FED tăng lãi suất + bình thường mới => thủy sản +xuất khẩu lồi mồm (CMX,PAN,ANV)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thanhtu1818, 28/01/2022.

1813 người đang online, trong đó có 725 thành viên. 20:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4109 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941
    FED tăng lãi suất => ngoại tệ lên giá => thủy sản xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ hơn => lồi mồm
    Bình thường mới => nhu cầu tăng => doanh thu tăng => lồi mồm
    Bình thường mới => chi phí nhân công + vận chuyển giảm => LNG tăng => Lồi mồm

    đề cử:
    1. CMX: vua tôm sinh thái => doanh thu 2021 tăng mạnh => target 3x
    [​IMG]

    2. ANV: vua cá tra => tartget 4x

    3. Pan: Đại tướng quân nghành tôm + vua nghành xuất khẩu nông sản giá trị gia tăng + game M&A => target 5x
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022, Bài cũ: 28/01/2022 ---
    CMX ra báo cáo hết sức tich cực doanh thu quý 4 x2 lần năm ngoái, sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ

    Target 3x
    thatha_chamchi, hoaloakentimledinhmanh thích bài này.
  2. cuti2019

    cuti2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2021
    Đã được thích:
    10.321
    Thủy sản hợp thời trong giai đoạn này nhưng mình chọn vhc :)
  3. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941
    Dư địa lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022
    Vietnam+ | 10/1 lúc 07:45
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (7)
    Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam bởi đây là thị trường xuất khẩu tôm, cá tra lớn nhất của nước ta.

    Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành.

    Trước "con sóng" hồi phục, các doanh nghiệp thủy sản đã tìm ra những cách khác nhau để vượt đại dương, tăng xuất khẩu.

    Dư địa lớn

    Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS), mức tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng tạo ra tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản.

    Báo cáo triển vọng nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới dự kiến là 21,2kg vào năm 2030, tăng từ mức trung bình 20,5kg trong giai đoạn 2018-2020.

    Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người sẽ tăng 3,6% trong giai đoạn 2020-2030. Vào năm 2030, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ cung cấp 57% lượng cá được sử dụng cho con người, so với 53% trong giai đoạn 2018-2020.

    Dự kiến sản lượng thủy hải sản tiêu thụ sẽ mở rộng trên tất cả các châu lục, được thúc đẩy bởi thu nhập ngày càng cao, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối, đổi mới sản phẩm, cùng với việc người tiêu dùng ngày càng công nhận thủy hải sản là thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Mức tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới.

    Sự phục hồi của ngành dịch vụ thực phẩm ở Mỹ sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản vào năm 2022. Hiệp hội Các nhà sản xuất dịch vụ ăn uống quốc tế (IFMA) dự kiến năm 2022, tăng trưởng ngành dịch vụ thực phẩm đạt 4,9% so với năm 2021.

    Hơn nữa, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại phân khúc nhà hàng năm 2022 được dự báo sẽ gần trở lại mức 2019 và tăng 8% so với năm 2021.

    Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng thực phẩm tại siêu thị trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 7,8% so với năm 2021 lên 38,8 tỷ USD, tương đương với mức 119% của năm 2019.

    Do đó, sự phục hồi nhu cầu tại các nhà hàng và tăng trưởng nhu cầu thực phẩm tại siêu thị vào năm 2022 sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản ở Mỹ.

    Do Mỹ là thị trường xuất khẩu tôm và cá tra lớn nhất của Việt Nam, sự phục hồi của ngành dịch vụ ăn uống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho triển vọng tăng trưởng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam.

    Theo dự báo của OECD và FAO, đơn giá sản xuất thủy sản nuôi trồng trên danh nghĩa sẽ tiếp tục tăng trưởng 15% từ năm 2021 đến năm 2030. Năm 2022, giá một đơn vị thủy sản nuôi trồng dự kiến sẽ tăng 6,3% lên khoảng 3.200 USD/tấn.

