Game 'thâu tóm' Đường Quảng Ngãi: Thuyết âm mưu hay sự việc tất yếu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rama, 18/03/2022.

5814 người đang online, trong đó có 740 thành viên. 08:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30823 lượt đọc và 191 bài trả lời
  1. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Câu chuyện người của một công ty chứng khoán giữ vị trí quan trọng trong HĐQT của CTCP Đường Quảng Ngãi (mã: QNS) trở thành chủ đề nóng của giới tài chính những ngày vừa qua, bởi đây là sự việc chưa bao giờ có trong tiền lệ của doanh nghiệp này. Câu hỏi được đặt ra là đang có một thuyết âm mưu đối với doanh nghiệp hay là sự việc tất yếu khi doanh nghiệp đã hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ?
    Bao giờ tiền sẽ trở lại với nhóm cổ phiếu ngân hàng?Cổ phiếu chứng khoán: Liệu có 'xanh vỏ, đỏ lòng'?Đằng sau sự lệch pha trên thị trường chứng khoán

    Trong thời gian gần đây, cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Sabeco, Vinamilk, Kido biến động không mấy khả quan thì một số cổ phiếu khác như Masan Consumer lại bật tăng mạnh, đặc biệt là QNS (Đường Quảng Ngãi). Từ mức 40.000 đồng/cp hồi cuối tháng 6, hiện cổ phiếu này đã tăng 27,5% lên trên 51.000 đồng/cp, có thời điểm QNS còn ghi nhận mức giá 54.000 đồng/cp (phiên 17/9), tương đương mức tăng 35%.

    Mục tiêu bị nhòm ngó

    Lý giải đà tăng của QNS, các chuyên gia cho rằng, một phần động lực đến từ việc giá đường trên thế giới tiếp tục tăng nóng. Về phía doanh nghiệp, Đường Quảng Ngãi cũng vừa công bố kết quả kinh doanh lũy kế 8 tháng với doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 5.100 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ) và 860 tỷ đồng (tăng 20%).

    Tuy nhiên, các lý giải trên chỉ là một trong những chất xúc tác trong diễn biến tăng giá của QNS. Yếu tố chính để thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vào mã này là Đường Quảng Ngãi đang nằm trong tầm ngắm mua bán và sáp nhập (M&A).

    [​IMG]
    Cổ phiếu QNS tăng mạnh trong thời gian gần đây.

    Khởi đầu câu chuyện là trong cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) của Đường Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2021-2025, bên cạnh những thành viên cũ sẽ tiếp tục giữ vị trí, còn xuất hiện một trường hợp đặc biệt là vị trí thành viên HĐQT độc lập - điều chưa từng có trong tiền lệ.

    Theo đó, người giữ vị trí này là ông Nguyễn Văn Đông (SN 1979), hiện đang là Giám đốc điều hành CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Ông Đông là người đại diện cho 29,35 triệu cổ phiếu QNS, tương đương 8,22% vốn cổ phần của Đường Quảng Ngãi.

    Ngoài ra, phía VDSC hiện cũng đang trực tiếp sở hữu 3 triệu cổ phiếu QNS, tương ứng 0,84%. Lượng cổ phiếu của ông Đông đại diện hiện đang có giá trị thị trường 1.373 tỷ đồng.

    Đặc biệt, không chỉ VDSC, một công ty chứng khoán khác cũng đang bày tỏ sự quan tâm tới Đường Quảng Ngãi khi đã nắm giữ 15 triệu cổ phiếu QNS, tương đương 4% cổ phần của doanh nghiệp, đó là Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã: VCI).

    Số cổ phần này được VCSC mua từ năm trước và đang được hạch toán tại danh mục tự doanh. Tính theo giá trị thị trường, lượng cổ phiếu này hiện có giá trị 750 tỷ đồng.

    Những chi tiết về việc ông Nguyễn Văn Đông và VDSC, VCSC đều là những chuyên gia trong lĩnh vực M&A tích cực mua cổ phần của Đường Quảng Ngãi khiến nhiều người liên tưởng đến một “cuộc đổ bộ” vào doanh nghiệp này đang được lên kế hoạch.

