----- GTT, Chị Thanh chủ tịch cần học thêm.-----

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi medvedev, 29/09/2014.

4667 người đang online, trong đó có 557 thành viên. 07:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1175 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. medvedev

    medvedev Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Đã được thích:
    1.190
    Những kinh nghiệm "xương máu" của ông Đặng Văn Thành
    Thứ Sáu, 26/09/2014 06:18 (GMT+7)
    Suốt thời gian dài, gia đình ông Đặng Văn Thành từng có tới 3 thành viên nằm trong Top 100 doanh nhân giàu nhất Việt Nam. Chặng đường trở thành người dẫn đầu trong kinh doanh tiền tệ của một tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng, rời khỏi vị trí chủ tịch ngân hàng do chính mình gầy dựng, và rồi tái xuất thương trường với một diện mạo hoàn toàn khác… ẩn chứa gần như đầy đủ những biến động của thời cuộc, của nền kinh tế Việt Nam.

    [​IMG]
    Doanh nhân - cựu Chủ tịch Sacombank Đặng Văn Thành vừa có buổi giao lưu với giới doanh nhân trẻ G20-Business Dinner thuộc CLB Doanh nhân 2030, với chủ đề "Doanh nhân Đặng Văn Thành - Trải nghiệm thương trường". Bên lề sự kiện, ông đã có cuộc trò chuyện với Bizlive:


    * Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện trở lại sau hai năm vắng bóng trên thương trường, điều gì ông muốn chia sẻ trong buổi giao lưu này?

    - Đời doanh nhân cũng thăng trầm như cuộc sống, và những thăng trầm ấy khiến người ta trưởng thành. Sau mỗi trải nghiệm sóng gió, bản thân tôi tự đúc kết và tích lũy thành kinh nghiệm, đó chính là nền tảng kiệm tồn để xây dựng chiến lược phát triển cho đơn vị thông qua các văn bản lập quy với những cơ chế, chính sách tương thích, cụ thể.

    Trên tinh thần đó, người lãnh đạo phải ý thức được 4 trọng trách cốt lõi của bản thân: tạo giá trị gia tăng cho xã hội; tạo giá trị gia tăng cho khách hàng; tạo giá trị gia tăng cho nhà đầu tư; tạo giá trị gia tăng cho cán bộ công nhân viên. Bất cứ ai muốn trở thành CEO đều phải xác định những trọng trách này là điều phải làm được. Một khi tâm thế đã sẵn sàng gầy dựng nên 4 mục tiêu ấy thì sức ép cạnh tranh không còn là điều đáng lo ngại.

    Trong điều hành kinh tế vĩ mô, thử thách lớn nhất đối với doanh nghiệp là công tác quản trị rủi ro. Qua các giai đoạn khủng hoảng kinh tế ở khu vực và trên thế giới, tôi nhận ra rằng: doanh nhân phải có “khẩu vị” để cảm nhận được rủi ro thì mới có thể dự đoán và định hướng lâu dài cho doanh nghiệp.

    Người lãnh đạo cần “có tầm - có tâm”, không chỉ có cái nhìn sâu rộng, khả năng định hướng chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp mà còn có ý thức sâu sắc về trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với đất nước và với đội ngũ nhân viên. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, để tồn tại trước những chu kì đào thải khắc nghiệt và chóng vánh, phải hiểu được vai trò và sứ mệnh của doanh nhân trên chặng đường hướng tới khẳng định vị thế quốc gia - thương hiệu quốc tế.

    * Đã 10 năm trôi qua kể từ Ngày Doanh nhân Việt Nam đầu tiên (13/10/2004), ông đánh giá như thế nào về sự trưởng thành của đội ngũ mình?

    - Tôi rất vui mừng khi được chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thế hệ doanh nhân, kèm theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu quốc gia, như Kềm Nghĩa, Thép Pomina, Trường Hải, An Phước v.v... Đây là sự chuyển mình tích cực của các thế hệ doanh nhân trong nền kinh tế thị trường. Những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều tập đoàn đa ngành, đa sở hữu, tiến tới đa quốc gia với khát khao sánh vai cùng các cường quốc thế giới. Họ chính là nguồn lực quốc gia để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.