    Trong khi đó, thực giá của thủy sản nuôi trồng được dự báo sẽ phục hồi trong ngắn hạn vào năm 2022 và 2023, sau đó giảm từ năm 2024 trở đi để phản ánh nguồn cung tăng do sản lượng nuôi trồng tăng.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam được dự báo sẽ tăng 10% so với năm 2021 lên 4,3 tỷ USD vào năm 2022.

    Các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh sản xuất linh hoạt để phù hợp với đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường Mỹ.

    Trong 11 tháng năm 2021, Mỹ nhập khẩu hơn 726.000 tấn tôm tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

    VASEP nhận định, xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh vào năm 2022 do Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với đại dịch COVID-19 sẽ giúp nước này chiếm được thị phần tại thị trường Mỹ.

    Ngoài ra, Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu từ Ấn Độ từ 3% lên 7,15% vào tháng 11/2021, đã nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các nước đối thủ khác; trong đó có Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) hỗ trợ Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh tại EU vào năm 2022.

    Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam là ba nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang EU. So với Ấn Độ, Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ thuế xuất khẩu.

    Theo EVFTA, đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thuế suất đối với tôm sú là 0%, trong khi thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025.

    Các chuyên gia từ PHS cho biết, Ecuador tập trung vào sản phẩm tôm có vỏ và không đầu, trong khi Việt Nam nổi tiếng là nhà cung cấp đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và sản phẩm giá trị gia tăng.

    Điều này tạo dư địa cho Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU. Hơn nữa, khi Ecuador phải đối mặt với chi phí vận chuyển tăng mạnh, điều này sẽ cân bằng sức cạnh tranh trên “sân chơi” xuất khẩu vào EU trong năm 2022.

    Không chỉ thuận lợi với xuất khẩu tôm, VASEP ước tính xuất khẩu cá tra năm 2022 cũng sẽ đạt mục tiêu khoảng 1,65 tỷ USD, tương ứng mức tăng 7% so với năm 2021.

    Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020 và tăng 4,6% so kế hoạch.

    Doanh nghiệp tìm đường vượt đại dương

    Theo PHS, dù các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đã tìm ra những cách khác nhau để vượt qua đại dương.

    Các công ty xuất khẩu tôm gần đây đã mở rộng năng lực sản xuất, điều này hỗ trợ những công ty này hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thì đang hoàn thiện chuỗi giá trị, được hưởng lợi từ thuế suất 0% khi xuất khẩu sang Mỹ và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đang phục hồi.

    Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số doanh nghiệp ngành thủy sản báo cáo kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021.

    Điển hình như Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) đã công bố kết quả kinh doanh ước thực hiện 2021.

    Cụ thể, doanh thu của công ty ước đạt hơn 4.850 tỷ đồng, bằng 112% so năm 2020. Lợi nhuận ước đạt trên 280 tỷ đồng, tăng trên 15% so năm 2020. Đây là con số lãi cao nhất trong lịch sử 26 năm hoạt động của công ty.

    Ban lãnh đạo công ty cho biết, năm 2021 là năm thành công nhất trong lịch sử 10 năm nuôi tôm của doanh nghiệp, góp phần bù đắp cho mảng chế biến của công ty trong năm vừa qua.

    Với kết quả khả quan, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta dự kiến ngay sau Tết, trại tôm sẽ bắt đầu thả giống, khởi đầu cho mùa vụ mới; trong đó có tăng thêm diện tích nuôi 52ha là dự án được ủy ban nhân dân tỉnh giao công ty thành viên là Công ty cổ phần Thực phẩm Khang An.

    Năm 2022, doanh nghiệp sẽ đưa Nhà máy thủy sản Sao Ta với công suất 15.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến tôm Tam An, công suất 5.000 tấn/năm vào hoạt động. Từ đó, nâng tổng công suất thêm 20.000 tấn/năm. Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ gia tăng được sản lượng đáng kể để đón đầu xu thế tăng trưởng khi bắt đầu một chu kỳ kinh tế mới.

    Đối với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC)-doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cá tra Việt Nam được nhận định là có thuận lợi xuất khẩu sang Mỹ, do hưởng thuế suất xuất khẩu sang nước này thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành.

