DTD: Đúng chất Siêu cổ sau định giá Tài sản, Tốc độ tăng trưởng, Dòng tiền và gần như Không nợ vay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Years, 03/09/2019.

7814 người đang online, trong đó có 1201 thành viên. 15:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 960053 lượt đọc và 6502 bài trả lời
  1. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.548
    Xem lại qua các năm 2018 & 2019 thì doanh thu và lợi nhuận lẹt đẹt mà giá cp cũng lên vùng 20
    Năm nay book lợi nhuận từ kcn Đồng Văn 3 tạo đột biến doanh thu - lợi nhuận
    BLD cũng bắt đầu chia tiền cổ tức bằng tiền cho thấy lượng tiền dồi dào
    tui dự là cuối năm DTD phải lên vùng 4x
    :>:>:>
    --- Gộp bài viết, 15/08/2020, Bài cũ: 15/08/2020 ---
    ủa, tui đọc thấy ngày 18 mới chốt danh sách chia tiền mà ông
    o_Oo_Oo_O
    system84tiep259 thích bài này.
  2. ngay_anh_den999

    ngay_anh_den999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    3.650
    4x thì ông chơi vcg nhé, dtd tin ra 8x rồi vuọt ntc
    Smile70 thích bài này.
  3. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.548
    ý tui là ngắn hạn đến tháng 9 là đến 4x đó ông
    cuối năm thì kg biết bao nhiu đây
    :>:>:>
  4. ngay_anh_den999

    ngay_anh_den999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    3.650
    Lợi thế kcn bắc lớn hơn trong nam rất nhiều nhiều lần. Sở dĩ trong nam phát triển sớm hơn nhiều mà giá bh quá cao gấp 3 dtd , dtd đền bù rẻ nên gias thuê thu hút có 65$ , hiện sẽ ko còn giá đó, chỉ cần tăng giá vài chục % là khủng thế nào, trong khi loi thế dtd sát thủ đô các bệnh viện đầu ngành về đó hết. Thời bh là kcn ngoài bắc. Chưa kể dtd có mấy chục ha đất thịt xây khu nhà ở gần kcn. Quỹ đất còn lên 800ha chưa khai thác trong khi vdl bé xíu
    --- Gộp bài viết, 15/08/2020, Bài cũ: 15/08/2020 ---
    Thử hỏi ntc sao so với ntc:D
    --- Gộp bài viết, 15/08/2020 ---
    Kcn ngoài bắc đặc biệt là dtd hà nam mới là nơi đại bàng xây tổ, trong nam quá nhiều bão hòa và nguồn lđ cạn=))
    Zogauzo1316, sttsg, TLTL141 người khác thích bài này.
  5. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.548
    so sánh cái KCN Đồng Văn nó mới thuận tiện di chuyển quá ông nhỉ
    bởi thế tụi Nhật lùn nó mới chọn Đồng Văn làm cứ điểm đặt doanh nghiệp
    mà tui hy vọng là giá thue đất tăng len 100$
    thử hỏi lúc đó DTD giá bao nhiu cp đây ông
    :>:>:>
  6. Namhai

    Namhai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    81
    Đầu tư đến cuối năm nay các bác dự đoán giá nó sẽ bao nhiu nhỉ.
    Smile70 thích bài này.
  7. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.548
    bác nên tìm hiểu để yên tâm nắm giữ cp lâu hơn
    như tui phải bán ở giá thấp và mua giá cao hơn đây
    o_Oo_Oo_O
  8. ngay_anh_den999

    ngay_anh_den999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    3.650
    Thời cơ vàng của bất động sản công nghiệp?
    THỨ 7, 15/08/2020, 08:59
    [​IMG]
    Chia sẻ kinh nghiệm hay giúp con giảm tăng động hiệu quả
    http://benhdongkinh Tài trợ

    [​IMG]
    Tuy vừa phải trải qua nửa năm khó khăn, nhưng việc Chính phủ Việt Nam kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hiệu quả và quyết định phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Theo đó, việc gia tăng nguồn cung công nghiệp tiếp tục trở nên cấp thiết.

    Theo Savills, tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng hoặc trong giai đoạn xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

    Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tỷ lệ lấp đầy tại các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018.
    Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savill Hà Nội nhận định, hiện nguồn cung BĐS công nghiệp đang hạn chế. Vì vậy các nhà phát triển BĐS cần nỗ lực phát triển để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đặc biệt cần chú trọng tập trung vào việc phát triển các BĐS gần sân bay, bến cảng và các tuyến đường chính.

