Góc nhìn của một Fn về cổ phiếu “rác”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 27/11/2021.

201 người đang online, trong đó có 80 thành viên. 02:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1226 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Góc nhìn của một Fn về cổ phiếu “rác”
    07:08 26/11/2021 (ĐTCK) Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh thua lỗ có giá tăng mạnh, thu hút dòng tiền đầu cơ.
    Hai tháng gần đây, làn sóng cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu “rác” tăng giá mạnh như giai đoạn 2007 - 2008 và 2013 - 2014 quay trở lại. Đây là hiệu ứng của các “đội lái” tạo ra, lôi kéo dòng tiền trên thị trường, bởi nhiều người có mong muốn giàu nhanh, bất chấp rủi ro.

    Năm 2013 - 2014, tôi cùng nhóm đầu tư đã phải đi đòi nợ cổ tức một số công ty thuộc “họ” Sông Đà. Cổ phiếu SD7 (trước phát hành chia tách) có lúc tăng lên gần 300.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu công ty con là S74 có thời điểm tăng lên 100.000 đồng/cổ phiếu. Trên diễn đàn mạng, các đội lái bấy giờ hô hào mọi người mua cổ phiếu “họ” Sông Đà, với những thông tin hấp dẫn từ phía doanh nghiệp, trong đó có cổ tức.
    Chúng tôi mua cổ phiếu, nhưng sau đó không bao giờ nhận được những gì họ “vẽ” ra. Tôi đã phải đại diện cho nhóm đầu tư thực hiện khiếu kiện, kiện để đòi cổ tức công ty S74 và SD7. Cũng vì vụ kiện đó mà Luật Doanh nghiệp bổ sung vào Điều 132 về thời hạn trả cổ tức và các biện pháp xử phạt những doanh nghiệp cố tình chây ì chi trả.

    Trên sàn chứng khoán thường xuyên có cổ phiếu “rác”, thậm chí công ty “ma”. Một trường hợp điển hình trước đây là khi thị trường có “sóng” cổ phiếu khoáng sản, nhiều người đua mua cổ phiếu, sau này có một số vụ bị xử lý hình sự. “Đội lái” từng kéo - xả điên cuồng các cổ phiếu “rác”, giá cổ phiếu tăng cả chục lần và giờ nhìn lại thì đa số đã biến mất.
    Tôi đã đi đến trụ sở cả trăm công ty niêm yết để tận mắt chứng kiến quy mô doanh nghiệp trước khi “xuống tiền” đầu tư. Có doanh nghiệp tìm mãi mới thấy trụ sở, không tương xứng với vốn điều lệ được công bố là hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.

    Có doanh nghiệp thuê văn phòng “ảo”, hoặc thuê một phòng chung cư nhỏ để đặt biển hiệu, chỉ có vài nhân viên ngồi làm việc, hoạt động kinh doanh thực tế èo uột, cố gắng duy trì không lỗ để dễ đẩy giá cổ phiếu khi gặp thời…
    Đơn cử, năm 2014, nghe quảng cáo nhiều về cơ hội đầu tư cổ phiếu KSQ của Công ty Khoáng sản Quang Anh, trụ sở tại tòa nhà Mipec Tây Sơn, Hà Nội, nên chúng tôi muốn ghé thăm để xem quy mô ra sao. Điều khiến tôi giật mình là sau nhiều lần bấm chuông thì có một cậu khoảng 25 tuổi ra mở cửa, chúng tôi giới thiệu là cổ đông đến thăm doanh nghiệp, cậu ta quá ngạc nhiên, ấp a ấp úng mãi rồi gọi một người khoảng 30 tuổi xưng là lãnh đạo Công ty ra mời chúng tôi vào.

    Thực tế, cả một công ty vốn điều lệ mấy trăm tỷ đồng mà văn phòng chỉ có 3 người với 3 bộ máy vi tính, thuê một căn hộ chung cư khoảng 40 m2 làm trụ sở. Căn hộ gồm 2 phòng, vừa để ở, vừa làm trụ sở doanh nghiệp. Vậy nhưng, cổ phiếu của những doanh nghiệp như vậy vẫn tăng phi mã.

