GK HD 981 đã kéo sang vùng biển Mianma

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 01882004385, 01/03/2015.

2429 người đang online, trong đó có 971 thành viên. 22:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 932 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. 01882004385

    01882004385 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    777
    Đây là cuộc phiêu lưu thứ 2 của TQ trong bối cảnh dầu giảm 50% giá trị so đầu năm 2014
    TQ đã lỡ sắm cái GK 1 tỉ USD giờ không lẽ để nằm chổng vó hoài, kêu bán thép vụn thì không ai mua, kêu cho cũng không ai lấy!? Bỏ thì thương vương thì khổ!
    Vậy nên kéo đi thật xa cho khuất mắt, Mianma là điểm đến trước khi sang Ấn độ dương ... rồi tự đánh chìm, chứ không lẻ để Ấn Độ nó đánh?

    'Chính sách giàn khoan' và trò chơi các nước lớn
    TP - Về dài hạn, xu hướng tình hình biển Đông vẫn căng thẳng là khó tránh khỏi, do Trung Quốc chưa từ bỏ “chính sách giàn khoan” đầy tham vọng, do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực chưa hạ nhiệt…
    [​IMG] Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Ảnh: AP
    Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, quan chức ngoại giao trong và ngoài nước khi trao đổi với Tiền Phong để nhận định về tình hình biển Đông năm 2015 và cách thức hành xử của Trung Quốc trong khu vực.

    Sự yên ắng của tình hình biển Đông những tháng cuối năm 2014 là dấu hiệu tích cực, nhưng vẫn mang tính tạm thời, chưa cơ bản. Điều này cho thấy có cả cơ hội xen lẫn nguy cơ tiềm ẩn trong năm 2015.

    Không thay đổi

    TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, cho rằng biển Đông tiếp tục là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng môi trường an ninh chiến lược không chỉ của Việt Nam mà của cả Trung Quốc và khu vực. Trong dài hạn, xu hướng căng thẳng chưa có dấu hiệu giảm vì chiến lược và ý đồ của Trung Quốc nhằm thâu tóm biển Đông không thay đổi. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong khu vực cũng không thay đổi. Quyết tâm của Việt Nam và các nước trong khu vực nhằm bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng không thay đổi. Những yếu tố đó khiến các xung đột, căng thẳng trong khu vực không thay đổi trong dài hạn.

    TS Tuấn cho rằng, năm 2015, hai khả năng có thể xảy ra. Thứ nhất, tình hình biển Đông có thể xấu hơn trước. “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chính là bước thăm dò xem phản ứng của Việt Nam và quốc tế như thế nào để lượng định chính sách. Thời gian qua chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc từ bỏ chính sách như trong thời kỳ đưa giàn khoan vào Việt Nam”, TS Tuấn nhận định.

    Sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam khiến Việt Nam và các nước bất ngờ, nhưng không phải bất ngờ về hành động đó, mà bất ngờ về thời điểm vì nó diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước trong khu vực đang được cải thiện. Đầu năm mới 2015, Cục Hàng hải Trung Quốc thông báo, giàn khoan Hải Dương 981 hôm 1/1 rời thành phố Tam Á đến vùng biển Myanmar để thực hiện hợp đồng dầu khí.

    [​IMG]TS Hoàng Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao. Ảnh: Trúc Quỳnh
    Thứ hai là xu hướng mà Việt Nam hy vọng sẽ xảy ra. Qua vụ đưa giàn khoan, Trung Quốc biết được những giới hạn trong chính sách quyết đoán của họ, thấy được quyết tâm của Việt Nam, phản ứng mạnh mẽ của khu vực và quốc tế nên họ phải tính lại nếu không muốn làm hỏng quan hệ với một loạt quốc gia, ảnh hưởng hình ảnh của họ ở khu vực và trên thế giới, và quan trọng hơn là ảnh hưởng việc thực hiện “Giấc mơ Phục hưng Trung Hoa”.

    Liên quan vấn đề này, tại Hội nghị Trung ương về Đối ngoại của Trung Quốc từ ngày 28 đến 29/11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuyển trọng tâm từ quan hệ với các nước lớn sang coi trọng hơn các nước láng giềng. Điều này cũng có thể hiểu Trung Quốc không muốn quan hệ của họ với các nước láng giềng xấu đi. “Đây là dấu hiệu có thể hy vọng tình hình biển Đông sẽ yên ả, Trung Quốc sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), cùng bàn các biện pháp nhằm đưa biển Đông trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, TS Tuấn nói.