    "Tuy quá trình này khó có thể hoàn thành nhanh chóng, chúng ta cần biết cách quản lý hiệu quả để đáp ứng được nguồn cầu trong thời điểm Covid-19 hiện nay. Dù còn nhiều yếu tố khác cần phải cải thiện, Chính phủ và ngành BĐS cho đến hiện tại đã và đang làm rất tốt việc thu hút vốn đầu tư", vị chuyên gia này nhấn mạnh.


    Với số lượng lớn các nhà sản xuất có dự định rời khỏi Trung Quốc vào năm 2021 và 2022, các nhà phát triển cần xây dựng nhiều dự án hơn để có thể nắm bắt cơ hội và đáp ứng được các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao. Điển hình, Đồng Nai đang có kế hoạch bổ sung thêm tám khu công nghiệp mới. Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức, đã công bố kế hoạch xây dựng bốn khu công nghiệp mới nhằm đáp ứng nguồn cầu đang tăng mạnh. Xã Phước Bình sẽ có thêm hai khu công nghiệp với quy mô lên tới 900 ha và tổng diện tích khoảng 500ha.

    Xã Tân Hiệp và Bình An cũng sẽ lần lượt xây dựng thêm một khu công nghiệp tại mỗi xã. Hơn nữa, các nhà phát triển "cho thuê" như Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW cũng đang trong quá trình mở rộng trong khoảng thời gian này, tăng nguồn cung ban đầu từ 130 ha trong năm 2018 lên đến gần 500 ha trong năm nay
    Smile70 thích bài này.
  9. ngay_anh_den999

    ngay_anh_den999 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    3.650
    Bất động sản công nghiệp trước 'thời cơ vàng' bứt phá
    06/07/2020 8:49

    (TBTCVN) - Với “điểm sáng” là thành công trong phòng, chống dịch Covid-19 và tăng trưởng kinh tế được duy trì trong bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam nổi lên là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn sau đại dịch, có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc đón “làn sóng” dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc.
    [​IMG]
    Bất động sản công nghiệp là phân khúc có nhiều dư địa, cơ hội phát triển và trở thành một phân khúc hấp dẫn cả trong ngắn hạn và trung hạn.
    Đây cũng chính là “thời cơ vàng” để thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) bứt phá. Ông Phạm Minh Phương – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế các tỉnh phía Bắc, Trưởng ban Quản lý KCN tỉnh Hải Dương chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

    * PV: Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, BĐSCN là phân khúc có tiềm năng, triển vọng phát triển nhất trên thị trường BĐS, trong giai đoạn hậu dịch Covid-19. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?

    - Ông Phạm Minh Phương: Tôi đồng quan điểm cho rằng phân khúc BĐS CN là phân khúc có nhiều dư địa, cơ hội phát triển và trở thành một phân khúc hấp dẫn cả trong ngắn hạn và trung hạn giai đoạn hậu dịch Covid-19.

    Sự hấp dẫn của phân khúc thị trường BĐS CN được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trước hết đó là triển vọng mở ra từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2020). Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới rất lớn, kỳ vọng sẽ thúc đẩy gia tăng làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, kéo theo nhiều cơ hội cho thị trường BĐS CN.

    Bên cạnh đó, dưới tác động của đại dịch Covid-19, thế giới đang chứng kiến một “làn sóng” dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài sang một số nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á. Trong đó, với “điểm sáng” là những thành công trong việc phòng, chống dịch Covid-19 và tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì trong bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh trong việc đón “làn sóng” dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc. Chính phủ cũng đang có những kế hoạch, hành động “dọn tổ để đón đại bàng” để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư này hậu Covid-19.

    [​IMG]
    Ông Phạm Minh Phương
    Ngoài ra, các chính sách của Việt Nam hiện đã khá thông thoáng, cởi mở với các NĐT nước ngoài, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ NĐT nước ngoài (như về thuế, đất đai…), thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực như thuế, hải quan tương đối thuận lợi…, đấy chính là những “điểm cộng” hấp dẫn các NĐT nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tác động tích cực đến luồng vốn FDI vào Việt Nam. Tất cả những lợi thế trên đang trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS CN, từ đó tạo ra tiềm năng, cơ hội cho thị trường BĐS CN phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

    * PV: Bên cạnh cơ hội, triển vọng, theo ông, đâu là những rào cản cản trở sự phát triển của phân khúc BĐS CN?

