DPM-Khai thác cơ hội từ EVFTA

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nqlong83, 02/08/2020.

119 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 04:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4370 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. nqlong83

    nqlong83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2017
    Đã được thích:
    681
    Ngành phân bón chủ động khai thác cơ hội từ Hiệp định EVFTA

    [​IMG]Sản xuất phân NPK Phú Mỹ tại Nhà máy NPK công nghệ hóa học của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí.
    Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng bốn triệu tấn phân bón thương phẩm, trị giá khoảng 1,33 tỷ USD từ 48 nước trên thế giới, trong đó có 0,22 triệu tấn từ 17 nước Liên minh châu Âu (EU).


    Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, thuế xuất, nhập khẩu phân bón được miễn giảm, các sản phẩm này nhập khẩu vào Việt Nam từ EU sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội mà EVFTA mang lại, ngành phân bón cần nỗ lực nâng cao chất lượng hàng hóa theo các tiêu chuẩn của EU.

    Còn nhiều dư địa để mở rộng thị trường

    Trưởng phòng Quản lý phân bón (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Minh Lan cho biết, sản xuất và tiêu thụ phân bón vô cơ ở EU chỉ chiếm khoảng 8% sản lượng toàn cầu nhưng đây lại là khu vực có công nghệ sản xuất phân bón rất phát triển. Theo thống kê, phân bón nhập khẩu từ EU hiện chiếm 5,5% (về cả khối lượng và giá trị) trong tổng sản lượng phân bón nhập khẩu của nước ta, tương ứng 0,22 triệu tấn và 73 triệu USD, chủ yếu là các loại phân: đạm (urê, SA) chiếm khoảng 35,5%, phân kali 17,5%, phân phức hợp 11,4%, phân hỗn hợp NPK 9,8% và phân hữu cơ 6,3%, còn lại là các phân bón khác.

    Trung bình mỗi năm nước ta xuất khẩu đạt khoảng 0,75 triệu tấn phân bón thương phẩm (trị giá 240 triệu USD) cho 47 quốc gia, trong đó có năm nước thuộc EU là I-ta-li-a, Hà Lan, Tây Ban Nha, Xlô-vê-ni-a, Bồ Ðào Nha. Mặc dù sản lượng xuất khẩu vào EU chưa cao (mới chỉ đạt 2,4 triệu USD tương đương 10,2 nghìn tấn/năm, chiếm 1% tổng giá trị phân bón xuất khẩu và trong đó 50% là phân bón hữu cơ) nhưng bước đầu một số sản phẩm phân bón hữu cơ và vô cơ của Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường này.

    Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế xuất, nhập khẩu phân bón được miễn giảm thì các phân bón nhập khẩu vào Việt Nam từ EU như urê, phân DAP, MAP, phân hữu cơ đang được sản xuất và tiêu thụ tại thị trường nội địa sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với phần lớn phân bón mà nguyên liệu đầu vào không có lợi thế về chính sách thuế. Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn mà EU đề ra, ngành phân bón Việt Nam còn nhiều cơ hội để bứt phá.

    Riêng với mặt hàng phân bón hữu cơ, Việt Nam đang nhập khẩu từ 33 nước trên thế giới (khoảng 0,25 triệu tấn, trị giá 45 triệu USD), trong đó 42% được nhập khẩu từ chín nước EU (Hà Lan, Bỉ, I-ta-li-a, Ai-len, Ru-ma-ni, Ðức, Tây Ban Nha, Lát-vi-a, Pháp). Theo thống kê, phân bón hữu cơ nhập khẩu từ Hà Lan và Bỉ chiếm 90% lượng phân hữu cơ nhập khẩu từ EU và 38% tổng lượng phân bón hữu cơ nhập khẩu từ các nước vào
    Việt Nam. Những năm gần đây, thị trường phân bón hữu cơ có bước tăng trưởng mạnh mẽ tại EU.

    Nguyên nhân chủ yếu là do các nước Liên minh châu Âu đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, do vậy sản lượng tiêu thụ phân bón vô cơ có xu hướng giảm dần qua các năm (dự báo giảm khoảng 1,8%/năm, một số quốc gia như Pháp, Ðức, Tây Ban Nha đã giảm 30% mức sử dụng hóa chất nông nghiệp). Mặt khác, EU sẽ sớm thúc đẩy phát triển công nghệ sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Ðây chính là cơ hội cho ngành phân bón Việt Nam đẩy mạnh phát triển phân bón hữu cơ.

