HAG - 3x không xa nữa! Con đường màu xanh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daigia2011, 29/07/2014.

5604 người đang online, trong đó có 767 thành viên. 08:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 124123 lượt đọc và 1775 bài trả lời
  1. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    Ngành cao su Thái Lan quyết đẩy giá lên
    [​IMG]
    Ngành cao su Thái Lan đã nhất trí tăng mua vào sản phẩm cao su nhằm đẩy giá mặt hàng này lên.
    Mặc khác, ngành cao su nội địa cũng yêu cầu chính phủ đàm phán với Trung Quốc về việc thay đổi quy định mới về sản phẩm cao su tổng hợp – có hiệu lực vào đầu năm tới.

    Tác động tích cực khi lĩnh vực tư nhân quyết định mua cao su được dự đoán sẽ rõ ràng hơn vào năm tới, theo Luckchai Kittipol, chủ tịch danh dự Hiệp hội Cao su Thái Lan, cho biết, sau cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan tướng Chatchai Sarikulya.

    Lĩnh vực tư nhân cũng đồng ý đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su và sản phẩm cao su.

    Ông Luckchai cho biết, giá cao su nội địa có thể thoát đáy và tăng lên sau khi chính phủ cam kết tập trung giải quyết vấn đề giá và các quan chức ngành cao su từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Campuchia cùng Hiệp hội Cao su Quốc tế (IRCo) gần đây đã nhất trí hạn chế bán cao su dưới giá 1.500 USD/tấn.

    Anan Pruksannusak, giám đốc điều hành Công ty Siam Sempermed Corporation, cho biết, với sản lượng cao su, đạt 4 triệu tấn, chỉ vượt nhu cầu nội địa khoảng 500.000-600.000 tấn. Nếu chính phủ thành công trong việc tăng sử dụng cao su nội địa thêm 500.000 tấn, giá cao su sẽ tăng lên 60 baht/kg.

    Lĩnh vực tư nhân trong cuộc họp cũng bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc từ 1/1/2015 quyết định áp dụng quy chế mới đối với cao su tổng hợp – loại sản phẩm thay thế giá rẻ làm từ hỗn hợp cao su thiên nhiên và vật liệu tổng hợp.

    Chaiyos Sincharoenkul, chủ tịch Hiệp hội Cao su Thái Lan và giám đốc điều hành Sri Trang Agro-Industry, đã đề nghị chính phủ sớm giải quyết vấn đề liên quan đến việc này.

    Các nhà sản xuất cao su tổng hợp Thái Lan không thể kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất theo quy định mới.

    Theo quy định hiện hành của Trung Quốc, cao su thiên nhiên phải chiếm 95% thành phần trong sản phẩm cao su tổng hợp, nhưng quy chế mới sẽ hạ tỷ lệ này xuống 85%.

    Bộ Thương mại Thái Lan đã ghi nhận những lo ngại này và tháng tới sẽ cử một đoàn công tác sang Bắc Kinh trong một nỗ lực kêu gọi Trung Quốc xem xét lại tiêu chuẩn mới.

    Năm 2013, Thái Lan xuất khẩu 769.500 tấn cao su tổng hợp, chiếm 18,5% tổng khối lượng cao su xuất khẩu. Kim ngạch đạt 2 tỷ USD.

    7 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan đạt 413.000 tấn.

    Thái Lan hiện là nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới với diện tích trồng cao su lên đến 17,58 triệu rai (2,813 triệu ha), sản lượng đạt 3,78 triệu tấn năm 2013. Xuất khẩu cao su năm 2013 đạt 2,98 triệu tấn.

    Nguồn Theo DVO/Bangkok Pos
    http://gafin.vn/20141020032156883p39c46/nganh-cao-su-thai-lan-quyet-day-gia-len.htm
    DKtantei thích bài này.
  2. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    "Năm đầu tiên tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu Quốc hội đề ra"
    Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đây là năm đầu tiên tăng trưởng GDP đạt mục tiêu Quốc hội, năm thứ 3 liên tiếp xuất siêu.
    Sáng nay (18/10), Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, thay mặt Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.

    Báo cáo đánh giá, trong bối cảnh thế giới nhiều phức tạp, tình hình trong nước còn khó khăn, đặc biệt sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế.

    Các mục tiêu kinh tế theo nghị quyết Quốc hội đã cơ bản đạt được. Kinh tế vĩ mô, các cán cân kinh tế cũng đạt. Năm 2014 là năm đầu tiên tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu 5,8%, đúng so với nghị quyết của quốc hội.
    2014 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam xuất siêu, dự trữ ngoại tệ tăng. Việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do cũng đạt được các kết quả tích cực.

    Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định, những khó khăn tình hình thế giới đã có tác động tới hoạt động du lịch, vận tải, hàng không, xuất khẩu... ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống. Tổng cầu suy giảm, tồn kho thời gian qua tăng.

    Các doanh nghiệp trung bình, lớn bắt đầu phải ngừng hoạt động, đóng cửa. Ngoài ra, đã phải sử dụng hết tiềm lực tài chính, huy động trái phiếu cao, sử dụng cả bội chi...

    Tổng mức đầu tư toàn xã hội năm nay là 30,1%, năm 2015 dự kiến là 30%, dự báo tổng cầu trong 5 năm tới là 30,1% là rất thấp.

    Báo cáo cũng cho rằng, việc xuất siêu năm thứ 3 liên tiếp là bước ngoặt lớn nhưng cần đánh giá thêm về cơ sở, tính bền vững của nền kinh tế. Cần đánh giá việc tăng trưởng kinh tế, xuất siêu thời gian qua là nhất thời hay bền vững, đánh giá đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong xuất siêu thời gian qua.

    Tỷ lệ bội chi ngân sách khoảng 5% GDP chưa bao gồm trái phiếu chính phủ là quá cao so với chỉ tiêu của Quốc hội là dưới 4,5% bao gồm cả trái phiếu chính phủ.

    Nguồn Theo DVO
    http://gafin.vn/20141020110934308p0...ruong-kinh-te-dat-muc-tieu-quoc-hoi-de-ra.htm
    vinhphuonglam thích bài này.
  3. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    Giá cao su là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến triển vọng của ngành. Hiện nay giá cao su đang sụt giảm do chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ cao su và nguồn cung cao su trên thế giới.

    Giá cao su thiên nhiên chạm đáy là lúc giá cổ phiếu cao su thiên nhiên chạm đáy


    Giá cao su là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến triển vọng của ngành. Hiện nay giá cao su đang sụt giảm do chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ cao su và nguồn cung cao su trên thế giới.

    Về nguồn cung, nhận thấy giá cao su giảm do nguồn cung dư thừa, nhiều nước đã tiến hành các biện pháp cắt giảm diện tích và sản lượng cao su.

    Tại Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan cho biết, Chính phủ nước này khuyến khích chặt bớt cây cao su để giảm sản lượng và tận dụng nguồn gỗ cao su để xây dựng đường xá và đê ngăn lũ lụt. Tại các nước xuất khẩu cao su lớn khác như Malaysia, Indonexia, Việt Nam, tình trạng nông dân chặt hạ cây cao su để trồng cây khác cũng đang diễn ra.

    Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế ở Singapore dự báo nguồn cung cao su toàn cầu năm 2015 sẽ giảm khoảng 46% so với 2014, còn 202.000 tấn. Theo ông Perk Lertwangpong, Chủ tịch Liên đoàn Hợp tác xã Cao su Thái Lan, sản lượng cao su có thể giảm đến 30% do giá rớt, số ngày khai thác (cạo mủ) giảm, nhân công thiếu hụt và mưa nhiều tại các nông trường cao su.

    Trong tuần tới, các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới sẽ nhóm họp tại Malaysia để thảo luận biện pháp hỗ trợ giá, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan cho biết vào ngày 6/10/2014.

    Về nhu cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su lớn nhất đến từ các công ty sản xuất săm lốp ô tô. Theo IHS Automotive, lượng bán ô tô trên toàn cầu dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định từ nay đến 2020 theo đà tăng trưởng của kinh tế thế giới.

    Doanh số bán ô tô tăng (bảng dưới) sẽ kéo nhu cầu săm lốp mới và săm lốp thay thế tăng trưởng theo. Trong báo cáo của RnR Research, tiêu thụ săm lốp sẽ tăng trưởng 4,3%/năm trong giai đoạn 2014-2017 và đạt 2,9 tỷ đơn vị vào 2017.

    [​IMG]


    Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, tuy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại nhưng nhu cầu tiêu thụ ô tô được dự báo sẽ tăng cùng với mức thu nhập của người dân đang tăng lên, do đó nhu cầu nhập khẩu cao su của nước này sẽ duy trì trong dài hạn.

    Theo Báo cáo Xu hướng và thống kê cao su thiên nhiên của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) ra tháng 8/2014 ước tính tiêu thụ cao su tự nhiên của Trung Quốc sẽ đạt 4,54 triệu tấn vào cuối 2014 và tăng lên 5,73 triệu tấn vào 2018 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6%/năm.

    Một động lực mới đến từ Ấn Độ, tiêu thụ cao su tại Ấn Độ tăng trưởng khá mạnh nhờ doanh số bán ô tô. Theo số liệu của Ủy ban Cao su Ấn Độ, giai đoạn tháng 4-7/2014, Ấn Độ nhập khẩu 133.789 tấn cao su thiên nhiên. Đây là lần đầu tiên nhập khẩu cao su vượt 100.000 tấn chỉ trong 4 tháng, tăng 48% so với cùng kỳ và có thể đạt 400,000 tấn trong cả năm 2014, tăng 23% so với năm 2013.

