sao lại như vậy?

    Lịch sử kinh tế từ lâu đã thường gắn với chu kỳ 10 năm. Sau cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 2008, thì 10 năm sau đó, nhen nhóm hy vọng dòng cổ phiếu vua rực sáng trở lại và sự thực, điều kỳ vọng ấy đã xảy ra. Ngành ngân hàng là 1 ngành đặc thù, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, vì thế khi nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái kéo dài nhiều năm và đạt đỉnh tăng trưởng thì nhóm ngân hàng sẽ là nhóm ngành trực tiếp hưởng lợi nhiều nhất.

    1. GDP của Việt nam tăng trưởng phần lớn nhờ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Nếu so sánh với các nền kinh tế Đông Nam Á như Thái lan, hay Malaysia,..thì hiệu số tăng trưởng tín dụng của Việt Nam/ GDP cao hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là, tốc độ tăng GDP phụ thuộc quá nhiều vào cung tiền tín dụng. Để tăng trưởng 1% GDP thì cần nhiều % tăng trưởng tín dụng cần thiết.

    2. Nợ xấu bằng BĐS từ thời kỳ bong bóng dễ xử lý và thu hồi nợ hơn. Tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng chủ yếu bằng BĐS, khi BĐS rơi vào vòng xoáy đầu cơ quá lớn, khiến tài sản này bị thổi phồng lên giá trị ảo cao, từ đó ngân hàng cho vay nhiều hơn và khi người vay mất khả năng thanh toán theo thời gian, giá trị TSĐB cũng giảm đi rất nhiều, để lại cho ngân hàng những khoản nợ xấu khổng lồ.

    3. Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu được quốc hội thông qua ngày 24/8/2017 cho phép các ngân hàng có quyền thu giữ TSBĐ để xử lý nợ, và yêu cầu cơ quan ban ngành có liên quan phối hợp với ngân hàng để xử lý. Nghị quyết này như 1 cây đũa thần, tạo cơ chế tự chủ hơn cho ngân hàng trong việc thu hồi tài sản bảo đảm mà trước đây chưa làm được dẫn đến thời gian và chi phí xử lý kéo dài, tốn kém.

    4. Quy mô hệ thống ngân hàng Việt Nam đã lên tầm cao mới, với các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược là các tổ chức tài chính lớn của thế giới. Chính phủ đã tạo điều kiện cho nhiều Ngân hàng nội chủ động tìm kiếm đối tác để bán cổ phần như BID, VCB,…

    5. Sự lên sàn hàng loạt của các cổ phiếu bank trên OTC đã gây làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ khi nhiều dòng vốn lớn tìm đến, và nhóm ngân hàng chính là lựa chọn ưu tiên vì vốn hóa và thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi nhiều.

    Nếu NĐT nào đã chú ý đến cổ phiếu Vua thì rất dễ nhận ra, trong năm 2017, sự nổi lên của các cổ phiếu dòng bank có thứ tự và đi kèm với đó là từng câu chuyện riêng.

    Đầu tiên là ACB: Tăng 310%. Ngày 28/12 đánh dấu là điểm breck với cổ phiếu này, lúc này trên thị trường nhóm ngân hàng vẫn chưa có điểm gì nổi bật. Câu chuyện của ACB là câu chuyện tái cơ cấu và xử lý tồn đọng nợ xấu từ thời Bầu Kiên bị bắt năm 2012. Sau vụ Bầu kiên, ACB ôm rất nhiều nợ xấu từ nhóm 6 công ty ngoài luồng, dẫn đến tình trạng tài chính xấu đi. Và cổ phiếu cũng giảm rất mạnh nhiều năm chưa phục hồi được. Lộ trình tái cơ cấu của ACB phải đến cuối năm 2017 thì mới xử lý dứt điểm được và lấy lại vị thế của ngân hàng, nhưng nhờ nỗ lực của ban lãnh đạo và tình hình khá quan nên việc xử lú nợ xấu này đã xong sớm trước gần 1 năm. Thời điểm ACB nổ phát súng đầu tiên mình cũng đã có bài viết khuyến nghị rất nhiều, mà lúc ấy chưa có công ty chứng khoán nào đánh giá ACB cả.