    Gần đây, tình trạng trên có dấu hiệu lặp lại, giá một số cổ phiếu tăng 5 - 7 lần, giúp vốn hóa công ty đạt cả nghìn tỷ đồng, trong khi giá trị thực chất doanh nghiệp chỉ là một phần nhỏ. Nguyên nhân là do các “đội lái” quảng cáo rất mạnh, qua đó hưởng lợi từ giá cổ phiếu tăng, hoặc “phong bì” của lãnh đạo doanh nghiệp khi giàu lên nhờ bán ra cổ phiếu.

    Tôi muốn nhấn mạnh, lịch sử đang lặp lại, những doanh nghiệp “rác” đang hút tiền đầu cơ, do dòng tiền mang tính “cờ bạc” chảy vào, mong vào đổi đời của nhiều nhà đầu tư mới. Cổ phiếu nhóm này nhiều khả năng cũng sẽ vật vờ, rồi biến mất, những cái “bánh vẽ” chỉ là ảo vọng. Trong vòng vài năm nữa, giá cổ phiếu có thể giảm 95% trước khi rời sàn trong “sự im lặng của bầy cừu”.


    Trong khi đó, có những cổ phiếu của công ty làm ăn chân chính lại bị dòng tiền lãng quên vì nhà đầu tư mải mê săn tìm cổ phiếu nóng, “đếm cua trong lỗ” đất dự án, tin vào những kế hoạch hoành tráng, những thông tin đồn thổi… Khi ít người quan tâm tới giá trị doanh nghiệp, cổ phiếu tốt mà giá không tăng có thể sẽ bị lu mờ, bị bán ra. https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/goc-nhin-cua-mot-fn-ve-co-phieu-rac-post285326.html
    Last edited: 27/11/2021
    Vuthanhnguyenquatrinh2 thích bài này.
  2. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.282
    rồi sẽ có nhiều ông như mtm vậy đó, phải lọc kỹ
    Mhoang79 thích bài này.
  3. Minhquan2012

    Minhquan2012 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/04/2020
    Đã được thích:
    8.651
    Đóng góp cho chủ pic một bài nè. Xác nhận thêm cho bài báo là: sau bài báo nó có ấn ga tím lên 24.1 là 12 phiên tím. phiên thứ 6 và nhòm thấy thì cá mập ăn no nê đã thoát ra hôm thứ 6 rồi. Bank chứng thép hàng tốt cứ vật vờ đỏ lên lại xỉu. Haizz.
    Một cổ phiếu kịch trần 11 phiên liên tiếp bất chấp đang thuộc diện cảnh báo của HoSE, lịch sử từng "dậy sóng" chỉ vì...nhầm lẫn
    26/11/2021 09:49
    Trao đổi trên truyền thông, chính đại diện của Hòa Phát cho biết sản phẩm của BWG Mai Châu (thuộc sở hữu của SJF) chưa đạt yêu cầu, mẫu mới thử lại chưa có kết quả. Đồng thời, Tập đoàn Hòa Phát cũng nhấn mạnh việc không có ý định M&A hay tham gia quản trị công ty nào về sản xuất ván tre gỗ ép.
    Một trong những trường hợp cổ phiếu nhiều lần "dậy sóng" từ những lời đồn thổi là cổ phiếu SJF của CTCP Đầu tư Sao Thái Dương. Kết phiên 25/11, thị giá SJF tiếp tục tăng hết biên độ 6,9% để leo lên mức đỉnh mới 22.550 đồng/cổ phiếu.

    Đây là phiên thứ 12 liên tiếp cổ phiếu SJF tăng điểm trong đó có tới 11 phiên tăng kịch trần, đưa thị giá nhanh chóng tăng từ cùng mệnh 10.800 đồng/cổ phiếu lên vùng đỉnh lịch sử, tương ứng tăng gấp 2,1 lần chỉ sau khoảng nửa tháng giao dịch.

