Giật mình sau phiên Đáo hạn PS 21/10 ------------- Sóng lớn đang ở dòng này $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 21/10/2021.

5330 người đang online, trong đó có 657 thành viên. 18:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13995 lượt đọc và 51 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Sóng dịch chuyển, đất ngoại thành Hà Nội 'hét' giá ngang ngửa khu trung tâm
    Chuyên mục:[​IMG]
    Mặc dù thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội nhưng giá đất một số nơi, vị trí trên địa bàn của huyện Đông Anh đang được rao bán có mức cao, giá nhiều khu vực ngang ngửa giá đất các quận trung tâm.
    Khảo sát thực tế ở huyện Đông Anh, trên các tuyến đường chính của trung tâm thị trấn Đông Anh, các xã: Tiên Dương, Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Dương Nội,… số lượng văn phòng môi giới, giao dịch nhà đất xuất hiện dày đặc. Chỉ tính riêng khu vực chân cầu Nhật Tân thuộc địa phận ven đê xã Vĩnh Ngọc, trong bán kính 1km đã có tới hàng chục văn phòng môi giới nhà đất lớn nhỏ.
    Theo các văn phòng môi giới nhà đất, sau thông tin huyện sắp thành thành phố, số lượng người về khu này tìm mua đất tăng hơn hẳn. Họ khẳng định, đất Đông Anh từ lâu đã “hot” và mức giá luôn cao hơn những huyện ngoại thành khác. Thậm chí đợt “sốt đất” đầu năm có nơi giá đất được đẩy lên gấp 9, gấp 10 lần, ở mức hơn trăm triệu đồng/m2, sau đó giá đất có giảm xuống nhưng hiện tại nhiều nơi lại bắt đầu tăng từ 3 - 5 triệu đồng/m2.
    "Cách đây khá lâu mảnh đất giãn dân rộng 80m2, ở mặt đường, cách trung tâm văn hóa huyện Đông Anh 1km, pháp lý rõ ràng được rao bán với giá 70 triệu đồng/m2, sau đó lên 90 rồi 100 triệu đồng/m2; nhưng mới đây, sau tin huyện sắp được quy hoạch thành thành phố, người ta đã rao bán với giá 130 triệu đồng/m2", một người dân ở thị trấn Đông Anh chia sẻ.
    Hiện tại muốn tìm mua nhà, đất mặt đường tại khu trung tâm của huyện Đông Anh rất khó và giá rất cao, dao động từ 80 – 150 triệu đồng/m2, tùy vị trí; đất trong ngõ thì giá “mềm” hơn và rơi vào tầm 35 – 40 triệu đồng/m2. Nhưng muốn mua khách phải tự đi tìm chứ chủ không treo biển bán.
    Đặc biệt, môi giới và người dân khẳng định giá nhà, đất khu vực đường Cao Lỗ, xã Uy Nỗ, gần trung tâm văn hóa huyện Đông Anh (sắp hoàn thành) cao ngất. Theo đó, khu này có giá trung bình khoảng 400 triệu đồng/m2 với đất mặt đường và giá này ngang ngửa với giá đất hiện tại ở các khu phố trung tâm của các quận nội đô Hà Nội.
    Bên cạnh đó, lượng tin rao bán, nhà đất ăn theo thông tin huyện Đông Anh sắp quy hoạch thành thành phố trên các website và mạng xã hội cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí người đăng bài và môi giới còn khẳng định nếu không nhanh tay xuống tiền mua đất ở huyện này thì vài năm tới sẽ tiếc “đứt ruột” vì không còn đất mà mua. Mặc dù vậy, nhiều môi giới khẳng định số lượng giao dịch thành công thời gian này rất ít.
    Trao đổi với Tiền Phong, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng cho rằng dự định đưa 3 huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh thành thành phố mới chỉ là ý tưởng, chủ trương cho nên trong quá trình thực hiện chính quyền Hà Nội cần có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ cũng như phải có lộ trình nếu không sẽ tạo nên cơn “sốt đất ảo” đối với các khu vực kể trên.
    Do đó KTS Phạm Thanh Tùng khuyến nghị người dân phải bình tĩnh trước những thông tin quy hoạch đi trước. Bởi nếu đầu tư ăn theo thông tin quy hoạch sẽ tạo nên cơn “sốt đất" ảo và cuối cùng người dân chính là đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
    Khongphaicamap thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Cảnh báo nguy cơ thiếu điện từ 2022, Bộ Công Thương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án và nhập khẩu điện
    17:05 | 24/10/2021


    Đồng thời, trong báo cáo, Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Na (EVN) đưa ra 5 giải pháp chính.

    Thứ nhất, thực hiện rà soát các dự án điện đang xây dựng và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.

    Thứ hai, rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

    Theo đó, Bộ Công Thương sẽ giao đơn vị chuyên môn rà soát các công trình nguồn và lưới điện đã có trong quy hoạch, kế hoạch, có giải pháp để đẩy sớm tiến độ thực hiện.

    Đồng thời chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt sẽ rà soát trước các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.

    Thứ ba, khẩn trương triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo.

    Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tổ chức rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả các công trình lưới điện đảm bảo việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

    Mục tiêu yêu cầu không để các nguồn điện đã xây dựng bị hạn chế công suất do quá tải. Trong khi chờ Luật Điện lực sửa đổi quy định về độc quyền truyền tải, cần tăng cường thu hút đầu tư của các chủ đầu tư nhà máy điện vào các công trình đấu nối.

    Thứ tư, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.

    Thứ năm, Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo EVN triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định; chỉ đạo EVN vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam và hệ thống truyền tải điện...

    "Việc Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là giải pháp quan trọng giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, hậu COVID-19", Bộ Công Thương nhận định
    Khongphaicamap thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Thêm 23 dự án điện gió được công nhận chạy COD trong tháng 10
    22:20 | 22/10/2021

    [​IMG]
    Dự án điện gió 7A tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận do Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư đã được công nhận chạy COD. (Ảnh minh họa: Hà Đô).

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cập nhật tình hình công nhận vận hành thương mại (COD) đối với các nhà máy điện gió tính đến ngày 22/10.

    Cụ thể, trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 5.655 MW đăng ký thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), có 28 nhà máy điện gió với tổng công suất 1.247,4 MW đã được công nhận chạy COD.


    Tính riêng từ ngày 1/10 đến 22/10, EVN đã ghi nhận thêm 23 nhà máy điện gió với tổng công suất 987,6 MW được chạy vận hành thương mại.

    [​IMG]
    Danh sách các nhà máy được chạy vận hành COD trong tháng 10. (Nguồn: EVN).

    Theo Quyết định 39, giá FIT (giá ưu đãi cố định) cho điện gió trên biển là 9,8 cent/kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent/ kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

    Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã làm gián đoạn thi công các dự án năng lượng, khiến nhiều công trình khó có thể kịp đưa vào vận hành trước thời hạn. Nhiều chủ đầu tư đã xin kéo dài thời gian để hưởng giá FIT.

    Đại diện Trungnam Trà Vinh 1 Wind Power cho biết để đảm bảo tiến độ, doanh nghiệp đã và đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành đến đâu, chạy thử nghiệm phát điện cho từng cụm điện gió đến đấy nhằm hoàn thành toàn bộ dự án trước thời hạn.

