Dòng Chứng Khoán bình thường mới với thanh khoản tiến tới Tỷ USD $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 24/11/2020.

2283 người đang online, trong đó có 913 thành viên. 22:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 72705 lượt đọc và 345 bài trả lời
  1. buwa2106

    buwa2106 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Đã được thích:
    1.430
    SSI HCM ôm 1 núi HPG đúng k ta
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    CE cũng không bán bác Cấu ạ, Hôm trước VCI Ce bán mất hàng :D@};-
    SpaceXhoangketcau thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Ngày thị trường được nâng hạng từ cận biên sang thị trường mới nổi có thể ví như phút giao thừa của thị trường vốn, khép lại một thời kỳ chập chững của một thị trường frontier, bước sang một buổi mới hừng hực sức sống của nhóm thị trường mới nổi
    [​IMG]
    Phải chăng thời khắc “giao thừa” của thị trường vốn của Việt Nam đã gần kề, phút giao thừa đó, có thể cần một tư duy mới của của doanh nghiệp niêm yết chào đón nguồn vốn ngoại, một tư duy mới của nhà đầu tư trước ngưỡng VN-Index vươn mình tìm “ultimate high”!?
    Sự kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng đang đẩy lên cao trào khi rục rịch nguồn tin khả năng Việt Nam có cơ hội được vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 của FTSE ngay trong tháng 9 này. Chỉ cần gõ 4 chữ “nâng hạng thị trường” lên google, dễ dàng cho thấy bao nhiêu cái lợi khi được nâng hạng, cái lợi đến cho doanh nghiệp niêm yết thu hút được nguồn vốn, cái lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung… Và chắc chắn trong đó không thể không nhắc đến những phút thăng hoa của các chỉ số. Ngày thị trường được nâng hạng từ cận biên (Frontier market: FM) sang thị trường mới nổi (Emerging market: EM) có thể ví như phút giao thừa của thị trường vốn, khép lại một thời kỳ chập chững của một thị trường frontier, bước sang một buổi mới hừng hực sức sống của nhóm thị trường mới nổi.

    Pakistan

    Pakistan được Goldman Sachs xếp cùng nhóm với Việt Nam, cùng thuộc nhóm Next 11, là nhóm 11 nền kinh tế triển vọng quy mô kinh tế rất lớn tiếp sau nhóm BRICs. Trong đó, BRICs là nhóm những nước có nền kinh tế mới nổi đang ở giai đoạn phát triển kinh tế và quy mô tương đồng nhau gồm Brazil, Russia, India & China.

    Thị trường Pakistan chính thức được nâng từ hạng cận biên sang mới nổi trong tháng 5 năm 2017. Đó cũng chính là thời điểm chỉ số Karachi All Share đạt đỉnh tính từ ngày đầu thị trường này thành lập cho đến hôm nay. Đỉnh đó trường phái phân tích kỹ thuật (Technical analysis) gọi là ultimate high, tạm dịch là đỉnh của đỉnh, đỉnh cao nhất tạo ra khi toàn bộ thị trường ở trạng thái quá mua, phía mua đạt cực độ hưng phấn. Tháng 4 năm 2018 một lần nữa chỉ số KSI một lần nữa tăng lên, nhưng chưa chinh phục được đỉnh đã tạo trước đó.

    https://image.*********.vn/2018/09/04/nang-hang-Pakistan.jpg

    Qatar

    Thuộc khu vực Trung Đông (Middle East), thị trường Qatar chính thức được nâng hạng lên mới nổi trong tháng 5 năm 2014. Chỉ số QE All Shares (QEAS) đạt đỉnh cao nhất (ultimate high) ngay thời điểm được công bố nâng hạng. Thời gian sau đó, chỉ số này chưa lần nào vượt nổi đỉnh đó, nhưng vẫn duy trì ở mức cao một cách ổn định.

    https://image.*********.vn/2018/09/04/nang-hang-Qatar.jpg
    [​IMG]
    Saudi Arabia

    Quốc gia được MSCI công bố được tiến hành quy trình nâng hạng vào ngày 20 tháng 6 năm 2018 [1], trong đó bước 1 của quy trình tiến hành vào tháng 5 năm 2019 và bước 2 tiến hành vào tháng 9 năm 2019.