    Khai thác lợi thế từ EVFTA

    Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà cho biết, việc tham gia các Hiệp định FTA trong đó có Hiệp định EVFTA mang lại tác động tích cực đến ngành phân bón, giúp ngành hàng này đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Do được hưởng ưu đãi theo các FTA, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ - kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển. Ðể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân bón khai thác được lợi thế từ các Hiệp định FTA, cơ quan chức năng cần có lộ trình chấm dứt, hạn chế dùng các hóa chất trong nông nghiệp. Cùng với đó, hạn chế và sử dụng hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích trong nông nghiệp. Cần quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cũng như nhập khẩu; có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn với việc sản xuất hàng giả, hàng nhái. Ðồng thời, Chính phủ sớm công bố bộ quy chuẩn quốc gia về phân bón hữu cơ.

    Ðể tận dụng những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, đồng chí Phạm Minh Lan cho rằng, cơ quan chức năng cần tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ để các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân bón tiếp cận, hiểu đầy đủ về các nội dung và bản chất của Hiệp định EVFTA để hành động ngay, chủ động nghiên cứu thông tin, xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn và dài hạn, xúc tiến thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng nhằm hội nhập thị trường EU, hướng tới phát triển bền vững.

    Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng chuẩn EU, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và cập nhật chính sách mặt hàng, tìm hiểu rào cản về kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan, chỉ dẫn địa lý, pháp luật thương mại, kinh tế của từng thành viên EU để tránh những rủi ro trong quá trình giao thương hàng hóa. Ðồng thời, tôn trọng và cam kết thương hiệu, hàng hóa, giữa các doanh nghiệp với nhau và với bạn hàng, từ bỏ thói quen làm ăn kiểu "chụp giật", thiếu liên kết, không tham gia chuỗi giá trị, không tạo niềm tin khi hợp tác. Chủ động phát triển nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu, tránh bị lợi dụng làm trạm trung chuyển hàng hóa đi các nước khác.
    --- Gộp bài viết, 02/08/2020, Bài cũ: 02/08/2020 ---
    Năm Covid này ngành dịch vụ, du lịch ảm đạm, công nghiệp khó khăn. Chỉ còn đẩy mạnh nông nghiệp.
    Tin tốt VN vươn lên trên Thái Lan về sản lượng xuất khẩu gạo.
    EVFTA giúp đưa hàng nông sản VN vô EU. Ngành Đạm DPM sẽ được hưởng lợi theo. Nhu cầu DPM tăng cao trong Quý 3, 4 cuối năm. Giá 20 vẫy gọi :))**==
    fly-dragon, tcvck, Ruby88881 người khác thích bài này.
  2. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.388
    Thank chu pic

    Vậy là ngành này được lợi kép covid + EVFTA

    => ngành tiềm năng Q3
    Ruby8888 thích bài này.
  3. Manhthang123

    Manhthang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2020
    Đã được thích:
    77
  4. nqlong83

    nqlong83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2017
    Đã được thích:
    681
    Quý 2 vừa rồi báo LN gấp 10 lần cùng kỳ. Lúc đó còn chưa có EVFTA này. Quý 3,4 chắc gấp 20 quá =)):))>:):D>:D<:drm1:drm3:drm4
    --- Gộp bài viết, 02/08/2020, Bài cũ: 02/08/2020 ---
    Hưởng lợi lớn từ giá dầu TG giảm mạnh trong năm nay
    VmsMobifone thích bài này.
  5. Ruby8888

    Ruby8888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2019
    Đã được thích:
    1.495
    Khó có ngành nào đc hưởng lợi kép tiềm năng như thế này bác nhỉ, tới đoạn DPM tăng mạnh chưa ta
    VmsMobifone thích bài này.
  6. Sabon

    Sabon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2019
    Đã được thích:
    3.666
    Với giá hiện tại thì mua DPM khá an toàn và rủi ro thấp nhưng khả năng kiếm lãi tối thiểu 20% trong 1 năm là ok.
  7. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.388
    chưa. Phải đợi Vn-index tạo đáy xong đã b
  8. Ruby8888

    Ruby8888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2019
    Đã được thích:
    1.495
    Đúg rồi Dpm k đi ngược đc TT
  9. Manhthang123

    Manhthang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2020
    Đã được thích:
    77
    Múc ăn cổ tức
    fly-dragon thích bài này.
  10. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.388
    mở pic mát tay nhỉ
    Ruby8888 thích bài này.

Chia sẻ trang này