    Sự liên tưởng như vậy càng được bổ sung thêm yếu tố chắc chắn khi tại một báo cáo phân tích của một công ty chứng khoán cho biết, ông Đông là đại diện cho nhà đầu tư liên quan đến Nutifood, đồng thời hé lộ tỷ lệ sở hữu của đơn vị này tại Đường Quảng Ngãi là khoảng 9%.

    Mảnh ghép lý tưởng

    Hiện, thị trường sữa Việt Nam đang có 2 cái tên đang chiếm thế thượng phong bao gồm Vinamik và TH True Milk, các doanh nghiệp khác khó có thể cạnh tranh. Hai doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh và khó bị thâu tóm, do đó nhóm các công ty sản xuất sữa còn lại, trong đó có Đường Quảng Ngãi trở nên rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.

    Đặc biệt là sau nhiều năm tích lũy lợi ích, 2 năm vừa qua được xem là thời điểm kinh doanh hiệu quả tốt nhất của các doanh nghiệp hàng thiết yếu, trong đó sữa cũng là một mặt hàng được tiêu thụ mạnh. Điều đó đã khiến giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này có mức tăng trưởng ổn định trên thị trường chứng khoán.

    [​IMG]
    Thương hiệu Vinasoy của Đường Quảng Ngãi đang chiếm tới 86% thị trường sữa đậu nành.

    Trong khi đó, dù được biết đến là một doanh nghiệp lớn của ngành đường nhưng từ lâu Đường Quảng Ngãi đã trở thành một công ty sản xuất hàng tiêu dùng với cơ cấu sản phẩm khá đa dạng từ đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), bia (Dung Quất), nước khoáng (Thạch Bích) cho đến bánh kẹo (Bisca Fun).

    Tuy nhiên, mảng kinh doanh nổi bật và vẫn duy trì được sức nặng cho đến bây giờ chính là sữa đậu nành. Thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy của Đường Quảng Ngãi đang ở vị thế dẫn đầu khi chiếm tới 86% thị phần. Trong khi đó, 2 đối thủ chính là Vinamilk và NutiFood mỗi bên chỉ giành được cho mình vỏn vẹn 5%.

    Trong giai đoạn 2015-2018, doanh thu của sữa đậu nành vẫn đóng vai trò trụ cột cho Đường Quảng Ngãi, chiếm trung bình 50% tổng doanh thu và trong 2 năm gần đây là xấp xỉ 60%. Trong dài hạn, mảng sữa đậu nành được dự báo hồi phục sau năm 2021 và biên lợi nhuận được cải thiện qua từng năm.

    Còn nếu nhìn ở góc độ thị trường đường, hiện nay đang khá cô đặc khi hệ thống của Thành Thành Công - Biên Hòa đang nắm gần một nửa sản lượng đường của cả nước, nên việc vừa nắm Vinasoy thông qua Đường Quảng Ngãi và nắm luôn mảng đường của doanh nghiệp này sẽ trở thành miếng bánh cực kỳ béo bở.

    Cùng với đó là độ mở doanh nghiệp khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, cơ cấu cổ đông khá phân tán, trong đó 3/4 cổ phần nằm trong tay cổ đông nhỏ phần lớn là cán bộ, nhân viên lâu năm, không có cổ đông nào nắm giữ lượng cổ phần chi phối công ty - trạng thái lý tưởng để thâu tóm.

    Thâu tóm là tất yếu?

    Với tình hình này, việc Đường Quảng Ngãi nằm trong “tầm ngắm” M&A của các “cá mập” cùng ngành là điều không hề bất ngờ, bởi công ty nào thâu tóm được doanh nghiệp này sẽ có thêm 6,2% thị phần và vị trí bám đuổi Vinamilk trên bản đồ sữa Việt Nam.

