Giá Đường thế giới lập đỉnh mới 3 năm, Việt nam điều tra áp thuế phá giá đường Thái lan!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 06/01/2021.

2745 người đang online, trong đó có 212 thành viên. 01:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20662 lượt đọc và 149 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
    TT đường thế giới tuần đến ngày 07/01: Hai sàn giao dịch đồng loạt tăng giá
    [​IMG]

    Tuần qua 31/12/2020 – 07/01/2021, hai sàn giao dịch đường trên thị trường thế giới đồng loạt tăng giá. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 5,35% trong tuần và tăng 11,49% trong tháng. Giá đường thô giao cùng kỳ hạn tăng 4,91% trong tuần và tăng 12,46% trong tháng.

    Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua

    [​IMG]


    Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua

    [​IMG]


    Trong tháng qua, giá đường trắng trên sàn London có 3 sóng tăng, mức thấp nhất ở 390,3 USD/tấn (phiên 14/12).
    Giá đường thô trên sàn New York cũng có 3 sóng tăng, mức thấp ở 14,12 US cent/lb (phiên 14/12).
    Hôm nay (phiên 07/01/2021), giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 6,1 USD, tương đương 1,4% lên 443,4 USD/tấn; giá đường thô giao cùng kỳ hạn tăng 0,13 cent tương đương 0,8% lên 16,25 US cent/lb, sau khi đạt đỉnh 16,32 US cent, cao nhất kể từ tháng 5/2017.
    Các đại lý cho biết nguồn cung khan hiếm ít nhất tới tháng 4/2021 khi sản lượng của Brazil có thể bắt đầu tăng trở lại. Giá tăng có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng xuất khẩu từ Ấn Độ nơi sản lượng đã cao hơn nhiều so với mức đầu năm.
    Trong 3 tháng đầu niên vụ 2020/21 (bắt đầu từ ngày 1/10/2020), các nhà máy đường Ấn Độ đã sản xuất 11 triệu tấn đường, tăng 42% so với cùng kỳ một năm trước đó.
    Giá đường tăng lên do lo ngại sản lượng của Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn – sẽ giảm sút. Thái Lan bắt đầu thu hoạch mía, muộn hơn so với mọi năm, và sản lượng có thể bị ảnh hưởng bởi khô hạn.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
    Mía đường Sơn La vào vụ mới


    Sau hơn 6 tháng nghỉ sản xuất và tập trung bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị; trung tuần tháng 12, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La chính thức bước vào niên vụ sản xuất 2020-2021. Thời điểm này, mỗi ngày có hàng trăm xe tải chở mía từ các vùng nguyên liệu tấp nập về nhà máy; trên các ruộng mía, người nông dân hối hả thu hoạch, không khí lao động hết sức khẩn trương, nhộn nhịp.


    [​IMG]

    Tập kết mía nguyên liệu phục vụ sản xuất tại Nhà máy Mía đường Sơn La.


    Mặc dù tất bật với công việc chỉ đạo, điều hành sản xuất, nhưng ông Thái Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty vẫn dành thời gian vừa đưa chúng tôi đi tham quan dây chuyền sản xuất của nhà máy, vừa cung cấp thông tin: Năm 2020, có thể nói là một năm hết sức khó khăn đối với ngành mía đường của cả nước nói chung và Sơn La nói riêng; do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nên toàn bộ sản lượng đường niên vụ 2019-2020 của Công ty đều không thể xuất khẩu được. Không những thế, sản phẩm của Công ty còn phải cạnh tranh với đường nhập khẩu, nhất là đường nhập lậu. Nhưng với sự chủ động của HĐQT, đến trước vụ sản xuất, Công ty đã tiêu thụ hết toàn bộ hơn 60.000 tấn đường ở thị trường trong nước, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bước vào vụ sản xuất mới thắng lợi.


    Năm nay, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La có trên 7.600 ha mía nguyên liệu, tập trung chủ yếu ở huyện Mai Sơn, Yên Châu và Thành phố. Để bảo đảm ổn định sản xuất, Công ty tiếp tục có những chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu; trong đó, dành hàng trăm tỷ đồng cho các hộ dân ký cam kết trồng mía vay để đầu tư phục vụ sản xuất, sửa chữa nhà ở... qua đó, đã tạo niềm tin và sự gắn kết chặt chẽ giữa người trồng mía với doanh nghiệp. Đặc biệt, nhằm duy trì ổn định chất lượng nguyên liệu, Công ty đã tích cực nghiên cứu các loại giống mới năng suất cao, khả năng chống hạn và sâu bệnh tốt để cung ứng cho nông dân trồng mía. Đồng thời, chỉ đạo Xí nghiệp nguyên liệu tăng cường cán bộ nông vụ của đơn vị đồng hành với nông dân trong quá trình sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cung ứng các loại phân bón phù hợp với cây mía, xây dựng mô hình thâm canh giống mới tại các bản để bà con tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; vận động bà con tận dụng phụ phẩm của cây mía để phát triển chăn nuôi đại gia súc, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Bên cạnh đó, trước vụ sản xuất, Công ty đã xây dựng kế hoạch thu mua, vận chuyển và thông báo cho tất cả các hộ trồng mía biết, bảo đảm đáp ứng đủ 5.000 tấn mía nguyên liệu phục vụ sản xuất trong ngày và để các hộ nông dân chủ động trong việc thu hoạch.