    Phản ứng với thông tin này, biến đổi của chỉ số Tadawul All Share (TASI) trong 10 năm cho thấy một sự khác biệt so với Pakistan & Qatar khi vào chỉ số này tăng mạnh trong thời điểm được công bố nâng hạng, nhưng không vượt được đỉnh gần nhất trước đó chỉ số này đạt được năm 2014. Xem xét sâu vào thành phần của GDP đất nước này, chúng ta dễ dàng nhận ra nguyên nhân chính nằm ở diễn biến của giá & sản lượng dầu.

    Saudi Arabia là đất nước sở hữu 25% tổng sản lượng dầu của cả thế giới, và dầu là thành phần đóng góp chính trong GDP của nước này, đó cũng là một phần diễn biến của dầu khiến chỉ số TASI thay đổi nhiều hơn so với khi được nâng hạng thành thị trường mới nổi.

    https://image.*********.vn/2018/09/04/nang-hang-Saudi.jpg
    [​IMG]
    Argentina

    Thuộc Châu Mỹ và có một bối cảnh xếp hạng khác, Argentina đã từng được nâng hạng thành mới nổi và sau đó bị hạ bậc xuống dạng cận biên vào tháng 5 năm 2009. Và mới gần đây quốc gia này được MSCI xem xét nâng trở lại vào hạng mới nổi vào tháng 6 năm 2018, và thời điểm nâng hạng cho thị trường này chính thức có thể là vào tháng 5 năm 2019.

    Chỉ số Merval (MERV) của thị trường chứng khoán thị trường Agentina phản ứng cũng có khác đi một chút so với những thị trường kia, phát triển một cách nhất quán và không ngừng nghỉ từ năm 2013 và đạt đỉnh vào đầu năm 2018, hiện nay thị trường Argentina đang trong giai đoạn điều chỉnh.

    https://image.*********.vn/2018/09/04/nang-hang-Argentina.jpg
    [​IMG]
    Đó là phản ứng của các chỉ số của thị trường khi được nâng hạng, đa phần cho thấy chỉ số của thị trường nào cũng phản ứng tích cực, thậm chí thăng hoa. Đa phần các thị trường được nâng hạng đều có phản ứng tăng trong dài hạn trước khi thời điểm công bố chính thức về thông tin được thăng hạn, và chỉ số thường tạo đỉnh ngay tại thời điểm quy trình thăng hạng được triển khai.

    Khi nguồn vốn được đổ vào thị trường, doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thất nghiệp giảm, năng lực sản xuất & năng suất lao động có cơ hội tăng, từ đó làm tăng mức sống, tăng thu nhập. Các quỹ đầu tư & nguồn vốn ngoại khi đầu tư vào một thị trường mới được nâng hạng, họ thường hy vọng kết quả của nguồn vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cả những thị trường đã phát triển thông qua sự phát triển kinh tế vượt bậc cho nền kinh tế nước sở tại.

    Brazil

    Một ví dụ điển hình cho sự thành công đó có thể kể đến là Brazil, đây không phải là một đất nước mới được nâng hạng thành thị trường mới nổi, mà là quốc gia thuộc nhóm đã được nâng hạng đã lâu, thành công rực rỡ và có nền kinh tế phát triển thần kỳ như sự kỳ vọng mà người ta dành cho nhóm thị trường mới nổi. Đã có bài báo khoa học đặt tên cho nền kinh tế Brazil là “Brazil as an emerging economy: a new economic miracle” [2], tạm dịch là “Nền kinh tế mới nổi Brazil: một phép mầu kinh tế mới”. Brazil trở thành một nền kinh tế lớn nhất thuộc Latin America.

