Dự báo sóng ngành 2023 : đầu tư công, F&B (Food & Beverage), than và ngân hàng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuyminh02, 15/01/2023.

1884 người đang online, trong đó có 753 thành viên. 23:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4522 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    FED dự đoán sẽ giữ nền lãi suất hiện tại (hoặc cao hơn, ở mức 5%) cho đến hết năm 2023. Vì vậy, nền lãi suất của Việt Nam cũng ít có dư địa để kéo giảm xuống. Với bài toán này thì để bù đắp tăng trưởng cho đạt mục tiêu, chắc chắn các chính sách sẽ thúc đẩy ở 2 mũi nhọn chính là đẩy mạnh tối đa đầu tư công và kích thích chi tiêu hộ gia đình.

    [​IMG]

    Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến thông xe từ 30/04/2023
    [​IMG]

    Mạng lưới cao tốc Bắc - Nam

    Đầu tư công với hạn mức giải ngân 700.000 tỷ cho năm 2023 là động lực rất lớn để kích thích tăng trưởng 2023, dự báo sẽ tập trung phần lớn nguồn lực vào các dự án nối liền cao tốc Bắc – Nam. Các doanh nghiệp sở hữu mảng kinh doanh sau sẽ hưởng lợi : cát, đá, xi măng, nhựa đường, đơn vị thi công cầu đường, công trình nền móng... Hiệu quả của việc hình thành cao tốc Bắc – Nam sẽ kéo dài không chỉ hết 2023 mà có thể đến 2025 khi các tuyến cao tốc ngang được đấu nối vào trục cao tốc Bắc – Nam.
    [​IMG]

    Ngành thực phẩm và đồ uống ( F&B), đây là động lực thứ 2 của tăng trưởng, ngành này ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế như suy thoái hay lạm phát. Động lực lớn nhất cho năm 2023 của ngành F&B chính là việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Năm 2019 ( trước dịch Covid -19) Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc chiếm 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Với việc bỏ toàn bộ các hạn chế đối với du khách Trung Quốc, dự báo sẽ có đợt bùng nổ du khách sau dịp Tết âm lịch của nước này.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Bãi biển Nha Trang 2019
    Ước tính với chi tiêu khoảng 4 tỷ $ chỉ từ riêng lượng khách Trung Quốc sẽ giúp thị trường du lịch sôi động trở lại kéo theo ngành F&B có tăng trưởng đột phá, đặc biệt là đồ uống có cồn ( bia, rượu). Chỉ riêng mảng bia hiện tại lượng tiêu thụ đã giảm 1,2 tỷ lít/năm so với đỉnh điểm 2019 ( tiêu thụ 4,4 tỷ lít). Sự quay lại của thị trường khách du lịch TQ cũng sẽ thúc đẩy các thị trường khác trở lại Việt Nam ( nhờ giá tour và chi phí du lịch giảm mạnh) trở thành động lực cho ngành thực phẩm và đồ uống. Các thương hiệu lớn ngành đồ uống sẽ hưởng lợi như : Sabeco ( SAB) , Habeco (BHN), Heneiken – Tiger (ABP), AB InBev ( Budweiser – DGW phân phối), Carlsberg… Với 18 triệu lượt khách quốc mỗi năm mang lại doanh thu gần 18 tỷ $/năm sẽ là mũi nhọn quan trọng thứ 2 thúc đẩy kinh tế từ 2023.
    [​IMG]