    Trái với nền kinh tế Trung Quốc hiện đang giảm tốc, tăng trưởng kinh tế Ấn Độ được ví như giai đoạn 2001 của Trung Quốc, là giai đoạn mà kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng vũ bão, kinh tế Ấn Độ dự báo sẽ gia tăng mạnh trong khoảng 5 năm tới, cùng với dân số 1,27 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ ô tô là rất lớn và mức tăng trưởng dự kiến sẽ vượt Trung Quốc vào năm 2018. Do đó, thị trường Ấn Độ hứa hẹn là một động lực mới cho ngành cao su tự nhiên trong dài hạn.

    Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) và WB giá cao su tiếp tục giảm nhẹ và sẽ thiết lập mặt bằng giá mới dao động ở mức 1600-2000 USD/tấn trong giai đoạn 2014-2015 và có thể tăng trưởng từ 2016.

    Theo tính toán, nếu cắt giảm chi phí phân bón và tiết kiệm các chi phí khác, giá bán hòa vốn của DN nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn (tương đương giá thế giới xấp xỉ 1.500 USD/tấn). Với mặt bằng giá như dự báo của IRSG và WB, có thể khẳng định hiệu suất kinh doanh hiện tại của DN ngành cao su vẫn sẽ được duy trì.

    Các doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên làm ăn vẫn hiệu quả

    Trải qua giai đoạn khó khăn từ năm 2011 đến nay do giá mủ cao su giảm liên tục, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của các DN cao su thiên nhiên đã sụt giảm lần lượt 35% và 60% so với năm 2011.

    Tuy nhiên, nếu so sánh kết quả kinh doanh với các ngành khác ta thấy các doanh nghiệp cao su thiên nhiên vẫn có kết quả rất khả quan. Đơn cử như sáu doanh nghiệp cao su thiên nhiêm đã niêm yết là DPR, HRC, TRC, TNC, PHR và VHG, với tổng vốn điều lệ của sáu doanh nghiệp là 2,283 tỷ đồng, thì con số tổng LNST năm 2013 tương ứng là 1166 tỷ đồng, tương đương với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) bình quân là 5,100 đồng/cp, trong khi lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận/tài sản (ROA) bình quân đạt lần lượt 16% và 11%. Đây là mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của toàn bộ các cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE.

    [​IMG]


    Mạnh mẽ từ nội lực, tiền mặt nhiều, cổ tức cao và đòn bảy tài chính thấp

    Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp cao su thiên nhiên vẫn rất mạnh mẽ. Thể hiện ngay ở mức cổ tức mà các doanh nghiệp này trả bằng tiền mặt cho cổ đông vượt xa lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Năm 2013, tỷ lệ cổ tức bằng tiền trên mệnh giá, Cao su Tây Ninh (TRC) 30%, Cao su Đồng Phú (DPR) 40%, Cao su Hòa Bình (HRC) 25%, Cao su Quảng Nam(VHG) 7,5%, Cao su Thống nhất (TNC) 14%, Cao su Phước Hòa (PHR) 30%.

    Không dừng lại ở đó, kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2014 tiếp tục được các công ty đưa ra ở mức khá cao, TRC (30%), DPR(30%), HRC(25%), TNC(14%), VHG(10%), PHR(30%). Đây là mức chi trả tiền mặt cho cổ đông rất ấn tượng nếu so sánh với mặt bằng chung các doanh nghiệp niêm yết.

    Nội lực mạnh mẽ của ngành còn thể hiện ở tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính, tỉ lệ vay nợ ngắn hạn và dài hạn trên vốn chủ sở hữu của các DN trong ngành rất thấp, giao động từ 0.1% đến 35%. (xem bảng)



    [​IMG]

    Giá cổ phiếu ngành cao su thiên nhiên đắt hay rẻ?

    Nhìn bảng thống kê trên ta thấy, PE của nhóm các công ty sản xuất cao su thiên nhiên khá thấp, ngoài HRC có PE 10.5, các công ty còn lại đều có PE ở mức từ 4 đến 6 lần, đây là mức khá thấp so với mặt bằng chung toàn thị trường hiện có PE khoảng 15 lần.



    [​IMG]

    Tương tự, chỉ số giá trên giá trị sổ sách (P/BV) của nhóm ngành cũng ở mức thấp khi có đến 50% số công ty có P/BV dưới 1 lần, so với mặt bằng chung toàn thị trường đang ở mức 1,5 lần. Rõ ràng đây là mức định giá khá hấp dẫn, nếu giá cao su hồi phục, hệ số PE của các cổ phiếu trong ngành sẽ tăng tiệm cận mức PE của thị trường chung 10-15, giá các cổ phiếu lúc đó chắc chắn sẽ có các mức tăng trưởng rất ấn tượng.