    Chúng tôi cùng ông Bùi Minh Tuấn, cán bộ nông vụ của Công ty đến bản Mu Kít, xã Cò Nòi (Mai Sơn), bản có trên 130 hộ dân, từ nhiều năm nay, bà con đã ký hợp đồng trồng mía nguyên liệu với Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. Là thời gian cao điểm, trên các nương mía, bà con đang hối hả thu hoạch, những tuyến đường đất đỏ au vừa mới được san ủi tạm uốn lượn quanh các sườn đồi để xe tải lên bốc mía. Đọc vanh vách số diện tích mía, tên của từng chủ hộ, ông Tuấn bảo, hằng năm vào mùa thu hoạch, bà con trong bản lại chia nhau thành các tổ từ 10-13 người để thu hoạch mía đổi công. Bằng hình thức này, không những tiết kiệm được chi phí thuê nhân công, mà còn tăng thêm sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.


    Dừng chân bên nương mía của gia đình chị Lò Thị Phong, hơn chục người trong tổ đổi công đang bốc mía lên xe. Những nương mía ở đây thường có độ dốc cao, bà con đã dùng chiếc bạt dứa to để chất những bó mía lên và kéo xuống, vừa tiết kiệm công sức, lại giúp việc thu hoạch nhanh hơn. Chị Lò Thị Phong cho biết: Gia đình đã trồng mía gần chục năm nay, trong quá trình sản xuất, cán bộ Công ty luôn đồng hành, gắn bó với nông dân, từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, nên năng suất mía ổn định từ 70-80 tấn/ha, gia đình có 2,5 ha mía, thu nhập hơn 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, thu lãi được một khoản tương đối lớn, có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, cho con ăn học và tích lũy để dành.


    [​IMG]

    Nông dân xã Cò Nòi (Mai Sơn) thu hoạch mía nguyên liệu.


    Chúng tôi trở lại Nhà máy cũng là lúc công nhân bước vào ca 3, tại khu cán ép, dưới ánh điện sáng trưng, hàng xe tải vẫn đang nối đuôi nhau vào bốc hàng, chiếc máy cẩu chạy hết công suất, mùi mật mía thơm ngậy lan tỏa trong không gian. Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Văn Hùng chia sẻ thêm: Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đang tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, tham gia công tác an sinh xã hội tại địa phương. Đặc biệt là việc tăng cường liên kết, đồng hành và triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân trong vùng nguyên liệu, nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
    Tuần này ko biết các A bên Bộ Công thương điều tra xong chưa
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
    Thách thức và cơ hội cho ngành mía đường trong niên vụ mới
    Sản lượng sụt giảm ở các thị trường lân cận là cơ hội cho đường Việt Nam trong niên vụ tới, song đường nhập khẩu giá rẻ và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cũng gây sức ép lên toàn ngành.
    Đỗ Huyền (TTXVN/Vietnam+) 10/01/2021 10:31 GMT+7
    [​IMG]
    Vận chuyển sản phẩm tại Nhà máy Mía đường Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)

    Ngành mía đường đang chuẩn bị cho mùa vụ ép 2020-2021. Theo giới phân tích, bên cạnh những triển vọng trong ngắn hạn, ngành đường phải đối mặt với nhiều thách thức trong niên vụ mới.

    Triển vọng trong ngắn hạn

    Theo phân tích của Công ty chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương (VCBS), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020 đã mở ra cơ hội xuất khẩu đường chất lượng cao sang EU.

    Theo đó, hạn ngạch thuế quan với mức 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa trên 80% đường, và thuế suất 339 EUR/tấn đối với đường thô và 419 EUR/tấn đối với đường luyện sẽ giảm dần theo lộ trình.

    Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng đường nhập khẩu của EU trong niên vụ 2020/2021 ước đạt 3,0 triệu tấn (tăng 43%, mức tăng cao so với dự báo cũ là 2,1 triệu tấn), những doanh nghiệp được hưởng lợi đảm bảo được các yêu cầu cao về chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

    Triển vọng khác cho ngành đường là Việt Nam đã có những bước đầu tiên trong việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường.

    Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã khẳng định, ngành sản xuất trong nước đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.

    Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Trước đó, tháng 6 năm 2020, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra và Cục sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan.

    Các chuyên gia VCBS đánh giá cao khả năng Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trước sức ép trợ cấp từ đường Thái Lan nhập khẩu và cho rằng đây là cơ hội tốt cho ngành đường.

