GAME NÂNG HẠNG – THUYỀN TO SÓNG LỚN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi zodiac2004, 13/04/2018.

2956 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2867 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    TTCK Việt Nam sẽ là 1 kênh đầu tư có lợi nhuận bức phá ít nhất đến giữa năm 2019,Và cơ hội chỉ dành cho những ai chịu hành động. Sau đây là bức tranh TTCK Việt Nam 2018-2019

    GAME NÂNG HẠNG – EMERGING MARKET - THUYỀN TO SÓNG LỚN

    Lâu nay chúng ta hay bàn với nhau về các game trên TTCK Việt Nam như game thoái vốn, game chuyển sàn, game tái cấu trúc, game phát hành, game nới room….và các email trước em cũng có nhắc khá nhiều về các game đang diễn ra, nhưng trong email này em sẽ cho anh thấy một bức tranh rộng hơn, một GAME khủng hơn không chỉ các nhà tạo lập, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết lẫn chưa niêm yết, các quỹ đầu tư nước ngoài và thậm chí là cả chính phủ cũng đang chung tay đó chính là GAME nâng hạng.

    Như vậy nhé, trên thế giới, các thị trường chứng khoán được xếp hạng vào 3 nhóm chính, đầu tiên và bài bản nhất chính là thị trường phát triển (DM), kế đến là thị trường mới nổi (EM) và sau cùng là thị trường cận biên (FM). Việc xếp hạng này thực chất do 3 tổ chức MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones, nếu các bác chưa biết về 3 tổ chức này thì dành thêm thời gian tìm hiểu thêm. Và như thường lệ Việt Nam được bình chọn ở trong nhóm thấp nhất là Frontier Market. Chính phủ đã đặt nhiệm vụ nâng hạng TTCK là một trong những mục tiêu quan trọng cần thực hiện của ngành Tài chính – chứng khoán. Việc nâng hạng TTCK sẽ góp phần tăng trưởng và tạo môi trường đầu tư minh bạch để gọi thêm vốn đầu tư từ nước ngoài, và mục tiêu là trong năm 2019, tất nhiên muốn được nâng hạng thì cuối năm 2018 or đầu tháng 1 năm 2019 sẽ bắt đầu xem xét và kế hoạch sẽ bắt đầu từ quý II/2018.

    Bàn thêm một xíu về tiêu chuẩn nâng hạng thị trường có 3 tiêu chuẩn chính:

    - Thứ nhất: Tính bền vững trong phát triển kinh tế (Sustainability of economic development) – Thị trường mới nổi không yêu cầu tiêu chí này.

    - Thứ hai: Quy mô và thanh khoản của thị trường: đây là lý do mà NN và các doanh nghiệp được chọn phải đáp ứng yêu cầu, ít nhất 3 công ty thỏa mãn tổng vốn hóa 1,269 tr USD, vốn tự do (free loat) phải đạt 635 tr USD, thanh khoản cổ phiếu là 15% vốn hóa tự do chuyển nhượng. Yêu cầu này hiện tại Việt Nam chưa đạt được và gần đây nếu mọi người theo dõi kỹ thì thấy trụ liên tục đổi qua đổi lại từ PNJ, VIC, GAS, MSN, VJC, BID, VCB…chắc sẽ có lý do nào đó….và đẩy vốn hóa của các công ty này lên một cách nhanh và nguy hiểm; và

    - Thứ ba: khả năng tiếp cận thị trường như mức độ mở đối với sở hữu nước ngoài (nới room ngoại), mức độ dễ dàng luân chuyển vốn, hiệu quả hệ thống vận hành, môi trường cạnh tranh cao và tính ổn định của thể chế, tất cả các điều kiện này cần phải được cải thiện một cách đáng kể và được kiểm chứng. Qua phân tích tình hình như trên có thể nhìn thấy các nhóm cổ phiếu/cổ đông sẽ tham gia vào GAME bự này bao gồm bank, SCIC, các ông lớn như Anh Vượng, Anh Quyết, Chị Thảo, Anh Long, Anh Tài…Về tính free loat cho các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại các công ty có room hăn hoi nhưng chủ yếu là Cổ đông chiến lược nên ngoài các anh lớn như trên gần đây chính phủ có mời thêm nhiều quỹ lớn vào Việt Nam phục vụ công tác đánh Game như: Tundra…

    - Ngoài 3 nhóm tiêu chí nâng hạng như trên, các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy việc công bố thông tin bằng tiếng anh và tiến tới áp dụng IFRS dự kiến tới năm 2020 tất cả các công ty niêm yết sẽ phải áp dụng IFRS.