    Ngoài những khát vọng và nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp trẻ rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước chính phủ để sớm hiện thực hóa những kì vọng hội nhập trong các sân chơi quốc tế như WTO, APTA, và tới đây là TPP… Bản thân Quốc hội, Chính phủ nên khẩn trương hoàn thiện Luật Doanh nghiệp, nhằm đảm bảo không chỉ phù hợp mà còn tương thích với những bất cập và thách thức cạnh tranh mà đội ngũ doanh nhân đang phải đối mặt.

    Dù ở bất cứ đâu, môi trường kinh doanh đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, có thể dễ dàng hình dung môi trường ấy lắt léo như mạng lưới giao thông vậy. Những hạn chế về luật lệ, quy định… buộc doanh nhân phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển để tồn tại. Đó là sự thật.

    Giao thông lộn xộn không phải do ý thức kém của người tham gia. Ở nước ngoài, muốn leo lề hay đi ngược chiều cũng không làm nổi. Do môi trường xã hội trước tiên, sau đó là người thực thi pháp luật, cuối cùng mới đến ý thức người trong cuộc.

    * Chúng ta đã phải trả giá nhiều không để có được những thương hiệu thực sự mạnh đó?

    - Kinh tế thị trường chào đón tất cả các thành phần tham gia, nhưng quy luật đào thải của nó cũng không nhún nhường bất cứ ai thiếu sự chuẩn bị với khái niệm thiếu chính xác. Khủng hoảng châu Á năm 1997 và khủng hoảng thế giới từ 2007 đến nay là những ví dụ điển hình của chu ký đào thải khắc nghiệt đó, “một mình một chợ” không thể nào thành công.

    Doanh nhân có tuổi thọ - Doanh nghiệp không có tuổi thọ. Những thương hiệu quốc tế có tuổi đời cả trăm năm như Heineken, Mercedes… vẫn trường tồn qua bao thế hệ doanh nhân. Nền kinh tế thị trường buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm hậu mãi, trách nhiệm với người tiêu dùng; không còn chỗ đứng cho thói quen “ăn xổi ở thì”, làm ăn “đánh quả” thiếu lượng, kém chất.

    Một thách thức nữa chính là chính sách điều hành vĩ mô thiếu nhất quán đã gây tổn thương không nhỏ đến đội ngũ các doanh nhân, đặc biệt là những đối tượng mới khởi nghiệp với nguồn eo hẹp. Để hạn chế gián đoạn (giật cục), doanh nghiệp phải xây dựng được lộ trình thực hiện trong thời gian ít nhất là 5 năm, bằng không bản thân họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

    * Vì sao ông lại chọn kinh doanh tiền tệ, một ngành đấy áp lực, đấy bất trắc?

    - Đối với tôi, lĩnh vực ngân hàng rất rất thú vị, và tôi yêu nghề này. Bởi lẽ ngân hàng là động lực trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế, là cơ quan trung gian giải quyết nhu cầu và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ, ngày hôm nay tôi mở một phòng giao dịch tại một thị trấn ở Quảng Nam, ngày mai đã có người đến gửi tiền, không chỉ tạo thu nhập cho cán bộ nhân viên mà còn mang đến cơ hội làm ăn cho người dân bản địa. Với tinh thần đó, tôi thực sự tâm đắc với phương châm mình đã tự trải nghiệm và đúc kết: “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.

    * Từ một nhà tài chính chuyển sang làm đường, nuôi bò, khai thác dừa… Đó có phải là một thách thức mới với ông?