    Các chuyên gia VCBS cũng cho rằng, sản lượng sụt giảm ở các thị trường lân cận là cơ hội cho đường Việt Nam trong niên vụ tới.

    [​IMG]Người dân vùng trồng mía nguyên liệu thu hoạch mía. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
    Tình hình hạn hán tại Thái Lan tiếp tục cản trở xuất khẩu đường của nước này. Ngoài ra, cạnh tranh nội địa giảm khi một số nhà máy đã phải đóng cửa, là cơ hội cho các đơn vị đang hoạt động.

    Nhiều thách thức

    Theo các chuyên gia VCBS, trong dài hạn ngành mía đường vẫn còn nhiều thách thức về bài toán cạnh tranh, năng suất mía kém cạnh tranh hơn Thái Lan khiến chi phí sản xuất cao hơn.

    Việc kiểm soát lỏng lẻo đối với đường nhập khẩu giá rẻ qua biên giới làm sai lệch cung cầu thị trường và giá đường.

    Ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng cho rằng, ngành mía đường phải đối diện với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do được thực hiện như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đã gây sức ép lên toàn ngành.

    [Không tổ chức phiên đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường]

    Ông Phạm Tiến Nam chỉ ra rằng, các hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện cho đường giá rẻ từ nước ngoài tràn vào thị trường, tạo sức ép lớn cho nông dân trồng mía, khiến doanh nghiệp mía đường đối diện nhiều áp lực. Người tiêu dùng có xu hướng ưa tiêu thụ đường nhập khẩu do giá thành rẻ hơn tương đối.

    Do đó, sau thời gian phát triển nóng, diện tích trồng mía đang có xu hướng thu hẹp. Số hộ nông dân và hợp tác xã trồng mía ngày càng giảm; tỷ lệ nông dân trồng mía nhỏ lẻ, manh mún chiếm đa số và chưa áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; khiến cho lợi thế cạnh tranh ngày càng suy yếu.

    Giá trị lợi nhuận từ cây mía không đủ đảm bảo mức sống cộng với tình trạng đầu ra bấp bênh đã khiến ngày càng nhiều vùng bỏ cây mía, chuyển sang các giống cây trồng khác mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.

    Ngoài ra, các chuyên gia VCBS lo ngại việc Thái Lan và Trung Quốc có thể phục hồi sản lượng kể từ niên vụ 2021-2022 sẽ gây sức ép giảm lên giá đường.

    Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cấp công nghệ sản xuất là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất đường tại Việt Nam. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác phân phối hoặc nông dân là một kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp.

    Đặc biệt, khi người tiêu dùng có mức độ trung thành thấp đối với các sản phẩm như đường và chất tạo ngọt, sự hỗ trợ của nhà phân phối là rất quan trọng đối với các công ty để giữ sản phẩm của họ có sẵn và tiếp cận người tiêu dùng mục tiêu.

    Trong khi đó, hợp tác chặt chẽ với nông dân sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất ổn định nguồn cung nguyên liệu và hoạt động sản xuất.

    Lường trước những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước đã giảm mục tiêu lợi nhuận cho niêm vụ 2020-2021.

    Đơn cử như Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (mã SLS) đặt mục tiêu 816 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 26 tỷ đồng; giảm lần lượt 22% và 78% so với niên vụ trước.

    Lãnh đạo công ty cho biết, nhiều thách thức vẫn còn ở phía trước thềm niên vụ mới. Lượng tiêu thụ đường suy giảm cũng như việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều trở ngại do thực hiện giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch COVID-19 và áp lực cạnh tranh với đường nhập khẩu từ Thái Lan là những vấn đề cấp bách công ty sẽ phải đối mặt trong niên vụ 2020- 2021.

    Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ đã giúp các doanh nghiệp trong ngành tăng cường năng lực của mình. Đơn cử như Công ty cổ phần Thành Thành công Biên Hòa (mã SBT), với danh mục khách hàng lớn nên SBT ít áp lực cạnh tranh gay gắt khi đường Thái Lan tràn vào thị trường Việt Nam.

    Phân khúc sản phẩm của SBT thuộc tầm trung và cao cấp nên có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU và các nước có hiệp định FTA với Việt Nam./.
  7. thaijk

    thaijk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2017
    Đã được thích:
    1.773
    SBT vượt 22 rồi, giờ phá đỉnh phi bất chấp
  8. PGinvest

    PGinvest Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2020
    Đã được thích:
    761
    Cùng một mẹ mà SLS và KTS cảnh con để con ghẻ nhỉ?
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.289
    KTS định giá cao quá, SLS rẻ hơn nhiều
  10. PGinvest

    PGinvest Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2020
    Đã được thích:
    761
    ^:)^^:)^^:)^^:)^
    138nam thích bài này.

Chia sẻ trang này