    Như vậy, có thể thấy, cùng với triển vọng giá cao su có thể tạo đáy và hồi phục trở lại khi nguồn cung dự báo sẽ giảm xuống do diện tích cây cao su bị chặt hạ cùng các biện pháp hạn chế xuất khẩu của hiệp hội các nước thành viên sản xuất cao su thế giới, trong khi nhu cầu tiêu thụ ô tô và săm lốp toàn cầu nhất là ở Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng và thêm nhân tố mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh là thị trường Ấn Độ.

    Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng các công ty cao su vẫn có rất nhiều triển vọng dài hạn. Giá cao su được nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo sẽ tạo đáy trong 2015 và với mức giá khá thấp của các cổ phiếu trong ngành, hứa hẹn một cơ hội đầu tư theo chu kỳ rất đáng xem xét trong thời gian tới.

    Nguyễn Đình Thành - CK MBS
    DKtantei thích bài này.
  4. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    Những tín hiệu tích cực
    Nguồn tin: TBKTSG | 20/10/2014 4:57:56 CH
    [​IMG]
    Ba yếu tố vĩ mô mới được công bố gần đây có sự chuyển biến tích cực. Mục tiêu tăng trưởng 5,8% cho cả năm nay được đánh giá là khả thi, tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 12-14% và chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng trở lại.

    Chỉ số PMI tăng điểm trở lại


    Xu hướng giảm điểm bốn tháng liên tiếp của chỉ số PMI, bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 8, đã khiến không ít nhà đầu tư lo ngại. Thậm chí, trong tháng 8, chỉ số này còn giảm xuống mức 50,3 điểm (sát với mốc 50, là ngưỡng điểm quyết định giữa trạng thái mở rộng hay thu hẹp của hoạt động sản xuất). Sự yếu đi của PMI trong thời gian vừa qua có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông, nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm hay một vài thay đổi trong chi phí đầu vào như giá xăng dầu tăng và việc thực thi các quy định về tải trọng tối đa mà các phương tiện được phép chuyên chở.

    Tuy vậy, sự thay đổi đã đến khi PMI tháng 9 tăng điểm trở lại, lên mức 51,7 điểm (tăng 1,4 điểm so với mức của tháng 8). Theo HSBC, sự tăng trưởng trở lại của các đơn đặt hàng mới đã giúp điều kiện sản xuất của Việt Nam có sự cải thiện trong tháng vừa qua. Nhiều khả năng yếu tố mùa vụ sẽ còn giúp PMI duy trì mức điểm tích cực trong ba tháng cuối năm. Đây là thời điểm cao điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu từ các đơn hàng trong nước phục vụ cho các dịp lễ, tết.

    Tăng trưởng GDP tăng tốc trong quí 3

    Kết quả tăng trưởng GDP trong chín tháng đầu năm 2014 là 5,62%, cao hơn hẳn so với cùng kỳ hai năm trở lại đây (5,14% và 5,1% trong năm 2013 và 2012). Con số này là tín hiệu tích cực vì sáu tháng đầu năm nay, GDP chỉ tăng 5,18%.

    Mức tăng trưởng nhảy vọt riêng trong quí 3, tới 6,19%, cao hơn hẳn so với mức 5,54% của cùng kỳ năm ngoái, đã đóng góp đáng kể vào mức tăng chung. Hai khu vực kinh tế là nông-lâm-thủy sản và công nghiệp xây dựng đều có sự cải thiện mạnh (lần lượt tăng 3% và 6,42% so với mức 2,39% và 5,2% cùng kỳ năm 2013). Lĩnh vực dịch vụ có sự suy giảm nhẹ khi chỉ tăng 5,99% so với mức 6,25% của cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng mục tiêu tăng trưởng 5,8% là có thể đạt được.

    Năm tuần, tín dụng tăng 2,5%

    Tăng trưởng tín dụng cũng “đột biến” trong tháng 9 vừa qua. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trong phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tín dụng tính đến cuối tháng 9 ước tăng 7% so với cuối năm 2013. Trong khi, các con số công bố trước đó cho biết tính đến ngày 26-8-2014, tín dụng mới chỉ tăng 4,5%. Như vậy là chỉ trong khoảng năm tuần, dư nợ cho vay đã có bước nhảy ngoạn mục, tăng 2,5% - mức tăng cao nhất qua các tháng kể từ đầu năm đến nay. Nếu tốc độ này được duy trì trong ba tháng tới thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 12-14% trong năm nay nhiều khả năng sