Gas Shipping mua tàu trọng tải lớn tham gia vào thị trướng châu Mỹ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 01/09/2021.

1787 người đang online, trong đó có 714 thành viên. 20:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11622 lượt đọc và 84 bài trả lời
  1. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.263
    Thị trường khởi sắc, PVTrans, Hải An, Vosco đồng loạt mua và thuê thêm tàu

    PVTrans và Gas Shipping mua tàu trọng tải lớn tham gia vào thị trướng châu Mỹ.


    [​IMG]
    Ngọc ĐiểmThứ tư, 1/9/2021, 07:36 (GMT+7)

    Nhu cầu vận tải biển phục hồi mạnh từ nửa cuối năm 2020 đến nay đã giúp doanh nghiệp ngành này ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Do vậy, nhiều đơn vị đã lên kế hoạch mua hoặc thuê tàu để nâng cao năng lực hoạt động, trẻ hóa đội tàu.

    [​IMG]
    PVTrans nhận tàu NV Aquamarine vào đầu tháng 7. Nguồn: PVTrans

    Vào đầu tháng 7, PVTrans (HoSE: PVT) thông báo đã tiếp nhận tàu NV Aquamarine thông qua đơn vị thành viên. Đây là loại tàu chở khí hoá lỏng lạnh (fully refrigerated VLGC - Very Large Gas Carrier) lớn nhất thế giới, với dung tích chở hàng 81.605 cbm. Vào đầu năm, đơn vị cũng thông qua công ty thành viên tiếp nhận tàu PVT Azura trọng tải 19.945 dwt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thị trường Bắc Mỹ và PVT Dawn khai thác thị trường Trung Đông – Bắc Á.

    Theo SSI Research, PVTrans đã chi tổng cộng 1.400 tỷ đồng cho việc mua 3 tàu mới trên. Doanh nghiệp cũng liên tục trẻ hóa, gia tăng đội tàu trong giai đoạn 2018-2020 với chi phí thấp do ngành vận tải biển chạm đáy và chi phí vận hành thấp.

    Tổng công ty chuyên thực hiện vận chuyển dầu thô, khí LPG cho BSR, PV Oil, PV Gas, GPP Cà Mau hay than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1… Trong thời gian tới, PVTrans chủ trương đầu tư và nâng cao năng lực đội tàu chở Gas với các tàu VLGC size lớn và tàu chở hóa chất, tàu chở dầu thô cỡ VLCC tại thị trường quốc tế. Đội tàu của PVTrans đang hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới và bắt đầu tham gia vào các thị trường vận tải có tiêu chuẩn cao như châu Âu, Bắc Mỹ...

    Gas Shipping (HoSE: GSP) – công ty con PV Trans đang triển khai phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu huy động 200 tỷ đồng để mua 2 tàu chở dầu, hóa chất có trọng tải 20.000 dwt. Mỗi tàu có giá 376,5 tỷ đồng, ngoài phát hành thêm và vốn tự có, doanh nghiệp dự vay hơn 500 tỷ đồng để mua tàu. Gas Shipping thông tin đã triển khai các bước để đầu tư tàu số 1 trọng tải 20.000 dwt trong tháng 8, dự kiến nhận tàu vào đầu tháng 9, sẵn sàng cho việc khai thác ngay tàu tại thị trường châu Mỹ.

    Theo kế hoạch, doanh nghiệp sẽ khai thác tàu theo hình thức cho thuê định hạn. Ban lãnh đạo đánh giá cho thuê định hạn không hiệu quả bằng khai thác spot nhưng tránh được những rủi ro về việc đảm bảo nguồn hàng và phát sinh chi phí nằm chờ.

    Đáng chú ý, tàu Gas Shipping dự định mua có trọng tải lớn hơn rất nhiều so với đội tàu hiện tại. Quy mô đội tàu doanh nghiệp hiện là 6 với tổng trọng tải 18.000 dwt, mỗi tàu trọng tải dưới 4.000 dwt. Đội tàu chủ yếu hoạt động tuyến Đông Nam Á – Nam Trung Quốc và nội địa (từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, kho cảng Thị Vải đến các địa phương), chuyên chở khí hóa lỏng (LPG).

