FPT và báo chí

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi warm_eye, 29/07/2007.

2647 người đang online, trong đó có 1058 thành viên. 17:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5106 lượt đọc và 58 bài trả lời
  1. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Rất tiếc warm_eye. Bác đoán sai rồi.
    Nhìn cuối phiên hôm nay đủ biết từ tuần sau FPT sẽ vọt lên tới 3xx lận.
    Bác chờ xem nhé. Ngắn hạn thì Bác đúng. Còn từ tuần sau thì Bác sai lè
  2. i1u

    i1u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Đã được thích:
    0
    3xx là thế nào, nó phải lên 5xx là ít, kakaka.
  3. warm_eye

    warm_eye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Khổ quá, bác cứ cãi em đi, chết chửa, Target price tiếp theo của FPT là 197+/-10
  4. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    172
    Lãnh đạo FPT tìm cách kiếm siêu lợi cho riêng mình?

    12-08-2007 21:58:21 GMT +7
    Một trong những văn phòng của FPT tại TPHCM. Ảnh: H.Thúy

    Có nhiều cách làm lợi nhất cho toàn thể cổ đông trong FPT mẹ, nhưng tại sao Hội đồng Quản trị FPT không làm?

    Như Báo NLĐ (ngày 8-8- 2007) đã phản ánh, nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) đang tỏ thái độ bất bình trước việc Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (FPT) cho thành lập nhiều định chế tài chính mang tên FPT như: Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư (FPTC) và Ngân hàng TMCP FPT (FPTB)... nhưng trong đó HĐQT của FPT giành góp vốn phần nhiều, còn công ty mẹ FPT thì được ít hơn. Động thái đó đã góp phần làm cho giá cổ phiếu FPT sụt giảm mạnh, gây thua lỗ nặng cho nhiều nhà đầu tư trên TTCK.

    FPT thiếu vốn nên...?

    Vì sao FPT không chiếm cổ phần lớn trong các định chế tài chính nói trên? Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, cho rằng: Chúng ta (hàm ý chỉ công ty FPT mẹ) không thể. Vốn FPT tất cả có vào thời điểm đó là 608 tỉ đồng trong khi tổng vốn của 3 định chế mới này là 1.310 tỉ đồng (?).

    Theo đề án thành lập 3 định chế tài chính nói trên thì vốn điều lệ ban đầu của từng đơn vị là: FPTS 200 tỉ đồng, FPTC 110 tỉ đồng và FPTB là 1.000 tỉ đồng. Theo ông Trương Gia Bình, tới nay FPT mẹ được góp vốn điều lệ tương ứng trong 3 định chế này là 25%, 33% và 15%. Do ngân hàng cần có vốn lớn, điều kiện thành lập khó khăn, thị trường cạnh tranh gay gắt nên HĐQT của FPT thận trọng cho góp ít vốn vào FPTB là điều dễ thông cảm. Nhưng đối với FPTS và FPTC thì sao?

    Theo số liệu của FPT công bố cho thấy, đến hết năm 2006 vốn chủ sở hữu của FPT là 1.565 tỉ đồng, trong đó có 608 tỉ đồng là vốn điều lệ, còn lại là các khoản như: thặng dư vốn, lợi nhuận chưa phân phối... Với nguồn vốn tự có như vậy FPT dư khả năng chiếm 100% hoặc góp với tỉ lệ cao trong 2 định chế nói trên. Do đó, việc Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng vì thiếu vốn nên FPT không thể góp cổ phần chi phối trong các định chế FPTS và FPTC là không thuyết phục.

    Chiếm 60% vốn điều lệ FPTC

    Được biết, 11 thành viên trong HĐQT của FPT nắm giữ khoảng 22,72 triệu cổ phiếu trong FPT (tính đến thời điểm chưa tăng vốn sau khi lên sàn), chiếm tỉ trọng 37,4% vốn điều lệ FPT mẹ. Như vậy, khi công ty FPT mẹ góp vốn vào đâu thì HĐQT cũng được quyền hưởng theo tỉ lệ tương ứng. Trong số vốn điều lệ của FPTS (200 tỉ đồng) công ty mẹ được góp 50 tỉ đồng (25%), còn trong số vốn điều lệ của FPTC (110 tỉ đồng) công ty mẹ được góp 36,3 tỉ đồng (33%). Do HĐQT nắm giữ 37,4% vốn điều lệ của FPT mẹ nên mặc nhiên trong phần vốn góp này HĐQT được quyền hưởng 18,7 tỉ đồng trong FPTS và gần 13,6 tỉ đồng trong FPTC (lần 1).

