Dự báo kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuyminh02, 28/03/2020.

6233 người đang online, trong đó có 848 thành viên. 22:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3498 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    TMĐT thì thằng Tiki đang làm logistic ổn nhất, chất lượng hàng hóa cũng ok nhất nên chắc nó dẫn đầu đó bác, mở rộng phổ hàng hóa ra nữa là ok. Supply chain thì mấy công ty phân phối làm thị trường như DGW là ngon, đẩy hàng cho tụi tmđt như Tiki. Mảng Logistic thì hiện tại thằng giao hàng mạnh như Tiki nó thầu luôn, VNpost cũng là một thế lực mạnh. Mảng thanh toán thì thằng VNpay tôi nghĩ là sáng nhất :D.
    hunter113 thích bài này.
  2. hunter113

    hunter113 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    9.392
    :)) phải ngó thằng nào trên sàn ấy bác, chứ mấy thằng nhìn nó lớn mà mình ko mua đc, tiếc lắm
    thuyminh02 thích bài này.
  3. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    Trên sàn mà combo TMĐT + thiết bị công nghệ thì chỉ có DGW thôi cụ. Nó làm supply chain cho cả đám TMĐT lẫn bán lẻ. Quý này khéo lồi mồm doanh số :D
    dongdatu thích bài này.
  4. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Con dgw mô hình kd tn bác ơi, có thể pt rõ giúp tý nữa dc k?
    thuyminh02 thích bài này.
  5. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    Mô hình nó như thế này bác :
    Toshiba muốn phân phối các dòng laptop tại VN. Nó có 2 cách :
    1 là Toshiba tự xây dựng hệ thống phân phối, nhập hàng, làm thủ tục thông quan, nộp thuế, lưu kho, vận chuyển tới mạng lưới phân phối, bán hàng, bảo hành...
    2 là thuê 1 bên làm tất cả việc đó, Toshiba cho phân phối độc quyền + yêu cầu doanh số.
    DGW nó chính là cái số 2.
    DGW làm nghiên cứu thị trường , đưa số liệu cho Toshiba xem cần phân phối dòng laptop nào, DGW làm nhập khẩu, thông quan, lưu kho, đẩy hàng cho các bên như : Tiki, Lazada, Shopee, TGDĐ, Phong Vũ, Chiếm Tài...bán lẻ ra ngoài. DGW làm tiếp khâu quảng cáo, chạy sale, bảo hành, chăm sóc KH sau khi bán, feedback lại hãng nhu cầu của KH.
    Tất cả các mặt hàng khách của Xiaomi, Unilever, Lion...DGW đều làm vậy.
    NSX nó nhả bớt lợi nhuận phân phối ra, đỡ đau đầu với mất tg, bộ máy cồng kềnh, DGW thì ăn phân phối độc quyền toàn thị trường :D
    hunter113 thích bài này.
  6. dautu6688

    dautu6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2018
    Đã được thích:
    716
  7. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
    Vậy thì miếng bánh này cũng bị cạnh tranh khá gay gắt bác nhỉ, dgwk biết đủ năng lực k khi mà mấy thương hiệu lớn như iphone, samsung, đã có thằng lớn khác nó làm thì liệu biết đâu nó tranh luôn miếng bánh của dgw, vd như lịch sử đã từng xảy ra dgw bị nokia, Microsoft rút cắt uq đó bác.
    thuyminh02 thích bài này.
  8. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    Chưa thấy công ty nào làm tương tự như DGW :D, rào cản gia nhập là rất lớn nha cụ :D
  9. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    Nhiều quốc gia khu vực, đặc biệt như Phillipine không tự chủ đc sản xuất lương thực nên nhu cầu hiện tại là rất lớn. Ngành NN VN sau dịch là một điểm rất sáng, cơ hội bức phá. :)
  10. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.281
    Những tín hiệu đầu tiên của sốt thiết bị công nghệ :D

