Elnino trở lại, hãy chú ý 2 ngành này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tuanhoi, 14/02/2019.

3439 người đang online, trong đó có 1375 thành viên. 14:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 10656 lượt đọc và 71 bài trả lời
  1. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    Mía đường - Nhiệt điện
    [​IMG]
    Bản đồ dự báo khu vực ảnh hưởng elnino của FAOO
    [​IMG]
    Nền nhiệt độ toàn cầu tăng lên mức kỉ lục _ theo nasa

    Mía đường
    Chu kỳ 3 năm của Elnino đã lặp lại, trong chu kỳ gần nhất (2015), elnino gây hạn hán diện rộng tại các nước Đông Nam Á
    nói chung và ảnh hưởng mạnh đến Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới khiến giá đường tăng lên mức kỷ lục 20 cent/lbs.
    Trong chu kỳ này, Elnino đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến ĐNA, bao phủ toàn bộ Thái Lan và phần lớn Ấn Độ, nước đang dẫn đầu về sản lượng đường sau khi Brazil cắt giảm mạnh sản lượng đường chuyển sang sản xuất Ethanol.
    Green Pool dự báo niên vụ 2019 - 2020 thế giới sẽ thiếu hụt 1,5 triệu tấn đường từ mức thặng dư 2,5 triệu tấn trong niên vụ vừa qua, tác động kép đến từ việc Brazil căt giảm khoảng 10 triệu tấn đường, Ấn Độ giảm 2,5 triệu tấn và Thái Lan khoảng 1 triệu tấn, ngành công nghiệp đường củ cải của EU cũng thu hẹp đáng kể do giá dường thấp trong 2 niên vụ vừa qua. Các yếu tố này chưa bao gồm ảnh hưởng của elnino, có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu hụt đường.
    Trong năm 2018 với việc giá đường thế giới chạm đáy và bật tăng trở lại 30% thì các nhà máy đường tại Brazil, Thái Lan đã đầu tư mạnh vào việc sản xuất ethanol để tăng lợi nhuận, điều này có thể giúp giá đường tăng nhanh hơn do việc xây dựng mới buộc họ phải duy trì hoạt động sản xuất ethanol để thu hồi vốn.
    Các doanh nghiệp đường dự báo sẽ hưởng lợi bao gồm :
    - Các doanh nghiệp có giá thành sản xuất tốt, tương đương hoặc thấp hơn đường nhập lậu Thái : QNS, SLS, KTS
    - Các doanh nghiệp có thị phần lớn : SBT, SEC
    Tình hình tương tự như sóng các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2018.

    Nhiệt điện
    Tình trạng khô hạn do elnino đang ảnh hưởng mạnh đến lượng nước về hồ của các hồ thủy điện tại miền Trung, Tây Nguyên mặc dù chưa vào mùa khô do ảnh hưởng của elnino nên mùa mưa năm nay rất ngắn và lượng mưa ít. Các nhà máy thủy điện sẽ không thể hoạt động khi mực nước hồ về mức nước chết. Năm 2016 tình trạng ngưng hoạt động của một loạt thủy điện đã xảy ra dẫn tới doanh thu sụt rất mạnh.
    [​IMG]
    Trong thị trường phát điện cạnh tranh của EVN thì giá chào bán của các nhà máy thủy điện là thấp nhất và được EVN ưu tiên mua, sau đó là đến các nhà máy nhiệt điện như PPC, NBP, QTP...giờ cao điểm sẽ huy động thêm các nhà máy nhiệt điện chạy than và dầu do các nhà máy này có giá thành cao.
    Với việc thiếu nước về hồ ngay giữa quý 1, khả năng cao các nhà máy thủy điện khu vực miền trung và miền nam sẽ hoạt động dưới công suất , thậm chí ngưng hoạt động vào giữa mùa khô. Bù lại các nhà máy nhiệt điện sẽ được huy động tối đa để bù công suât ngay trong quý 1 và quý 2 sắp tới. Do đó các
    nhà máy nhiệt điện sẽ tối ưu hóa được chi phí do chạy ở công suất tối ưu và giá chào bán tốt.
    Các doanh nghiệp được hưởng lợi :
    Giá thành chạy máy tốt : PPC ( giá thành tốt nhất trong các nhà máy nhiệt điện)
    Chạy dưới công suất : BTP ( đang chạy 60% công suất)
    Last edited: 14/02/2019
    hakunamatata01 thích bài này.
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    BTP trần rồi. vào bị xả ngay dưới 13 xem xét.
    Smerch2018Tuanhoi thích bài này.
  3. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
    sắp test đỉnh 3 năm
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    vitconlonnhonTuanhoi thích bài này.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  5. Tuanhoi

    Tuanhoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2015
    Đã được thích:
    1.783
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    hứ ba, 12/2/2019, 09:53 (GMT+7)
    Trump vẫn muốn sớm gặp ông Tập để dừng chiến tranh thương mại
    Tổng thống Mỹ luôn khẳng định thỏa thuận chỉ có thể hoàn tất khi lãnh đạo hai nước gặp nhau.

    Mỹ - Trung chuẩn bị cho đàm phán thương mại tuần tới

    Trên Fox News, Cố vấn Nhà Trắng - Kellyanne Conway hôm qua cho biết Tổng thống Mỹ - Donald Trump vẫn muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình nhằm giải quyết căng thẳng. Đây là dấu hiệu lạc quan khi hai nước tuần này khởi động vòng đàm phán mới. "Tổng thống muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình thật sớm. Ông ấy muốn có một thỏa thuận, công bằng với người Mỹ, công nhân Mỹ và lợi ích của Mỹ", Conway cho biết.

    Những bất ổn quanh khả năng hai lãnh đạo gặp nhau để hoàn tất thỏa thuận đã làm dấy lên lo ngại cuộc đàm phán khó kịp hạn chót 1/3. Nếu đến thời điểm đó, Mỹ và Trung Quốc không đạt thỏa thuận nào, ông Trump sẽ nâng thuế nhập khẩu với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%.

    [​IMG]
    Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Donald Trump. Ảnh: Bloomberg

    Các nhà đàm phán hai nước tuần này sẽ gặp nhau tại Bắc Kinh. Giới chức Mỹ muốn gây sức ép buộc Trung Quốc cam kết thực hiện các cải tổ sâu hơn. Quan chức cấp trung của hai nền kinh tế đã bắt đầu thảo luận từ hôm qua, nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp hai ngày vào thứ năm và thứ sáu của Đại diện Thương mại Mỹ - Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin và Phó thủ tướng Trung Quốc - Lưu Hạc.

    Tháng trước, Trump cho biết dự định gặp ông Tập vào cuối tháng 2. Dù vậy, tuần trước ông tuyên bố nó sẽ không diễn ra trong tháng này. Đến nay, Trump vẫn khẳng định thỏa thuận chỉ hoàn tất khi hai người gặp nhau. "Ông ấy vẫn đang xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với ông Tập. Họ sẽ sớm gặp nhau thôi", Conway cho biết.

    Trong vòng đàm phán gần nhất kết thúc tại Washington tháng trước, Trung Quốc đã thực hiện cam kết mua đậu tương Mỹ. Dù những việc này giúp nông dân Mỹ đỡ khó khăn hơn, các vấn đề cấu trúc giữa hai quốc gia vẫn chưa có đột phá. Đó là chính sách công nghiệp, trợ cấp của chính phủ, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ hay cáo buộc ép doanh nghiệp chuyển giao công nghệ.

    Trong bối cảnh kinh tế nội địa chậm lại, chính phủ Trung Quốc càng muốn chấm dứt chiến tranh thương mại. Dù vậy, vấn đề là họ sẵn sàng nhượng bộ đến mức nào.

    Khi hạn chót ngày 1/3 đang đến gần, giới quan sát cho rằng công việc của các nhà đàm phán sẽ càng khó khăn. "Chìa khóa là liệu Mỹ và Trung Quốc có thể tìm được tiếng nói chung hay không", He Weiwen - cựu quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, "Không loại trừ khả năng Mỹ gia hạn đình chiến, nhưng giờ vẫn còn quá sớm để dự báo bất kỳ điều gì".

