Gỗ Đức Thành (GDT) - Mục tiêu 90k -100k

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Batcapitals, 22/12/2020.

3324 người đang online, trong đó có 1329 thành viên. 12:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38122 lượt đọc và 259 bài trả lời
  1. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
    Năm 2020 được xem là năm “bội thu” của Gỗ Đức Thành khi đã lội ngược dòng ngoạn mục trước những khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp “điêu đứng”. Dự kiến doanh thu cả năm 2020 của Gỗ Đức Thành tăng xấp xỉ 18% và năm 2021 chuẩn bị đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3 ở Bình Dương – đó là những “con số” biết nói, minh chứng doanh nghiệp đang ở tầm cao của sự phát triển.

    Theo Forbes Việt Nam, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10/2020 dự báo Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất có tổng sản phẩm quốc nội tăng trong năm 2020, theo đó Việt Nam dự báo tăng 1,6%, Trung Quốc dự báo tăng 1,9%. Có thể nói Việt Nam chính là “điểm sáng” trong “bức tranh ảm đạm” của nền kinh tế toàn cầu.

    [​IMG]

    Cây phát tài bên tượng người sáng lập ra công ty cũng nở hoa xum xuê, rực rỡ như cùng vui với những tín hiệu lạc quan của Gỗ Đức Thành.

    Cũng như Việt Nam, Gỗ Đức Thành là một “điểm sáng hiếm hoi” khi đạt được những bước tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, tính đến tháng 11/2020, doanh thu toàn công ty đạt 350 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020, doanh thu của Gỗ Đức Thành ước đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 18% so với năm 2019, vượt cả kế hoạch ĐHĐCĐ giao phó từ đầu năm. Không chỉ vậy, khi mà nhiều doanh nghiệp “điêu đứng” vì tình hình dịch Covid-19 thì Gỗ Đức Thành vẫn nhận nhiều đơn hàng trong năm, thậm chí có dư đến quý 1 năm sau với tổng giá trị khoảng 3,7 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ, ước đạt 25% kế hoạch của năm 2021.

    Như Ban lãnh đạo Gỗ Đức Thành nói: “Tin vui nối tiếp tin vui” khi doanh nghiệp vừa đàm phán thành công hợp đồng tại thị trường khó tính là Mỹ và Nhật. Cụ thể, Gỗ Đức Thành đã ký hợp đồng cung cấp các loại bàn ghế trẻ em cho một khách hàng lớn ở Mỹ, có trị giá hơn 300.000USD. Nếu lô hàng này đạt chất lượng và đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ thì họ có thể đặt gấp 10 lần đơn hàng này. Điều này hứa hẹn sẽ đem đến những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của hàng ngàn CBCNV vì tiền thưởng vượt doanh số kế hoạch, tiền thưởng hoàn thành tiến độ sản xuất, tiền thưởng tháng 13, tháng 14, tháng 15 và nhiều khoản thưởng khác… chắc chắn trong tầm tay.

    Nhờ những tín hiệu lạc quan trong sản xuất kinh doanh, cả xuất khẩu lẫn nội địa, cộng với tiềm lực tài chính dồi dào, Gỗ Đức Thành đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất bằng việc mua thêm 14.000 m2 nhà xưởng tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, trở thành nhà máy thứ 3. Việc đầu tư này sẽ giúp Gỗ Đức Thành mở rộng dây chuyền sản xuất, mở rộng kho dự trữ nguyên liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu đặt hàng của khách hàng, đem lại lợi ích cao hơn nữa cho người lao động và các cổ đông.

    Đức Thành là một trong những công ty chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng nhãn hiệu Gỗ Đức Thành và đồ chơi trẻ em nhãn hiệu Winwintoys tại Việt Nam. Sản phẩm gỗ của Đức Thành đã có mặt tại 63 tỉnh thành Việt Nam và tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

    Được biết, gỗ Đức Thành đã vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng, bằng khen của các cơ quan, ban ngành như:chứng nhận “Doanh nghiệp xanh, giải thưởng “Sao vàng đất Việt”, bằng khen “Doanh nghiệp TP. HCM tiêu biểu”, giải thưởng “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”, danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, chứng nhận “Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em” trong suốt nhiều năm liên tiếp.