    Và đồng điệu với sự phát triển kinh tế đó là sự phát triển tăng chỉ số chứng khoán Bovespa bền vững, mang lại thặng dư cho nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả các quỹ đầu tư ngoại, doanh nghiệp & người Brazil.

    https://image.*********.vn/2018/09/04/nang-hang-Brazil.jpg
    [​IMG]
    SpaceX thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Thị trường chứng khoán Việt Nam trong nhóm hút vốn ngoại mạnh nhất kể từ 2013

    9 thị trường chứng khoán châu Á thu hút tổng cộng 48 tỷ USD kể từ ngày 1/10, nhiều nhất kể từ quý IV/2013, theo số liệu tổng hợp từ Bloomberg. Nhật Bản dẫn đầu với số vốn thu hút được là 27,4 tỷ USD, tiếp đó là Ấn Độ với 9,2 tỷ USD. Hàn Quốc xếp thứ ba, đón nhận 6,4 tỷ USD.

    Hàng loạt thông tin tích cực từ các nhà sản xuất vaccine Covid-19 trên thế giới thúc đẩy hơn nữa của thị trường chứng khoán châu Á – đang tăng nhờ kết quả bầu cử Mỹ và việc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chỉ số chứng khoán của thị trường Ấn Độ và Hàn Quốc đều lập đỉnh lịch sử trong tháng 11 trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản lên đỉnh 29 năm.

    [​IMG]
    Dòng vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán châu Á (gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam) trong quý IV các năm. Ảnh: Bloomberg
    SpaceX thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Thị trường M&A Việt Nam có thể hồi phục hình chữ V, đạt 7 tỷ USD vào 2022

    “Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, chỉ bằng 48,6% so với năm 2019”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn M&A 2020.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020. Ảnh: Báo Đầu tư.

    Viện nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC Institue) cho biết trong giai đoạn 6/2019 – 10/2020, các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A là bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng.

    Thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại, trong đó tập trung vào 4 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên.

    Theo nhóm nhiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), các thương vụ đầu tư và phát hành riêng lẻ đáng chú ý giai đoạn 2019-2020 như KEB Hana bank mua 15% vốn BIDV hay KKR & Temasek rót 652 triệu USD vào Vinhomes. Các thương vụ mua lại và thâu tóm đáng chú ý có Masan Group mua lại VinCommerce hay Stark Corporation thâu tóm Thipha Cables & Dovina…

    [​IMG]
    [​IMG]
    Theo dự báo của Euromonitor International, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường M&A năng động và tiềm năng nhất toàn cầu. Chỉ số đầu tư M&A dự báo năm 2020 là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

    CMAC Institue dự báo thị trường M&A hậu Covid-19 sẽ có sức bật và hồi phục theo mô hình chữ V. Tổ chức này đánh giá thị trường M&A có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.

    Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng các thay đổi chính sách sẽ có tác động tích cực tới hoạt động M&A và bảo vệ cho người mua. Điểm mới hỗ trợ cho hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung là lần đầu tiên 3 bộ luật Chứng khoán, Đầu tư và Doanh nghiệp cùng có hiệu lực một ngày.
    SpaceX thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    VNDirect riêng lẻ lãi quý III đạt 253 tỷ đồng
    HoSE: VND), doanh thu kỳ này đạt 506 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động giảm mạnh 45% xuống chỉ còn 40,3 tỷ đồng.

    Hai mảng kinh doanh đóng góp doanh thu lớn nhất cho VNDiect là tự doanh và môi giới. Trong đó, phần lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng đến 99% lên mức 165,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhờ việc thị trường đi lên tốt trong quý III nên VNDirect còn được hoàn nhập dự phòng do giảm giá của các quỹ trước với 34,5 tỷ đồng.

    Doanh thu môi giới đạt 110,8 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ nhờ vào việc giá trị giao dịch quý III tăng 4% so với quý trước và 58% so với cùng kỳ. Ngoài ra, mảng tư vấn và đầu tư chứng khoán cũng đóng góp 29 tỷ đồng vào doanh thu hoạt động kỳ này, cùng kỳ là 4,3 tỷ đồng.

