Dòng sông thời gian vẫn đều trôi, riêng lòng ta như mặt hồ yên ả, bình lặng!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoanghontim2011, 02/09/2017.

1584 người đang online, trong đó có 633 thành viên. 23:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 70564 lượt đọc và 690 bài trả lời
  1. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/mua-thu-cho-em~ngoc-lan~ts3wsrv6q94a2k.html

    Mùa Thu Cho Em
    Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
    Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
    Và em có nghe khi mùa thu tới
    Mang ái ân mang tình yêu tới
    Em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.

    Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
    Em có hay thu về hết dấu cô liêu
    Và em có hay khi mùa thu tới
    Bao trái tim vương màu xanh mới
    Em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây.

    Nắng úa dệt mi em và mây xanh thay tóc rối
    Nhạt đôi môi em thơm nồng
    Tình yêu vương vương má hồng
    Sẽ hát bài cho em và ru em yên giấc tối
    Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
    Chờ em anh nghe mùa thu trôi.
    Butchep01 thích bài này.
  2. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/tieng-mua-dem~ngoc-lan~ts3wst77q94ftt.html

    Tiếng Mưa Đêm
    Còn rơi mãi trên phiếm đàn
    Còn rơi mãi những tiếng buồn thở than
    Đã lâu rồi nụ cười vắng trên môi.
    Mưa rơi mưa rơi Còn rơi mãi nhớ thương ai
    Ướt bờ mi em dài Mưa rơi mưa rơi
    Còn làm mưa mãi trong đời Người đã xa vắng rồi.

    Con tim cô đơn Còn ôm ấp những câu thề
    Ướt chiều mưa em về Chôn đi bao nhiêu
    Kỷ niệm xưa mãi tôn thờ Cuộc tình còn ước mơ.
    Từng giọt mưa, từng giọt buồn Ngoài sân vắng
    buổi chiều tối dần Từng giọt mưa như hờn giận
  3. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/diem-xua~hong-nhung~ts3w500zq9hnn1.html

    Bi Kịch Trịnh Công Sơn

    Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

    Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người"
    và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.

    Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.

    Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.

    Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".

    Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,

    Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.

    Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."

    Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.

    Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."

    Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.

    Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó.Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.

    Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.

    Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.

    Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.

    Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.

    Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .

    Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.

    Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.

    Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .

    Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.

    Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.

    Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.

    Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.

    Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?

    Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.

    Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.

    Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là *********. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.

    Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!

    Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.

    Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."

    Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?

    Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.

    Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.

    Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.

    Trịnh Cung

    [​IMG]

    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/nhin-nhung-mua-thu-di~tung-duong~ts37dtbmqtmfq8.html

    Last edited: 14/09/2017
    backydautroc2Butchep01 thích bài này.
  4. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/anh-con-no-em~quynh-lan~tsvtw0d7qf9nmt.html

    Anh Còn Nợ Em
    Anh còn nợ em Công viên ghế đá
    Công viên ghế đá Lá đổ chiều êm.
    Anh còn nợ em Dòng xưa bến cũ
    Dòng xưa bến cũ Con sông êm đềm.
    Anh còn nợ em Chim về núi nhạn
    Trời mờ mưa đêm Trời mờ mưa đêm.
    Anh còn nợ em Nụ hôn vội vàng
    Nụ hôn vội vàng Nắng chói qua rèm.
    Anh còn nợ em Con tim bối rối
    Con tim bối rối Anh còn nợ em.

    [​IMG]
    Last edited: 14/09/2017
    backydautroc2 thích bài này.
  5. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/thuong-mot-nguoi~thanh-thuy~ts3w5zs6q9h14k.html

    Thương Một Người
    Thương ai về ngõ tối sương rơi ướt đôi môi
    Thương ai buồn kiếp đời lạnh lùng ánh sao rơi
    Thương ai về ngõ tối bao nhiêu lá rơi rơi
    Thương ai cười không nói ngập ngừng lá hôn vai.

    Thương nụ cười và mái tóc buông lơi
    Mùa thu úa trên môi từng đêm qua ngõ tối
    Bàn chân âm thầm nói lặng nghe gió đêm nay
    Ngày ai buốt đôi vai bờ vai
    Như giấy mới sợ nghiêng hết tình tôi.

    Thương ai về xóm vắng đêm nay thiếu ánh trăng
    Thương Một Người lyrics on ChiaSeNhac.vn
    Đôi vai gầy ướt mềm người lạnh lắm hay không
    Thương ai màu áo trắng trong như ánh sao băng
    Thương ai cười trong nắng ngập ngừng áng mây tan.
    backydautroc2Butchep01 thích bài này.
  6. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/cuoi-cung-cho-mot-tinh-yeu~khanh-ly~ts3wwd0mq99mn8.html

    Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu
    Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới
    Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói
    Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi
    Thời gian nơi đây. Bây giờ anh vui,
    một linh hồn rỗi Tình yêu xứ này
    Một lần yêu thương, một đời bão nổi
    Giã từ giã từ Chiều mưa giông tới em
    ơi em ơi. Sầu thôi xuống đầy, làm sao
    em nhớ Mưa ngoài sông bay, lời ca
    anh nhỏ, nỗi lòng anh đầy Sầu thôi
    thôi đầy Sầu thôi xuống đầy.