    --------

    Về Định Giá:

    - Doanh thu năm 2020 sẽ hơn 400 tỷ, tăng 18% so với 2019 và lợi nhuận sau thế khoảng 80 tỷ (giả sử với biên lợi nhuận sau thuế là 20%) => P/E sau năm 2020 sẽ là 8.6 ~ lãi suất là 11.6%
    - Mặc dù chưa hết năm 2020 nhưng GDT đã hoàn thành 25% kế hoạch cho năm 2021 với doanh thu Q1 2021 tăng 30% so với Q1 2020 => Doanh thu và LNST dự kiến cho Q1 2021 lần lượt là 106 tỷ và 21.3 tỷ. Do đó P/E sau Q1 2021 sẽ là 7.9 ~ lãi suất là 12.5%.
    TH1: Giả sử cả năm 2021 GDT đạt được mức tăng trưởng LNST là 30% so với 2020 (mức tăng trưởng này chưa bao gồm bạn hàng tiềm năng ở Mỹ với đơn hàng dự kiến 3 triệu đô, tương đương gần 1 quý của GDT), thì P/E dự phóng sau 2021 sẽ chỉ còn 6.63 ~ lãi suất là 15%
    TH2: Còn nếu bạn hàng ở Mỹ công nhận hàng của GDT đạt đủ chất lượng và đặt thêm đơn hàng 3 triệu đô thì doanh thu cả năm của GDT có thể tăng lên 47% - 50%. LNST lúc đó của GDT sẽ rơi vào khoảng 118 tỷ, P/E dự phóng 2021 sẽ chỉ còn 5.8 ~ lãi suất là 17%.

    Trong khi đó, P/E hiện tại của ngành là 14.73 lần. Nếu P/E của GDT tăng lên bằng của ngành thì thị giá của GDT có thể tăng lên từ 90.87 đến 103.87, gấp 2.2 lần đến 2.5 lần so với thị giá hiện tại.

    Rõ ràng, nếu chúng ta mua hàng tăng trưởng thì qua thời gian, nếu thị giá không tăng thì cổ phiếu sẽ càng trở nên rẻ. Do đó, dù thị giá của GDT lúc này ở là 40.9 nhưng nếu nhìn sang năm 2021 và so với trung bình ngành thì thực sự là quá rẻ cho một cổ phiếu của một doanh nghiệp chất lượng được quản lý bởi những ngời lãnh đạo trung thực và có tâm. Điều này trái ngược hoàn toàn với một số cổ phiếu ngành gỗ trên sàn mà ban lãnh đạo làm việc với đội lái để đánh cổ phiếu lên hoặc xuống nhằm làm giàu cho BLĐ.

    *** Lưu ý về rủi ro: Gần đây các nhà đầu tư đang tâm lý vì việc mỹ sẽ đánh thuế hàng gỗ khi suất khẩu sang Mỹ. Điều này có thể là rủi ro lớn với các công ty gỗ khác như TTF hoặc TLD nhưng không phải là rủi ro lớn với gỗ đức thành. Lí do:
    1. Doanh thu đi Mỹ hiện tại chỉ chiếm khoảng dưới 2% trong tổng doanh thu của GDT. Doanh thu của GDT đến từ các nước Châu Á là chủ yếu.
    2. Việc gán mác thao túng tiền tệ và muốn đánh thuế Việt Nam là đến từ chính quyền Donald Trump. Mà như chúng ta đã biết, chính quyền này sau tháng 1 là sẽ khăn gói quả mướp đi về quê để nhường chỗ cho chính quyền Biden. Biden rất quý trọng Việt Nam và rất muốn mở rộng quan hệ với Việt Nam. Nếu Biden sẵn sàng quay lại TPP thì không có lí do gì mà không lật lại cái mác thao túng tiền tệ mà Trump gán lên Việt Nam cả. Mọi thứ sẽ được đàm phán và sẽ ổn. Vì thế biến động trong ngắn hạn là có, nhưg không phải rủi ro với GDT
    3. Trong trường hợp chính quyền Biden không đánh thuế quan gỗ và GDT ký đc hợp đồng 3 triệu đô với bạn hàng Mỹ thì sẽ mở ra cơ hội rất rất lớn cho GDT ở thị trường Mỹ. Còn trong trường hợp thuế quan đc gán lên các mặt hàng gỗ trong ngắn hạn và không ký được hợp đồng 3 triệu đô thì GDT vẫn ổn, vẫn có thể tăng trưởng 30% trong năm 2020 do đơn hàng lớn từ Nhật, Hàn và thêm các nước Châu Âu khi thế giới bước ra khỏi Covid. Định giá sẽ vẫn rơi vào khoảng 90k/cổ phiếu là thấp nhất. Tuy nhiên, triển vọng không ký được hợp đồng lớn với bạn hàng Mỹ và bị đánh thuế quan là rất thấp.
    Last edited: 22/12/2020
    hatron, thienquyenvitconlonnhon thích bài này.
  2. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
    Sáng ngày 21/12, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với các hiệp hội, hội, ngành gỗ tổ chức hội thảo "Tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ".

    Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, năm 2020 là năm đặc biệt đối với ngành gỗ. Về xuất khẩu, ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, đặc biệt trong quý II và III của năm nay. Tính hết 11/2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2019.

    Theo đà hiện nay, chắc chắn giá trị xuất khẩu của cả năm 2020 sẽ cán mốc gần 12,5 tỷ USD. Theo đánh giá của Chính phủ, ngành gỗ là một trong những ngành dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông – lâm sản trong cả nước lên trong thời gian vừa qua.

    Khía cạnh đặc biệt thứ 2 có liên quan đến rủi ro từ các quốc gia thực hiện điều tra các thị trường xuất khẩu nhắm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Có thể nói, ngành gỗ đang ở đầu "chiến tuyến" trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các cường quốc đang tiếp tục diễn ra. Từ đầu năm đến nay, ngành liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, từ Hàn Quốc, cụ thể đối với mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế.

    Gần đây nhất, Cơ quan đại diện Thương mại của Hoa Kỳ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nguy cơ Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các mặt này gỗ của Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn.

    Khía cạnh đặc biệt thứ 3 có liên quan đến thay đổi về cơ chế, chính sách của Việt Nam trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Nghị định 102 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/9/2020 quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu. Nghị định quy định gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro. Thực hiện tinh thần này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 8432 ngày 27/11/2020 vừa qua, công bố Danh sách vùng địa lý tích cực và Danh mục các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam.


    Tại hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, hiệp hội, ngành hàng đã cùng nhau thảo luận các vấn đề gồm: Ngành gỗ đang đứng trước một số câu hỏi lớn. Làm thế nào để ngành có thể duy trì động lực tăng trưởng của ngành như hiện nay? Làm thế nào để ngành có thể giảm thiểu được các rủi ro từ các cuộc điều tra hiện tại, và trong tương lai? Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm soát gỗ nhập khẩu? Và làm thế nào để các cơ quan quản lý có thể tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu, làm ăn chân chính, lành mạnh.

    Các doanh nghiệp cũng được chia sẻ từ đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Cục Kiểm lâm về các khía cạnh kỹ năng phòng vệ thương mại, các vấn đề liên quan tới gian lận thương mại trong hoạt động xuất, nhập khẩu, gian lận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tiếp cận với chia sẻ về các cơ chế kiểm soát gỗ nguyên liệu nhập khẩu.

    Ông Phùng Gia Đức - Phó Trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài - Cục Phòng vệ Thương mại - cho biết: đến nay Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng 199 vụ việc, trong 5 năm gần đây nhất có tới 97 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Các thị trường điều tra nhiều nhất là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Canada, EU, Philippines. Riêng trong năm 2020, Việt Nam đang bị điều tra 37 vụ việc. Các vụ việc liên quan tới sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm gỗ dán. Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với gỗ ván MDF.

    Để tránh các vụ việc bị điều tra chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, ông Đức cho hay, các doanh nghiệp cần có kiến thức về phòng vệ thương mại. Vì đây là cuộc chơi ta buộc phải tham gia. Phải hiểu đúng bản chất của công cụ này để có ứng phó phù hợp. Khi xuất khẩu sang thị trường nào đó, phải có nguồn thông tin từ các đối tác nhập khẩu từ chính thị trường đó. Ngay khi có thông tin về điều tra chống bán phá giá, các doanh nghiệp phải có những hành động ứng phó. Bộ Công Thương sẽ đưa ra những thông tin cảnh báo để hỗ trợ doanh nghiệp. Hơn nữa, cần có bộ kiểm soát về giá trị, lượng xuất khẩu sang thị trường đó. Sử dụng thông tin để hưởng mức thuế thấp nhất.