    Theo kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) do Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế suất là 0%. Với mức thuế này, doanh nghiệp có lợi thế để mở rộng thị trường Mỹ dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKFTA), do có vị thế đầu ngành nên doanh nghiệp có nguồn lực kinh doanh và sản xuất mạnh.

    Ghi nhận tại bản tin IR (quan hệ đầu tư) tháng 11/2021 của doanh nghiệp này, doanh thu xuất khẩu tháng 11/2021 đạt 912 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng 10/2021.

    Đây là mức doanh thu cao nhất theo tháng tính từ đầu năm đến nay. Tính chung 11 tháng năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 8.118 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2020.

    Với kết quả kinh doanh ấn tượng đạt được, cùng những kỳ vọng bứt phá trong tương lai, cổ phiếu ngành thủy sản tăng rất mạnh trong năm qua.

    Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, năm 2021, mức tăng chung của cổ phiếu ngành thủy sản đạt 54,3%, cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index tới hơn 20,5%.

    Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất gồm IDI tăng 98%, FMC tăng 58, VHC tăng 56%, MPC tăng 53%, ANV tăng 41% và CMX tăng 22%./.
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022, Bài cũ: 28/01/2022 ---
    Hãy xúc các con hàng doanh thu tăng và giá đang vùng đáy.

    Chứng khoan luôn là thế, cứ mua rẻ bán đắt cho nhẹ nhàng
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022 ---
    ANV doanh thu vẫn tăng bất chấp covid ảnh hưởng mảng cá tra + điện mặt trời

    Bonus: là cty duy nhất full chuỗi giá trị từ con giống tới hàng xuất khẩu
    thatha_chamchi thích bài này.
  4. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022, Bài cũ: 28/01/2022 ---
    PAN ra BCTC rất chất lượng, doanh thu ln gần gấp đôi 2020 bất chấp Covid
    hoaloakentim thích bài này.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    thủy sản VHC ngon thôi, mấy e kia đắt rồi :D
    hoaloakentimChoituottay thích bài này.
  6. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941
    PAN: Tập đoàn PAN (PAN) phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 5:2 và chào bán cổ phiếu, tỷ lệ 2:1
    Đầu tư chứng khoán | 29 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (7)
    [​IMG]

    HĐQT CTCP Tập đoàn PAN (PAN – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu và chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua.

    Theo đó, Công ty dự kiến phát hành hơn 86,54 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 5:2, tương ứng cổ đông sở hữu 5 cổ phần sẽ được hưởng 2 quyền, cứ 1 quyền sẽ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới.

    Nguồn vốn sử dụng từ thặng dư vốn cổ phần theo Báo cáo tài chính của Công ty. Số cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

    Bên cạnh đó, Tập đoàn PAN dự kiến phát hành 108,18 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, tức cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền, cứ 1 quyền được mua 1 cổ phiếu mới. Giá chào bán là 15.000 đồng/CP.

    Số cổ phiếu còn lại chưa phân phối hết cho cổ đông hiện hữu sẽ được HĐQT chào bán cho các nhà đầu tư khác với giá chào bán không thấp hơn mức giá bán cho cổ đông hiện hữu để đảm bảo phát hành tối đa số cổ phần dự kiến chào bán. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán theo đúng quy định.

    Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán gần 1.623 tỷ đồng, Tập đoàn PAN dự kiến dùng để đầu tư tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả, nâng cao lợi ích tổng thể cho Công ty (825 tỷ đồng); đầu tư M&A các công ty mới (400 tỷ đồng); đầu tư ngắn và trung hạn vào các sản phẩm đầu tư an toàn, có lãi suất cố định trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, tối ưu hóa nguồn vốn cho Công ty (100 tỷ đồng).

    Ngoài ra, góp thêm vốn cho các công ty thành viên, phục vụ mục đích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (76 tỷ đồng) và tái cơ cấu lại các khoản vay nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn, giảm áp lực về tài chính cho Công ty (221,69 tỷ đồng).