    STB: tăng 230%. STB có đà tăng sớm hơn, rõ ra là phải nói là hồi phục đáy sớm hơn từ cuối năm 2016. Câu chuyện về STB đến từ động lực tìm NĐT tham gia quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Trước năm 2014 khi sáp nhập với ngân hàng Phương Nam, STB bản than là 1 ngân hàng cực mạnh, dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 của STB tính riêng là 5500 tỷ, một con số vượt xa các ngân hàng xếp sau nó. Chỉ vì cõng gánh nợ xấu quá nặng nên STB nhiều năm liền bết bát với tài chính bất ổn. Tuy nhiên, đề án tái cơ cấu STB đã thu hút được rất nhiều đối tác tiềm năng. Lúc ấy thị trường xuất hiện quá nhiều tin đồn, nào là ông Đặng Văn Thành trở lại cùng với quỹ đầu tư đến từ Mỹ, rót cả tỷ $. Nào là Novaland cũng tham gia thành ứng viên sáng rọi,…NHNN nêu rõ, nếu muốn tham gia cơ cấu STB thì NĐT phải có đầy đủ 3 năng lực sau: Năng lực tài chính lành mạnh, Kinh nghiệm lĩnh vực ngân hàng và Kinh nghiệm BĐS.

    BID: tăng 300%. Cổ phiếu này bắt đầu bùng nổ thanh khoản đợt tháng 2/2017. Lúc ấy tin đồn về bán vốn cho đối tác cổ phần đã làm động lực chính cho ngân hàng. Đoạn này các tay chơi lớn đang tạo thanh khoản, setup 1 game lớn. Và trong quá trình BID tăng giá, nhiều thông tin cả tốt lẫn xấu đều được tung ra có mục đích. Và kết quả BID cũng bán được vốn cho Keb Hana bank. Mức giá tương đối cao. Cổ phiếu mà mình mua nhiều nhất thời điểm này cũng là BID, vì mình hiểu rõ câu chuyện khát vốn với BID quan trọng thế nào, bằng mọi giá ngân hàng cũng phải cần đối tác chiến lược. Và BID chính là khoản đầu tư lớn nhất lúc bấy giờ mình quản lý tài sản cho KH. Sau những tháng ngày ăn chực nằm chờ thì mình đã mua rất nhiều BID vùng giá 17-18, khoản này được chốt khi vượt 3X dần lên.

    CTG: tăng 257%. Ngân hàng công thương cũng nhanh chóng bắt được hiệu ứng tốt, vì trong rổ VN30 và động lực tăng trưởng của CTG trong năm 2017 đến từ sự sáng lên chung của nhóm ngân hàng nên mức tăng giá không cao. Bắt đầu từ cuối năm 2017, CTG rộ lên tin đồn nới room, đây cũng là cái cớ để làm điểm tựa cho cổ phiếu tăng mà thôi. Nếu ai mà nói CTG được nới room thì trình còn non kém lắm. Thứ nhất room của ngân hàng hiện theo quy định của nhà nước là max 30%, muốn nới phải sửa luật, chứ ngay đến Thủ tướng cũng chưa được quyết định. Thứ 2, theo luật định thì tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong các ngân hàng thương mại nhà nước ( nhóm này có BID, CTG, VCB, AGRIBANK ), sẽ không thấp hơn mức tối thiểu là 65%, mà CTG thì kịch kim rồi nên không thể hạ thêm được.

    MBB: tăng 250%. MBB Bắt đầu được chú ý và giao dịch sôi động từ hết quý 1/2017. Động lực MBB tăng trưởng cũng đến từ lợi nhuận tăng mạnh sau nhiều năm tích lũy. Tuy nhiên MBB hấp dẫn còn ở chỗ room cho NĐT NN vẫn đang khóa ở tỷ lệ thấp, và có triển vọng nới thêm, và tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 3 năm trước đó của MBB cũng rất ấn tượng. Điều này sớm muộn cũng khiến MBB tăng mà thôi.