    Với các nhà đầu tư khác, thời điểm ngưng được hưởng mức giá ưu đãi đã cận kề, song hiện vẫn còn nhiều dự án điện gió trên cả nước đang ngày đêm chạy đua với thời gian để hoàn thành việc lắp đặt, chạy thử và thủ tục COD. Dù vậy, số dự án kịp tiến độ được dự báo là không nhiều.
    Khongphaicamap thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chỉ còn 1 tuần, 78 nhà máy điện gió có kịp “đúng hẹn” vận hành thương mại?
    Chuyên mục: Kinh doanh
    [​IMG]
    Đến hôm nay, mới có 28/106 nhà máy điện gió đăng ký thử nghiệm COD đã được công nhận vận hành thương mại và hưởng giá điện hỗ trợ, trong khi hạn cuối cùng là ngày 31/10/2021.
    Theo thông báo mới nhất của EVN, trong tuần qua, có thêm 17 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD).
    Như vậy, trong số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5655,5 MW đăng ký thử nghiệm COD thì đến hôm nay (24/10) có 28 nhà máy điện gió với tổng công suất 1.247,4 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD.
    Như vậy, so với hạn cuối cùng đối với 106 dự án này là ngày 31/10/2021 (quy định tại khoản 3, Điều 14 trong Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ), thì tuần tới 78 nhà máy còn lại cần hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu mới được công nhận COD và hưởng giá bán điện theo chính sách khuyến khích đã quy định trong văn bản trên.
    Trước đó, đầu tháng 8/2021, EVN cũng đã cho biết, để 106 dự án đã đăng ký này có thể vận hành thương mại, thực tế rất khó. Bởi vì, trong số 106 nhà máy gửi hồ sơ, có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, không ít dự án trang thiết bị còn chưa thể tập kết ở công trình.
    EVN đã nhận định, nhiều dự án điện gió chỉ đăng ký để “giữ chỗ”. Cũng theo ý kiến một số chuyên gia, mức công suất điện gió có thể vận hành trước 31/10 là hơn 5.600 MW như các chủ đầu tư đăng ký với EVN là không thực tế. Dự kiến, chỉ khoảng một nửa trong số đó có thể vận hành thương mại như kế hoạch đã định.
    Trước nữa, vào tháng 7, UBND các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng cũng đều có văn bản đề xuất tới các cấp có thẩm quyền báo cáo về tình trạng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11 tới để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 US cent/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
    Lý do được các địa phương đưa ra là do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới chậm tiến độ vì những khó khăn như hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường…
    Như tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án điện gió với tổng công suất 570 MW. Trong số này, ghi nhận 6 dự án đang được địa phương hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công, gồm điện gió Trà Vinh-Hàn Quốc (giai đoạn 1) công suất 48 MW, điện gió V1-2 (48 MW), điện gió số 3 tại vị trí V1-3 (48 MW), điện gió Duyên Hải (48 MW), điện gió Hiệp Thạnh (78 MW), điện gió Đông Hải 1 (100 MW).
    Theo đánh giá tỉnh Trà vinh, thì nhiều dự án trễ hẹn vận hành thương mại vào trước 31/10. Do đó, tỉnh này đã kiến nghị gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT với các dự án điện gió trên địa bàn tới ít nhất là hết tháng 4/2022.
    Tỉnh Sóc Trăng thì kiến nghị gia hạn thời gian thực hiện cơ chế giá FIT đến hết 31/3/2022. Địa phương này có 20 dự án điện gió (tổng công suất 1.435 MW) được duyệt vào quy hoạch và tỉnh đã chấp thuận chủ trương đối với 16 dự án (tổng công suất khoảng 1.095 MW), trong đó 11 dự án đang thi công.
    Gia Lai là địa phương kiến nghị mốc lùi thời hạn ngắn nhất là đến hết 31/12/2021. Tính tới thời điểm hiện tại, địa phương này đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 17 dự án điện gió, tổng công suất khoảng 1.242 MW, đã được duyệt vào quy hoạch.
    Khongphaicamap thích bài này.
    Khongphaicamap đã loan bài này
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    SSI Research: Ngành điện - Sản lượng của nhóm thuỷ điện miền Nam tăng trưởng mạnh mẽ
    Sản lượng điện quý III của Thủy điện Cần Đơn và Thác Mơ lần lượt tăng 41,7% và 10,3% so với cùng kỳ, tốt hơn mức giảm 10% của nhóm thuỷ điện trên toàn quốc.Mục tiêu sản lượng điện quý cuối năm của Thủy điện Cần Đơn ước tăng 31,2% lên 124,5 triệu kW.Thủy điện Thác Mơ dự kiến đạt 180 triệu kWh sản lượng điện quý IV, tăng 55%.
    Khongphaicamap thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    NDN tím rồi :drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 25/10/2021, Bài cũ: 25/10/2021 ---
    NLG, DIG,SCR,NTL trần hết nào :-bd@};-
    Khongphaicamap thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Vẫn là BĐS, Đầu tư công, Năng lượng thôi các bác nhé :drm1@};-@};-@};-
    Khongphaicamap thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Phiên 25/10: Khối ngoại gia tăng bán ròng trong phiên ATC, 'trao tay' 3,18 triệu cổ phiếu VJC giá trần
    16:33 | 25/10/2021

    Mặc dù VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch, mọi nỗ lực tăng điểm đã bị đánh đổ chỉ trong 20 phút cuối phiên chủ yếu do sự "đổ dốc" của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

    Tại rổ VN30, phe bán chiếm ưu thế với 16 mã giảm, 13 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu. Dù tương quan cung - cầu chỉ nghiêng nhẹ về bên bán, nhưng VN30-Index mất gần 12 điểm khi đóng cửa.

    Kết phiên, VN-Index giảm 3,84 điểm (0,28%) còn 1.385,4 điểm, HNX-Index tăng 4,68 điểm (1,2%) lên 395,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (0,55%) lên 100,92 điểm.

