Góp nhặt một số bài bài!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giaodichnhanh, 10/08/2007.

2249 người đang online, trong đó có 899 thành viên. 20:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 298 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Góp nhặt một số bài bài!

    BVSC_ Cuối năm VN-Index xoay quanh 1.000 điểm

    Sau khi Công ty Chứng khoán Sài Gòn công bố báo cáo về TTCKVN hồi tháng 5, ngày 8/8, một đại gia khác là CTCK Bảo Việt (BVSC) tiếp tục đưa ra những nhận định khá tích cực. Tổ chức này nhấn mạnh: Điều chỉnh trên TTCK như vừa qua là bước chuẩn bị cho sự phát triển bền vững và lâu dài, VN-Index sẽ ở xu hướng tăng, khả năng xoay quanh mức 1.000 điểm vào cuối năm, khi đó tỉ lệ P/E ở khoảng 26 -27 lần. Các chuyên gia của BVSC đưa ra 5 lý do để bảo vệ nhận định của mình.

    Thứ nhất, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn là yếu tố hỗ trợ tâm lý tốt cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp. 6 tháng đầu năm là giai đoạn hầu hết các doanh nghiệp đầu tàu trên sàn đều tiến hành những đợt tăng vốn lớn, tạo nền tảng tài chính hỗ trợ cho những dự án kinh doanh mới. Sự lo ngại về việc tăng vốn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tính trên CP là có thật. Tuy nhiên, nếu không chỉ nhìn vào khả năng sinh lời trong ngắn hạn mà quan tâm đến tương lai xa hơn, NĐT sẽ nhìn thấy nhiều tín hiệu lạc quan đi cùng nỗ lực tăng vốn của DN. Việc tăng vốn, kết hợp với quản lý số vốn tăng thêm một cách hiệu quả sẽ giúp DN tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm? tạo tiền đề cho việc giữ vững và mở rộng thị trường trước sức ép từ những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi việc gia nhập WTO có hiệu lực hoàn toàn.Kết quả kinh doanh của các công ty trên thị trường OTC cũng có những dấu hiệu khả quan sẽ khiến thị trường này ấm dần lên thông qua sự tăng giá của những CP hàng đầu. Nguồn vốn đóng băng trong thị trường OTC những tháng đầu năm một khi được phục hồi, sẽ tác động tích cực đến thị trường niêm yết.

    Thứ hai là nguồn cung vốn cho TTCK vẫn còn tiềm năng dồi dào. Số lượng người Việt Nam tham gia TTCK hiện mới chiếm khoảng 26% dân số. Tính đến ngày 29/6, lượng tài khoản mở tại các CTCK đã đạt con số hơn 240.000, trong đó có trên 5.000 tài khoản của NĐT cá nhân và tổ chức nước ngoài. Con số này còn rất khiêm tốn so với dân số Việt Nam. Đồng thời, giá tiêu dùng tăng cao khiến lãi suất ngân hàng trở nên kém hấp dẫn cũng như tính thanh khoản không cao của thị trường bất động sản là nhân tố khiến dòng chảy vốn dịch chuyển vào TTCK một khi những dấu hiệu tốt trở nên rõ ràng.

    Về vốn nước ngoài,chỉ tính từ tháng 4 đến cuối tháng 6 đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD. Hầu hết các quỹ đầu tư lớn mới được thành lập đang có sẵn lượng vốn lớn và chờ để giải ngân vào các đợt phát hành CP lần đầu (IPO) của các DN nhà nước lớn sắp tới.

    Thứ ba, nguồn cung hàng hóa tốt. Dự kiến đến cuối năm, có khoảng 15 công ty sẽ niêm yết, trong đó điển hình là các công ty trong ngành bất động sản (Vincom, Hòa Phát), ngành hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ), ngành thủy sản (Nam Việt, Vĩnh Hoàn, Cửu Long). Chú ý hơn cả là nguồn cung từ việc cổ phần hoá các DN nhà nước lớn vào thời điểm cuối năm như: Vietcombank, MHB, Incombank, BIDV, Mobifone, Sabeco?Tuy nhiên, việc dãn kế hoạch IPO của các DN lớn trong năm 2007 đang được cân nhắc. Các chuyên gia của BVSC khuyến nghị điều tiết cung CP nhằm tránh nguồn cung hàng hóa ồ ạt trong giai đoạn thị trường đang điều chỉnh cần cân nhắc đến thái độ của NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài vốn đang chờ các kế hoạch chào bán ra công chúng của các Tổng công ty Nhà nước hay các ngân hàng lớn.