    Biến biển Đông thành “Vịnh Péc-xích”
    Trả lời phỏng vấn Tiền Phong, ông Alexander Neill, chuyên gia hàng hải, hải quân, nghiên cứu viên cao cấp của Diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở châu Á (trụ sở Singapore), nhận định, sau khi cải thiện cơ sở hạ tầng của mình ở quần đảo Hoàng Sa và vùng phụ cận, Trung Quốc đang tìm cách thiết lập sự hiện diện đáng kể, liên tục và lâu dài ở Trường Sa. “Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thành lập cơ quan quản lý cơ sở hạ tầng cấp chính phủ trong khu vực; xây dựng cơ sở vật chất đáng kể, lâu dài và liên tục ở các đảo thuộc Trường Sa, cụ thể là đá Chữ Thập; và thiết lập sự hiện diện quân sự liên tục ở Trường Sa để hỗ trợ 2 mục tiêu trên”, ông Neill nhận định.

    Theo chuyên gia Neill, các hoạt động gần đây của Trung Quốc trên thực địa cho thấy, họ không chỉ đơn thuần nạo vét mà còn xây dựng hạ tầng trên đá Chữ Thập, không chỉ trong phạm vi bãi đá này mà có thể áp dụng cho một số bãi đá gần đó. Theo ông, “việc chọn xây dựng nhà máy lọc dầu và chế biến khí hóa lỏng là hết sức tinh khôn, cho phép Trung Quốc tiếp cận các đường liên lạc trên biển gần đó để cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, như hệ thống điện, phục vụ phát triển các bãi đá này”.

    Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong, GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng, có thể còn sớm để kết luận dứt khoát về việc Trung Quốc sẽ xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng trên đá Chữ Thập vào giai đoạn trước mắt, vì nước này chưa xác định được trữ lượng khí gas có thể khai thác thương mại ở biển Đông. Theo GS Thayer, Trung Quốc liên tục đưa ra ước tính về trữ lượng có thể khai thác được: gấp 2-3 lần con số ước tính của phương Tây. Quan điểm của Trung Quốc là biển Đông có thể trở thành một “Vịnh Péc-xích” khác.

    Theo GS Thayer, điều đáng quan tâm là nếu Trung Quốc thực sự phát hiện trữ lượng khí gas và khai thác chúng, nước này sẽ phải đương đầu các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền trên biển. “Vì trữ lượng khí gas được ước tính nằm ở phần phía nam của biển Đông, nên việc này có thể liên quan Indonesia và Malaysia, cũng như Việt Nam và Philippines. Việc Trung Quốc hồi tháng 5/2014 triển khai giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng biển Việt Nam dưới sự bảo vệ của hạm đội hơn 100 chiếc có thể trở thành hình mẫu cho các hoạt động mở rộng của Trung Quốc trong tương lai”, GS Thayer nhận định.

    COC vẫn ở phía trước

    GS Thayer cho rằng, chính sách lâu nay của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là giải quyết song phương giữa các nước liên quan, nhưng cũng sẵn sàng tham vấn, không phải thương lượng, với ASEAN để bàn cách thực hiện các chương trình hợp tác vạch ra trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002. Theo ông, Trung Quốc không cố gắng loại các nước không có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông khỏi những cuộc thảo luận. Một số nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền đã gặp gỡ, thảo luận lập trường chung về COC, sau đó bàn thảo với các thành viên ASEAN khác.

    [​IMG]Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Panyarak Poolthup. Ảnh: Trúc Quỳnh
    GS Thayer khẳng định, các đối tác đối thoại của ASEAN, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ ủng hộ lâp trường của ASEAN về quyết tâm sớm đạt được COC cùng với Trung Quốc. Các lãnh đạo chính phủ và ngoại trưởng ASEAN liên tục tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc sớm hoàn tất COC. Thái Lan, nước điều phối viên, đã nỗ lực tăng số lượng các cuộc gặp cấp công tác với Trung Quốc trong năm 2014, trước khi nước này hết vai trò điều phối.
    Trao đổi với Tiền Phong, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Panyarak Poolthup cho biết, chính phủ nước này sẽ cố gắng hết sức để tìm ra một giải pháp hòa bình trong các tranh chấp trên biển Đông. “Đó là tiến trình khá dài, và chúng tôi cố gắng lắng nghe tiếng nói của từng nước về quan điểm của họ. Chúng tôi cố gắng dung hòa tất cả các bên để mọi người có thể đi đến đồng thuận và cuối cùng đồng ý về COC, để đem lại hòa bình cho khu vực và lợi ích cho tất cả các bên. Tiến trình đó vẫn đang diễn ra”, ông Poolthup nói. Trả lời câu hỏi liệu khi nào COC có thể hoàn tất, Đại sứ Thái Lan nói: “Hy vọng COC có thể đạt được trong tương lai gần”.