    Nhìn vào khách quan như trên chúng ta hãy lựa chọn danh mục cần phải đầu tư ngay bây giờ ít nhất cho tới tháng 12/2018 Việt Nam được đưa vào dạng xét duyệt, và tới tháng 6/2019 thì chính thức lên hạng, từ khoảng thời gian bây giờ cho tới đó VN Index sẽ tiếp tục tăng, nhưng điều đó không có nghĩa bất cứ ai tham gia thị trường chứng khoán đều có lãi, như vậy nhé, một số gợi ý bên dưới giúp anh có thể nhìn thấy rõ hơn và sắp xếp lại danh mục đầu tư, chuẩn bị cho cuộc chiến nâng hạng nhé.

    Chiến lược số 1: ĐI THEO DẤU CHÂN NGƯỜI KHỔNG LỒ

    Việc đầu tiên hãy bắt đầu việc đầu tư nhỏ lẻ bằng suy nghĩ như các quỹ lớn, họ chính là những nhân tố rất quan trọng để nâng hạng TTCK Việt Nam. Hãy nhìn vào danh mục của Tundra, quỹ ngoại chuyên đánh game nâng hạng. Danh mục (top 10): VRE, HPG, VIC, DXG, MSN, VCB, HSG… Chiến lược theo dấu người khổng lồ sẽ mất nhiều thời gian cũng như phải đóng hết bảng điện, đặt target và thanh lý theo đúng rule của mình. Nếu nhìn vào danh sách của Tundra ở trên có thể thấy rõ các mã đã tăng mạnh gần đây như VIC, VCB, GAS…đã tăng trưởng mạnh để góp vào top 10 công ty vốn hóa lớn nhất. Danh mục nên đầu tư: VRE, HPG, VCB các mã em nêu ra ở đây đều có một câu chuyện riêng thậm chí là nhiều câu chuyện liên quan như VRE có thể vào rổ VN30, vốn hóa lớn có thể nâng vốn hóa thị trường, tăng margin…

    Chiến lược số 2: NỚI ROOM NGOẠI – TĂNG VỐN

    Hãy bắt đầu tư nhóm ngân hàng, như đề cập ở các tút trước trong thời gian sắp tới nhóm ngân hàng có rất nhiều việc phải làm và nhiều game triển khai, trong đó nổi bật chính là 3 game lớn sắp tới:

    1/ Tăng vốn theo basel,

    2/ tăng room ngoại

    3/ hàng loạt ngân hàng mới lên sàn trong các tháng sắp tới…

    chính vì các thúc đẩy như trên em lựa chọn một vài ngân hàng tiêu biểu vừa đạt mục tiêu nâng hạng và phù hợp với chiến lược ngân hàng như VCB, CTG,VPB, HDB…các ngân hàng khác vẫn là lựa chọn tốt trong giai đoạn này như ACB, MBB, SHB, STB.. Ngoài nhóm ngân hàng nới room thì phải kể đến một loạt các doanh nghiệp khác như $DHG , $CTD là các doanh nghiệp tiếp theo mình nên lựa chọn trong nhóm các doanh nghiệp sẽ có bước tăng trờ lại trong đợt tiếp theo.