    [​IMG]
    Last edited: 15/09/2017
    backydautroc2Butchep01 thích bài này.
  7. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/uot-mi~thuy-duong~ts3wwd0dq99mnm.html

    Ướt Mi
    Ngoài hiên mưa rơi rơi Lòng ai như chơi vơi
    Người ơi nước mắt hoen mi rồi Ðừng khóc
    trong đêm mưa Ðừng than trong câu ca.
    Buồn ơi trong đêm thâu Ôm ấp giùm ta nhé
    Người em thương mưa ngâu Hay khóc sầu
    nhân thế Tình ta đêm về Có ấm từng cơn mơ
    em chưa say mê. Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa
    đêm về Nghe não nề Mưa kéo dài lê thê những
    đêm khuya Lạnh ướt mi Ai còn buồn khi lá rớt
    trong một cuối đông Ngoài hiên mưa rơi rơi
    Buồn dâng lên đôi môi Buồn đau hoen ướt mi ai rồi


    [​IMG]
    Last edited: 15/09/2017
    Butchep01 thích bài này.
  8. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/ta-o-troi-tay-nho-troi-dong~khanh-ly~ts3wv33sq92ww4.html

    Ta ở Trời Tây ta Nhớ Trời Đông
    Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông
    Nhớ trong sợi khói cuốn phiêu bồng
    Có muôn trùng núi ngăn người đến
    Có một nguồn xa chia mấy sông.

    Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông
    Nhớ nhau nghìn nỗi xót xa lòng
    Sao ta chợt thấy men đời đắng
    Thấy một mình trong nỗi nhớ mong.

    [​IMG]

    Ta, ta ở trời Tây, ta nhớ trời Đông
    Nhớ như con nước trôi theo dòng
    Ta như chim mỏi cánh bay tìm về núi
    Có một mình riêng hoài trông ngóng.

    Ta ở trời Tây ta nhớ, nhớ trời Đông
    Nhớ mưa nhoà phiếm nắng tơ hồng
    Nhớ đôi dòng tóc chia đường gió
    Cõi mình ta mù như hư không.
    Butchep01 thích bài này.
  9. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/mua-thu-trong-mua~quang-dung~ts3mtqz7q8fe1t.html

    Mùa Thu Trong Mưa
    Chiều mưa không có em
    Bờ đá công viên âm thầm
    Chiều mưa không có em
    Giăng mắc mây không buồn trôi.

    Gọi mùa thu lãng quên
    Vào tiếng mưa rơi êm đềm
    Trời còn mưa ướt thêm
    Cho dài ngày tháng không tên.

    [​IMG]


    Chiều mưa không có em
    Đường phố quên chưa lên đèn
    Chiều mưa không có em
    Biết lấy ai chia hờn tủi.

    Trời mùa thu lắm mây
    Còn bước em đi quên về
    Vòng tay ôm lẻ loi
    Cho mình còn mãi thương nhau.


    Last edited: 16/09/2017
    backydautroc2Butchep01 thích bài này.
  10. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.268
    [​IMG]
    http://m1.chiasenhac.vn/mp3/vietnam/v-pop/thoang-may-bay~hoang-bach~ts3wb6btq9qkqf.html

    Thoáng Mây Bay
    Đời lênh đênh trôi dòng nước một thoáng mây bay
    Tình yêu ơi xin dừng bước chân heo may
    Ngày hôm qua, em ra đi theo gió tha phương
    Để lại những thương cùng nhớ trên con đường.

    Tình vòng tay trong cuộc sống từ bấy lâu nay
    Tìm quên lãng trong rượu đắng trong cơn say
    Người yêu ơi cho anh thấy em cười
    Tình quay bước xin tình yêu ghé vào đời.

    Xanh xao trong màu mắt thơ dại
    In vết trên đường muôn lối
    Thoáng mây bay cuối trời
    Cuộc đời vẫn trôi qua mau.

    Ngày thơ ấu đâu còn nữa một thoáng mây bay
    Tình yêu ơi xin dừng bước chân heo may
    Một mình tôi đêm nay bóng tối không tên
    Chờ em đến cho ngày mai hết ưu phiền.
    Butchep01 thích bài này.

Chia sẻ trang này