    Vosco (HoSE: VOS) có kế hoạch thuê tàu Vinalines Galaxy, trọng tải 50.530 dwt. Tàu được đóng năm 2007, thuộc sở hữu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (UPCoM: MVN) – công ty mẹ nắm 51% vốn Vosco. Giá trị hợp đồng thuê tàu bằng khoảng 2,5% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp tại thời điểm 30/6/2021, tức 75,2 tỷ đồng.

    Tính đến cuối năm 2020, công ty sở hữu đội tàu 12 chiếc với tổng trọng tại 405.112 dwt gồm 8 tàu hàng khô, hàng rời, 2 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thuê định hạn một số tàu nên số lượng khai thác thường xuyên khoảng 12-14 tàu. Trong định hướng thời gian tới, doanh nghiệp tập trung việc thuê tàu bên ngoài theo các hình thức định hạn, thuê tàu trần để tăng năng lực vận chuyển, duy trì đội tàu thường xuyên 14-15 tàu. Mục tiêu của Vosco là nâng dần tỷ lệ tàu thuê ngoài lên mức 20-30% tổng trọng tải đội tàu cho giai đoạn sau 2020.

    Hay HĐQT Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) đã thông qua phương án đóng mới tàu chuyên chở container 1.800 teu tại Trung Quốc. Tàu được thiết kế với chiều dài là 172 m, chiều rộng 28,4 m và chiều chìm 14,5 m.

    Vào tháng 4, Hải An đầu tư thêm tàu mới HaiAn West (1.740 teu) và Hải An East (1.702 teu) sau khi đã mua tàu HaiAn View (1.577 teu) tại tháng 7 năm ngoái. Cùng với đó, doanh nghiệp thực hiện bán tàu có tuổi đời cao là HaiAn Song trong quý I. Doanh nghiệp hiện có 8 tàu với tổng sức chứa 11.000 teu, chủ yếu khai thác tuyến nội địa. Như vậy, tàu mới sẽ nâng tổng sức chứa đơn vị thêm 16,4% lên 12.800 teus.

    [​IMG]
    Nguồn: Hải An

    Hiện nay, dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển. SSI Research đánh giá nhu cầu sản phẩm dầu thấp ở các vùng giãn cách xã hội tác động đến mảng vận tải dầu của PV Trans nhưng mảng khác như LPG, than ít bị ảnh hưởng do nhu cầu công nghiệp. Trong khi, việc ùn ứ ở các cảng khiến thời gian vận chuyển kéo dài hơn, kéo giảm sản lượng của doanh nghiệp vận tải nội địa như Hải An.

    Việc thuê tàu hay đóng mới cũng chịu rủi ro khi thị trường vận tải đảo chiều, hoặc được giao tàu khi nhu cầu không còn cao. Dù vậy, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dự kiến khó có thể được khắc phục cho đến 2023, giá cước vận tải tiếp tục neo ở mức cao tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận tải biển, đặc biệt là container. Theo SSI Research, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận tải biển.

    Thứ nhất, thông thường có hai mùa cao điểm xuất khẩu từ châu Á sang Bắc Mỹ, châu Âu, đó là tháng 7 (mùa tựu trường) và tháng 10 (mùa Giáng sinh). Một số hãng đã bắt đầu áp dụng phụ phí mùa cao điểm cho các tuyến dịch vụ này. Đây là động lực ngắn hạn tác động mạnh nhất đến việc tăng giá cước và chưa kết thúc cho đến cuối năm 2021.

    Thứ 2, giãn cách xã hội và tắc nghẽn tại các cảng Trung Quốc (cảng Yan Tian và Kaohsiung ) gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể mất vài tháng để giải quyết các tắc nghẽn này.

    Thứ 3, Ấn Độ kiểm soát được dịch Covid-19 và phục hồi năng lực sản xuất. Cuối cùng là nguồn cung tàu biển mới được đưa vào hoạt động từ nửa cuối năm 2022 và năm 2023.
    winwin8668 thích bài này.
  2. Kkidd9

    Kkidd9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2021
    Đã được thích:
    395
    GSP mua thêm tàu là tàu chở dầu vs hóa chất ko phải tàu chở LPG à anh em
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.263
    GSP: Vững vàng trước đại dịch - duy trì đà tăng lợi nhuận khởi sắc
    22:54 | 24/08/2021

    |
    (PetroTimes) - Công ty Cổ phần Vận tải sản phẩm khí Quốc tế - Gas Shipping (HOSE: GSP) công bố kết quả kinh doanh ước tính 8 tháng đầu năm 2021 và kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn cuối năm. Bất chấp diễn biến dịch Covid-19 có xu hướng gia tăng, Công ty vẫn đảm bảo sự ổn định trong hoạt động sản xuất và duy trì đà tăng lợi nhuận.
    Duy trì đà tăng lợi nhuận

    Lũy kế tính tới tháng 8/2021, tổng doanh thu của GSP đạt 1.130 tỷ đồng, đạt 138% so với kế hoạch đề ra; lợi nhuận sau thuế đạt 37,7 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch kinh doanh đầu năm.

