GMD - viên ngọc sáng trong làng logisttics

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockamater, 25/05/2020.

1940 người đang online, trong đó có 71 thành viên. 03:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1834 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. stockamater

    stockamater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    956
    nồi cơm của GMD đặt tại 2 cảng biển lớn nhất việt nam hiện nay là Hải Phòng và Vũng Tàu
    sóng dịch chuyển từ Trung quốc
    cổ đông lớn mua mạnh
    doanh thu không ảnh hưởng quá nhiều dù dịch covid
    múc được chưa
  2. hungdaocao

    hungdaocao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Đã được thích:
    3.232
    mÙA covit nên Gái Mại Dâm ế là đúng rồi :))
  3. stockamater

    stockamater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Đã được thích:
    956
    mới tăng theo thị trường chung
    tích lũy kiểu này dễ tăng lại
    hungdaocao thích bài này.
  4. hungdaocao

    hungdaocao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Đã được thích:
    3.232
    Ế lâu quá rồi tích nhiều lắm . Phải chăng cái gom?
  5. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.276
    GMD: Gemalink là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận từ năm 2020 – Báo cáo ĐHCĐ

    [​IMG]

    * Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ thường niên của CTCP Gemadept (GMD) diễn ra ngày 22/06/2020 tại TP. HCM.

    * Cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh của GMD trong năm 2020 theo 2 kịch bản trong bối cảnh tác động chưa rõ ràng từ dịch COVID-19 và sự phụ thuộc lớn của công ty vào hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác

    * Theo kịch bản tích cực nhất, GMD đặt kế hoạch doanh thu 2020 đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (-19% YoY) và LNTT 500 tỷ đồng (-29%). Theo kịch bản kém tích cực hơn, GMD đặt kế hoạch doanh thu 2020 đạt 2 nghìn tỷ đồng (-24% YoY) và LNTT đạt 430 tỷ đồng (-39% YoY).

    * Kế hoạch LNTT của GMD trong cả 2 kịch bản đều thấp hơn dự báo LNTT 2020 của chúng tôi là 546 tỷ đồng (-23% YoY), được chúng tôi cho rằng là do quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo của GMD về diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

    * Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019 là 1.000 đồng/CP – tương ứng với lợi suất cổ tức 5,1% - thấp hơn dự báo của chúng tôi là 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 7,6%). Chúng tôi kỳ vọng cổ tức tiền mặt 2019 sẽ được thanh toán trong nửa cuối 2020; tuy nhiên, GMD hiện vẫn chưa công bố ngày thanh toán.

    * Cho năm tài chính 2019, cổ đông đã thông qua phân bổ cho quỹ HĐQT là 2,5% và quỹ khen thưởng & phúc lợi là 5% LNST sau lợi ích CĐTS 2019. Tỷ lệ tương ứng cho năm tài chính 2018 là 3% và 5%.
    Tổng hợp



    **** :097.522.8813
    Skype :quantran0211
  6. huytq2011

    huytq2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    1.926
    Xuất siêu liên tiếp lập kỷ lục, Việt Nam thặng dư cao nhất từ trước đến nay
    30-08-2020 - 20:53 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư



    [​IMG]
    Cán cân thương mại tháng 8 tiếp tục xuất siêu tháng thứ 4 liên tiếp giúp thặng dư của Việt Nam ở mức cao nhất từ trước đến nay.



    [​IMG]
    Trung bình mỗi ngày có khoảng 278 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể trên cả nước

    Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 8 ước đạt 49,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD.

    Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.

    Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong tháng 8 chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.

    Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.

    Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%.

    [​IMG]
    Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2019-2020 (Đơn vị: Triệu USD)


    Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.

    Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2020 tăng 2,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%.

    Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%.


    Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Điện thoại và linh kiện đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD, tăng 24,8%; hàng dệt may đạt 19,2 tỷ USD, giảm 11,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, tăng 31,9%; giày dép đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6%,...

    Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 11,3%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, giảm 5,4% (lượng tăng 9%); cà phê đạt 2 tỷ USD, giảm 1,3% (lượng giảm 1,3%); cao su đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12,7% (lượng giảm 5,9%); hạt tiêu đạt 445 triệu USD, giảm 20% (lượng giảm 7,4%); chè đạt 134 triệu USD, giảm 6,2% (lượng tăng 3,5%). Riêng sản phẩm gạo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% (lượng giảm 1,7%).

    [​IMG]
    Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2020

    Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng với kim ngạch đạt 46,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 27 tỷ USD, tăng 13%. Thị trường EU đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4%. Thị trường ASEAN đạt 15 tỷ USD, giảm 13,6%. Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1,5%. Nhật Bản đạt 12,5 tỷ USD, giảm 6,1%.

    Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 0,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,7 tỷ USD, tăng 7,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2020 ước tính tăng 2,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,4%.

    Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,16 tỷ USD, giảm 6,0%.

    Trong 8 tháng có 29 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 38,6 tỷ USD (chiếm 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4,3%; điện thoại và linh kiện đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2,5%; vải đạt 7,6 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, giảm 13,2%.

    [​IMG]
    Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2020

    Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 8 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 49,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,3%; ASEAN đạt 19,4 tỷ USD, giảm 9,2%; Nhật Bản đạt 12,8 tỷ USD, tăng 3,2%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, giảm 0,1%; EU đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.

    Sóng cảng
    bigchicken thích bài này.

Chia sẻ trang này