    SHB: Tăng 280%. Shb bắt đầu gây sự chú ý từ cuối quý 1/2017. Khi ấy đã có vài mã tăng trưởng nên dòng tiền muộn tìm đến nhóm cổ phiếu chưa tăng. Và động lực cũng đến từ cổ phiếu thị giá thấp và lợi nhuận khả quan. Mình cũng không ưu tiên SHB nhiều, vì không thuộc TOP cổ phiếu quan tâm hàng đầu.

    VCB: Tăng 210%. VCB câu chuyện lợi nhuận đến muộn hơn, khi đến đầu quý 4/2017 mới bước vào song tăng trưởng. Lợi nhuận của VCB được ban lãnh đạo giấu khá kỹ khi được dồn vào mục trích lập dự phòng, như kho thóc để dành cứu trợ cho các năm tới. Nợ xấu của VCB là 1 đồng thì mức trích lập lên đén 1,26 đồng, dôi dư ra 0.26 đồng không book vào năm tài chính 2018. Năm 2019 này Kho thóc đã được mang ra vì thế khiến lợi nhuận của VCB tăng cực cao, và vượt xa tất cả các ngân hàng.

    Làn song niêm yết của các ngân hàng cổ phần như VPB, TCB, VIB,…đã thổi thêm sức nóng vào câu chuyện chung của ngành.

    Những thông tin trên đã khép lại 1 năm đầy thành công của dòng ngân hàng, 1 chu kỳ hoàng kim mà khó có thể lặp lại trong thời gian ngắn.

    Nhưng trong 2020, những cổ phiếu đầu ngành như VCB, BID vẫn tiếp tục vượt đỉnh,chứng tỏ tiềm năng tăng trưởng của nhóm cp này rất lớn. TEAM16 đã có nhiều phân tích và khuyến nghị cho NĐT trong các báo cáo cụ thể trong quý 4/2019 và đầu 2020.

    Và gần đây nhất,những mã cổ bank tiềm năng tiếp theo đã được Team16 khoanh vùng, và sắp có những khuyến nghị, đánh giá tiếp theo. Mời mọi người đón đọc phần 2 nhé!
    Link bài chi tiết https://www.facebook.com/TEAMMG16/posts/147390906736568?__tn__=K-R
    Page kênh thông tin đầu tư https://www.facebook.com/TEAMMG16/?ref=bookmarks
    ChickenKool, VGSPVXHLAVnindex860 thích bài này.
    Vnindex860 đã loan bài này
  2. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.536
    Ctg dư địa tăng còn rất lớn, sẽ bám sát Bid
    Vnindex860 đã loan bài này
  3. dautudichthuc

    dautudichthuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    5.906
    ACB chứ còn cp nào nữa bác, vẫn chính là nó thôi:drm1:drm1:drm
  4. Vnindexx2005

    Vnindexx2005 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2019
    Đã được thích:
    5.105
    2020 dự địa tăng chắc có
    CTG VPB TCB TPB HDB
    magic_wave thích bài này.
  5. letran123

    letran123 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/02/2017
    Đã được thích:
    406
    Phuong_Hoang9 thích bài này.
  6. magic_wave

    magic_wave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2015
    Đã được thích:
    614
    CTG lên 38 là ít
    STB lên 15 là ít
    Haohan_ht thích bài này.
  7. Phuong_Hoang9

    Phuong_Hoang9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Đã được thích:
    3.893
    **==
  8. typhutieutienmon

    typhutieutienmon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2013
    Đã được thích:
    956
    Đi viện hết
  9. VND_USD

    VND_USD Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    31/03/2019
    Đã được thích:
    1.884
    Chuẩn xác.
    Đi viện khâu mồm . Toang miệng, bục diều.;;):D:D

Chia sẻ trang này