    Chiến lược số 3: THEO DẤU SCIC

    Nếu tính hơn 10 năm diễn ra hoạt động thoái vốn của SCIC, họ đã thoái vốn gần 1000 doanh nghiệp, bán quyền mua tại hơn 19 doanh nghiệp và thu về số lãi gấp 3,5 lần số vốn ban đầu. Và nếu tinh ý có thể nhìn thấy việc thoái vốn này ngày càng chuyên nghiệp và kinh nghiệm hẳn trong các đợt thoái vốn, đợt sau hiệu quả hơn đợt trước, theo đó giá thoái cũng sẽ lần lượt tăng lên một cách chóng mặt…điển hình gần đây là BMP… Các cổ phiếu được lựa chọn cho năm 2018 này bao gồm FPT ,DPM, DCM , NTP , tất nhiên các nhóm cổ phiếu này trước khi công bố giá chào bán sẽ lình xình và đợi các cá mập gom hàng, trong số 3 nhóm cổ phiếu trên mình nghĩ cơ hội tốt nhất đang có ở DPM

    Chiến lược số 4: HỌ DẦU KHÍ – NĂNG LƯỢNG. BẤT ĐỘNG SẢN VÀ BÁN LẺ

    Ngoài các nhóm kể ra ở trên chiến lược đầu tư vào nhóm cổ phiếu thanh khoản tốt, vốn hóa lớn, cơ bản tốt và tăng trưởng bền sẽ là nhóm được chú ý và đổ nhiều dòng tiền vào đây, hơn thế nữa dự báo 6 tháng cuối năm giá dầu sẽ tăng mạnh dựa trên các dự báo của hiệp hội APEC, em xin đặt một viên gạch cho nhóm cổ phiếu này và tất nhiên theo thứ tự sẽ có các mã tốt như bên dưới:

    - BĐS: DXG , DIG vì sao em vẫn trung thành với 2 mã cổ phiếu này, đơn giản bản thân nó có nhiều game, ban giám đốc có tư tưởng đánh cổ phiếu lên, tăng vốn và đội lái mạnh…..

    - Dầu khí và năng lượng: PVD, PVS, DPM...

    - Bán lẻ: MWG , PNJ là 2 mã cổ phiếu cho dù anh có nghi ngờ về sức mạnh của nó tới bao nhiều thì khi nó giảm, hãy đặt một ít tiền vào đó.

    Có thể thấy rõ việc nâng hạng thị trường là một quá trình tương đối dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực để tạo ra những thay đổi không những về bản thân của các doanh nghiệp, khung pháp lý từ nhà nước mà các nỗ lực từ các quỹ NN. Và lợi ích mang lại từ quá trình nâng hạng này ai cũng có thể thấy rõ, dòng vốn sẽ đổ vào nhiều hơn, và first in first out dòng vốn vào sớm sẽ có lợi nhuận sớm hơn.
    Hailuakgkhoaita2009 thích bài này.
  2. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Sẽ "chốt" trong 1, 2 năm tới?
    Chia sẻ

    >> Thủ tướng: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam trong top 3 thế giới
    >> 17 tỷ USD bị “đánh bay” khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam
    >> “Thị trường chứng khoán đã trưởng thành hơn, không phải cái gì cũng mua và bán bất kỳ cái gì”[/paste:font]
    [​IMG]
    Cơ hội nâng hạng vào năm 2020?

    Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ do Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn mới công bố cho thấy, tính tới hết quý I/2018, quy mô thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và đạt 191 tỷ USD, tương đương 95% GDP năm 2016, tăng +24.7% so với cuối năm 2017, gần bằng UAE, Philippines và vượt qua nhiều thị trường Emerging markets như Qatar (131 tỷ USD), Pakistan (82 tỷ USD), Ai Cập (58 tỷ USD).

    Thanh khoản thị trường cũng tăng mạnh đạt mức bình quân 8.800 tỷ đồng/phiên trong Q1/2018, tăng +80% so với mức trung bình năm 2017.

    Theo ước tính của SSI, ở thời điểm hiện tại đã có 5 cổ phiếu thỏa mãn các điều kiện yêu cầu của MSCI và có thể được thêm vào bộ chỉ số Emerging Markets Indexes trong trường hợp Việt Nam được nâng hạng. Nếu nhìn rộng hơn, SSI cho rằng có thêm 9 cổ phiếu có giá trị vốn hoá trên 2 tỷ USD và thanh khoản tốt có thể thỏa mãn các điều kiện này trong tương lai không xa.