    Hà Thu(theo Bloomberg)

    Còn lâu mới chấm dứt, vấn đề là Mẽo o ép sự trỗi dậy của TQ. Sống chung với lũ thôi, k hy vọng nhiều???
    --- Gộp bài viết, 14/02/2019, Bài cũ: 14/02/2019 ---
    Bạn nên nghiên cứu, đọc kỹ giùm???
    Cái khoản doanh thu nhận trước cũng to lắm???
    --- Gộp bài viết, 14/02/2019 ---
    Giá 13.45 vào hơi nguy ....???
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    Sao Mai Group: Năm 2018 lãi 1.156 tỷ đồng cao gấp 7 lần 2017 nhưng hàng tồn kho và nợ phải trả cũng tăng chóng mặt
    [​IMG]

    Mức lãi của Sao Mai Group đã giảm nhiệt khi thay vì lãi hàng trăm tỷ trong 3 quý đầu năm sang quý 4 chỉ còn lãi 45 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ.
    Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai (mã CK: ASM) đã công bố BCTC quý 4/2018 và lũy kế cả năm 2018.

    Trước đó trong quý I, ASM đã tiến hành tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty liên kết là IDI lên 51,14%, biến IDI trở thành công ty con của ASM. Việc đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào IDI đã mang lại lợi nhuận tài chính hơn 429 tỷ đồng cho ASM. Và kể từ quý 2/2018, nhờ hợp nhất doanh thu từ IDI, doanh thu thuần của ASM tăng trưởng chóng mặt.

    Theo đó, doanh thu thuần đạt 3.757,3 tỷ đồng cao gấp gần 4 lần cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt hơn 320 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 127 tỷ đồng của quý 4/2017.

    Trong kỳ hoạt động tài chính có nhiều biến động khi những quý trước đó ASM có nguồn thu tài chính lớn thì đến quý này doanh thu tài chính ghi âm 33,3 tỷ đồng trong khi chi phí của hoạt động này đội lên tới 107 tỷ đồng cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ. Hoạt động liên doanh liên kết không có đồng lãi nào trong khi cùng kỳ lãi tới hơn 34 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng tăng cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ nên kết quả ASM lãi ròng hơn 45 tỷ đồng giảm 10% so với cùng kỳ trong đó LNST thuộc về công ty mẹ đạt 40 tỷ đồng.

    Luỹ kế cả năm 2018, ASM đạt 8.906 tỷ đồng doanh thu thuần cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ, lãi gộp đạt 1.087,5 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 250 tỷ đồng của năm 2017, sau khi trừ các khoản chi phí LNST đạt 1.156 tỷ đồng cao gấp gần 7 lần cùng kỳ trong đó lãi ròng thuộc về công ty mẹ đạt 997 tỷ đồng tương đương EPS đạt 4.122 đồng – Đây là con số lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.

    Trong cơ cấu doanh thu năm 2018 của ASM có thể thấy sự tăng trưởng vượt trội của doanh thu cá xuất khẩu, doanh thu thương mại và doanh thu thức ăn cá.

    [​IMG]

    Năm 2018, Sao Mai Group đặt mục tiêu doanh thu ước đạt 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 890 tỷ đồng. Như vậy kết thúc năm 2018 ASM mặc dù chỉ hoàn thành được 91% mục tiêu về doanh thu nhưng đã vượt 30% mục tiêu lợi nhuận.

    Tính đến 31/12/2018, ASM có tổng tài sản đạt 11.998 tỷ đồng cao gấp 2 lần số dư đầu kỳ trong hàng tồn kho lên tới 2.330,5 tỷ đồng, tăng 76% so với đầu kỳ, trong đó dự phòng giảm giá gần 19 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng hơn 66% lên 3.103,4 tỷ đồng; trong đó, hơn 1.222,6 tỷ đồng là phải thu ngắn hạn khách hàng. ASM cũng phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi số tiền 57,4 tỷ đồng, trong khi đầu năm không có. Việc doanh thu tăng, song các khoản phải thu tăng theo là một trong những yếu tố bất thường tại một số doanh nghiệp, tạo nên rủi ro với nợ khó đòi trong dài hạn.