    - Thời gian gần đây, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin tôi đang chuyển qua đầu tư nông nghiệp, thực ra không phải như vậy. Tôi đã gắn bó với mía đường 35 năm nay rồi. Trong bối cảnh ngành mía đường Việt Nam đang bế tắc với năng suất thấp, chất lượng chưa cao, tình trạng thẩm lậu đường giá rẻ từ Thái Lan…, tôi kỳ vọng với hơn 47 ngàn hec-ta mía cùng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng mía đường TTC, Tập đoàn Thành Thành Công sẽ sản xuất ra giống mía tốt phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, thay thế giống mía nhập ngoại…

    Đối với tôi, cây mía không bỏ đi phần nào cả, bã mía được dùng để đồng phát nhiệt điện trong mùa khô. Cụ thể, nhà máy Mía đường Tây Ninh cung cấp đến 45% tổng lượng điện sinh hoạt tại địa phương. Theo quy hoạch của Chính phủ, từ nay đến 2025, cả nước sẽ có 24 triệu tấn mía. Nếu lấy suất sinh điện theo chuẩn tiên tiến thế giới là 150 KWh/tấn mía thì công suất phát tối đa tương đương 1000 MW, bằng 50% công suất nhà máy điện hạt nhân dự kiến xây dựng tại miền Trung.

    Về dự án chăn nuôi bò Kobe, tôi đã ấp ủ và thực hiện từ 4 năm nay. Kết hợp với đối tác Nhật Bản, tôi cùng anh Nguyễn Minh Tuấn - Chủ tịch công ty Kềm Nghĩa, mỗi bên đầu tư 50%, sẽ cung cấp cho thị trường đợt sản phẩm đầu tiên vào quý I năm 2015. Ngoài ra nhà máy đóng lon với tổng mức đầu tư 20 triệu USD sẽ khánh thành cuối năm nay, chuyên sản xuất nước cốt dừa và nước dừa ở Bến Tre, nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho trái dừa Việt Nam.

    Kinh doanh, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, đều có một công thức chung. Từ kinh doanh tiền chuyển qua mua mía, bán bò, yếu tố cốt lõi là phải giải mã được bằng quản trị và điều hành, phát hiện và đào tạo để hiện thực hóa. Hiện giáo sư Võ Tòng Xuân đang đảm trách công việc nghiên cứu giống mía, cùng 200 kỹ sư nông nghiệp trẻ. Họ chính là những người làm khuyến nông tốt nhất vì bản thân luôn gần gũi gắn bó với nghề nông, với người làm nông.

    * Theo ông, phải chăng điểm yếu nhất là quản trị đã ngăn cản các thương hiệu Việt khó thoát khỏi công ty gia đình để trở thành tập đoàn, khó bước ra khỏi quốc gia?

    - Điều hành một doanh nghiệp cũng giống như điều hành một quốc gia thu nhỏ. Để quản trị tốt, doanh nghiệp cần phải có cơ cấu tương thích, trong đó quản trị viên phải biết vận hành chính xác cơ quan hành pháp và cơ quan điều hành. Hệ thống văn bản lập quy cần định nghĩa chính xác trách nhiệm và vai trò của từng bộ phận chuyên biệt.

    Cụ thể, cơ quan lập pháp đảm nhiệm ban hành quy trình quy chế, song song với đó, cơ quan hành pháp có trách nhiệm hỗ trợ góp ý về năng lực và quan điểm điều hành của các nhân sự, tạo nền tảng cơ sở thực tiễn để không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản lập quy. Đặc biệt, các thành viên trong Hội đồng Quản trị phải ý thức được vai trò và sứ mệnh của bản thân, không đơn thuần chỉ là những công việc sự vụ, mà còn là trách nhiệm trực tiếp với quyền lực của cả Hội đồng. Phải nắm vững và áp dụng triệt để nguyên tắc “Quản trị tập trung - Điều hành phân cấp”, dám giao quyền mới vươn cao, vươn xa được.

    Về đào tạo nhân sự, khi trình bày một vấn đề, tôi luôn đòi hỏi thuộc cấp phải thể hiện quan điểm cá nhân, còn quyết định vẫn là ở tôi. Tôi không chấp nhận việc trình ký không đi kèm ý kiến riêng. Đối với tôi, không gì bằng tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Để hiện thực hóa điều đó, người lãnh đạo cần có phương pháp phát hiện và đào tạo, xây dựng môi trường thăng tiến làm động lực phát triển cho những nhân sự tiềm năng.