    Thứ tư là ổn định kinh tế chính trị. Tuy còn những vấn đề cần được khắc phục, song TTCK Việt Nam vẫn chỉ ra những ưu điểm so với các nước khác trong khu vực. Security risk được đánh giá điểm A, mức độ an toàn cao nhất so với điểm B, C và D của Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Tương tự, sự ổn định về chính trị cũng được đánh giá ở mức C, cao hơn so với mức D của Thái Lan và ngang bằng với Trung Quốc. Môi trường pháp lý đạt điểm C, đồng hạng với Thái Lan và nhỉnh hơn so với điểm D của Trung Quốc và Indonesia. Đây là những điểm rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn môi trường đầu tư của NĐT nước ngoài ?" vốn chiếm một vị trí khá quan trọng trong TTCK Việt Nam.

    Một lý do cuối cùng không thể thiếu là trình độ nhận thức của NĐT được gia tăng đáng kể sẽ đóng góp tích cực thúc đẩy thị trường phát triển. Đợt điều chỉnh sâu kéo dài từ giữa tháng 3/2007 khiến VN-Index chạm đáy vào ngày 24/4 ở mức 905,53 điểm đã thanh lọc đáng kể số lượng những NĐT tay ngang. Phần lớn những NĐT còn lại có chiến lược đầu tư lâu dài trong TTCK. Điều này tạo áp lực cho những DN niêm yết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên về chất của NĐT sẽ đặt các DN vào một thế cạnh tranh gay gắt hơn và buộc phải tự cứu mình nếu không muốn các cổ đông quay lưng lại với công ty mình. Bên cạnh đó, nỗ lực hoàn thiện thị trường như việc tiến hành khớp lệnh liên tục vào cuối tháng 7 nhằm khắc phục tình trạng ứ đọng lệnh cũng mang lại những khích lệ cho NĐT, góp phần lành mạnh hóa thị trường.

    Bên cạnh những tín hiệu khả quan của thị trường như đã nêu trên, báo cáo cũng chỉ ra mối quan ngại về thực trạng có đến hơn 90% các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoánTP Hồ Chí Minh phát hành thêm cổ phiếu với mục đích đầu tư vào ngành bất động sản (chủ yếu là để xây cao ốc và văn phòng cho thuê). Trên thực tế, tình hình thiếu minh bạch của thị trường bất động sản cùng với nhu cầu đang tăng khá mạnh đã đẩy giá cho thuê văn phòng ở Việt Nam lên mức gần như cao nhất ở thị trường Đông Nam Á vào khoảng 40-42 USD/m2 đối với văn phòng loại A (chỉ sau Singapore). Tuy nhiên, mức tăng cầu của thị trường bất động sản không thể ở mức cao như hiện nay trong dài hạn. Khi nhu cầu trở nên bão hòa, việc các DN bỏ quên lĩnh vực hoạt động chính của mình để đầu tư vào thị trường bất động sản có thể đem lại kết quả không khả quan. Bên cạnh đó, hầu hết tất cả những DN lớn hiện nay điều có chiến lược giống nhau là đa dạng hóa ngành nghề và chủ yếu nhắm vào đầu tư tài chính, thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán như: SAM, REE, FPT, SJS, ITA, MPC, GMD. Trong khi tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực hoạt động chính của các DN này vẫn còn rất cao. Điều này thể hiện một sự luẩn quẩn trong việc hoạch định chiến lược phát triển và sử dụng nguồn vốn của các DN
  2. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    VN-Index tiếp tục tăng: "Cái bẫy" phục hồi? (2007-08-10 12:08:34)
    Hôm qua, 9-8, NĐT lại chứng kiến thêm một phiên tăng ngoạn mục của VN-Index ở cả 2 sàn Hà Nội và Tp.HCM. Sau sự tăng giá đồng loạt của 83 mã, khi đóng cửa, VN-Index tăng tới 28,16 điểm, đạt 938,21 điểm.

    Thị trường đã có dấu hiệu tăng nhẹ, nhưng liệu đây có phải là một ?ocái bẫy? phục hồi? Thị trường sẽ tiếp tục Rebound, hay sẽ là Bull-trap?

    Hồi phục giả tạo?

    Gần 30 điểm là một mức tăng rất cao của VN-Index trong thời điểm hiện tại. Tại các phiên giao dịch gần đây, lượng giao dịch của NĐT cũng tăng mạnh, có lúc tới trên 5 triệu đơn vị được khớp lệnh, với tổng giá trị hơn 500 tỷ đồng. Một số bluechips cũng đã tăng mạnh, kéo theo tâm lý thoải mái hơn rất nhiều cho NĐT. Người ta đã có lý do để hy vọng, nhất là khi xuất hiện những nhận định đầy lạc quan của các chuyên gia phân tích trong thời gian qua. Sau khi VN-Index ?ophá đáy? 900 điểm, phải chăng giờ đây một viễn cảnh tươi sáng đã tới?

    Cho dù có rất nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường hồi phục, với những NĐT có kinh nghiệm, thị trường luôn khó lường hơn người ta tưởng rất nhiều. Bản chất của một đợt hồi phục là bắt đầu từ một bull-trap nhưng trên đường đi xuống đáy, thị trường vẫn luôn có những đợt hồi phục giả tạo. Đó là chuyện ?othường ngày ở huyện?.



    Tuy nhiên, để tránh trở thành một nạn nhân của bull-trap, NĐT sẽ không thể chỉ phụ thuộc vào tâm lý số đông để đánh giá thị trường. Trong thời điểm này, chắc chắn vẫn còn nhiều NĐT chưa thoát khỏi tâm lý lo âu, và vẫn còn những động thái thăm dò, dù thị trường đã bắt đầu tăng. Câu hỏi duy nhất được đặt ra lúc này là: Liệu điểm tăng của thị trường sẽ kéo dài bao lâu?

    Trên thực tế, VN-Index vẫn chưa cho thấy một sức mạnh nội tại thực sự thuyết phục để tạo nên một sức bật đáng tin cậy. Khi mà những yếu tố được xem là đã tác động kéo thị trường đi xuống vẫn còn, khả năng NĐT mất kiên nhẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp thị trường bứt lên khỏi biên độ trung bình trong những ngày hồi phục vừa qua (khoảng 20 điểm), nhiều khả năng sẽ có một ?ocuộc đào thoát? ngoạn mục cho VN-Index. Nhưng trái lại, nếu xảy ra bất cứ một dấu hiệu xuống dốc nào khiến NĐT ?ohoảng loạn?, thị trường lại có thể ?ođổ đèo? trên chu kỳ chạm đáy.

    Thị trường có bình phục thực sự?

    Cho dù thị trường đã tăng vài phiên liên tiếp thì sự bất ổn định của lượng giao dịch vẫn còn đó. Đừng vội nghĩ những cuộc tăng tốc của VN-Index sẽ là khởi nguồn của một sự bình phục thực sự (dù trên lý thuyết là đúng), những NĐT có bản lĩnh và khôn ngoan sẽ không nghĩ thế. Theo kinh nghiệm chung, vẫn còn ít nhất 2 yếu tố nữa chưa cho thấy VNIndex thực sự Rebound.

    Thứ nhất, đó là mức giá trị giao dịch chưa vượt qua hẳn mức trung bình của giá trị giao dịch trong quá trình suy giảm. Thứ 2, VN-Index chưa đứng vững ở mức điểm cao hơn các phiên trước tối thiểu là 10%.

    Nếu như người ta không quá khó để nắm bắt tâm lý chung của NĐT thì định hướng các luồng giao dịch lại là điều cực khó. Rất có thể, chỉ cần thị trường đi xuống 1 phiên thôi, sẽ xuất hiện ngay quá trình phân hóa tư duy mà người ta khó thể lường trước.