    Về kết quả kinh doanh, Tập đoàn Pan chưa có báo cáo tài chính quý IV/2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu đạt 6.401,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 231,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,5% và 30,1% so với cùng kỳ.

    Được biết, trong năm 2021, PAN đặt kế hoạch doanh thu thuần là 10.025 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 419 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,4% và 25,7% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm, công ty hoàn thành 55,3% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/1, cổ phiếu PAN giảm nhẹ 0,34% xuống 29.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh 1,21 triệu đơn vị.
    --- Gộp bài viết, 28/01/2022, Bài cũ: 28/01/2022 ---
    Game tăng vôn + M&A
    hoaloakentim thích bài này.
  7. Trunglpb

    Trunglpb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    1.382
  8. AilaF0

    AilaF0 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2021
    Đã được thích:
    285
    Dang chờ Pan ở giá 20 đây
  9. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941
    Tôm vẫn là 'át chủ bài' của xuất khẩu thủy sản trong những năm tới

    Việc xuất khẩu thủy sản năm 2021 về đích với kết quả ước tính gần 9 tỷ USD được coi là kỳ tích trong bối cảnh hết sức khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó, xuất khẩu tôm đóng góp hơn 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu.

    Theo nhận định của các chuyên gia, sản phẩm tôm vẫn là “át chủ bài” của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm tới.

    [​IMG]
    Chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

    Giữ được vị thế

    Năm 2021, xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm nói riêng đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4.

    Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt Nam (VASEP) thông tin trong quý 3/2021, chế biến, xuất khẩu tôm giảm liên tiếp trong 2 hơn tháng do nhiều nhà máy ở miền Tây (chiếm 80% sản lượng chế biến tôm cả nước) phải sản xuất “3 tại chỗ” hoặc tạm ngưng để phòng, chống dịch Covid-19.

    Bắt đầu từ nửa cuối tháng 10, hoạt động chế biến dần phục hồi, kéo xuất khẩu tăng trở lại. Tính chung cả năm, xuất khẩu tôm đạt trên 3,8 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.

    Theo ông Trương Đình Hòe, kết quả trên đến từ sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp và chính sách chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, mang đến luồng sinh khí mới, giúp cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021, tạo đà xuất khẩu cho năm 2022.

    Điểm sáng của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt ở thị trường Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Mỹ khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới.

    Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã đạt 984 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm 28% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục đà tăng trưởng kéo dài đến quý 1/2022.

    Ngoài Mỹ, tôm Việt Nam cũng có thứ hạng cao ở các thị trường lớn như: đứng đầu về xuất khẩu vào Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia; thứ hai ở EU, thứ tư ở Trung Quốc. Trong số đó, Nhật Bản chiếm từ 16-18%, EU chiếm từ 15-20%, Trung Quốc từ 13-15% và Hàn Quốc từ 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm. Hiện nay tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nhiều ở Mỹ, EU và Nhật Bản. Tôm sú tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ.

    Trong khi đó, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta cho rằng thành công lớn của năm qua là chuỗi giá trị ngành tôm duy trì tốt, chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng tôm không bị đứt gãy dù bị ảnh hưởng trực tiếp từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Đây là nền tảng hết sức căn bản cho việc phục hồi trong năm 2022.

    Một điểm khác cũng có thể coi là “điểm sáng” vì tạo ra cơ hội cho khu vực chế biến là lượng lao động quay về quê trong đợt dịch vừa qua khá lớn và một phần trong đó không có ý định quay lại làm việc ở các tỉnh, thành công nghiệp. Đây là động lực để các doanh nghiệp mạnh tay mở rộng quy mô hoặc xây nhà xưởng mới. Động thái này của doanh nghiệp cũng kích thích mảng nuôi tôm tăng trưởng theo.

    Hướng tới mục tiêu 5,6 tỷ USD

    Đánh giá về cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2022, ông Trương Đình Hòe cho rằng nỗ lực sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2021 đã mang lại nhiều bài học quý giá cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên toàn cầu vẫn đang tăng khoảng 5% mỗi năm.