    Các chuyên gia phân tích của SSI đánh giá, về cơ bản, Việt Nam đã thỏa mãn các điều kiện định lượng liên quan tới quy mô thị trường và quy mô giao dịch. Các điều kiện định tính là những rào cản cuối cùng để MSCI cũng như các tổ chức phân loại thị trường khác như FTSE và S&P cân nhắc khả năng nâng hạng.

    Theo SSI, kịch bản thuận lợi nhất, Việt Nam có thể được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nối (Emerging Markets) vào năm 2020, trước đó cần ít nhất 1 năm để MSCI xin ý kiến tư vấn đánh giá từ cộng đồng đầu tư quốc tế, và thêm 1 năm để các quỹ đầu tư chuẩn bị cho các thay đổi và tái cơ cấu các danh mục đầu tư.

    "Giả định Việt Nam được MSCI nâng xếp hạng lên Emerging Markets, 5 cổ phiếu đã đạt điều kiện có tổng giá trị vốn hóa đạt 14 tỷ USD và ước tính có thể chiếm tỷ trọng 0,25% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Ước tính sơ bộ, 5 cổ phiếu này có thể thu hút 4 tỷ USD trong tổng số 1.600 tỷ USD giá trị tài sản đầu tư vào bộ chỉ số này. Nếu cộng thêm 9 cổ phiếu tiềm năng, tổng giá trị vốn hóa (điều chỉnh free float) của nhóm này có thể đạt 30 tỷ USD, tương đương mức tỷ trọng 0,54% và ứng với 8,7 tỷ USD vốn ngoại vào thị trường Việt Nam", SSI dự tính.

    Việt Nam cần cẩn thận với cuộc chơi MSCI

    Cũng nhìn nhận về câu chuyện nâng hạng MSCI, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại có góc nhìn khác khi cho rằng khả năng Việt Nam được đưa vào danh sách thị trường các nước được cân nhắc cho việc nâng hạng ngay trong năm nay vẫn ở mức thấp.

    BVSC cho rằng, yếu tố room ngoại đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện đã được gỡ bỏ và đã có một số công ty niêm yết chủ động cắt giảm những ngành nghề đăng ký kinh doanh thuộc diện có điều kiện nhưng chưa đủ để được ghi nhận.

    Bên cạnh đó, những điểm trừ về các yếu tố hạ tầng thị trường như thanh toán bù trừ, chuyển nhượng, cho vay chứng khoán và bán khống nhìn chung chưa có thêm những cải tiến mới trong thời gian gần đây.

    "Vào tháng 6/2018, khi MSCI ra báo cáo cập nhật, nếu không có gì bất ngờ như đã phân tích ở trên thì Việt Nam sẽ chưa được nhắc đến như một ứng viên tiềm năng cho việc nâng hạn. Điều này có thể sẽ không gây ra ảnh hưởng quá tiêu cực đến diễn biến thị trường nhưng có thể tạo ra một khoảng “nghỉ”, một điểm tạm dừng trong chiến lược giải ngân của các quỹ đầu tư để chờ đợi thêm những diễn biến mới", báo cáo của BVSC nhận định.

    Với mức tăng 52% năm ngoái, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà trở thành thị trường có mức tăng trưởng tốt nhất châu Á năm thứ 2 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, VN Index tăng 22%; vốn ngoại đổ vào hơn 440 triệu USD sau khi đạt kỷ lục một tỷ USD trong 2017.

    Một bài viết mới đây trên Bloomberg cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều điều đáng chú ý và hiện đang có tính thanh khoản tốt hơn Philippines - một thị trường mới nổi. Giới quan sát cũng rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã sẵn sàng để vào chỉ số MSCI Emerging Markets. Thậm chí nếu điều đó không xảy ra, Việt Nam vẫn có thể nhận được nhiều dòng vốn quốc tế hơn nếu một số thị trường khác được nâng hạng.