    "Thông tin là vô cùng quan trọng. Khi nắm thông tin sớm sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Hiện Bộ Công Thương có cơ chế cảnh báo sớm. Trong 2 quý gần đây, chúng tôi liên tục cập nhật sản phẩm gỗ có nguy cơ bị kiện", ông Đức nhấn mạnh.

    Liên quan đến vấn đề này, bà Phan Mai Quỳnh - Phòng Điều tra thiệt hại và tự vệ (Cục Phòng vệ thương mại) - lưu ý, trước khi có vụ việc xảy ra, các nhà xuất khẩu cần cập nhật danh mục cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại; xây dựng đội ngũ về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong nội bộ; tìm hiểu quy định phòng vệ thương mại của nước điều tra; đa dạng hóa sản phẩm; tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao; đa dạng hóa thị trường. Đối với nhà sản xuất trong nước, cần theo dõi tình hình hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ vượt qua được các hàng rào điều tra chống bán phá giá từ các nước.

    Ông Đỗ Xuân Lập cho hay, thông qua hội thảo, các doanh nghiệp ngành gỗ được trang bị kiến thức cho các doanh nghiệp về phòng vệ thương mại; cung cấp thông tin chi tiết cho doanh nghiệp về các yêu cầu trong kiểm soát gỗ nguyên liệu nhập khẩu theo tinh thần Nghị định 102; tìm hiểu các khó khăn của doanh nghiệp trong việc tuân thủ nghị định này, đặc biệt về khía cạnh trách nhiệm giải trình; thảo luận về các biện pháp nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
    vitconlonnhon thích bài này.
  3. xmenhpvn

    xmenhpvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2017
    Đã được thích:
    2.036
    Tây nó thính lắm , nó ngửi thấy mùi và gom từ đầu tuần rồi. Mục tiêu 90k thôi ông ạ
    Batcapitals thích bài này.
    xmenhpvn đã loan bài này
  4. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
    2021 sẽ là năm bùng nổ của GDT. chốt đc bạn hàng 3 triệu đô là lồi mồm luôn!!!
  5. xmenhpvn

    xmenhpvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/05/2017
    Đã được thích:
    2.036
    xmenhpvn đã loan bài này
  6. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
    Hôm trước vừa trao đổi với bên GDT rồi. Mục tiêu năm nay tăng trưởng ít nhất là 15%, tập trung mở rộng thêm thị trường nội địa thông qua thuơng mại điện tử. bạn hàng có dự án 3 triệu đô nắm chắc trong tay đến 90%. Còn về việc bị áp thuế ở Mỹ thì đến này tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều không có tin chắc chắn. vì thế giờ là đợi thôi. Nếu mà mỹ áp thuế thì người dân mỹ và công ty mỹ sẽ bị thiệt vì phải mua hàng với giá cao hơn chứ các doanh nghiệp gỗ như GDT vẫn làm ăn bt. Mà tỷ trọng doanh thu từ mỹ của GDT có 2% thôi vì thế không đáng lo.

    về việc container bị thiếu thì gdt không gặp khó khăn trong chuyện này. hàng vẫn đi đều. vận chuyển theo FOB nên không lo về việc tăng chi phí vì cái này khách phải trả.

    nhà máy thứ 3 đã đi vào hoạt động đầu năm 2021. Đấy là giải đoạn 1.

    không hiểu lí do vì sao bán nhưng mà bán quá thì mình sẽ vào múc tiếp thôi.
  7. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
  8. Batcapitals

    Batcapitals Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    742
  9. hungrichland

    hungrichland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2019
    Đã được thích:
    2.211
    Xuống tàu với lợi nhuận sau khi trừ thuế phí > 16% cho nhịp này. Nhường cho người khác. Chờ chỉnh em lại vào. Phi luôn thì chúc mừng các bác hold chặt. Kiên nhẫn luôn cho kết quả tốt
    Batcapitals thích bài này.
  10. vitconlonnhon

    vitconlonnhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2018
    Đã được thích:
    4.105
    hatronBatcapitals thích bài này.

Chia sẻ trang này