    Quy mô doanh nghiệp càng lớn, quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên trong Ban lãnh đạo càng phải rõ ràng, chuyên biệt, tránh lệch lạc, chủ quan trong quá trình vận hành triển khai. Việc đảm nhiệm cùng lúc nhiều hơn một trọng trách dễ khiến người lãnh đạo bỏ quên nhiệm vụ còn lại của mình. Tương tự, công tác kế toán quản trị - kế toán nhà nước và kiểm soát cũng cần minh bạch cụ thể để các bộ phận phát huy hiệu quả tối đa.

    Về vấn đề tuyển dụng, thực sự, một số vị trí buộc phải là người nhà, đó là một nghệ thuật; bởi lẽ trong nhiều tình huống nhạy cảm, chỉ người quen biết mới đủ khả năng thích nghi và ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, tôi đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm những vị trí điều hành quan trọng, vì tôi hiểu rủi ro của mọi rủi ro chính là con người.

    Đó là những kinh nghiệm xướng máu mà tôi muốn chia sẻ.

    * Nhìn ông rạng rỡ, sung sức, ít ai ngờ ông vừa trải qua những biến cố tưởng chừng không thể vượt qua nổi?

    - Đối với tôi, hạnh phúc là con đường bất tận, còn sức là còn chiến đấu. Doanh nhân nào cũng vậy thôi, rất khó mà dừng lại, khó mà “gác kiếm”.

    Với tôi, thất bại trong kinh doanh là chuyện không thể tránh khỏi, và bản thân mình là người phải giải quyết chứ không ai khác. Tôi đã va vấp nhiều, đầu tư không thành công vào một lĩnh vực nào đó cũng là thất bại. Nhiều biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát, dù nguyên nhân chủ quan hay khách quan, đối với tôi tất cả đều là từng bước trưởng thành. Làm lãnh đạo một doanh nghiệp vô cùng vất vả, tôi luôn tự nghiêm khắc với bản thân, và tự nhận mình ở “thiểu số tích cực”.
    --- Gộp bài viết, 29/09/2014, Bài cũ: 29/09/2014 ---
    Bán hết hàng em này. Chuẩn bị bctc quý 3 quá thảm
  2. trader1991

    trader1991 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    980
    tóm lại bác đang dìm hàng GTT hay PR
  3. medvedev

    medvedev Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Đã được thích:
    1.190
    Bán mạnh đi anh em. hàng chuẩn bị ra hàng.
    --- Gộp bài viết, 29/09/2014, Bài cũ: 29/09/2014 ---
    Chị Thanh cần học hỏi anh Thành nhiều, người kinh doanh thực sự phải có tầm như Anh Thành, còn chị Thanh non xanh lắm.
    trader1991 thích bài này.
  4. ckhettien

    ckhettien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    4.802
    Tội cho bác ấy....xúc hotgirl không xúc nhằm ngay chị thanh..:eek:.xúc.....kẹp bi...:eek:.lun...hichic.....
    -ráng chịu chút nha med....đội cứu hô sắp đến...nhá...nhưng sợ mắc cở không cho vào giải cứu thì chít...kaka
  5. medvedev

    medvedev Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Đã được thích:
    1.190
    chưa đâu, không có đội cứu hộ nào cứu nỗi chị Thanh. BCTC quý III khá không tốt. các khoản nợ thuế, các khoản đầu tư nam sài gòn. quỹ đất không được phép chia lô, không đủ lực.
  6. hoangyentongdai

    hoangyentongdai Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    29/09/2014
    Đã được thích:
    0
    Với tôi, thất bại trong kinh doanh là chuyện không thể tránh khỏi, và bản thân mình là người phải giải quyết chứ không ai khác. Tôi đã va vấp nhiều, đầu tư không thành công vào một lĩnh vực nào đó cũng là thất bại. Nhiều biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát, dù nguyên nhân chủ quan hay khách quan, đối với tôi tất cả đều là từng bước trưởng thành. Làm lãnh đạo một doanh nghiệp vô cùng vất vả, tôi luôn tự nghiêm khắc với bản thân, và tự nhận mình ở “thiểu số tích cực”.
    -
  7. medvedev