    Chi phí tài chính giảm 25% xuống 84,5 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý tăng 8,5%. Kết quả, VNDirect báo lãi sau thuế 253 tỷ đồng, gấp 2,14 lần cùng kỳ năm trước.

    Lũy kế 9 tháng, VNDirect đạt 1.373 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 24% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính FVTPL đạt 416 tỷ đồng (gấp đôi cùng kỳ), phần lãi bán các tài sản tài chính là 367 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào khoản lãi từ bán trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi chưa niêm yết (247 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế 9 tháng tăng 81% lên mức 446 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản đạt 13.411 tỷ đồng, tăng 16% so với số đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 603 tỷ đồng xuống 166 tỷ đồng. Tài sản tài chính FVTPL tương đương đầu kỳ với 1.211 tỷ đồng và toàn bộ là cổ phiếu. VNDirect đang nắm giữ lượng cổ phiếu PTI trị giá 271 tỷ đồng, tiếp theo là VGC với 188 tỷ đồng...

    Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) giảm mạnh 41% xuống 3.254 tỷ đồng (gồm tiền gửi/chứng chỉ tiền gửi còn lại trên 1 năm và trên 3 tháng đến 1 năm).

    Tài sản tài chính gấp hơn 5 lần đầu năm, lên 4.080 tỷ đồng, gồm chứng chỉ tiền gửi 2.316 tỷ đồng và trái phiếu doanh nghiệp 1.453 tỷ đồng và trái phiếu chính phủ 303,4 tỷ đồng. Các khoản cho vay giảm từ 2.887 tỷ đồng xuống còn 2.667 tỷ đồng.

    Tài sản dài hạn tăng từ 446,6 tỷ đồng lên đến 1.940 tỷ đồng và chủ yếu do tăng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn từ 105 tỷ đồng lên 1.610 tỷ đồng.
    SpaceX thích bài này.
  7. quang_2017

    quang_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    1.113
    Giới phân tích đánh giá vci và vnd sẽ bứt phá mạnh hơn phần còn lại do ôm nhiều hàng nóng.
    Còn về môi giới, thì ssi và hcm là vô địch nhưng cạch tranh mạnh làm cho phí mg càng giảm.
    Tự doanh thì vnd và vci mạnh hơn cả.
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    VND em mới gái 17 Các bác không được chơi hội đồng đâu nhé Hỏng hết hàng em nó :D
    SpaceX thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Người Việt gửi về nước hơn 71 tỷ USD trong 5 năm
    24/11/2020

    • Từ 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2015, đến nay cộng đồng NVNONN có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 18% trong vòng 5 năm,

      Tổng kiều hối đạt 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6%/năm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tính đến tháng 10, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mang tầm cỡ khu vực do những doanh nhân Việt kiều về nước thành lập, điều hành đã góp phần tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội.

      Đồng hành cùng nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, kiều bào đã tổ chức các buổi triển lãm, hội thảo về Biển Đông, quyên góp tiền và hàng hóa trị giá hàng tỷ đồng ủng hộ "Quỹ vì biển, đảo Việt Nam".

      NVNONN cũng tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam dioxin và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh ở trong nước. Cộng đồng đã chung sức ủng hộ trong nước phòng chống đại dịch Covid-19 với khoản tiền khoảng 35 tỷ đồng, cùng nhiều vật tư y tế.

      Trong đợt thiên tai lũ lụt vừa qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả những địa bàn đặc biệt khó khăn như ở Campuchia, quyên góp được khoảng 34 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hóa, vật phẩm giúp đồng bào miền Trung nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.


      Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng người Việt trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao. Theo ước tính, có khoảng 500.000 chuyên gia, trí thức người Việt, chiếm tỷ lệ 10% trong cộng đồng người Việt. Một thế hệ trí thức mới người gốc Việt trẻ và tài năng đang hình thành và phát triển, tập trung ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, sinh học.
    SpaceX thích bài này.
  10. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    60.868
    hình như thế
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này