    Ông Trương Gia Bình cho biết, các thành viên HĐQT còn góp (lần 2) thêm 29% vốn trong FPTS (tức 58 tỉ đồng) và 47,7% trong FPTC (khoảng 52,5 tỉ đồng). Phần tỉ lệ còn lại do ai góp trong 2 công ty này đến nay hầu hết các cổ đông của FPT mẹ chưa được biết.

    Cộng chung cả 2 khoản HĐQT đã chiếm 38,3% vốn trong FPTS và 60% vốn trong FPTC. Do FPT có lợi thế công nghệ thông tin nên 2 định chế này sẽ hoạt động rất thuận lợi và mặc nhiên nguồn lợi tương lai về giá trị cổ phiếu của HĐQT trong 2 công ty này có thể cũng sẽ rất lớn. Tuy chưa đi vào hoạt động nhưng hiện tại trên thị trường OTC cổ phiếu FPTS đã được chào bán cao gấp 8,5 lần mệnh giá. Phải chăng vì nhìn thấy lợi nhuận kếch sù như vậy nên HĐQT FPT đã giành phần lớn quyền góp vốn vào 2 định chế tài chính này?

    FPT không biết cách huy động vốn qua TTCK?

    Trong lúc ông chủ tịch HĐQT FPT kêu FPT thiếu vốn thì kênh huy động vốn lớn nhất trên TTCK lại không được FPT sử dụng. Thông thường các công ty niêm yết mỗi khi cần vốn đầu tư thì phát hành đấu giá cổ phiếu ra công chúng qua TTCK. Chẳng hạn, đầu năm nay, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE đã bán 44,5 tỉ đồng vốn điều lệ, thu về 912 tỉ đồng (giá cao gần 20,5 lần mệnh giá). Do đó nếu thật sự cần vốn thì FPT chỉ cần bán ra ngoài khoảng 10% vốn điều lệ, tương đương 60,8 tỉ đồng mệnh giá (lấy mức vốn cũ của FPT trước khi tăng mới đây). Tất nhiên, lúc đó vốn điều lệ của FPT sẽ tăng thêm 10%.

    Tạm tính giá cổ phiếu bán ra công chúng là 250.000 đồng/cổ phiếu (giá thị trường của FPT lúc cao nhất trên 600.000 đồng, lúc thấp nhất là 217.000 đồng/cổ phiếu), thì FPT thu được 1.520 tỉ đồng, trong đó nguồn thặng dư là 1.459,2 tỉ đồng. Số vốn này cho phép FPT đầu tư 100% vốn cùng lúc vào tất cả các định chế tài chính nói trên. Lợi ích của TTCK mang lại cho công ty niêm yết là như vậy, nhưng tại sao HĐQT của FPT không làm?

    Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, phải chăng HĐQT FPT không biết cách huy động vốn trên TTCK để làm lợi cho toàn thể cổ đông trong công ty FPT mẹ? Hay chỉ vì muốn tạo ra quyền lợi lớn hơn cho HĐQT nên lãnh đạo FPT chỉ thực hiện những gì có lợi nhiều hơn cho nhóm của mình?

    Ông Nguyễn Thiềng Đức, Phó viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM:

    Chọn lựa thiểu số góp vốn là hành xử không đẹp

    ?oCông ty mẹ chỉ chọn lựa một số cổ đông, quan chức, cá nhân quen biết góp vốn thành lập công ty con là một hành xử không đẹp đối với các cổ đông còn lại. Việc chọn lựa đối tượng góp vốn là không trái với pháp luật. Tuy nhiên, tỉ lệ góp vốn của công ty mẹ và các đối tượng khác phải được đại hội cổ đông thông qua. Công ty mẹ phải có phương án góp vốn đơn giản và minh bạch, trong đó cụ thể hóa về tỉ lệ góp vốn của cổ đông hiện hữu, cổ đông mới về số lượng, giá mua cổ phần. Phương án này phải được đại hội cổ đông thông qua với thành phần tham dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ công ty mẹ và ít nhất 75% số phiếu nhất trí. Vấn đề mở rộng đối tượng góp vốn là do đại hội cổ đông quyết định nhưng phải phù hợp với điều lệ của công ty?.

    Thy Thơ
  5. Investor_1

    Investor_1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Đã được thích:
    4.947
    Cơn lũ bán tháo giá sàn FPT trên thị trường CK đang bất đầu! xin chúc mừng các bác đã chạy thoát!!!
  6. doiokia

    doiokia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài viết khách quan thế mà một số người cứ chê, chắc là trót ôm FPT nhiều rồi chứ gì
    hê hê
  7. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
  8. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
  9. warm_eye

    warm_eye Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Sang tuần sau thì các bác nhớ chú ý con này, nó sắp về Target Price rồi, nhớ đừng chen lấn ko nó tăng n hanh quá ko kịp mua nhé

Chia sẻ trang này