    Ví dụ, chỉ cần thị trường có chút dấu hiệu hồi phục giả tạo, các công ty lớn sẽ lập tức ngừng mua, nhưng những NĐT nhỏ nôn nóng lại mua thêm ngay. Qua đó cho thấy, cho dù thị trường có lên gần 30 điểm như trong những ngày qua, nhưng thực chất, giá trị giao dịch vẫn thấp. Đó là do tác động của sự vượt trội nguồn cung, dẫn tới tăng giá. Chính vì thế, cũng sẽ có khả năng, chỉ trong 1 phiên thôi, thị trường sẽ lại quay đầu khi sức cầu cạn kiệt.

    Không quá bi quan

    Người ta cần đề phòng những đợt Bull-trap, nhưng không vì thế mà phản ứng với nó một cách tiêu cực. ?oCái bẫy? phục hồi có thể khiến nhiều người hụt hẫng, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại là lực đẩy tuyệt vời để thị trường có đà thăng tiến ?" trong những thời điểm quyết định.

    Có rất nhiều cách để tiếp cận và xử lý ?ocái bẫy? này, nhưng trên hết, kiên nhẫn vẫn sẽ là thứ vũ khí quan trọng nhất của NĐT. Khi bạn sở hữu một blue-chips không tăng trong các phiên liên tiếp, sẽ là sai lầm lớn nếu bán ra chỉ sau 1 một ngày rớt giá mạnh.

    Sau khi đi ngang quá lâu, sự tăng giảm của CP, đặc biệt là blue-chips luôn chịu tác động rất lớn của NĐT, và chỉ những người biết chờ đợi mới có được hiệu quả cao nhất. Hãy nhớ, khi các CP hiếm rớt mạnh xuống dưới giá tích lũy, xu hướng để nó tự quay lại giá trị ban đầu trong 1 thời gian ngắn là rất cao.

    Một điều nữa NĐT cần quan tâm là: Nếu thực sự thị trường xảy ra một đợt bull-trap thì đó là tính bền vững của mức cản 900. Khi điểm tựa này có cơ sở để tin cậy, NĐT sẽ không cần quá e dè ở khả năng mua vào của mình. Cần nhớ, khi thị trường tạo nên tính nhịp điệu giảm tương đương ở ít nhất 3 phiên chẳng hạn, nó sẽ có xu hướng tự bật lên ở phiên thứ 4 sau đó.
  3. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin gì ở báo cáo của tổ chức nước ngoài?

    Gần đây, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) đưa ra nhận định, TTCK Việt Nam sụt giảm vì 5 lý do và một trong các lý do là chỉ số P/E cao hơn 30 lần. Đây không phải là tiêu chuẩn quan trọng trong đầu tư để kiếm nhiều lợi nhuận.

    Theo kinh nghiệm tôi biết, TTCK sụt giảm không phải là do P/E cao mà do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư chiếm tới 95%. Nhớ lại TTCK Mỹ rớt mạnh vào năm 1987 là do nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi cơ quan truyền thông đã khuyếch đại về tỷ lệ thiếu nợ của Mỹ qua việc nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, tác động tới tâm lý bán cổ phiếu của nhà đầu tư và chỉ số rớt hơn 20% trong một ngày.

    Năm 2001, TTCK Mỹ lại chao đảo vì vụ khủng bố 11/9 làm cho các cổ đông lo sợ bán ra. Và bây giờ, tôi xin phản biện 3 nhận định chính của HSBC như sau:

    P/E lớn: hệ số P/E chỉ là sự tương quan giữa giá trị thị trường với tiền lời của cổ phiếu trong một năm. Tỷ lệ P/E càng nhỏ có nghĩa là mức an toàn cao, mà an toàn cao thì lợi nhuận sẽ không nhiều.

    Nói về sự tương quan này cũng có sự bất cập vì P nói lên giá mua bán hàng ngày của cổ phiếu, trong khi E là lợi nhuận thuần của cổ phiếu trong một năm vừa qua. Lấy tỷ lệ của giá hiện tại đi so với tiền lời của cổ phiếu trong một năm quá khứ, điều này không nói lên tiềm năng của công ty trong hiện tại và tương lai.