    Tuy nhiên, theo Bloomberg, đối với nhà đầu tư, đây có thể là một trò chơi nguy hiểm. 15 cổ phiếu trên MSCI Vietnam Index đều rất đắt khi giao dịch ở mức PE 30,5 lần lợi nhuận 12 tháng. VN Index có mức hợp lý hơn - 21 lần.

    Bloomberg lấy ví dụ là thị trường Pakistan. Trong ít nhất một năm rưỡi trước khi được vào MSCI EM, nhà đầu cơ đổ xô vào nhưng chỉ số chuẩn Karachi 100 lại sụt giảm ngay trước ngày nâng hạng chính thức. Chắc chắn, "sức khỏe" thị trường Việt Nam tốt hơn Pakistan. Nhưng với sức nóng hiện nay, nhà đầu tư rất dễ tìm ra lý do để bán. GDP giảm, lạm phát tăng lên, và thị trường sẽ "lạnh" đi nhanh chóng.

    Phương Dung
    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nan...-chot-trong-1-2-nam-toi-20180412155320787.htm
    khoaita2009 thích bài này.
  3. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Quỹ đầu tư chuyên đánh “game nâng hạng” hút ròng gần 50 triệu USD trong tháng 3 để mua cổ phiếu Việt Nam
    12-04-2018 - 11:30 AM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Trong cơ cấu danh mục của Tundra Vietnam Fund, VIC là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 8,2%. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng tiếp theo trong danh mục quỹ lần lượt là HPG (6,7%), MSN (6%), SSI (5,4%), DXG (5,3%), VRE (4,9%)…


    [​IMG]
    Tâm sự tuổi 37: Lúc còn trẻ, tôi luôn cho rằng kiếm tiền là tất cả, giờ già rồi, phát hiện ra câu nói này không hề sai một chút nào

    Tundra Fonder là quỹ đầu tư đến từ Thụy Điển, chuyên tập trung vào các thị trường cận biên (frontier markets), thị trường mới nổi (emerging markets) như Nigeria, Pakistan, Sri Lanka – các quốc gia nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu.

    Những năm gần đây, Tundra Fonder, thông qua quỹ thành viên là Tundra Vietnam Fund đã đầu tư vào Việt Nam nhằm đón đầu làn sóng nâng hạng thị trường lên Emerging Markets, như những gì quỹ đã thực hiện rất thành công tại Pakistan.

    Theo báo cáo mới được công bố, tổng tài sản Tundra Vietnam Fund tính tới cuối tháng 3 vừa qua đạt xấp xỉ 215 triệu USD, tăng 50 triệu USD so với tháng trước đó.

    Việc tăng mạnh quy mô tài sản của Tundra Vietnam Fund trong tháng 3 đến từ giá trị cổ phiếu trong danh mục của quỹ tăng, cũng như việc quỹ huy động thêm dòng tiền mới. Theo ước tính, chỉ tính riêng trong tháng 3, lượng tiền huy động ròng vào quỹ đạt khoảng 48 triệu USD.

    [​IMG]
    Những khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục Tundra Vietnam Fund

    Trong cơ cấu danh mục của Tundra Vietnam Fund, VIC là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 8,2%. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng tiếp theo trong danh mục quỹ lần lượt là HPG (6,7%), MSN (6%), SSI (5,4%), DXG (5,3%), VRE (4,9%)…

    Lượng tiền mặt của quỹ hiện chiếm 13% tổng tài sản, tương ứng gần 28 triệu USD, tăng mạnh so với con số hơn 16 triệu USD vào tháng trước.

    Trong tháng 3 vừa qua, giá trị ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV) Tundra Vietnam Fund đạt 26,72 USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 18% so với đầu năm (tính theo đồng USD). Theo Tundra Vietnam Fund, sự tăng trưởng mạnh mẽ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là VIC, MSN, VNM đã đóng góp vào thành công trong tháng. Bên cạnh đó, các cổ phiếu PNJ, VND, GEX cũng mang lại hiệu suất đầu tư khá tốt cho quỹ.