    Cái tên được xướng lên đầu tiên trong "game" Đường Quảng Ngãi chính là Nutifood. Đây là công ty chuyên về các sản phẩm sữa dinh dưỡng, cũng nằm trong top các tên tuổi dẫn đầu thị trường. Năm 2020, doanh thu của Nutifood đạt gần 400 triệu USD, song có thể thấy, động lực tăng trưởng của công ty này có dấu hiệu chậm lại trong nhiều năm gần đây, một phần thị trường sữa cho mẹ và bé đang chuyển dịch sang phân khúc cao cấp hơn, khi mức sống người dân tăng lên.

    [​IMG]
    Cơ cấu cổ đông hiện nay của Đường Quảng Ngãi.

    Mặt khác, Nutifood liên tục phải chịu sức ép cạnh tranh từ “ông lớn” Vinamilk tại các thị trường có mật độ dân số đông như Hà Nội và TP.HCM nên việc trực tiếp giành thị phần ở phân khúc cao cấp sẽ gặp vô vàn khó khăn bởi Vinamilk sẽ bung tiền để bảo vệ vị thế. Do đó, thâu tóm Đường Quảng Ngãi được cho là phương án tối ưu, là mảnh ghép lý tưởng cho mục tiêu mở rộng thị phần và đa dạng sản phẩm của Nutifood.

    Có ý kiến cho rằng, nhiều khả năng Nutifood sẽ ủy thác cho cả VDSC và VCSC “xông” vào mua cổ phiếu QNS. Tuy nhiên, đây chỉ là một phỏng đoán chưa có cơ sở để chứng minh.

    Về phía VCSC, nhiều người trong ngành cho rằng, mục tiêu ban đầu của công ty chứng khoán này vào Đường Quảng Ngãi là để kiểm soát và tiến tới làm chủ. Căn cứ của nhận định này là hoàn toàn có cơ sở khi nhóm Bản Việt đã thâu tóm thành công CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và cũng không ít lần xác định sẽ đẩy mạnh đầu tư vào ngành sữa.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí cách đây không lâu, ông Đinh Quang Hoàn - Phó Tổng giám đốc VCSC cho biết, lĩnh vực hàng tiêu dùng đang được VCSC đầu tư rất mạnh với việc nắm giữ lượng lớn cổ phần IDP, Lothamilk theo cả hình thức trực tiếp và gián tiếp.

    Trước đó, IPD đã đặt mục tiêu doanh thu trong năm nay là 5.000 tỷ đồng, nhưng tham vọng của Chủ tịch HĐQT Tô Hải (đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của VCSC) và các đồng sự xa hơn thế. Và để vươn lên thành công ty sữa hàng đầu Việt Nam, nắm được Đường Quảng Ngãi là “con đường tắt” khả thi nhất.

    Trước đó, báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Thành Công (TCSC) bất ngờ đưa ra nhận định về việc nhóm cổ đông Masan Group có thể là một trong những “tay chơi” trong “game” này. Đại diện Masan Group đã bác bỏ ngay sau đó và TCSC cũng nhanh chóng đính chính gỡ bỏ thông tin nhưng vẫn có ý kiến cho rằng “chẳng qua gỡ là vì lộ 'game'”.

    Tóm lại, nhìn vào những gì đang diễn ra tại Đường Quảng Ngãi có thể thấy, bất kỳ ai cũng có thể là “cá mập” trong câu chuyện thâu tóm, thậm chí ngay cả những người lãnh đạo của doanh nghiệp cũng có thể là một “ứng cử viên” sáng giá bởi vị trí lâu nay vẫn là của họ đang bị lung lay.

    Thực tế, Đường Quảng Ngãi được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó như vậy không phải là do có gì hấp dẫn như nhiều thuyết âm mưu mà nhiều ngày qua giới tài chính vẫn đồn đoán, mà nó hội tụ đủ tất cả những yếu tố có thể bị thâu tóm một cách bình thường (cơ cấu cổ đông phân mảnh, doanh nghiệp niêm yết, không có cổ đông nắm quyền chi phối).