    Mua cổ phiếu là mua tương lai và họ sẽ mua giá hiện tại cao để kỳ vọng là trong tương lai, giá cổ phiếu sẽ lên. Nói về cổ phiếu tốt, cổ phiếu triển vọng thì giá thị trường luôn phải tăng trước khi tiền lời gia tăng. Vì lẽ đó, hệ số P/E của các công ty tốt sẽ cao.

    Điều mâu thuẫn dễ nhận thấy là P/E bằng 30 lần bị kêu là quá cao, nhưng rất nhiều cổ phiếu có P/E dưới 16 lần trên TTCK Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài đã không chọn mua (trên 30% cổ phiếu trên sàn có hệ số P/E nhỏ dưới 15,5 lần).

    Trong khi đó, họ lại mua cổ phiếu các công ty có P/E cao như PVD (có lúc P/E tới 250 lần); FPT (có lúc cao tới 45 lần), STB (có lúc cao hơn 100 lần)?

    Như tôi đã đề cập, hệ số P/E của cổ phiếu các nước có các chuẩn khác nhau, tùy theo lãi suất ngân hàng, nếu lãi suất càng cao thì tỷ lệ P/E càng nhỏ, hoặc ngược lại.

    Xin lấy một số công ty ở nước ngoài để độc giả tiện tham khảo như: SOFTbank (Nhật Bản) có P/E = 102; Infosys (Ấn Độ) có P/E = 28,6; APPTech có P/E = 54,44; Computers - Soflware (Ấn Độ) có P/E = 37,22?

    Đây là các công ty mạnh, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đầu tư nhiều, giá cổ phiếu vẫn lên, có ai nói gì đâu! Trong khi cổ phiếu của Việt Nam được coi là tốt trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc, thì lại bị "chê lên, chê xuống".

    Tôi có cảm tưởng như nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chiến lược "chê trước, mua sau". Người Việt Nam có thói quen tin tưởng nhà đầu tư nước ngoài, do đó họ đã đánh vào tâm lý nhà đầu tư trong nước để cho VN-Index rớt xuống 900 và dưới 900 điểm.

    VN-Index 900 điểm: vẫn là kết luận của HSBC. Họ đưa ra một con số mà không có một chứng minh nào. Nếu họ tin là chỉ số này không lên được thì họ đang giữ cổ phiếu và mua cổ phiếu dài hạn làm gì?

    Tin mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered Bank cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,25% trong năm 2007. 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,9%, bây giờ muốn cân đối cho đủ 8,25% tốc độ tăng trưởng GDP thì 6 tháng cuối năm phải đạt ít nhất là 8,5%, như vậy nhà đầu tư có tin là chỉ số chứng khoán sẽ đứng ở mức 900 điểm hay không?

    Ngoài ra, theo báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết, nhiều công ty có doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Một đặc trưng khác của các DN niêm yết là trên 95% có kết quả kinh doanh trong quý III và quý IV cao hơn 2 quý đầu năm.

    Dựa trên những yếu tố về nền kinh tế và khả năng phát triển của các DN, quan điểm của tôi là VN-Index sẽ vượt qua mức 1.200 điểm vào cuối năm nay. Tôi mong nhà đầu tư trong nước bình tĩnh, nên mua vào các cổ phiếu hàng đầu và giữ đến cuối năm. Cơ hội đang ở trong tay nhà đầu tư Việt Nam, đừng để mất cơ hội này.

    IPO của các tập đoàn: HSBC dự đoán, Nhà nước sẽ ngừng IPO Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên họ yêu cầu IPO để cho TTCK hoạt động mạnh hơn. Đây là một lý lẽ mà nhiều nhà phân tích chứng khoán không chấp nhận được.