    [​IMG]

    Nợ phải trả của ASM tính đến cuối quý 4 là trên 6.210 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần so với hồi đầu năm. Trong đó, vay nợ tài chính ngắn hạn chiếm 3.360,5 tỷ đồng, nợ tài chính dài hạn gần 1.120 tỷ đồng, tổng nợ tài chính gấp hơn 3 lần hồi đầu năm.

    Trần Dũng

    Theo Infonet/HS

    Thằng viết bài giật tít hơi hay. Nhưng thông tin asm có >2000 tỷ tiền mặt, hàng tồn kho cao gồm đất đai, hàng hoá xuất khấu (cá tra) thì theo đơn hàng?
    Nhưng cha con nhà ô THuấn oánh xuống rồil lại oánh lên.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    Hơn 40 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm 2018
    [​IMG]

    Trong đó có khoảng chục thành viên vừa được "kết nạp" vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 4/2018 này.
    Mùa báo cáo tài chính năm 2018 đã dần đến những ngày cuối cùng, đến thời điểm hiện tại chỉ còn số ít doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính tự lập năm 2018. Trong số những doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh, nổi lên hàng chục doanh nghiệp báo lãi nghìn tỷ trong năm 2018 – chính thức gia nhập Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ vào quý cuối cùng trong năm.

    Hơn 30 cái tên đã góp mặt từ nửa đầu năm 2018

    Trước đó Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đã điểm danh hơn 30 doanh nghiệp ngay từ nửa đầu năm 2018, trong đó điển hình có nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng báo lãi nghìn tỷ ngay từ quý 1 như Tập đoàn Vingroup (VIC), như Vietnam Airlines (HVN), như Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp VEAM, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) hay doanh nghiệp Mobie World.

    Danh sách thành viên câu lạc bộ đã kéo dài lên đến con số trên 30 với hàng loạt cái tên đình đám, trong đó "họ" nhà Vingroup đóng góp thêm cái tên Vinhomes (VHM), Vincomretail (VRE). Những doanh nghiệp hàng không nổi bật với Tổng công ty Cảng hàng không (ACV), với Vietjet (VJC), và đặc biệt, ngành ngân hàng đóng góp nhiều nhất với loạt cái tên như Vietcombank (VCB), như Ngân hàng quân đội MBBank (MBB), như Tiephongbank (TPB), như VPbank (VPB), như TCBank (TCB), rồi HDBank (HDB), VIBank (VIB), Vietinbank (CTG).

    [​IMG]

    Trong câu lạc bộ nghìn tỷ từ nửa đầu năm 2018 cũng đã có sẵn những cái tên như Thế giới di động (MWG), như FPT, như hai trong số 3 anh em nhà Masan là Masan Group (MSN), Masan Consumer (MCH), hay các doanh nghiệp khác như Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), như PVGas (GAS), như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) hay như Gemardept (GMD), Cơ điện lạnh (REE).

    Quý 3 gọi thêm tên 5 doanh nghiệp

    Bước sang quý 3, lại có thêm 5 doanh nghiệp gia nhập Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ, trong đó đáng chú ý nhất là Sao Mai Group (ASM), đang từ con số lãi 135 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017 đã nhảy vọt lên lãi trước thuế 1.197 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018. Cùng với đó doanh thu 9 tháng đầu năm cũng tăng gấp 3,5 lần, lên 5.149 tỷ đồng.

    Nguyên nhân chính của khoản doanh thu và lợi nhuận đột biến này của sao Mai Group chủ yếu do công ty đã hợp nhất với doanh thu từ công ty IDI và lãi bán các khoản đầu tư từ lợi thế thương mại của công ty Phú Hùng vào mục doanh thu tài chính.

    Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – GEX) cũng được kết nạp vào danh sách các doanh nghiệp lãi nghìn tỷ từ quý 3 nhờ kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể doanh thu thuần đạt 10.049 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2017 và đủ giúp Gelex bước chân vào ngưỡng cửa câu lạc bộ. Lợi nhuận sau thuế còn 952 tỷ đồng.

    Để đạt được những thành tích này, thời gian vừa qua Gelex đã và đang tích cực cải tổ, thoái vốn tại những đơn vị không mang lại lợi nhuận, tập trung chủ lực vào mảng ngành thiết bị điện, năng lượng và logistic.