    [​IMG]


    [​IMG]

    Phải nói rằng, đà tăng của SJF đã bắt đầu từ khoảng giữa tháng 9/2021, khi mà thị giá khi đó chỉ trong ngưỡng 4.000 đồng/cổ phiếu. Thị trường truyền tai nhau lời đồn thổi không có căn cứ đó là khả năng Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sẽ thâu tóm, mua cổ phần công ty con BWG Mai Châu (SJF sở hữu 96,54% vốn) thông qua việc sản phẩm ván ép có thể làm tấm lót sàn container – mảng kinh doanh mới của Hòa Phát.

    Vô số diễn đàn, mạng xã hội, nhóm hội đều hô hào nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu SJF, thậm chí còn đưa ra quan điểm ví von đây sẽ là "Tesla Việt Nam", với hàng loạt mức giá mục tiêu đầy tham vọng.

    Tuy nhiên, đến nay, trao đổi trên truyền thông, chính đại diện của Hòa Phát cho biết sản phẩm của BWG Mai Châu chưa đạt yêu cầu, mẫu mới thử lại chưa có kết quả. Đồng thời, Tập đoàn Hòa Phát cũng nhấn mạnh việc không có ý định M&A hay tham gia quản trị công ty nào về sản xuất ván tre gỗ ép.

    Trước đó, vào cuối tháng 7/2021, SJF đã từng một lần tăng điểm mạnh chỉ vì... nhầm tên thương hiệu.

    Theo đó, Đầu tư Sao Thái Dương có lẽ đã bị hiểu nhầm với Công ty cổ phần Sao Thái Dương, đơn vị gây chú ý với 6 sản phẩm trong danh sách 12 loại thuốc cổ truyền được cho là hỗ trợ điều trị COVID-19 được Bộ Y tế giới thiệu. Giá cổ phiếu SJF của Đầu Tư Sao Thái Dương bất ngờ tăng liên tục từ vùng giá "trà đá" 3.100 đồng/cổ phiếu để lên 3.680 đồng/cổ phiếu với khối lượng bùng nổ.

    Tăng điểm bất chấp cổ phiếu thuộc diện cảnh báo của HoSE do lợi nhuận âm liên tục

    Nói về Đầu tư Sao Thái Dương, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 792 tỷ đồng hồi tháng 9/2019 nhưng vì sử dụng vốn không hiệu quả nên liên tục làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu theo đã cũng tụt sâu từ 28.000 đồng/cổ phiếu xuống chạm đáy còn 1.200 đồng/cổ phiếu vào tháng 4/2020.

    Khoảng 3 năm trở về đây, doanh nghiệp làm ăn bết bát khi không có sự tăng trưởng mạnh mà chỉ sụt giảm và báo lỗ.

    Một điểm đáng chú ý nữa là cổ phiếu SJF vẫn đang thuộc diện cảnh báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (SGDCK TP.HCM) do lợi nhuận sau thuế của Công ty tiếp tục âm trong 6 tháng đầu năm 2021. Nguyên nhân chính cho việc thua lỗ của SJF đến từ khả năng quản lý chí phí dường như đang gặp vấn đề không nhỏ khiến lợi nhuận bị bào mòn, doanh thu cao song biên lợi nhuận rất nhỏ.

    Theo tìm hiểu, bước sang năm 2021, nhiều nhà đầu tư đem theo kỳ vọng vào mảng xuất khẩu gỗ tre như cốp pha, pallet của SJF. Tuy nhiên thực tế thì mảng này chỉ đóng góp khoảng 30% doanh thu công ty trong quý 2/2021; còn lại mảng kinh doanh chính đem lại doanh thu cho SJF là buôn bán phân bó Ure, NPK. Kết quả, nửa đầu năm 2021, SJF ghi nhận doanh thu tăng 43% lên 279 tỷ đồng; tuy nhiên bài toán chi phí vẫn chưa được giải quyết khiến lợi nhuận sau thuế vẫn lỗ gần 8 tỷ đồng.