    Theo ông Trương Đình Hòe, nếu ngành thủy sản Việt Nam tận dụng tốt việc tăng nhu cầu trên thế giới để tăng thêm thị phần, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, thì hoàn toàn có thể duy trì được sự tăng trưởng, trong đó tôm vẫn là “át chủ bài” thúc đẩy xuất khẩu thủy sản cả nước.

    Trong báo cáo ngành tôm giai đoạn 2016-2021 và dự báo đến năm 2025, VASEP phân tích về sản xuất, diện tích nuôi tôm cả nước hiện đạt trên 740.000ha; sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm. Riêng sản lượng tôm sú Việt Nam đạt trên 250.000 tấn, đứng đầu thế giới.

    Dù diện tích tôm chỉ tăng khoảng 1,5%/năm nhưng sản lượng tôm tăng mạnh 10%/năm. Yếu tố này chứng minh sự cải thiện quy trình nuôi liên tục, có năng suất cao hơn hẳn so với trước.

    Trong lĩnh vực nuôi, tuy còn nhập khẩu tôm bố mẹ, nhưng Việt Nam đã tự chủ tôm bố mẹ thẻ chân trắng khoảng 10% và tôm bố mẹ sú chủ yếu do gia hóa trong nước.

    Trên cơ sở đó, VASEP nhận định trong vài năm tới, ngành tôm còn nhiều động lực để tăng trưởng, giai đoạn 2022-2025 có thể tăng trưởng khoảng 9%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 5,6 tỷ USD.

    Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tôm, ông Hồ Quốc Lực cho rằng dù là sản phẩm chế biến hay tươi, sản phẩm tôm Việt đều được ưa chuộng do mẫu mã đẹp, chất lượng ổn định và đồng đều hơn so với nhiều đối thủ trực tiếp. Hơn nữa, trải qua các làn sóng dịch Covid-19, doanh nghiệp tôm sẽ linh hoạt thâm nhập từng thị trường theo lợi thế của mình và hạn chế thế mạnh của đối thủ.

    Cụ thể, doanh nghiệp tập trung bán vào Trung Quốc tôm sú nguyên con cỡ lớn, tôm sống luộc - những mặt hàng người Trung Quốc yêu chuộng và ít đối thủ. Doanh nghiệp hạn chế khuếch trương bán tôm tươi IQF vào Mỹ mà tập trung tôm luộc, tôm chiên, tôm bao bột... do mặt hàng tôm tươi IQF là thế mạnh của Ecuador và Ấn Độ vì giá của họ rất rẻ.

    Với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm đòi hỏi chế biến cầu kỳ, mẫu mã đẹp phù hợp với lợi thế lao động chế biến của Việt Nam. Đối với thị trường EU, cần phát triển dòng sản phẩm chế biến, bởi tôm tươi Ecuador đang chiếm thị phần hàng đầu ở đây.

    Đối với thị trường, tôm Việt Nam cần xác định duy trì và giữ vững các thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU. Song song coi trọng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada… Tuy nhiên, tùy thuộc tình hình, diễn biến cụ thể, mỗi năm sẽ có một thị trường dẫn dắt.

    Dù có nhiều cơ sở để tăng trưởng song ông Hồ Quốc Lực cũng lưu ý các doanh nghiệp ngành tôm vẫn phải cẩn trọng bởi tôm Việt vẫn còn rào cản ở các thị trường quan trọng.

    Ông Lực dẫn chứng vụ kiện chống bán phá giá tôm nước ấm vào Mỹ vẫn còn hiệu lực, hằng năm cần có sự thương lượng hai bên để duy trì mức thuế đang có là 0%, khi còn vụ kiện là rủi ro vẫn chưa chấm dứt.

    Sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản phải kiểm tra toàn bộ lô các hàng với không ít tiêu chí sinh, hóa. Hàng vào EU còn hạn chế bởi cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng thị trường này là ASC vẫn còn quá thấp. Đây là những vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ doanh nghiệp, hiệp hội mà cả các cơ quan quản lý nhà nước cùng chung tay tháo gỡ./.
  10. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    1.941

Chia sẻ trang này