    [​IMG]

    Việc Đất Xanh Group (DXG) lọt vào danh sách thành viên CLB lãi nghìn tỷ từ quý 3 có lẽ là điều khá bất ngờ sau Sao Mai Group, bởi đây cũng là số lãi lớn nhất trong 9 tháng công ty từng đạt được. Kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh thu Đất Xanh Group tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 3.236 tỷ đồng, còn lợi nhuận trước thuế đạt 1.246 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.019 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2017.

    Còn tính chung cả năm 2018 Đất Xanh Group đã công bố doanh thu tăng 61% so với cùng kỳ, đạt 4.645 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.723 tỷ đồng, tăng trưởng 58,7% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu, do doanh thu từ bán căn hộ và đất nền tăng gần 43% so với cùng kỳ, cùng với đó doanh thu từ hợp đồng xây dựng đạt mức tăng trưởng gấp 4 lần cùng kỳ.

    Cũng là doanh nghiệp xây dựng, Coteccons (CTD) báo cáo doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 20.737 tỷ đồng, còn lợi nhuận trước thuế đạt 1.475 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.192 tỷ đồng – đã chắc chân trong CLB lãi nghìn tỷ năm 2018.

    Tính chung cả năm 2018 Coteccons đạt 28.561 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.510 tỷ đồng, giảm 8,6% so với năm trước đó.

    Quý 3, Câu lạc bộ nghìn tỷ còn gọi tên một công ty chứng khoán là Chứng khoán SSI – đây cũng là công ty chứng khoán đầu tiên gia nhập câu lạc bộ danh giá này với 1.355 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 34% so với lợi nhuận đạt được năm trước đó.

    Thêm những cái tên mới góp mặt trong quý 4 này

    Quý 4, thêm 2 công ty chứng khoán được đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lãi nghìn tỷ nữa là Chứng khoán Bản Việt (VCSC - VCI) và Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS). Trong đó Chứng khoán Bản Việt đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới trong năm 2018. VCSC đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới tại HoSE trong quý 4 với 17,04%.

    Lợi nhuận trước thuế tăng 26% so với năm 2017, từ 803 tỷ đồng lên 1.012 tỷ đồng, vừa kịp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm và cũng vừa đủ tiêu chuẩn bước chân vào ngưỡng cửa CLB lãi nghìn tỷ. Lợi nhuận sau thuế đạt 823 tỷ đồng.

    Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) – doanh nghiệp chưa lên giao dịch trên sàn chứng khoán – công bố lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước đó.

    Thêm 1 ngân hàng gia nhập câu lạc bộ là Lienvietpostbank (LPB) với số lãi trước thuế 1.213 tỷ đồng, giảm hơn 31% so với lợi nhuận đạt được năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 960 tỷ đồng. Dù vậy, Lienvietpostbank cũng đã dự kiến trước khó khăn, điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận cả năm từ 1.800 tỷ đồng xuống 1.200 tỷ đồng từ giữa tháng 8 nên LPB vẫn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao.

    Nguyên nhân khiến lợi nhuận năm 2018 của Lienvietpostbank giảm sâu so với cùng kỳ chủ yếu do hoạt động mua bán chứng khoán bị lỗ 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lãi đến 384 tỷ đồng. Bên cạnh dó chi phí hoạt động tăng, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng.

    [​IMG]

    Đường Quảng Ngãi (QNS) – doanh nghiệp thường xuyên góp mặt vào câu lạc bộ này mấy năm gần đây cũng vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2018 với doanh thu kỷ lục từ trước đến nay với 8.028 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ đường tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân được công ty lý giải do QNS đã tập trung phát triển vùng nguyên liệu, giúp tăng năng suất và chất lượng mía, dẫn tới lượng đường sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh.

    Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 1.400 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.238 tỷ đồng, tăng 20,6% so với lợi nhuận đạt được năm 2017. EPS đạt trên 5.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Đường Quãng Ngãi được đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp lãi nghìn tỷ cả năm.

