Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế mới :Strauss-Kahn sẽ thành hay bại?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 28/09/2007.

5398 người đang online, trong đó có 681 thành viên. 18:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 442 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế mới :Strauss-Kahn sẽ thành hay bại?

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=38&newsid=3761&lang=



    Việc ông Dominique Strauss-Kahn ngồi vào chiếc ghế Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) là điều chắc chắn. Từ bỏ các tham vọng trên chính trường Pháp để đến New York liệu Strauss-Kahn có tạo ra một sự thay đổi cho thể chế quốc tế vốn đang bị mất uy tín này?

    Nếu tin vào một số tuyên bố của Strauss-Kahn thì đúng là có một việc cần làm khẩn cấp để ?ocứu vãn tình hình bi đát? của IMF: cải cách!

    Nhưng ông có phương tiện gì để thực hiện các tham vọng của mình? Thiện chí thay đổi của ông lớn chừng nào? Liệu ông có tránh bị trở thành con tin của một hệ thống mà trong đó các cường quốc có quyền quyết định chính, đặc biệt là Mỹ?

    Theo tờ Le Monde (một tờ báo lớn của Pháp), con đường dẫn tới chiếc ghế Chủ tịch IMF của Strauss-Kahn có lẽ đã bắt đầu ở Yalta cuối tháng Sáu vừa qua. Đó là trong một cuộc Hội thảo châu Âu, hội tụ các chóp bu trong lĩnh vực tài chính và chính trị thế giới. Ở đó, Strauss-Kahn đã gặp P. Lellouche, người đã "bật mí" về khả năng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ủng hộ ông ra ứng cử Giám đốc IMF vì thấy ở ông ?omột người có phẩm chất tốt, có năng lực và giàu kinh nghiệm?. Một người bạn lâu năm, ông Claude Junker, Chủ tịch Eurogroup, đã khuyến khích Strauss-Kahn thử xem, bởi nhiệm kỳ của ông Rodrigo Rota đã kết thúc.

    Nhận được những sự ủng hộ này, Strauss-Kahn đã ?ochống gậy đi hành hương? khắp thế giới, với ?okinh phí? của nhà nước Pháp, để thuyết phục được nhiều nhất chính phủ ủng hộ mình. Nhưng ông vấp phải sự phản đối của một số nước châu Phi và châu Á.

    Báo chí Anh phản đối ứng cử viên này, nhưng Thủ tướng của họ, Gordon Brown, lại tuyên bố ủng hộ. Moscow đưa ra quân cờ của mình, nhưng không mấy hy vọng. Ngày 19/9, Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ Strauss-Kahn. Ngày 20, các lãnh đạo IMF đã bàn về ứng cử viên này.

    Nhưng Strauss-Kahn có thể làm gì nếu nhìn vào thiên hướng Xã hội ?" Tự do của ông, nhìn vào các quan hệ chính trị và kinh tế mà ông có, hay nhìn vào quy cách vận hành của IMF và những sự lựa chọn trong quản lý kinh tế thế giới? Cải cách từng chi tiết hay cải cách cơ cấu?

    Sẽ không vô ích nếu trở lại nguồn gốc của thể chế tài chính này và những ?othói quen? của nó. IMF ra đời tháng 7/1944 trong Hội nghị Bretton Woods nhằm thông qua hệ thống tiền tệ quốc tế sau đại chiến thế giới hai. Hệ thống này do đại diện của Mỹ lúc đó là Harry Dexter White đề xuất.

    Vai trò của tổ chức này là thúc đẩy tính chính thống của tiền tệ để duy trì một bối cảnh thuận tiện cho sự tăng trưởng thương mại thế giới mà vẫn cho một số nước gặp khó khăn vay nợ tái thiết sau chiến tranh.

    Trong các cuộc thương lượng Bretton Woods, đại diện của Anh, nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã muốn thành lập một thể chế lớn hơn, một Ngân hàng Trung ương Thế giới thực sự, nhằm phát hành một đồng tiền quốc tế, mang tên Bancor. Nhưng đề xuất này đã bị bác bỏ. Có lẽ đối với Mỹ, ý tưởng này đồng nghĩa với sự mất chủ quyền đối với một thể chế tài chính quốc tế và sẽ ngăn cản họ tận dụng vị thế chế ngự của đồng đô la thời đó.

    Sau nhiều lần cải cách, nhiệm vụ trung tâm hiện nay của IMF là ?ođảm bảo sự sử dụng lành mạnh các quỹ rót cho nước này hay nước kia. Nhiệm vụ không chỉ là làm chậm lại cuộc khủng hoảng bằng cách đổ tiền trợ giúp tạm thời, mà phải tận dụng các khoản cho vay đó để sửa chữa các nguyên nhân về cơ cấu cho những khó khăn kinh tế. Vì thế, IMF đòi các nước đi vay phải áp dụng những chính sách kinh tế mà Quỹ chủ trương: ?oChính sách sửa đổi cơ cấu?.

    Tóm lại, ba nhiệm vụ chính của IMF là: cho các nước gặp khó khăn tài chính vay nợ; cố vấn chính sách kinh tế cho các nước thành viên; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các nước thành viên có nhu cầu. Cảnh báo khủng hoảng hệ thống, cung cấp tiền mặt cho một số nước đặc biệt khó khăn để bù lại những thiếu hụt trong cán cân thanh toán bằng các khoản vay lãi suất thấp.

    IMF đi theo một định hướng tự do kiểu mới rất chính thống, nhưng nghịch lý là vẫn mất uy tín bởi những người tự do thái quá theo trường phái Milton Friedman. Khi can thiệp quá mức thì IMF sẽ bị tố cáo là tạo điều kiện cho sự chế ngự của các nước giàu lên trên các nước nghèo.

    Với 2700 nhân công, 185 thành viên, vấn đề đặt ra là sự đại diện ?okhiêm tốn? của các nước yếu trong tổ chức này. Ví dụ Bỉ có 2,02% quyền bỏ phiếu trong khi Brazil chỉ có 1,38%; còn 43 nước châu Phi cộng lại chỉ có 4,4%.

    Có một nhiệm vụ nặng nề đang chờ đón Strauss-Kahn. Ông sẽ phải tìm nguồn thu cho IMF, bởi mức thâm hụt đang rất lớn. Nếu mọi việc nguyên trạng như hiện nay, người ta sẽ thấy ra đời các dự án IMF cấp vùng, như ở châu Á hiện nay hay châu Mỹ Latin. Có thể các dự án này sẽ có nhiều cơ hội thành công nhất, để tránh sự "độc tài" của đồng USD thông qua cơ chế quốc tế và tránh các hậu quả của sự quản lý độc đoán đơn phương.

    Nhưng có thể IMF sẽ không cải cách được bởi sự vận hành mờ ám của nó (chỉ một bản tóm tắt các quyết định của hội đồng điều hành được công bố). Mỹ ?ocó một quyền phủ quyết thực tế? trong đó và các nước nghèo muốn được hưởng các khoản vay phải làm theo những đòi hỏi của Mỹ. Strauss-Kahn đã đề xuất một quy định ?ođa số kép? cho mọi quyết định trong IMF ?" tức là cả đa số phiếu thực và đa số các quốc gia. Nhưng liệu thế có đủ nếu người ta không thay đổi toàn bộ luật chơi?

    Một số người muốn một sự biến chuyển cơ bản của hệ thống này, thậm chí là ?ocái chết thuần túy và đơn giản? của nó. Trong số những người theo trường phái ?ocải cách?, có chủ nhân Giải Nobel Kinh tế, cựu Phó giám đốc WB J. Stiglitz. Ông chỉ trích thẳng thừng IMF là một thể chế phục vụ nhà tài trợ chính của nó là Mỹ. Ông nói: ?oNếu Quỹ không đại diện cho Mỹ, nếu nó không tập trung sự chú ý vào việc cần thiết phải giảm thâm hụt ngân sách Mỹ, thì hẳn là IMF sẽ có nguy cơ sụp đổ trong thế kỷ XXI?.

    Nhiều lời chỉ trích còn đi xa hơn thế. Một số nước đang phát triển rất phản đối chính sách kinh tế của IMF. Những lời chỉ trích này được thể hiện qua các phong trào chống toàn cầu hóa, lên án chủ nghĩa can thiệp mù quáng của các chuyên gia IMF mà không tính đến thực tế. Một số thậm chí còn khẳng định rằng sự can thiệp của IMF đã ?ogóp phần? làm tan giã liên bang Nam Tư, kéo theo những hậu quả mà giờ đây ai cũng rõ.

    Như vậy, Strauss-Kahn liệu có thành công không nếu ông không tấn công thẳng vào gốc rễ của vấn đề. Nếu ông không xem lại từ đầu tư tưởng và lý tưởng của thể chế này và các tương quan lực lượng được thể hiện ra bên ngoài và cả ẩn đằng sau nó? Các điều kiện để bước vào chức danh mới, các mối quan hệ được ưu tiên mà ông có từ lâu nay với giới tài chính quốc tế, sự hững hờ trong cải cách dù ông có những tuyên bố rầm rộ... liệu có tạo ra cơ may cho sự thay đổi cơ bản quyền lực trong lòng thể chế mà ông sẽ lãnh đạo, thay đổi sự bá quyền của Mỹ từ năm 1945...?

    Vậy có nên giúp đỡ ?oanh lính? mới Strauss-Kahn trong cuộc chiến sắp tới? Hay cuộc chiến này đã được tiên liệu là sẽ thất bại?/
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này