    [​IMG]
    Những khoản đầu tư lãi/lỗ nhiều nhất của Tundra Vietnam Fund

    Tundra Vietnam Fund cho rằng định giá các cổ phiếu Largecaps tiếp tục nới rộng khoảng cách so với nhóm midcaps. Do đó, quỹ này sẽ hướng đầu tư vào nhóm cổ phiếu tăng trưởng với mức định giá hợp lý.

    Đánh giá về thị trường chứng khoán trong tháng 3, Tundra cho biết đà tăng của TTCK Việt Nam được hỗ trợ bở các điều kiện vĩ mô tích cực và chỉ số VnIndex vượt qua mốc lịch sử 1.170 điểm được thiết lập vào năm 2007.

    Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng 7,4% trong quý 1, cao hơn đáng kể so với 5,1% cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ sự tăng mạnh của nhóm công nghiệp và xây dựng. CPI vẫn giữ ở mức 2,8%, vốn đầ tư trực tiếp nước ngoài giảm 25% xuống còn 5,8 tỷ USD, tuy nhiên số tiền giải ngân đã tăng 7,2% lên 3,88 tỷ USD. Xuất khẩu tăng 23% so với năm trước đạt 33,6 tỷ USD, thặng dư thương mại 1,1 tỷ USD.

    Khối ngoại đã bán ròng 45 triệu USD trong tháng 3, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu tại HDB và HPG. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với giá trị bình quân mỗi ngày đạt 368 triệu USD. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, MSN và các cổ phiếu ngân hàng là yếu tố chủ chốt dẫn dắt thị trường tăng, trong khi các nhóm còn lại vẫn khá lình xình. Tundra cho rằng việc Vinhomes chuẩn bị lên sàn, cũng như Techcombank (MSN nắm 20%) là yếu tố quan trọng giúp VIC và MSN bứt phá.
    http://cafef.vn/tin-tuong-vao-su-bu...trieu-usd-trong-thang-3-20180412112920351.chn
    khoaita2009 thích bài này.
  4. DamMeCK_77

    DamMeCK_77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2018
    Đã được thích:
    783
  5. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
  6. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Sau thành công rực rỡ tại Pakistan, quỹ đầu tư Thụy Điển tiếp tục rót trăm triệu đô vào Việt Nam và mau chóng thu về trái ngọt
    18-03-2018 - 18:28 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Trong 2 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng của Tundra Vietnam Fund đạt 15,2% và là quỹ hoạt động hiệu quả nhất của Tundra, bỏ xa Tundra Pakistan (9,2%), Tundra Sustainable Frontier Fund (9,5%) và Tundra Frontier Africa Fund (10,9%).


    [​IMG]
    Tâm sự tuổi 37: Lúc còn trẻ, tôi luôn cho rằng kiếm tiền là tất cả, giờ già rồi, phát hiện ra câu nói này không hề sai một chút nào

    Tundra Fonder là quỹ đầu tư đến từ Thụy Điển, chuyên tập trung vào các thị trường cận biên (frontier markets), thị trường mới nổi (emerging markets) như Việt Nam, Nigeria, Pakistan, Sri Lanka – các quốc gia nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu và có cơ hội trở thành "Ấn Độ mới" hoặc "Trung Quốc mới".

    Tại Pakistan, Tundra Fonder đã đón đầu làn sóng nâng hạng thị trường khi tiến hành đầu tư vào quốc gia này từ năm 2011 và thu được thành công rực rỡ. Tính tới tháng 5/2017, thời điểm Pakistan được công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi, giá trị ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV) Tundra Pakistan đạt gần 400 SEK (đơn vị tiền tệ Thụy Điển), tăng hơn 4 lần so với ban đầu.

    [​IMG]
    Tundra thành công rực rỡ với "game" nâng hạng Pakistan

    Với thành công tại Pakistan, trong những năm gần đây, Tundra Fonder cũng tiến hành đầu tư mạnh vào Việt Nam, quốc gia đang được kỳ vọng được thêm vào emerging markets.

    Thành lập năm 2014, Tundra Vietnam Fund hiện có tổng tài sản 1,35 tỷ SEK (165 triệu USD) và là quỹ lớn thứ 2 trong hệ thống Tundra. So với thời điểm cuối năm 2017, tổng tài sản quỹ đã tăng thêm khoảng 600 triệu SEK (73 triệu USD).