    Sang đến quý 3, thậm chí SJF còn không có doanh thu xuất khẩu gỗ tre khi không thể có đơn hàng mới trong bối cảnh giá vận tải tăng mạnh. Nhưng, điểm sáng đến nhờ doanh thu tăng cùng với việc tiết giảm chi phí đáng kể, SJF đã có lãi ròng hơn 9 tỷ đồng trong quý 3, qua đó bù đắp số lỗ nửa đầu năm đã ghi nhận.

    [​IMG]

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và LNST của SJF lần lượt đạt 319 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng, tương ứng mới chỉ đạt 30% kỳ vọng lợi nhuận cả năm.

    Cổ phiếu SJF liên tục tăng trần trong bối cảnh kết quả kinh doanh chưa có nhiều đột biến, giá trị nội tại của doanh nghiệp chưa thể khẳng định, khiến nhiều người phải đặt ra nghi vấn trong khi vẫn có nhà đầu tư ham lời mà nhắm mắt chạy theo rủi ro, đặt lệnh chỉ theo những lời "phím hàng" của các "đội lái".

    Hiện tại, thông tin tích cực duy nhất liên quan đến thương vụ M&A bởi doanh nghiệp đứng đầu ngành thép cũng đã được xác nhận là chưa có bước đi nào mới. Từ đây có thể đo lường rất rõ xác suất xảy ra "mua đỉnh, bán đáy" của nhà đầu tư là vô cùng lớn.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  4. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    9.376
    Đầu tư/đầu cơ đều tìm kiếm lợi nhuận.
    Đầu cơ LN cao, nhanh thì chấp nhận rủi ro cao.
    SJF hay TNI cũng trên 10 phiên CE liên tục (trước đó đã X lần cả).
    Mhoang79 thích bài này.
  5. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Chắc chắn sẽ sớm có những vụ như vậy xuất hiện thôi bác, khi mà các nđt đang say sưa lao vào cuộc đua cp đầu cơ bất chấp giá trị doanh nghiệp, bất chấp kết quả kinh doanh mà chỉ nghĩ rằng mua xong nó sẽ CE để ăn bằng lần trong vài ngày. Một khi bô đã úp thì những người cầm cp bơm thổi sẽ chỉ còn “cái nịt”. :)
    --- Gộp bài viết, 27/11/2021, Bài cũ: 27/11/2021 ---
    SJF hay TNI CE 10-15 phiên nhưng cũng dễ dàng FL 10-15 phiên khi lái đã ăn đủ, thậm chí còn FL nhiều hơn đấy cụ, vì cơ bản nó chả có cơ sở gì để hỗ trợ cho cái tăng đó, ngoại trừ mấy lời bơm thổi của lái và tay chân. Cụ cứ thử tra lịch sử giao dịch của SJF năm 2019 ra là thấy luôn.
    Vuthanhnguyen, ddd3dquatrinh2 thích bài này.
  6. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    9.376
    Chính xác ah.
    TNI rơi từ 10 về 2 trong 2018-2019, rồi từ 2 lên 12 trong hơn 1 tháng. Như thế vẫn sẽ có NĐT kiếm được (kỹ năng tốt+ may mắn). Còn 1 khi game over thì các cổ này sẽ rơi tự do và có thể 3 năm, 5 năm mới lại có sóng.
  7. Nam_Mo_Dung

    Nam_Mo_Dung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    1.023
    nhiều khi cũng thấy buồn vì con mình cầm nó không CE liên tục :))
    ddd3d thích bài này.
  8. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    9.376
    Nhất là bác nào trong 2020-2021 mà hold VNM, VIC, VHM..
  9. Nam_Mo_Dung

    Nam_Mo_Dung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    1.023
    cổ đông nhà họ V siêu nhân vkl, rơi thế mà méo thấy ai chửi, chắc toàn tỉ phú nên có rơi thế chứ rơi nữa vẫn không xi nhê gì =))
  10. Minhquan2012

    Minhquan2012 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/04/2020
    Đã được thích:
    8.651
    Có tím đâu mà cụ bảo không ce liên tục??? tủi cho cổ đông thì có.
    Nam_Mo_Dung thích bài này.

Chia sẻ trang này