    Thanh khoản thị trường tăng đáng kể so với phiên trước với 27.098 tỷ đồng trên toàn sàn, trong đó tính riêng giá trị giao dịch tại HOSE đạt 12.902 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Giao dịch của khối ngoại trong phiên 25/10. (Ảnh: Fiintrade).

    Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với giá trị 999 tỷ đồng nhưng bán ra hơn 2.188 tỷ đồng. Với việc chiều bán quay lại áp đảo trong cán cân giao dịch, khối ngoại quay lại bán ròng hơn 1.189 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần quy mô rút ròng trong phiên trước.




    [​IMG]
    Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

    Đáng chú ý là giao dịch bán ròng hơn 417 tỷ đồng cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet. Phần lớn giao dịch được thực hiện qua phương thức thỏa thuận khi sàn HOSE ghi nhận lệnh "trao tay" 3,18 triệu cổ phần tại mức giá trần 141.000 đồng/cp trong phiên ATC, với tổng giá trị giao dịch 449 tỷ đồng.

    Nối tiếp, nhóm này đẩy mạnh xả ròng cổ phiếu HPG sau một phiên tạm nghỉ cuối tuần trước. Với giá trị bán ròng hơn 141 tỷ đồng tập trung trong phiên ATC, cổ phiếu HPG đóng cửa ở mức 55.100 đồng/cp, giảm 2,82% do với giá tham chiếu. Cùng ở nhóm thép, cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen cũng chịu áp lực bán ròng 38,5 tỷ đồng.

    Tâm điểm rút ròng của vốn ngoại vẫn tập trung phần lớn ở nhóm bất động sản với các đại diện NLG (115,9 tỷ đồng), VHM (70,3 tỷ đồng), KBC (64,2 tỷ đồng), VRE (37,4 tỷ đồng). Diễn biến cùng chiều được ghi nhận ở một số cổ phiếu như PC1, PAN, DPM...

    [​IMG]
    Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

    Ở chiều mua, cổ phiếu CTG của VietinBank là đại diện nhóm ngân hàng duy nhất trong danh mục mua ròng với giá trị 40,6 tỷ đồng. Theo sau, dòng vốn ngoại tìm đến các cổ phiếu gồm VHC (30 tỷ đồng), GAS (25,6 tỷ đồng), GVR (19,2 tỷ đồng), DHC (18,2 tỷ đồng) trước khi mua ròng nhẹ hơn các mã STB, PHR, TNH...

    Đối với giao dịch chứng chỉ quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung gom ròng 17,7 tỷ đồng mã E1VFVN30, bên cạnh FUEVFVND với 15,7 tỷ đồng.

    Cùng với áp lực chốt lời gia tăng tại HOSE, sàn HNX cũng ghi nhận quy mô bán ròng 31,7 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với phiên trước. Khối lượng rút ròng đạt gần 1,1 triệu đơn vị.

    Tại chiều bán, lực rút ròng từ khối ngoại tập trung ở các cổ phiếu TNG (7,9 tỷ đồng), IDJ (4,2 tỷ đồng), BII (3,8 tỷ đồng), THD (3,8 tỷ đồng). Bên cạnh đó, quy mô giao dịch ròng trên 1 tỷ đồng cũng được ghi nhận tại các mã TC6 (3,4 tỷ đồng), HUT (1,6 tỷ đồng), TDN (1,3 tỷ đồng), VNR (1,2 tỷ đồng).

    Chiều ngược lại, giao dịch mua ròng tập trung ở hai cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O (1,1 tỷ đồng) và LAS của CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (1 tỷ đồng). Kế tiếp, một số cổ phiếu thu hút lực cầu dưới 1 tỷ đồng trong phiên còn có TV4, SCI, AAV...

    Tại thị trường UPCoM, xu hướng rút ròng được nối dài trong phiên thứ 9 liên tiếp với giá trị 12,4 tỷ đồng, tương đương 190.778 đơn vị.

    Phần lớn giá trị bán ròng tập trung ở cổ phiếu VEA của VEAM Corp (13 tỷ đồng). Nối tiếp, khối ngoại duy trì bán ròng tại danh mục các cổ phiếu gồm VTP (6,7 tỷ đồng), SIP (4,9 tỷ đồng), NTC (3,4 tỷ đồng), AAS (1,2 tỷ đồng).