    Cửa hàng máy tính kiếm bộn vì Covid-19

    Nhiều cửa hàng có doanh số tăng gấp đôi, các sản phẩm liên tục “cháy hàng" vì nhu cầu sử dụng máy tính tăng mạnh trong thời điểm dịch bệnh.
    Hơn 6h tối, một cửa hàng trên phố Thái Hà (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp khách đến mua máy tính và linh kiện. Một nhân viên kinh doanh tại đây cho biết, chỉ trong một ngày, cửa hàng đã bán hơn 60 bộ máy tính, bao gồm cả máy để bàn và laptop, doanh số cao gấp vài lần ngày thường. Mặc dù mọi năm, tháng 3 vốn không phải là thời kỳ cao điểm của ngành kinh doanh máy tính, nhưng năm nay, tình hình đã thay đổi vì Covid-19.

    "Trong hai tuần trở lại đây, mỗi tuần doanh số tăng khoảng 20%, khách hàng mua máy chủ yếu để giải trí, làm việc từ xa và học tại nhà", anh Tiến Đức, chủ cửa hàng cho biết. Theo anh Đức, nhu cầu cao nhất là học sinh, sinh viên. "Các bộ máy tính có giá dưới 10 triệu đồng, đi kèm webcam, loa, mic bán chạy nhất, chiếm trên 50% doanh số", anh nói.

    [​IMG]
    Nhiều cửa hàng máy tính đông khách, nhân viên phải đeo khẩu trang và chuẩn bị nước rửa tay.

    Nhu cầu mua máy tính tại Việt Nam bắt đầu tăng từ tháng 2, trong bối cảnh học sinh, sinh viên cả nước được nghỉ học ở nhà tránh dịch.

    Tại hệ thống Thế Giới Di Động, hai tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm trước ở mảng máy tính xách tay. Theo số liệu từ FPTShop, doanh thu mảng máy tính xách tay của đơn vị này trong tháng 2 tăng 79% so với tháng 1. Tháng 3 dù chưa kết thúc, nhưng cũng đã ghi nhận mức doanh thu tăng 153% so với tháng đầu năm. Sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu của những người cần học tập và làm việc từ xa.

    Thu Huyền, một kế toán ở Hà Nội, đã phải chờ gần hai tiếng để chọn laptop, cài đặt phần mềm. Cô than thở, "bỗng dưng" tốn thêm hơn chục triệu đồng, nhưng phải chấp nhận vì không có máy tính thì không thể làm việc ở nhà trong mùa dịch bệnh. Trong khi đó, một số game thủ cố gắng mua đồ máy tính, ngoài nhu cầu giải trí, còn vì "lo dịch bệnh sẽ khiến một số linh kiện tăng giá".
    Thực tế tại một số cửa hàng, các linh kiện lẻ như chuột, bàn phím, tai nghe chơi game, webcam... cũng có doanh số tăng gấp nhiều lần, thậm chí có một số sản phẩm "cháy hàng" do nhu cầu vượt quá dự đoán của nhà phân phối.

    Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là nhu cầu tăng cao, các cửa hàng bán máy tính cũng gặp khó khăn. Hầu hết mặt hàng liên quan đến máy tính được sản xuất từ nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam. Dịch bệnh khiến việc vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về trắc trở, nhiều mẫu hết rồi mà không thể nhập hàng mới. Có mẫu laptop gửi bảo hành cả tháng vẫn chưa thể trả cho khách vì không có linh kiện.

    Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng mong muốn bán hàng online thay vì khách đến cửa hàng để hạn chế khả năng lây nhiễm, nhưng do đặc thù, nhân viên cửa hàng vẫn phải đến nhà người mua để lắp đặt và kiểm tra tại chỗ. Do đó, nhiều nơi, lượng nhân viên giao hàng không đủ đáp ứng đơn hàng.

    Lưu Quý
    https://vnexpress.net/so-hoa/cua-hang-may-tinh-kiem-bon-vi-covid-19-4075418.html

Chia sẻ trang này