    medvedev Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Đã được thích:
    1.190
    Nguồn lợi nhuận khác “nuôi sống” Thuận Thảo bao năm ở đâu ra?
    Lợi nhuận khác là khoản thu không thuộc hoạt động kinh doanh chính, có thể nói đó là khoản thu khá bất thường và lâu lâu doanh nghiệp mới có cơ may hưởng lợi từ nó. Thế nhưng, đối với CTCP Thuận Thảo (HOSE: GTT) đây dường như là khoản thu xuất hiện thường xuyên và còn là “cứu tinh” giúp thoát lỗ trong suốt giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013.
    http://image.*********.vn/2014/08/07/gtt-thuan-thao.jpg

    Cụ thể, từ năm 2008 đến nay khoản lợi nhuận khác luôn đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận cuối cùng của GTT, thậm chí các năm 2008, 2009, 2011 và 2013 doanh nghiệp thoát lỗ nặng nhờ các khoản lợi nhuận khác khủng được ghi nhận trong năm.

    http://image.*********.vn/2014/08/07/gtt-1.jpg

    Điển hình như năm 2008, GTT bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh 49.5 tỷ đồng nhưng nhờ khoản lợi nhuận khác 50 tỷ đồng mà có lãi ròng 485 triệu đồng; năm 2009 cũng bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh 56.7 tỷ đồng, may nhờ khoản lợi nhuận khác khủng 84 tỷ đồng mà có lãi; hay năm 2013, thoát lỗ ấn tượng nhờ lãi khác 83 tỷ đồng.

    Thậm chí trong quý vừa qua GTT kinh doanh dưới giá vốn làm cho lợi nhuận gộp âm 422 triệu đồng, song một lần nữa nhờ khoản lợi nhuận khác lên đến 15.7 tỷ đồng mà GTT bù đắp được tất cả các chi phí và đem về khoản lãi ròng 1.1 tỷ đồng.

    http://image.*********.vn/2014/08/07/gtt-2.jpg

    EPS hao hụt dần theo thời gian

    Thuận Thảo hoạt động chính trong lĩnh vực vận chuyển khách đường bộ, hệ thống trạm dừng, sản xuất nước tinh khiết (Suga), trung tâm giải trí, sinh thái và hội nghị. Tuy nhiên kể từ năm 2008, GTT đã tập trung nguồn lực để lấn sân sang đầu tư khu nghỉ dưỡng Resort & Spa Golden, khách sạn phân khúc thị trường du lịch MICE nên hoạt động chính gần như chỉ duy trì và không phát triển thêm. Trong cơ cấu doanh thu vào cuối năm 2013, dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa và taxi chiếm đến 60% tổng thu và đạt 172 tỷ đồng, tương đương năm 2012.

    Có thể nói, kể từ khi chào sàn vào năm 2010 đến nay, Thuận Thảo dường như chưa năm nào đem đến sự hài lòng cho nhà đầu tư với khoản lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) teo top dần theo thời gian. Thời đỉnh cao nhất của GTT có lẽ là năm 2010 khi ghi nhận lãi ròng 49 tỷ đồng, tăng trưởng 140% so với năm trước đó, nhờ vậy mà EPS đạt 1,737 đồng. Tuy nhiên, ngay những năm tiếp theo, kết quả kinh doanh của GTT lại xuống dốc với tốc độ chóng mặt, lãi ròng chỉ nhỉnh hơn 1 tỷ đồng, EPS được tính bằng đơn vị chục đồng.

    Chi phí tài chính vốn là gánh nặng và hằng năm bào mòn trên 50% lợi nhuận gộp. Điều này cũng khá dễ hiểu khi nợ phải trả của Thuận Thảo gấp đôi vốn chủ sở hữu, trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn, vay dài hạn và nợ phải trả. So với các đơn vị cùng ngành như Vận chuyển Sài Gòn Tourist (HOSE: STT ), Hoàng Hà (HNX: HHG ), Taxi gas Sài Gòn Petrolimex (HNX: PGT ) hay Ánh Dương Việt Nam (HOSE: VNS ) luôn duy trì tỷ lệ đòn bẩy ở mức an toàn với vốn chủ sở hữu trên 50% thì Thuận Thỏa có sự khác biệt rất lớn. Đây là điểm bất lợi của GTT so với các đơn vị cùng ngành.