    Ngành than vẫn tiếp tục hưởng lợi nhờ xung đột Nga – Ukraine kéo dài và TQ bắt đầu mở cửa trở lại. Để bù đắp tăng trưởng của TQ cũng như nhu cầu thay thế nguồn chất đốt từ Nga của EU sẽ khiến giá than neo ở mức cao trong vài năm tới. TQ buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than từ Úc trong cơn khát năng lượng, Indonesia nước xuất khẩu than nhiệt thứ 2 thế giới cũng hạn chế xuất khẩu dù giá bán rất cao ( tb ~ 295$/tấn).
    Riêng Việt Nam hiện tại nhiệt điện than vẫn đang chiếm gần 43% năng lực phát điện của hệ thống và vẫn phải nhập khẩu than sản xuất điện do thiếu hụt nguồn trong nước. Vì vậy, lợi thế trong ngành hiện tại vẫn thuộc về các nhà sản xuất than.
    mtam137 thích bài này.
  2. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    [​IMG]
    Ngành ngân hàng sẽ có năm 2023 dễ thở hơn 2022 khi đầu tư công được giải ngân hiệu quả hơn. Việc “ bơm” một lượng lớn thanh khoản thông qua đầu tư công sẽ giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng, giảm áp lực huy động và áp lực nâng lãi suất huy động. Sẽ có chuyển biến nhanh ở thanh khoản của khối ngân hàng khi 2 mũi nhọn đầu tư công và du lịch thực sự khởi sắc. Thanh khoản của khối ngân hàng sẽ tăng mạnh và kéo lãi suất huy động đi xuống ( sẽ có độ trễ rơi vào 6 tháng cuối năm 2023).

    Lưu ý là lãi suất cho vay sẽ giảm chậm hơn nhiều và NIM của khối ngân hàng sẽ hồi phục trở lại mức cao hơn hiện nay.
    mtam137 thích bài này.
  3. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    Ngành thép tuy nhu cầu xdcb có tốt lên nhưng mảng dân dụng giảm sút mạnh theo ngành BĐS nên chưa có khởi sắc như mong đợi.
  4. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    Tập đoàn Than - Khoáng sản lập kỷ lục doanh thu 7 tỷ USD năm 2022
    về nhà nước hơn 2.900 đồng tỷ lợi nhuận còn lại.

    Về sản xuất, TKV đã sản xuất được 39,4 triệu tấn than, đạt 101% kế hoạch năm, tương đương thực hiện năm 2021; nhập khẩu 4,75 triệu tấn than; tiêu thụ 46,5 triệu tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước 45,3 triệu tấn. Cùng với đó, TKV cũng sản xuất 1,47 triệu tấn alumin tăng 4% so với năm 2021 và tiêu thụ 1,45 triệu tấn; khai thác 105.000 tấn tinh quặng đồng, tăng 4,7%; sản xuất 30.000 tấn đồng, tăng 65% và tiêu thụ đồng tấm đạt 33.000 tấn, tăng 153%....

    Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 16,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 13,5% so với bình quân năm năm 2021. Năm 2022, Tập đoàn đã chi trên 165 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội…

    Năm 2023 , TKV lên kế hoạch 168,8 ngàn tỷ đồng. Trong đó, sản xuất than: 105,64 ngàn tỷ đồng; khoáng sản: 23,61 ngàn tỷ đồng (sản phẩm Alumin: 11,14 ngàn tỷ đồng); điện lực: 11,48 ngàn tỷ đồng; cơ khí: 3,04 ngàn tỷ đồng; vật liệu nổ công nghiệp: 7,64 ngàn tỷ đồng; sản xuất kinh doanh khác: 17,39 ngàn tỷ đồng.

    Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản toàn Tập đoàn khoảng 9.006 tỷ đồng. Nộp ngân sách 20,3 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt khoảng 5 ngàn tỷ đồng.

    TKV cũng đặt mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ than cho các ngành kinh tế, đặc biệt là than cho sản xuất điện, sản xuất phân bón theo hợp đồng đã ký kết; trong đó, than cho điện không thấp hơn 38,5 triệu tấn, than cho sản xuất phân bón không thấp hơn 2,5 triệu tấn.
  5. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.754
    Than thì mình không cho rằng sẽ có sóng, bản chất ngành than là vậy, mình nghĩ dầu khí khả quan hơn.
    thuyminh02Suongkhongxuat thích bài này.
  6. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    Ngành than bao lâu nay là sân riêng của một số ở TKV - TCT ĐB nhưng các động thái nhân sự gần đây thì kì vọng có thể " cởi trói" cho các cty thành viên ( thực tế là kinh doanh độc lập nhưng bị buộc vào chung).
    --- Gộp bài viết, 16/01/2023, Bài cũ: 16/01/2023 ---
    Nguồn cầu về than của TQ khi mở cửa trở lại sẽ rất khủng khiếp, nhất là khi VN xuất sang thị trường này là chủ yếu.
  7. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
  8. Equinox

    Equinox Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    606
    Tiền lớn vào than rồi, cái dòng này lâu lái lại tím cả làng
    thuyminh02 thích bài này.
  9. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    TQ khát than khủng khiếp để bù tăng trưởng của 3 năm lock down. Trend đã confirm :)
  10. thuyminh02

    thuyminh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2019
    Đã được thích:
    1.276
    Habeco hồi phục sau đại dịch, có hơn 3.500 tỷ đồng tiền nhàn rỗi
    Lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của Habeco lên tới 3.533 tỷ đồng tính đến hết năm 2022, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Năm ngoái, khoản tiền này đem về cho hãng bia có thị phần chủ yếu ở phía Bắc, gần 142 tỷ đồng tiền lãi.
    Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - Mã: BHN) cho thấy doanh thu thuần tăng 26% so với cùng kỳ lên 2.468 tỷ đồng.

    Trong kỳ, tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, nên lợi nhuận gộp cải thiện lên gần 624 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 25,2%, cùng kỳ đạt 21,2%.

    Trong quý cuối năm, Habeco đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mãi lên 256 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ, là nguyên nhân chính khiến chi phí bán hàng tăng lên hơn 33%. Ngoài ra, nhờ có khoản thu nhập khác hơn 30 tỷ đồng (không được thuyết minh) nên cả quý, Habeco lãi sau thuế gần 52 tỷ đồng, gấp gần 40 lần mức nền thấp của cùng kỳ nhưng vẫn ở mức thấp so với các quý khác.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của công ty.

    Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của Habeco đạt 8.398 tỷ, lợi nhuận sau thuế 527 tỷ, lần lượt tăng 21% và 63% so với năm 2021. Với kết quả này, công ty đã vượt 27% chỉ tiêu doanh thu và vượt 138% mục tiêu lợi nhuận năm.

    Kết quả kinh doanh cải thiện so với năm 2021 của Habeco đạt được trong bối cảnh thị trường hàng hóa, tiêu dùng trong nước phục hồi tích cực, nhu cầu mua sắm gia tăng sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

    Năm 2023, tổng công ty đặt mục tiêu sẽ tái cấu trúc danh mục thương hiệu và sản phẩm để nâng cao thị phần tại các khu vực thị trường thông qua việc củng cố và bảo vệ thị trường miền Bắc, tăng trưởng tại khu vực Bắc Trung Bộ và từng bước phát triển tại thị trường miền Nam.

    Habeco kỳ vọng mức tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu là 525 triệu lít, tăng 3,4% so với ước thực hiện năm 2022. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 12.177 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 335 tỷ đồng, Nộp ngân sách kỳ vọng 4.552 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: BCTC quý IV/2022 của công ty.

    Tổng tài sản của Habeco tính đến hết năm 2022 là 7.256 tỷ, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng lên tới 3.533 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng tài sản. Năm 2022, khoản tiền này đem về cho công ty bia gần 142 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay.

    Ngoài ra, công ty còn đang dành 225 tỷ đồng đầu tư vào 6 công ty liên doanh, liên kết cùng 44 tỷ vào 4 đơn vị khác.

    Hàng tồn kho cuối quý IV/2022 là 723 tỷ đồng, tăng 31% so với đầu năm, đã trích lập 19 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

    Cuối tháng 12/2022, Habeco chỉ còn đi vay ngắn hạn 96 tỷ đồng, còn khoản 48 tỷ đồng nợ vay dài hạn đã được trả hết. Vốn chủ sở hữu là 5.327 tỷ, bao gồm 2.318 tỷ đồng vốn góp, 1.540 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển và 789 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Chia sẻ trang này