    Tundra Vietnam Fund cho biết, tính riêng trong tháng 2 vừa qua, quỹ đạt mức tăng trưởng 6,6%, tích cực hơn so với chỉ số tham chiếu của quỹ là FTSE Vietnam TR (tăng 6%). Các cổ phiếu LDG, VRE, VND, CTG tăng trưởng tích cực đã đóng góp quan trọng vào thành công của quỹ.

    Cũng theo Tundra Vietnam Fund, việc các Bluechips trên TTCK Việt Nam đang được định giá cao khiến quỹ này chọn cách cân bằng danh mục, tìm kiếm những cổ phiếu có định giá hấp dẫn hơn để tăng tỷ trọng đầu tư như DXG, HSG, PVT.

    [​IMG]
    Top danh mục Tundra Vietnam Fund

    Nhận định về những diễn biến vừa qua của thị trường Việt Nam, Tundra đánh giá những phiên giảm điểm lịch sử hồi đầu tháng 2 chỉ đơn thuần là rủi ro ngắn hạn. Tâm lý chốt lời trước tế âm lịch cùng tác động tiêu cực của thị trường quốc tế đã ảnh hưởng tới Việt Nam. Dù vậy, lực cầu mạnh mẽ sau tết nguyên đán, cùng niềm tin vào triển vọng kinh tế đã giúp thị trường mau chóng hồi phục trở lại.

    Trong 2 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng của Tundra Vietnam Fund đạt 15,2% và là quỹ hoạt động hiệu quả nhất của Tundra, bỏ xa Tundra Pakistan (9,2%), Tundra Sustainable Frontier Fund (9,5%) và Tundra Frontier Africa Fund (10,9%).

    Về cơ cấu danh mục, tính tới cuối tháng 2/2018, VIC đang là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục Tundra Vietnam Fund với tỷ trọng 6,8%. Các cổ phiếu tiếp theo trong danh mục còn có HPG (6,6%), SSI (6,3%), VRE (5,8%), DXG (5,6%), HSG (5,2%), MSN (3,9%),…Tỷ lệ tiền mặt của quỹ hiện là 10%.





    [​IMG]
    Tundra đang gặt trái ngọt tại Việt Nam


    Minh Anh

    Theo Trí thức trẻ
    http://cafef.vn/sau-thanh-cong-ruc-...-chong-thu-ve-trai-ngot-20180318182734023.chn
    khoaita2009 thích bài này.
  7. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    KDC cũng ngon nhưng để đến mùa bánh trung thu thì ngon hơn, giai đoạn này múc DPM là chuẩn nhất.
    Năm nay DPM có 2 game lớn ( thoái vốn + bỏ thuế VAT), giá lại đang vùng đáy, khả năng được đẩy tăng mạnh là rất cao. DPM sắp tới là ra tin kết quả kinh doanh quý 1/2018 rất tốt ( thực hiện được 60% kế hoạch năm về lợi nhuận), 26/4 là họp đại hội CĐ, sắp trả 10% cổ tức = tiền mặt nữa. Tóm lại: Mua giá này thì trong 1 tháng tới rất dễ ăn từ 30% - 40%.
  8. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    DPM ngon nhỉ!

    KDC giờ hết bánh trung thu rồi nên đổi mùa rồi bác...
    18/4 này ĐHCĐ sẽ có nhiều tin rất tốt...KDC đang vào chân sóng lớn như VHC , PAN vừa rồi
    --- Gộp bài viết, 13/04/2018, Bài cũ: 13/04/2018 ---
    VHC và PAN phi nhanh quá...PAN 100% ..
    zodiac2004 thích bài này.
  9. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Cứ chọn hàng ngon giá thấp ( trong nhóm VN30) mà múc kiểu gì chẳng có ăn.
    khoaita2009 thích bài này.
  10. COCON123

    COCON123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2015
    Đã được thích:
    262

Chia sẻ trang này