    Về khoản lợi nhuận khác, đây thực sự là khoản thu đầy khó hiểu khi xuất hiện thường xuyên và hầu hết không có giải trình cụ thể trong báo cáo tài chính của Thuận Thảo. Trong khoảng thời gian 6 năm từ 2008 đến 2013, đã có đến 4 lần GTT thoát lỗ nhờ khoản thu khác này. Đó là những thời điểm mà doanh nghiệp lỗ thuần kinh doanh mạnh nhất (trên 50 tỷ đồng) và như thường lệ luôn xuất hiện lợi nhuận khác khủng cứu nguy.

    Lợi nhuận khác “khủng” ở đâu ra?

    Tìm hiểu kỹ nguồn thu nhập khác giúp tạo nên những khoản lợi nhuận ngoài hoạt động chính “nuôi sống” Thuận Thảo nhiều năm qua có thể thấy, đa phần là những khoản thu ghi nhận trên sổ sách chứ không phải “tiền tươi thóc thật”.

    Ví như, trong hai năm 2008 và 2009, nhờ chênh lệch đánh giá lại tài sản vốn góp hay đánh giá lại tài sản do chuyển đổi doanh nghiệp mà Thuận Thảo ghi nhận được thu nhập khác trên 100 tỷ đồng mỗi năm. Hay năm 2013, nhờ khoản nợ không phải trả 80 tỷ đồng mà GTT có thu nhập khác 83.3 tỷ đồng góp phần giúp cả năm thoát lỗ. Được biết, đây là khoản nợ được xóa của bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty.

    Còn khoản “tiền tươi thóc thật” được phép ghi nhận thì chủ yếu từ thanh lý xe, tài sản cố định, chuyển nhượng tài sản nhưng rất ít, chiếm không bao nhiêu trong tổng lợi nhuận khác từ trước đến nay, hơn nữa hầu hết các tài sản mà GTT thanh lý đều có giá bán thấp hơn giá trị còn lại. Riêng năm 2010, một nguồn thu khá đặc biệt đến từ phí chuyển nhượng thương hiệu 34 tỷ đồng. Theo lưu ý của kiểm toán, khoản phí chuyển nhượng thương hiệu này xuất phát từ việc doanh nghiệp quyết định không tiếp tục đầu tư vào dịch vụ “kinh doanh bán lẻ” và chuyển nhượng dịch vụ cùng với các tài sản liên quan cho đối tác.

    http://image.*********.vn/2014/08/07/gtt-3.jpg

    Như vậy, với các khoản lợi nhuận khác khủng và thường xuyên, trên sổ sách kế toán Thuận Thảo có thể “tự hào” là chưa từng lỗ. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh chính không mấy khởi sắc, đồng thời “cứu tinh” nguồn lợi nhuận khác lại chủ yếu là ghi nhận theo sổ sách thì dòng tiền có vẻ như đang bế tắc. Liên tục nhiều năm qua, Thuận Thảo chủ yếu hoạt động nhờ dòng tiền từ hoạt động tài chính, mà cụ thể ở đây là vay nợ, trong khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm.

    http://image.*********.vn/2014/08/07/gtt-4.jpg
  8. ckhettien

    ckhettien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    4.802
    o6h....bác không biết có hiện tượng...rút không được ah.........nhá....kẹp....nát bi...phải có trợ giúp....mới được...hahahah
  9. medvedev

    medvedev Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2013
    Đã được thích:
    1.190
    không ai trợ giúp cả, đợt này là kẹp thành bột rồi.
    ckhettien thích bài này.
  10. girl_khat_nuoc

    girl_khat_nuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2013
    Đã được thích:
    498
    tóm lại mua chứ j
    girl_khat_nuoc đã loan bài này

Chia sẻ trang này