Già hóa dân số: Thách thức lớn nhất của các nền kinh tế châu Á

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HuongMV, 13/02/2018.

1018 người đang online, trong đó có 407 thành viên. 07:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 255 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. HuongMV

    HuongMV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2017
    Đã được thích:
    15
    Vấn đề nào đang gây bối rối cho các Ngân hàng trung ương (NHTW) châu Á? Đó là nhân khẩu học. Và sẽ càng tệ hơn khi họ nhận ra rằng không thể làm gì nhiều để khắc phục điều này.

    Amlan Roy, nhà chiến lược toàn cầu về hưu trí State Street Global Advisors ở London cho biết: "Trong một thế giới già đi, chính sách tiền tệ không có hiệu quả. Các Ngân hàng trung ương đang vượt quá giới hạn của họ. Chúng ta cần rất nhiều chính sách tài khóa với các chính sách cấu trúc”.

    Một dân số lớn tuổi thường có nghĩa là một lực lượng lao động nhỏ hơn với ít người nộp thuế và người tiêu dùng ở thời kỳ đầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm ẩn trượt dốc, và xung lực lạm phát giảm dần khi dân số già hóa.

    Các giải pháp như cải cách thị trường lao động và gia tăng nhập cư không nằm trong kế hoạch của các NHTW, và nó sẽ đặt giới chức các nước trước những thách thức lớn.

    Chắc chắn rằng, dân số châu Á nói chung vẫn còn trẻ hơn châu Âu và Bắc Mỹ, theo số liệu của Liện Hiệp Quốc. Điều này phần lớn nhờ vào dân số trẻ Philipines, Bangladesh và Ấn Độ. Mặc dù vậy, số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy số người 60 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 17% dân số khắp Châu Á vào năm 2030.

    Trong những gì được gọi là "thế kỷ Á", các nước trong khu vực sẽ có thể đi vào vết xe đổ của Mỹ Latinh trong những năm 1990 khi không thực hiện những thay đổi cần thiết về việc làm, thuế, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ - cuối cùng đe dọa tăng trưởng và tạo việc làm và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, Roy cho biết.

    Dưới đây là chi tiết từ 5 nền kinh tế châu Á vốn đang đối mặt với thách thức lớn về nhân khẩu học:

    Hàn Quốc

    Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Lee cho biết tỷ lệ già hóa của quốc gia khó kiểm soát hơn so với mức kỷ lục của nợ hộ gia đình hay việc Fed nâng lãi suất.

    Theo báo cáo công bố năm 2017 của Ngân hàng Trung ương nước này (BOK), tăng trưởng kinh tế hàng năm của quốc gia có thể giảm xuống còn 1,9% vào năm 2025 và 0,4% trong giai đoạn 2026-2035 nếu không thực hiện các biện pháp tăng năng suất và tăng sự tham gia của lực lượng lao động.

    Nghiên cứu của BOK về vấn đề già hóa nhấn mạnh các công cụ mà cơ quan này không kiểm soát; và rằng chính sách nâng tỷ lệ sinh nên được ưu tiên.

    Thái Lan

    Năm 2022, Thái Lan sẽ là nước đang phát triển đầu tiên trở thành một "xã hội già hóa", trong đó có ít nhất 14% dân số từ 65 tuổi trở lên, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), trích dẫn ước tính của Ngân hàng Thế giới.

    Hầu hết các đề xuất chính sách của BOT đều nằm ngoài nhiệm vụ của cơ quan này, bao gồm nâng cao tuổi nghỉ hưu, hỗ trợ thế chấp ngược (reverse mortgages) cho người cao tuổi, và tạo ra ưu đãi cho nhà tuyển dụng để họ sử dụng lao động trên 60 tuổi.

    Gần 1/3 người Thái vẫn đang mắc nợ ở tuổi 60 và nhiều người lao động cao tuổi làm những công việc không cần nhiều kỹ năng, có nghĩa là họ sẽ phải cần sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình và chính phủ.

    Đài Loan

    Năm 2016, Chính phủ Đài Loan dự báo rằng dân số nơi đây sẽ giảm xuống lại vào năm 2023, và kể từ đó tỷ lệ sinh đã giảm nhanh hơn dự kiến.

    Ông Perng Fai-nan, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đài Loan công khai kêu gọi những người trẻ kết hôn và có thêm con.

    Perng bày tỏ lo ngại rằng tỷ lệ sinh thấp sẽ đe dọa sự tăng trưởng bằng cách thu hẹp nguồn cung lao động và gây áp lực lớn hơn cho quỹ hưu trí của chính phủ.

    Nhật Bản

    Dân số giảm là thách thức lớn nhất nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda cho biết hồi tháng trước tại Davos, Thụy Sĩ.

    Cải cách thị trường lao động là chìa khóa để khắc phục thách thức đó, BOJ nói.

    Sự sụt giảm dân số cũng là một mối đe dọa đối với sức khoẻ lâu dài của các ngân hàng khu vực và hệ thống tài chính, Phó Thống đốc Hiroshi Nakaso cho biết trong một bài phát biểu vào tháng 11.

    BOJ cho biết trong một bản báo cáo được công bố vào tháng 10 năm ngoái, nguồn nhân lực hạn chế sẽ tạo ra cạnh tranh gay gắt hơn giữa các ngân hàng, làm trầm trọng thêm căng thẳng từ việc thu nhập lãi ròng giảm sút.

    Singapore

    Ravi Menon, Giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore, nói trong một bài phát biểu hồi tháng trước rằng sự già hóa và tỷ lệ sinh thấp sẽ buộc Singapore phải có những lựa chọn kinh tế khó khăn, bao gồm cả nhập cư.

    Thủ tướng Lee Hsien Loong và các bộ trưởng khác nhiều lần cho rằng sự già hóa nhanh là chất xúc tác cho cải cách thị trường lao động. Chính phủ đã thực hiện các nỗ lực để các nhân viên, đặc biệt là những người cao tuổi, có đủ kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong nhiều ngành.

Chia sẻ trang này