    Trong 8 tháng đầu năm 2021, đội tàu Gas Shipping vận chuyển được 682 chuyến hàng với tổng khối lượng vận chuyển khoảng 773.399 tấn LPG. Trong đó 2 khách hàng chính, chiếm tỷ trọng lớn là Công ty Kinh doanh Sản phẩm khí (KDK) và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Diễn biến tăng giá dầu, sau thỏa thuận cắt giảm nguồn cung từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, được cho là nguyên nhân giúp các khách hàng chính trên gia tăng nguồn thu, qua đó gián tiếp tác động tích cực đến kết quả hoạt động của GSP trong kỳ.

    [​IMG]
    Diễn biến giá hợp đồng tương lai dầu thô BRENT trong 01 năm gần nhất_ nguồn: Bloomberg.
    Bên cạnh đó, nằm trong nhóm doanh nghiệp thuộc ngành logistics, GSP được hưởng lợi không nhỏ từ việc giá cước vận tải tăng trong thời gian qua. Không chỉ đảm bảo việc cung cấp dịch vụ vận tải cho các doanh nghiệp lớn trong nước, GSP cũng chủ động tìm kiếm các quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, giúp gia tăng nguồn thu.

    Theo nhiều chuyên gia dự báo, giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến hết năm 2021. Đây là cơ hội thuận lợi giúp các doanh nghiệp vận tải biển nói chung và GSP nói riêng, gia tăng lợi nhuận trong những tháng cuối năm.

    Kiểm soát tốt mùa dịch- tận dụng cơ hội thị trường.

    Trước diễn biến dịch Covid-19 có phần căng thẳng, ban lãnh đạo GSP ngay lập tức đã có biện pháp thích ứng nhanh chóng, phòng vệ kịp thời đối với nguy cơ của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các biện pháp bảo hộ đối với thuyền viên đang làm việc trực tiếp trên tàu, đảm bảo khai thác liên tục, an toàn đội tàu.

    [​IMG]
    Các chuyến quốc tế được GSP xen lẫn để đảm bảo tối đa hiệu quả khai thác
    Song song đó, ban lãnh đạo công ty chủ động phối hợp với Công đoàn, triển khai tiêm ngừa vắc xin cho các cán bộ nhân viên đặc biệt là đội ngũ thuyền viên, đảm bảo hoạt động khối văn phòng công ty diễn ra thông suốt. Các quỹ thiện nguyện cũng được công ty thành lập, một phần đóng góp vào quỹ chống dịch Covid-19 chung của Chính phủ, mặt khác đảm bảo đời sống của các công nhân thuộc công ty.

    Trong giai đoạn cuối năm, GSP cũng đã lên kế hoạch đầu tư thêm 2 tàu dầu/hóa chất trọng tải 20.000 DWT, đây là trọng tải phù hợp với đặc trưng nhu cầu các khách hàng lớn thuộc thị trường quốc tế của GSP. Quyết định đầu tư này đã được ban lãnh đạo công ty xem xét kỹ lưỡng khi mà nhu cầu vận tải đối với các loại dầu/hóa chất trong khu vực được dự báo tăng trưởng khi các nền kinh tế đang có xu hướng hồi phục.

    Với những bước chuẩn bị kỹ lưỡng cũng những tín hiệu tích cực từ thị trường, GSP tự tin vượt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm, tạo đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo - giai đoạn hậu đại dịch.

    P.V
  4. MrHuy1988

    MrHuy1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2016
    Đã được thích:
    926
  5. MrHuy1988

    MrHuy1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2016
    Đã được thích:
    926
    Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu SXKD 9 tháng đầu năm 2021

    Lũy kế tính tới tháng 9/2021, tổng doanh thu của Gas Shipping đạt 1.230 tỷ đồng, đạt 134% so với kế hoạch 9 tháng và 95% kế hoạch cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế lũy kế của Công ty đạt 42 tỷ đồng, đạt 125% so với kế hoạch 9 tháng và 81% kế hoạch cả năm 2021.