    Câu chuyện của Đường Quảng Ngãi khiến nhiều người liên tưởng đến “game” thâu tóm của Sacombank nhiều năm trước đã tốn khá nhiều giấy mực của giới truyền thông. Bởi lẽ, đó là cuộc thâu tóm ngược – khi ông chủ của một ngân hàng nhỏ là ông Trầm Bê (Southernbank) lại nắm gọn ngân hàng này.

    Minh Khuê
  2. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    MÚC
    Thiên thời cổ đường
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    https://ndh.vn/nong-san/nga-duong-tang-gia-manh-va-khan-hiem-1311864.html

    Nga: Đường tăng giá mạnh và khan hiếm


    [​IMG]
    Đường được bày bán tại một siêu thị ở Nga. Ảnh: Moscow News Agency

    Cơ quan chống độc quyền liên bang Nga (FAS) ngày 17/3 cho biết sẽ tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền, nhằm vào các nhà sản xuất đường trong bối cảnh đường tăng giá mạnh và khan hiếm "một cách không lý giải được" tại một số khu vực khiến người dân đổ xô đi mua.

    Nhiều người Nga coi đường là một sản phẩm hữu ích cần tích trữ trong thời kỳ khủng hoảng và vội đi mua sau khi các trừng phạt của phương Tây đang làm đồng ruble mất giá, khiến giá cả các mặt hàng lương thực tăng cao.

    Số liệu của cơ quan thống kê Nga Rosstat cho thấy đến ngày 11/3, lạm phát ở Nga tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2015. Giá đường tăng 12,8% trong tuần trước. Nhà chức trách trấn an người dân rằng không có lý do gì để đổ xô đi mua thực phẩm.

    FAS cho biết: "Thiếu đường trên kệ hàng ở một số khu vực là do nhu cầu tăng, nhưng tình trạng này nghiêm trọng hơn vì các tổ chức không trung thực". Cơ quan này cho biết sẽ thanh tra các nhà máy sản xuất đường, các chuỗi bán lẻ và các nhà trung gian.

    Trước đó, Nga cấm xuất khẩu đường đến ngày 31/8 và đặt hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu 300.000 tấn đường và đường nâu, trong một nỗ lực nhằm giảm lạm phát lương thực trong nước.

    Bộ Nông nghiệp cho biết các biện pháp trên, cùng với kế hoạch tăng diện tích trồng củ cải đường của Nga trong năm 2022 lên 1,1 triệu hecta, sẽ giúp tăng nguồn cung cho nhu cầu nội địa.

    Thứ trường Thương mại Viktor Evtukhov cho biết: "Chúng ta không có vấn đề gì với đường, các nhà sản xuất sẽ sản xuất đủ lượng" phục vụ nhu cầu. Ông Evtukhov khẳng định "sẽ không xảy ra tình trạng khan hiếm mặt hàng này".

    Theo thông tin mới nhất, hai tàu chở 88.000 tấn đường thô đang trên đường từ Brazil đến cảng Biển Đen ở Nga. Nhà bán lẻ Magnit tuyển dụng thêm nhân viên nhằm tăng cường năng lực đóng gói mặt hàng này để đẩy nhanh việc đưa hàng lên kệ.
  4. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    hàng chất đấy, nay tớ mua 100k giá 47 mà chưa khớp
    stockpro88 thích bài này.
  5. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    Thị phần số 1 sữa đậu nành, chiếm trên 90% ở VN.
    Thị phần số 2 mảng đường.

    Món mồi ngon cho các cá mập thâu tóm
    stockpro88 đã loan bài này
  6. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.242
    down-trend từ tháng 11 năm ngoái r
  7. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Đã khớp hết giá 47
    stockpro88 thích bài này.
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    lên tàu sớm ko các tay to gom đợt cuối đẩy giá cao cụ ah
    game thâu tóm thì giá 1XX nhỉ
    stockpro88 đã loan bài này
  9. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    game thâu tóm Dn số 1 ngành sữa, số 2 ngành đường thì giá 1XX nhỉ các cụ
    stockpro88 đã loan bài này
  10. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365

Chia sẻ trang này