    Doanh nghiệp ngành thủy sản, Vĩnh Hoàn (VHC) công bố riêng quý 4 doanh thu tăng 27,5%, lên mức 2.754 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hơn gấp đôi cùng kỳ, đạt 416 tỷ đồng. Còn tính chung cả năm 2018 doanh thu đạt 9.232 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017 còn lợi nhuận sau thuế đạt 1.452 tỷ đồng, gấp 2,4 lần lợi nhuận đạt được năm 2017. Đây cũng là số lợi nhuận tương đương 3 năm trước đó cộng lại.

    Bất ngờ nhất có lã là Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (DNH) với số lãi trước thuế gấp đôi năm trước đó, đạt 1.619 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.304 tỷ đồng, cũng xấp xỉ gấp đôi lợi nhuận đạt được năm 2017.

    Kết thúc năm 2018 Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi ghi nhận còn hơn 1.100 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, tăng gần 840 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên nợ phải trả cũng tăng từ 1.120 tỷ đồng lên 3.210 tỷ đồng, trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng mới 548 tỷ đồng, còn vay nợ thuê tài chính dài hạn không có nhiều thay đổi, vẫn còn dư nợ 1.725 tỷ đồng.

    Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố doanh thu năm 2018 đạt 7.117 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước đó, còn lợi nhuận trước thuế đạt 1449 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.155 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017 và thực hiện được gấp đôi chỉ tiêu lợi nhuận được giao.

    VNPT không thường xuyên công bố các thông tin tài chính. Tuy nhiên, mới đây, tại Hội nghị triển khai kế hoạch SXKD năm 2019, VNPT cho biết năm 2018 đạt mức lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2017 và vượt 9,4% kế hoạch năm. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp VNPT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%.

    VNPT đang tích cực triển khai thoái vốn tại các đơn vị, trong đó, trong năm, VNPT đã bán, thoái vốn và thu hồi vốn được 4 danh mục, với tổng số vốn thu được hơn 767 tỷ đồng/520 tỷ đồng vốn đầu tư.

    Còn đầu năm 2019 vừa qua, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV (Vinacomin) đã tổ chức tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019. Trong đó cho biết các chỉ tiêu SXKD năm 2018 của Tập đoàn đều đạt và vượt kế hoạch với sản lượng than thương phẩm đạt 35,96 triệu tấn, lượng than tiêu thụ đạt 40,5 triệu tấn. Sản lượng điện do TKV sản xuất đạt 9,4 tỷ kWh, chiếm khoảng 5% sản lượng điện cả nước.

    Theo báo cáo, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 121.700 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu từ sản xuất than đạt 62.260 tỷ đồng. Lợi nhuận toàn tập đoàn đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với năm 2017 và đạt gấp đôi kế hoạch.

    Như vậy đến thời điểm hiện tại danh sách thành viên câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đã gọi tên xấp xỉ 40 doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp này cũng đã công bố kết quả kinh doanh cả năm 2018.

    [​IMG]

    Trong số đó, Vinhomes vẫn đứng ở vị trí quán quân lợi nhuận trong năm, doanh nghiệp đứng thứ 2 là Vietcombank. Và cách rất xa các doanh nghiệp xếp sau đó là PVGas thứ 3 và đứng thứ 4 là Vinamilk. Từ khi lên sàn, Vinhomes đã "soán ngôi" của Vietcombank trở thành doanh nghiệp có lãi cao nhất trên sàn chứng khoán.

    Trong danh sách các doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm nay có không ít doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sụt giảm so với năm ngoái, trong đó giảm mạnh nhất phải tính đến Ngân hàng Công thương Việt Nam Viettinbank với mức giảm 27%, FPT với mức giảm 9,5%...

    Thêm nhiều doanh nghiệp lãi lớn, Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ đã điền tên 30 doanh nghiệp
    Thạch Lâm

    Theo Trí Thức Trẻ
    Mhoang79 thích bài này.
  9. sym123

    sym123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/10/2014
    Đã được thích:
    5.381
    ASM cũng ngon gần bằng TTH đấy bác :drm3
  10. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.138
    Lờ đờ nó bán ầm ầm. Ngon thì thằng cổ đông lớn nó nắm giữ chứ.?

Chia sẻ trang này