F0 2021 ăn hết hàng của ACE Fx rồi Khỏe Quá $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 04/01/2021.

1292 người đang online, trong đó có 516 thành viên. 15:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23136 lượt đọc và 98 bài trả lời
  1. tuhung246

    tuhung246 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2018
    Đã được thích:
    1.150
    Fn lo sợ trong Uptrend thì chỉ có mất hàng.
    Mọi phân tích kỹ thuật trong giai đoạn này đều vô nghĩa với dòng tiền với lượng NĐT mới tham gia áp đảo.
    Bằng chứng là mấy hôm nay đã xuất hiện nhiều Toppic của Fn rụng mất hàng hô VNI chỉnh.
    Giai đoạn này rung lắc mà chốt lời là mất hàng.
    SpaceXBigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Sóng Vỹ mô nâng hạng đâu tính 1200 hay 1400 nhỉ @};-
    SpaceXtuhung246 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Việt Nam trở thành thị trường lớn nhất rổ MSCI Frontier với tỷ trọng hơn 30%
    THỨ 5, 07/01/2021
    [​IMG]
    Số liệu từ MSCI cho biết, tại ngày 31/12/2020, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index đã tăng lên 30,64% và trở thành thị trường lớn nhất trong rổ cận biên của MSCI.

    Trong khi đó, thị trường Kuwait đã không còn nằm trong rổ MSCI Frontier Markets Index do đã được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets).

    [​IMG]
    Tỷ trọng rổ MSCI Frontier Markets Index tại ngày 31/12/2020

    Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục MSCI Frontier Markets Index vào cuối năm 2020 có tới 4 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm VIC (3,96%), VNM (3,45%), VHM (3,25%), HPG (2,92%).



    Hiện có khá nhiều quỹ chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng benchmark là MSCI Frontier Markets Index, có thể kể tới như Schroder International Selection Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Morgan Stanley Institutionam Fund, Magna Umbrella Fund,…Với việc trở thành thị trường lớn nhất trong rổ Frontier Markets Index, chúng ta có thể kỳ vọng đón nhận thêm dòng vốn lớn từ các quỹ ngoại kể trên.

    [​IMG]
    Top 10 cổ phiếu lớn nhất MSCI Frontier Markets Index tại ngày 31/12/2020

    Với rổ MSCI Frontier Markets 100 Index, tại thời điểm 31/12/2020, Việt Nam chiếm tỷ trọng 15,05% và là thị trường lớn thứ 2, sau Kuwait với tỷ trọng 21,68%.

    Từ nay đến tháng 11/2021, MSCI sẽ tiến hành loại toàn bộ cổ phiếu Kuwait ra khỏi danh mục MSCI Frontier Markets 100 Index và đưa Việt Nam lên thành thị trường lớn nhất rổ chỉ số với tỷ trọng 28,78%.


    [​IMG]
    Tỷ trọng rổ MSCI Frontier Markets 100 Index tại ngày 31/12/2020

    Top 10 cổ phiếu lớn nhất rổ MSCI Frontier Markets 100 Index hiện có 2 cổ phiếu Việt Nam, bao gồm VNM và VIC với tỷ trọng 2,62%.

    Hiện tại, iShare MSCI Frontier 100 ETF là quỹ ETF duy nhất mô phỏng chỉ số MSCI Frontier Markets 100 Index. Tại ngày 6/1/2021, quy mô danh mục iShare MSCI Frontier 100 ETF đạt 423 triệu USD. Trong danh mục quỹ hiện có tới 30 cổ phiếu Việt Nam.

    [​IMG]
    Top 10 cổ phiếu lớn nhất MSCI Frontier Markets 100 Index tại ngày 31/12/2020
    --- Gộp bài viết, 07/01/2021, Bài cũ: 07/01/2021 ---
    Runaway Trend@};-
    --- Gộp bài viết, 07/01/2021 ---
    Runaway trend giống như những đoàn tàu lửa, khi nó đã di chuyển rồi thì sẽ quán tính rất lớn, do đó để giá đảo chiều thì nó cần một thời gian tương đối, yếu tố này làm cho việc giao dịch theo Runaway trend trở nên an toàn hơn. Bạn sẽ có cơ hội đi cùng với momentum chứ không phải chống lại nó.