    Trong 9 tháng đầu năm 2021, đội tàu Gas Shipping vận chuyển được trên 700 chuyến hàng với tổng khối lượng vận chuyển khoảng 779.000 tấn LPG. Trong đó hai khách hàng chính, chiếm tỷ trọng lớn là Công ty Kinh doanh Khí (KDK) và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCOM: BSR).

    Bên cạnh đó, nằm trong nhóm doanh nghiệp thuộc ngành logistics, Gas Shipping được hưởng lợi không nhỏ từ việc giá cước vận tải tăng trong thời gian qua. Không chỉ đảm bảo việc cung cấp dịch vụ vận tải cho các doanh nghiệp lớn trong nước, Gas Shipping cũng chủ động tìm kiếm các quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, mở rộng thị trường vận tải ra các thị trường mới.

    Theo nhiều chuyên gia dự báo, giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến hết năm 2021 và trong năm 2022. Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp vận tải biển nói chung và Gas Shipping nói riêng, gia tăng hiệu quả trong những thời gian tới.
  6. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.263
  7. Kkidd9

    Kkidd9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2021
    Đã được thích:
    395
    ai ươc lượng được tàu 19k DWT sẽ mang lại cho GSP bao nhiêu lợi nhuận quý 3 4 này không
    Dichaygau thích bài này.
  8. learn4ever

    learn4ever Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2018
    Đã được thích:
    517
    =]], GSP nắm 75% vận chuyển GAS (LPG) trong nước đó bạn, nó ko mua tàu chở được LPG thì nó mua tàu gì =)).
    Tàu mới của GSP đa dụng nhé, chở dầu và hóa chất, ngoài ra ở ngay kênh đào Panama, nhu cầu vận chuyển bằng tàu cỡ vừa rất cao. Bạn qua topic này nhiều thông tin hơn nè: GSP - đẹp không tỳ vết | Page 8 | Diễn đàn chứng khoán F319.com

    Vị trí độc tôn chở LPG nội địa của GSP là ko thể thay về vì đây là con của Tổng công ty dầu khí, PVT và PVP sẽ chỉ chở quốc tế nữa thôi :D.

    Khi khí tăng cao thì các đại lý lớn sẽ tích cực nhập hàng hơn nữa, mấy con khí bán lẻ càng nhập nhiều thì vòng quay vận chuyển lại tăng lên =]], GSP lại càng lãi. Độc quyền vận chuyển mà (75%)
  9. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    4.528
    Cả PVP, GSP năm nay sẽ không lãi bằng PVT. EPS năm 2021 này PVT sẽ trên 3K.
  10. cophieutot

    cophieutot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2013
    Đã được thích:
    4.528
    Sau khi tính toán và xem xét các quý từ năm 2019 của PVT tôi phân tích và dự kiến LNST của PVT năm 2021 như sau:

    1. Tôi dự kiến doanh thu quý 3/2021 của PVT hợp nhất: 2.000 tỷ (tháng 7,8 doanh thu được khoảng 1.350 tỷ). Dự phóng BLN ròng khoảng 10% thì LNST của PVT khoảng 200 tỷ + 61 tỷ cổ tức (PVP) = 261 tỷ.

    2. Tôi dự kiến LNST quý 4/2021 của PVT hợp nhất: khoảng 500 tỷ sau thuế (bao gồm cả khoản thanh lý tàu).

    3. LNST 2 quý dầu năm PVT: 438 tỷ.

    Như vậy. LNST hợp nhất 2021 của PVT: 438 tỷ + 261 tỷ + 500 tỷ = 1.199 tỷ sau thuế.

    Vốn điều lệ PVT: 3.236 tỷ => EPS khoảng: 3.700K. Nếu tính P/E hiện tại 10,7 thì PVT sẽ có giá 39 hết 2021. Sang năm 2022 tôi dự tính LNST của PVT sẽ cao hơn do đội tàu tăng thêm 15 tàu và thế giới hoạt động trở lại giá cước vận chuyển dầu khả năng sẽ tăng mạnh từ quý 4/2021.

    Trên chỉ là ý kiến cá nhân, tôi không khuyến nghị mua bán cổ phiếu.
    cophieutot đã loan bài này

Chia sẻ trang này