    Khi TTCK đi xuống, muốn khởi sắc lại thì khối lượng cung nên hạn chế và để lấy lại lòng tin cho nhà đầu tư thì không nên IPO các tập đoàn lớn của Nhà nước. Còn muốn cho giá rớt để nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội mua rẻ thì chúng ta cứ theo lời khuyến cáo của họ mà làm.
  4. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    5 nguyên nhân khiến FPT giảm
    Trong thời gian qua, dư luận đang quan tâm về nhiều vấn đề chưa được làm rõ đối với CP của FPT. Mặc dù báo cáo kết quả kinh doanh tốt, nhưng giá CP của FPT liên tục giảm. Nhà đầu tư cả trong và ngoài nước liên tục bán. Để rộng đường dư luận chúng tôi xin điểm lại các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này của một trong những CP sáng giá nhất trên TTCK Việt Nam.
    1. Phân phối điện thoại di động mới là thế mạnh lớn nhất.
    Với tổng giá trị thị trường lưu động là 29 nghìn tỉ đồng (gần 1,8 tỉ USD), FPT được đánh giá là công ty có tổng giá trị thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, điều đáng nói là dựa trên báo cáo tài chính những năm gần đây nhất của FPT với hơn 60% doanh thu từ dịch vụ phân phối điện thoại di động (tuân thủ theo chuẩn phân ngành ICB hiện đang được sử dụng trên Sở giao dịch Chứng khoán New York và cũng đang được áp dụng trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM), Hội đồng Chỉ số quyết định chuyển FPT từ ngành Công nghệ sang Dịch vụ Tiêu dùng. Như vậy, nhà đầu tư càng khẳng định rằng công nghệ không phải là thế mạnh lớn nhất. Thực chất điều này lâu nay vẫn được mọi người truyền tai nhau và đến thời điểm này mới có một tổ chức uy tín đứng ra công bố chính thức.

    2. Nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi FPT.
    Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, hầu hết là các đối tác chiến lược đang rút khỏi FPT. Nhiều nhà phân tích cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc mở rộng hoạt động của FPT sang các lĩnh vực mới hoàn toàn không phải là thế mạnh của mình như: chứng khoán, ngân hàng, quản lý quý. Không dừng ở đó, lãnh đạo FPT còn hứa hẹn trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng với các ngành nghề khác như bất động sản?
    Về mặt nguyên tắc, khi một công ty chuyển hướng trong lĩnh vực hoạt động thì các NĐT sẽ bán CP của công ty đó vì công ty chưa khẳng định được vị trí của họ trong lĩnh vực mới, Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ cho biết.
    Cùng chung ý kiến với ông này, Giám đốc một CTCK tại Hà Nội - người đã có nhiều năm nghiên cứu về chứng khoán tại Mỹ nhận xét: Theo kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn này chỉ thành công khi họ tập trung vào một lĩnh vực nhất định. Nói đến Toyota là xe hơi, Microsoft là phần mềm, Intel là bộ vi xử lý... Giờ đây, khi nói đến FPT người ta có thể bị lẫn bởi thương hiệu FPT không còn tập trung vào viễn thông và CNTT nữa mà là đủ thứ: đào tạo, chứng khoán, bất động sản... Đây có thể là lý do khiến cho các NĐTNN lo lắng".(ĐTCK)

    3. Thiếu tôn trọng cổ đông.
    Đó là những phản hồi của nhiều nhà đầu tư trong thời gian gần đây, dẫn chứng bằng hàng loạt các động thái ?oxảy chân? của lãnh đạo FPT thì điều này không phải không có lý.
    Đáng chú ý nhất là à việc ông Hoàng Minh Châu, Phó Chủ tịch HĐQT FPT thông báo bán đến 225.000 cổ phiếu FPT từ ngày 23/7. Không chỉ bán với số lượng lớn mà việc bán ra hàng trăm ngàn cổ phiếu FPT trong thời điểm nhạy cảm ?o FPT bị xả hàng? đã làm nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi phải chăng FPT đang có vấn đề?
    Đáng chú ý hơn là mới đây, ông Châu đã thay mặt FPT trấn an các nhà đầu tư rằng mọi việc ở FPT vẫn bình thường, FPT đang đi đúng hướng. Nhưng liệu mấy người tin khi chính ông Châu bán số lượng cổ phiếu với giá trị lên đến hơn 60 tỷ đồng.
    Bức xúc trước tình cảnh này 1 nhà đầu tư tại VCBS thốt lên: Mấy vị trong HĐQT FPT cứ bán ra mà bảo chúng tôi không sao đâu ai thì tin sao nổi?. ?oCả mấy ông Tây cũng bán ra cả triệu cổ phiếu này nên nhà đầu tư chúng tôi cũng phải bán theo thôi?. (Tiền Phong)