    CLB 100 tiếp là em nào trong list sau VCB @};-@};-@};-
    --- Gộp bài viết, 07/01/2021 ---
    VHM, MSN???@};-
    SpaceX, Bahung2017phikhonglo thích bài này.
  4. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    41.646
    Có lý. Cặp blue tượng trưng cho hai thế lực tư nhân cực lớn của Vn
    SpaceXBigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nếu không nhầm sẽ tắc đường tới tận 2/2 /2020, ace Long thoải mái @};-
    SpaceXBahung2017 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam

    Đánh giá về việc Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) theo mô hình công ty mẹ-công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), các chuyên gia cho rằng đây là bước phát triển mới của thị trường chứng khoán, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư và doanh nghiệp niêm yết.

    Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam, thực tế trên thế giới cũng chỉ tập trung vào một Sở Giao dịch Chứng khoán.

    Chúng ta cũng đã đặt vấn đề thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam từ lâu, nhưng do yếu tố mô hình tổ chức và việc hình thành ra tổ chức mới cần phù hợp với tình hình thị trường nên việc này đến nay vẫn chưa thực hiện được.

    Dù vậy, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhất thiết phải có một sở chứng khoán của Việt Nam, đúng với thông lệ quốc tế đồng thời cũng phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

    Việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam tạo niềm tin và cũng là niềm vui cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũng như các công ty niêm yết trên 2 sàn vì nếu chúng ta có được một sở chung thì sự thống nhất quản lý sẽ đem đến việc không còn ách tắc trong quá trình điều hành.

    [​IMG]
    Trụ sở Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). (Nguồn: hnx.vn)

    Ông Kỳ cũng cho biết, thời gian qua lượng thanh khoản vào thị trường tăng trưởng đột biến, khiến hệ thống giao dịch gặp sự cố. Đây cũng là một điều đáng báo động, vì vậy phải thay đổi hệ thống công nghệ để phù hợp với tình hình thị trường.

    Vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có chỉ đạo rất sát sao về việc này. Sắp tới, việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam sẽ giúp có sự tăng cường phối hợp và thống nhất hệ thống giao dịch thì tình hình hy vọng sẽ được cải thiện.

    Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng, năm 2021, hệ thống công nghệ thông tin do Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) làm chủ đầu tư được đưa vào hoạt động sẽ giúp thực hiện được một số nghiệp vụ như giao dịch trong ngày, bán chứng khoán chờ về.

    Khi hệ thống này được vận hành, theo ông Dũng sẽ có điều kiện cho việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).

    Toàn bộ cổ phiếu niêm yết sẽ được chuyển vào giao dịch tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, còn sàn Hà Nội sẽ chuyên về thị trường phái sinh và trái phiếu.

    Thông tin về việc tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán ông Nguyễn Thành Long cho biết, việc triển khai tái cấu trúc đang được các cơ quan tích cực thực hiện, thứ nhất là về lộ trình sản phẩm và phân định thị trường.

    Ông Long cho biết, các công việc đang được các cơ quan tích cực triển khai theo đúng quyết định Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

    Tại Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2021, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chỉ đạo ngành chứng khoán đẩy nhanh việc cơ cấu lại Thị trường Chứng khoán theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, cùng với việc hoàn thiện bộ máy Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các Sở Giao dịch Chứng khoán theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa.

    Ông cũng yêu cầu ngành chứng khoán đảm bảo an toàn ổn định hệ thống giao dịch, đưa hệ thống công nghệ thông tin mới và hoạt động đồng bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

    Trên cơ sở đó sẽ triển khai xây dựng thêm thị trường phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm mới theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VPS cho biết, sự ra đời của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là tất yếu - tất cả quy về một mối tết kiệm nguồn lực, tiết giảm thủ tục hành chính, chi phí vận hành, đường truyền. Đây là một bước phát triển mới đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Ông Khánh cũng cho rằng chúng ta cũng cần chuyên môn hóa tách bạch sự quản lý đối với mỗi mảng hoạt động Trái phiếu, sản phẩm phái sinh hay thị trường cổ phiếu. Điều thuận lợi đó là sự chuyên môn hóa, hoạt động quản lý tập trung ở những thị trường ngược lại khó khăn đến từ sự phối hợp, quản lý, kiểm soát đồng bộ.

    Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).

    Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.

    Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nắm giữ 100% vốn điều lệ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE).

    Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ chính là xây dựng và ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán; ban hành tiêu chí giám sát giao dịch.

    Theo quyết định, HNX có nhiệm vụ tổ chức, vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch trái phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác.