    - Ông Phạm Minh Phương: Hiện vẫn còn một số “nút thắt” ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường BĐS CN, trong đó lớn nhất là vấn đề về quỹ đất và pháp lý.

    Trước hết về quỹ đất, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2020, cả nước có 561 KCN, với tổng diện tích khoảng 201 nghìn ha. Trong đó, bao gồm 374 KCN đã được thành lập với diện tích khoảng 114,4 nghìn ha và 259 KCN chưa thành lập với diện tích khoảng 86,6 nghìn ha. Quy mô của các KCN phần lớn là vừa và nhỏ. Trong khi đó, nhu cầu của các NĐT nước ngoài là những nhà xưởng có diện tích rất lớn, kèm theo đó là nhiều công trình phụ trợ đi kèm. Tuy nhiên, với thực tế quy mô của các KCN của Việt Nam còn hạn chế, nên những doanh nghiệp (DN) BĐS muốn đầu tư vào phân khúc BĐS CN gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về quỹ đất sạch đủ lớn hay những nhà xưởng xây sẵn lớn theo yêu cầu của NĐT nước ngoài.

    Thứ hai là rào cản pháp lý, hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, trong đó có phân khúc BĐS CN được điều tiết bởi nhiều bộ luật như: Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đầu tư… Tuy nhiên, nhiều quy định trong các bộ luật đang bộc lộ rất nhiều vướng mắc, bất cập; thậm chí có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo nhau, gây khó khăn cho các DN BĐS trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.

    Ngoài ra, phần lớn hạ tầng nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, các DN thì thiếu trình độ, kinh nghiệm quản lý, vận hành kho bãi, nhà xưởng mà họ xây lên. Bởi vậy, nhiều sản phẩm BĐS CN kém hấp dẫn khách thuê…

    * PV: Trước “cơ hội vàng” cho thị trường BĐS CN phát triển bứt phá trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, theo ông, chúng ta cần làm gì để không tuột mất cơ hội này?

    - Ông Phạm Minh Phương: Việt Nam đang mong muốn đón “đại bàng” – tức DN, tập đoàn nước ngoài lớn, từ làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc, muốn vậy chúng ta phải có quỹ đất sạch đủ lớn, song hiện nay, việc mở rộng các KCN hiện hữu phải trải qua “hàng dài” thủ tục và mất rất nhiều thời gian, trung bình mất ít nhất từ 2 - 3 năm, thậm chí lâu hơn. Tôi kiến nghị, các cơ quan chức năng liên quan cần rà soát, xem xét để xem những khâu nào, thủ tục hành chính nào có thể tích hợp được thì cần tích hợp lại để giảm bớt các thủ tục hành chính cho DN. Nếu “nút thắt” này không được tháo gỡ sớm, thì tôi cho rằng Việt Nam rất dễ “chậm chân” trong cuộc đua thu hút vốn FDI hậu đại dịch. Theo đó, những “cơ hội vàng” cho phát triển BĐS CN như đã chia sẻ ở trên cũng không còn.

    Bên cạnh đó, để hỗ trợ thị trường BĐS CN phát triển, những bất cập trong các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng, đất đai, đầu tư... cũng cần phải được rà soát, sửa đổi để hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN BĐS.

    Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục duy trì nguồn lực đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng, việc có nền tảng cơ sở hạ tầng vượt trội là yếu tố giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh so với các nước khác, nhất là những quốc gia đã và đang có thị trường BĐS CN phát triển.

    Về phía các DN, các DN BĐS nội cần tăng cường tiềm lực tài chính thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết để có nguồn vốn đủ lớn phục vụ đầu tư xây dựng những nhà xưởng, kho bãi chất lượng, hiện đại, từ đó mới có khả năng hấp dẫn khách thuê. Cùng với đó, các DN cũng cần nâng cao trình độ quản lý, vận hành kho bãi, nhà xưởng, nhất là cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý… Hiện nay, yêu cầu của khách hàng đối với BĐS CN ngày càng cao. Theo đó, nhiều đối tác không chỉ đơn thuần cần thuê mặt bằng, nhà xưởng mà họ còn cần nhiều dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ logistics, hậu cần… Vì vậy, các DN cần tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm BĐS CN.
    Smile70 thích bài này.
  10. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.548
    T2 kcn lại ngon à
    o_Oo_Oo_O
    sttsg thích bài này.

Chia sẻ trang này