    Sau khi bán ròng QNS trong tuần trước, nhà đầu tư ngoại bất ngờ quay lại mua ròng hơn 8,8 tỷ đồng cổ phiếu của Đường Quảng Ngãi. Kế đó, danh mục mua ròng còn có sự góp mặt của ABI (3,9 tỷ đồng), HNI (1,4 tỷ đồng), CLX (1,1 tỷ đồng), VGT (1 tỷ đồng).
    Khongphaicamap thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tích cực gỡ khó cho giải ngân đầu tư công
    17:10 25/10/2021
    Chính phủ vừa ban hành gửi các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
    Theo công điện trên, Chính phủ nhận định tình hình dịch COVID-19 ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
    Tuy nhiên, dự báo tình hình kinh tế - xã hội từ nay đến cuối năm 2021 còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quyết tâm, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
    Cụ thể là việc xác định một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2021 là chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công như Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã xác định.
    3 YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CÁC BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG NGÀNH
    Theo dự báo, ước đến hết tháng 10/2021, kết quả giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt khoảng 55,8% kế hoạch năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (67,2%).

    Vì vậy, để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đưa ra 3 yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    Thứ nhất, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, số 45/NQ-CP ngày 05/4/2021, số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 05/10/2021 của Văn phòng Chính phủ và các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
    Theo đó, Chính phủ yêu cầu các đơn vị, người đứng đầu phải xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất trong những tháng cuối năm 2021.
    Thứ 2, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra; khẩn trương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại bộ, cơ quan, địa phương mình.
    Đồng thời, thúc đẩy giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tiêu cực, lãng phí.
    Thứ 3, người đứng đầuchịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của bộ, cơ quan, địa phương thuộc phạm vi quản lý.
    Trong diễn biến liên quan, ngày 5/10, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 262/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
    Theo đó, Thủ tướng Chính phủ biểu dương 4 cơ quan trung ương và 11 địa phương đến hết tháng 9/2021 giải ngân đạt trên 60% kế hoạch được giao; phê bình nghiêm khắc và yêu cầu 36 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương giải ngân dưới 40% kế hoạch giao (không bao gồm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg) kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, trên cơ sở đó, đề ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới.
    Khongphaicamap thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Vì đâu lợi nhuận nửa năm của EVN tăng gấp 7 lên hơn 10.000 tỷ đồng?
    THỨ 2, 25/10/2021, 14:56
    Thực tế lợi nhuận của EVN đã "đột biến" kể từ nửa cuối năm 2020. Nhiều doanh nghiệp nhà nước khác thuộc quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng có kết quả khởi sắc trong nửa đầu năm.

    Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2021 với mức lợi nhuận trước thuế tăng vọt gần gấp 7 từ 1.472 tỷ lên 10.127 tỷ đồng.



    Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động tài chính, mà cụ thể là lãi tỷ giá. Theo đó, doanh thu tài chính tăng từ gần 1.900 tỷ lên 7.200 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại giảm đáng kể từ 10.100 tỷ xuống 7.900 tỷ đồng. Báo cáo của EVN cho biết trong kỳ tập đoàn có khoản lãi chênh lệch tỷ giá hơn 4.100 tỷ đồng (đã bù trừ lỗ tỷ giá) còn cùng kỳ lỗ ròng 1.400 tỷ.

    [​IMG]
    Bên cạnh đó thì hoạt động kinh doanh chính của tập đoàn cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ khi doanh thu tăng 11% lên hơn 211.600 tỷ đồng; lãi gộp tăng hơn 2.000 tỷ lên 19.557 tỷ đồng.

    Thực tế lợi nhuận của EVN đã "đột biến" kể từ nửa cuối năm 2020. Cả năm 2020, EVN đạt 15.300 tỷ đồng lợi nhuận, như vậy tổng lợi nhuận của quý 3 và 4 năm 2020 lên đến 13.800 tỷ đồng.

    Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của EVN đạt lần lượt là 712.100 tỷ và 247.900 tỷ đồng. Tổng các khoản vay và nợ thuê tài chính đạt gần 370.000 tỷ đồng, trong đó có một lượng đáng kể là vay ngoại tệ để đầu tư các dự án. Với việc VND lên giá so với USD thì việc EVN ghi nhận khoản lãi tỷ giá lớn là điều không bất ngờ.


    [​IMG]
    Không chỉ riêng EVN, một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác thuộc quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (CMSC) cũng có kết quả khởi sắc trong nửa đầu năm như công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí (PVN), Petrolimex hay Tập đoàn Cao su (VRG).

    [​IMG]
    Khongphaicamap thích bài này.

Chia sẻ trang này