    Theo chuyên gia chứng khoán Đặng Quang Gia (Giảng viên TTCK, Đại học Ngân hàng) thì: ?oLãnh đạo các công ty cổ phần phải làm sao cho cổ đông tin tưởng vào đạo đức của người lãnh đạo. Trung Quốc có câu : ?o Tiên chi ưu, nhi ưu. Hậu chi lạc, nhi lạc?. Nghĩa là, do trước cái lo của mọi người, chứ không phải chỉ nghĩ đến thân mình, lo bán cổ phiếu với mục đích ?o tiêu dùng cá nhân?. Nhà đầu tư cá nhân đã có đủ kinh nghiệm trong quá khứ, cho nên lãnh đạo của công ty phải chứng tỏ là những người đáng tin tưởng để cho cổ đông bên ngoài muốn giữ cổ phiếu và luôn luôn phải đủ tin tức để họ biết là công ty đang làm gì và làm tới đâu? (ĐTCK)

    Chưa hết nguôi, gần đây nhất phần lớn cổ đông của FPT lại bị dội một gáo nước lạnh. Đó là thông tin về việc lãnh đạo FPT đã ?obuông lỏng? quản lý khi tham gia góp vốn vào các công ty thuộc lĩnh vực mới của FPT như: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu dư luận không được biết về việc thực chất công ty mẹ chỉ góp vốn rất thiểu số, ngạc nhiên hơn hầu hết các cổ đông của FPT lại không hề được biết trong các doanh nghiệp mới mang tên FPT nói trên sự thực công ty mẹ được góp bao nhiêu vốn, còn lại tư nhân góp bao nhiêu? Độc giả có thể tham khảo thêm chi tiết về thông tin này tại địa chỉ: http://dautuchungkhoan.com/Chung-Khoan/2007/08/24139.OTC

    Ngẫm mới thấy không phải không có lý khi lãnh đạo cấp cao của FPT lại bán khối lượng lớn CP của chính công ty mình để góp vốn vào công ty khác, tiếc rằng không phải ai cũng được biết, cũng có thể làm được điều này! Có cổ đông còn bức xúc với chính câu khẩu hiệu của FPT ?oCùng đi tới thành công?!
    Hệ thống PR của các công ty cổ phần đều quá tệ hại, đưa tới một trong các hậu quả hiện nay là làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Lãnh đạo trong công ty cần nhớ rằng, lãi chưa đủ để thuyết phục nhà đầu tư mà còn phải chứng tỏ mình là người lãnh đạo có đáng tin cậy hay không. (Đặng Quang Gia)
  5. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Lạnh lẽo cổ phiếu ngân hàng
    Từng được xem là ?omón hàng nóng? ở TTCK, nhất là trên thị trường phi tập trung (OTC) nhưng đến nay CP ngân hàng (NH) đang liên tục mất giá, đã khiến cho không ít nhà đầu tư chới với.

    Ngắn hạn: phá sản

    Đợt rớt giá ?okhông phanh? đã diễn ra kéo dài từ CP của các NH nhỏ, mới chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị đến CP của các NH ?ođại gia?. Trong đó nhóm CP NH top đầu như Eximbank, DongA, ACB? mặc dù có giao dịch lác đác nhưng vẫn rớt giá trầm trọng, giảm từ 30-40% so với đầu năm. Riêng nhóm CP như Phương Nam, An Bình? không những rớt giá từ 40-50% mà gần như đã ?ođóng băng?, không giao dịch, chuyển nhượng. Kéo theo việc này, nhiều nhà đầu tư đã mất trắng hàng tỷ đồng.

    Đơn cử như ông TH.L., một đại gia sở hữu hàng loạt khách sạn ở TPHCM đã dám bỏ 32 tỷ đồng để mua CP NH Phương Nam giá (8,7 triệu đồng/CP) và An Bình (giá 7,8 triệu đồng/CP), sau đó cầm cố CP tại NH vay vốn đầu tư vào bất động sản. Chỉ nửa tháng sau khi TTCK rớt giá mạnh làm CP NH rớt theo, NH đòi bù tiền thế chấp, đến đầu tháng 7-2007, chịu hết nổi, ông TH.L. đã phải bán 2 CP này để trả nợ NH. Nhẩm tính, ông TH.L. cho biết đã lỗ đến 18 tỷ đồng. Nhưng ông vẫn còn may khi đã gỡ gạc một phần từ bất động sản ở thời điểm thị trường sốt giá!