    HoSE sẽ tổ chức, vận hành hành thị trường giao dịch cổ phiếu và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật. Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 20/2/2021./.
    SpaceX thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    CEO SSI: Mục tiêu lớn nhất là xây dựng thị trường vốn lớn mạnh và thu hút đầu tư

    Khẳng định cả tập thể luôn nỗ lực giữ vững thị phần số 1 nhưng Tổng giám đốc SSI Nguyễn Hồng Nam trong một chia sẻ mới đây với chúng tôi cho biết đó không phải là mục tiêu duy nhất mà công ty buộc phải đánh đổi.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Hồng Nam, TGĐ CTCP Chứng khoán SSI.

    - Thị trường chứng khoán 2020 chứng kiến sự xáo trộn bảng xếp hạng thị phần. Là lãnh đạo công ty chứng khoán hoạt động từ những ngày đầu của thị trường, ông nghĩ sao về điều này?

    - Cạnh tranh là rất cần thiết để thúc đẩy thị trường chung phát triển. Thị phần môi giới là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với mỗi công ty chứng khoán nhưng chắc chắn không phải mục tiêu hoạt động duy nhất.

    Tại bảng xếp hạng thị phần những quý vừa qua, một số công ty chứng khoán lớn như HSC, Bản Việt hay VnDirect đã tụt hạng để nhường chỗ cho VPS – tên tuổi mới rất năng động. Tuy nhiên đối với những tiêu chí đánh giá hoạt động khác, họ chắc chắn vẫn là công ty hàng đầu khi mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của thị trường chứng khoán chính là kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Chúng ta không thể phủ nhận đóng góp của họ trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm đầu tư có chất lượng, tham gia tư vấn nhiều thương vụ triệu đô hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.

    Tôi tin rằng mỗi công ty đều có những mục tiêu riêng để theo đuổi và hành động theo những mục tiêu đó.

    - Vậy công ty nào mới thực sự là đối thủ cạnh tranh của SSI và mục tiêu theo đuổi của SSI là gì?

    - Đối với SSI, chúng tôi coi bản thân mình mới chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và nỗ lực từng ngày để phát triển.

    Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi gắn liền với sứ mệnh "kết nối vốn và cơ hội đầu tư". Trong 20 năm qua, có những thời điểm chúng tôi không đứng đầu về thị phần môi giới, nhưng SSI luôn là công ty chứng khoán số 1. Điều chúng tôi quan tâm lớn nhất đó là làm sao để xây dựng và bảo vệ thị trường chứng khoán, giữ an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư lâu dài, trên quan điểm chúng ta cùng thành công.

    Với đặc thù của ngành tài chính, khủng hoảng từ một thành viên của thị trường sẽ dễ dàng ảnh hưởng sang các thành viên khác và ảnh hưởng tới toàn hệ thống nói chung, do đó tăng trưởng bền vững luôn là lựa chọn của SSI để có thể tồn tại và vững bước đồng hành cùng sự phát triển của thị trường.

    - Theo ông, năm 2021 sẽ như thế nào?

    Chúng tôi cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đến từ tác động của sự hồi phục mạnh mẽ của kinh tế thế giới, chưa kể đến những tác động tích cực hơn từ việc triển khai các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA hay RCEP. Đầu tư từ khu vực tư nhân, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ trở lại vai trò dẫn dắt, sau khi đầu tư công đã tăng trưởng mạnh trong năm 2020.

    Thị trường chứng khoán 2021 được kì vọng tiếp tục vận động trong xu hướng tăng chủ đạo khi các động lực tăng trưởng cho nền kinh tế này tiếp tục phát đi tín hiệu đúng định hướng, và chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân, dòng vốn ETF cũng sẽ hỗ trợ cho thị trường tăng trưởng.

    Thị trường 2020 đã đón nhận lớp nhà đầu tư mới với sự tăng trưởng vượt bậc cả về mặt chỉ số lẫn quy mô. Thách thức đặt ra cho chúng ta là nên làm gì để giữ được nhịp độ phát triển của thị trường trong năm 2021 và những năm tiếp theo, để tiếp tục giữ nhà đầu tư tiếp tục ở lại với thị trường chứng khoán – khiến thị trường thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế và giữ tài sản an toàn, hiệu quả cho người dân. Còn rất nhiều việc mà SSI cùng các công ty chứng khoán nên tập trung thay vì giành giật nhau miếng bánh thị phần.
    SpaceX thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    F0 2021 Ấm no @};-
    SpaceX thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Fitch Solutions: Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục ổn định, dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 8,6%
    12:20 | 08/01/2021


    Sản xuất công nghiệp và xây dựng, chiếm 33,7% GDP năm 2020, sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng vào năm 2021.