    Hiện nay, Philippines tích cực kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ việc thực thi Kế hoạch hành động 3 điểm (TAP) do nước này đề xuất. TAP đề ra 3 biện pháp để giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình, gồm thực thi đầy đủ DOC, sớm đạt được COC và hành động pháp lý. Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi thư cho Liên Hợp Quốc và các nước thành viên để nói rõ về TAP.

    Tránh “trò chơi” của các nước lớn

    Trong bối cảnh các nước lớn tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam có nguy cơ rơi vào “trò chơi” của họ hay không và Việt Nam sẽ thân với bên nào? TS Tuấn nói rằng, diễn biến khá rõ nét trong năm 2014 là không chỉ Mỹ và các trung tâm quyền lực bên ngoài khu vực tìm cách tái cân bằng, xoay trục hướng về châu Á - Thái Bình Dương, mà bản thân các nước trong khu vực cũng chuyển trọng tâm vào chính khu vực này, tiêu biểu là Nhật Bản. Tại Hội nghị Trung ương về Đối ngoại, Trung Quốc cũng quyết định chuyển trọng tâm vào khu vực. Rõ ràng, sự quan tâm, hợp tác, kể cả cạnh tranh, cọ xát quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực với nhau và với các nước lớn ngoài khu vực là rất lớn.

    TS Tuấn cho rằng, điều này không phải mới trong lịch sử. Trước đây, các cường quốc từng cạnh tranh với nhau trong khu vực, rõ ràng nhất là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là tâm điểm cạnh tranh của các nước lớn thời kỳ đó. Nhờ đó, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã rút ra được nhiều bài học cho mình. Thời gian qua, các cường quốc tìm cách gia tăng can dự đối với khu vực; các bên liên quan nỗ lực cân bằng ảnh hưởng, cân bằng lợi ích khác nhau của mình.

    ASEAN là bên làm chủ cuộc chơi, cân bằng lợi ích của các bên nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của khối này. “Đó là điều chúng ta hướng tới, nhằm tránh rơi vào sự cạnh tranh hoặc đối đầu giữa các cường quốc. Bài học của chúng ta, của Đông Dương và các nước Đông Nam Á cho thấy sự thiên lệch quan hệ, đi với quan hệ này chống lại quan hệ kia, hoặc không cân bằng quan hệ sẽ gây ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định của từng quốc gia thành viên và cả khu vực nói chung”, TS Tuấn nói.

    Cùng quan điểm, Đại sứ Thái Lan Poolthup nói rằng, trước đây, các nước lớn sử dụng thế mạnh trong thương lượng của họ đối với từng nước ASEAN, nghĩa là các nước ASEAN riêng lẻ luôn ở vị trí kém thế hơn. Nhưng khi đoàn kết lại, ASEAN sẽ có tiếng nói mạnh hơn trong quan hệ với các nước lớn. Có thể thấy điều này qua tình hình biển Đông.

    Malaysia tiếp tục thận trọng

    Trao đổi với Tiền Phong, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Azmil Bin Mohd Zabidi nói rằng, trở ngại lớn nhất đối với trụ cột hợp tác chính trị - an ninh mà ASEAN phải đối mặt thời gian tới vẫn là tình hình biển Đông. Ông Zabidi nói Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền một phần nhỏ biển đảo trên biển Đông, nhưng trong các nước ASEAN, Việt Nam và Philippines liên quan nhiều hơn cả. Malaysia, nước đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2015, vẫn sẽ rất thận trọng trong cách tiếp cận vấn đề biển Đông “vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi”, ông Zabidi nói.
    vhdung10 thích bài này.
  2. 01882004385

    01882004385 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    777
    Zde!:drm3
  3. HD982

    HD982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2015
    Đã được thích:
    211
    Ồ, thế à!
    01882004385 thích bài này.
  4. 01882004385

    01882004385 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2014
    Đã được thích:
    777
    thế
  5. cuopcophieu

    cuopcophieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/12/2014
    Đã được thích:
    3.736
    thế thì lại có cuộc tàu chiến chuẩn bịnquaayj

Chia sẻ trang này