    Hiện nay nhiều nhà đầu tư phải bán CP chịu lỗ khá nhiều. Những nhà đầu tư ít áp lực trả nợ NH thì chọn cách chờ thời, trở thành nhà đầu tư chiến lược bất đắc dĩ. Cũng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn giải pháp trung bình giá, tiếp tục mua vào khi TTCK điều chỉnh xuống, nhằm cân bằng, bù với mức giá quá cao trước đó. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư tiếp tục bị lỗ. Đầu tháng 4-2007, sau 10 phiên đặt lệnh, anh Trần Văn Thanh ở quận 3 TPHCM mua 1.000 CP STB với giá 160 triệu đồng (160.000 đồng/CP), khi tách quyền được mua thêm 1.000 CP với giá 1.5, đưa tổng số tiền anh Thanh mua 2.000 CP là 175 triệu đồng. Anh Thanh cho biết, phiên giao dịch ngày 7-8, cổ phiếu STB chỉ còn 56.000đ/CP, nếu bán đi thì anh đã lỗ hơn 60 triệu đồng, đó là chưa kể tiền lãi vay sau 3 tháng đầu tư. Riêng những nhà đầu tư săn CP của các NH nông thôn mới chuyển lên đô thị, NH chưa được cấp phép thành lập thì đang ?ongồi trên lửa? vì không thể bán được để thu hồi vốn.

    Trung hạn: triển vọng

    So với nhiều ngành nghề khác, NH vẫn được xem là mảng hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận do việc kinh doanh đa dạng từ lĩnh vực tín dụng, đầu tư tài chính, địa ốc và dịch vụ. Không những hoạt động có tính minh bạch cao, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN, các NH thương mại đang ngày càng chú trọng đầu tư công nghệ thông tin và quản lý rủi ro. Đây chính là nền tảng đảm bảo ngành NH vẫn đạt lợi nhuận tốt trong tương lai. Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Tổng giám đốc VIB Bank, nhận định: ?oCP NH rớt giá trong thời gian gần đây chịu tác động chung của TTCK, khi sức cầu trên thị trường giảm mạnh, chứ không phải xuất phát từ nội tại của NH, vì thực tế các NH đang hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng nhiều cổ phiếu NH giảm giá mạnh là do giá đã tăng cao quá vào đầu năm nay?.

    Theo một chuyên gia NH, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư mua CP NH chủ yếu theo phong trào chứ chưa nhận ra được sức mạnh thực chất của các NH. Với sự ngộ nhận tiềm năng của những cuộc liên minh đánh bóng thương hiệu, theo đó đằng sau NH là những tập đoàn lớn, nên đã có không ít nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền để mua những CP NH chỉ mới ?othay áo? với cái giá gấp 7-8 lần mệnh giá. Sau một thời gian TTCK điều chỉnh mạnh, những CP này chịu sự tác động ngay và hiện nay đã có phân tách rõ ràng về giá.

    Trước thông tin cho rằng có nhiều nhà đầu tư đang có khuynh hướng bán tống CP NH và dự báo sắp tới CP NH sẽ có một đợt khủng hoảng mới, ông Lê Đắc Sơn, Phó Tổng giám đốc VPBank, cho rằng tuy không phải tất cả CP NH nào cũng tốt, nhưng CP NH vẫn là một trong những CP tiềm năng nhất hiện nay và phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn. Bằng chứng là các nhà đầu tư nước ngoài như các quỹ đầu tư vẫn muốn sở hữu CP các NH Việt Nam với chiến lược đầu tư dài hạn. Phải thừa nhận về trung và dài hạn CP NH vẫn sáng giá nhưng trên thị trường hiện nay nó đang nằm trong ?otâm bão?.

Chia sẻ trang này