    Fitch Solutions nhận định, trong năm tới, đà tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo dự kiến sẽ kéo dài, nhờ có tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA và RCEP.

    Đặc biệt, với UKVFTA vừa được ký kết vào tháng 12/2020, Việt Nam cũng nằm trong số ít các quốc gia châu Á - cùng với Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản - đã đạt được FTA song phương với Anh.

    [​IMG]
    Fitch Solutions đánh giá kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục ổn định.

    "Trong bối cảnh Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển dịch, đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua, chúng tôi nhận thấy xuất khẩu của Việt Nam có nhiều khả năng tăng trưởng trong những năm tới", các chuyên gia của Fitch Solutions cho hay.

    Trong khi đó RCEP cũng sẽ hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

    Tổ chức này cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tăng trưởng của ngành xây dựng. Fitch Solutions cho rằng việc kiểm soát tốt đại dịch sẽ giúp tiến độ triển khai các dự án xây dựng suôn sẻ hơn. Báo cáo của Fitch Solutions cũng đề cập đến hàng loạt dự án trọng điểm như dự án đường cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành. cụm công trình kênh nối Đáy - Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

    "Sự phục hồi kinh tế hiện nay, kết hợp với khả năng tham gia vào bong bóng du lịch trong khu vực vào năm 2021 khi có vắc xin, sẽ thúc đẩy ngành bán lẻ, cũng như khách sạn và nhà hàng và vận tải hơn nữa", Fitch Solutions nhận định.

    Về khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (chiếm 15% GDP năm 2020), Fitch Solutions cho rằng tăng trưởng sẽ vẫn ổn định, miễn là ngành trồng trọt không gặp bất kỳ cú sốc lớn nào về nguồn cung do thiên tai và do đó không gây ra sự thay đổi về nguyên liệu.
    SpaceX thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Bội chi dưới 4% GDP, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép

    Điểm sáng thu - chi ngân sách

    Sáng nay (8/1), Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 đã diễn ra.

    Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 184.000 tỷ đồng so báo cáo Quốc hội, tỷ lệ động viên vào NSNN đạt khoảng 23,9% GDP.

    Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết cơ cấu thu NSNN ngày càng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020 (kế hoạch là 84-85%), tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ 30% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% năm 2020.

    "Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%). Đây là mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến", Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

    Còn về chi ngân sách, Bộ Tài chính cho biết trong năm 2020, chi NSNN ước hơn 1,78 triệu tỷ đồng.

    Điểm sáng trong chi ngân sách năm 2020 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển tiến bộ hơn so với năm trước. Ước tính đến ngày 31/12/2020 chi đầu tư phát triển đạt 82,8% dự toán (cùng kỳ đạt 62,9% kế hoạch); phấn đấu đến hết thời điểm khóa sổ kế toán năm 2020 (ngày 31/01/2021) đạt 92-93% dự toán. Bên cạnh đó, đã thực hiện giải ngân vốn năm 2019 chuyển sang năm 2020 đạt khoảng 75% kế hoạch.

    Thêm điểm đáng chú ý là trong bối cảnh kinh tế khó khăn do Covid-19, Bộ Tài chính đã yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020... Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49.300 tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao.

    Ngoài ra trong năm 2020, NSNN đã chi trên 18.000 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12.400 tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; xuất cấp gần 37.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

    Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, tổng chi NSNN ước đạt khoảng 7,66 triệu tỷ đồng; tỷ trọng chi NSNN bình quân khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP). Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).

    Nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép

    Với kết quả thu, chi ngân sách nêu trên, bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 248.500 tỷ đồng, dưới 4% GDP ước thực hiện. Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội.

    [​IMG]
    Những hết quả rất tích cực về cơ cấu NSNN trong năm 2020 bất chấp đại dịch Covid-19.

    Trong năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước, chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn (không phát hành kỳ hạn dưới 5 năm) và không vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB....), góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 đã dài gấp trên 3,5 lần năm 2011, từ mức 3,9 năm lên bình quân khoảng 13,94 năm, nâng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu Chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm, dài gấp gần 5 lần so với thời điểm cuối năm 2011 (1,84 năm); lãi suất huy động bình quân cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình quân năm 2011, xuống còn khoảng 2,86% năm 2020.

    Đến cuối năm 2020, dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, trong phạm vi giới hạn cho phép.

    Hãng S&P đã tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng ổn định. Moody’s cũng giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam. Tháng 4/2020, Fitch đã quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định.
    SpaceX thích bài này.

Chia sẻ trang này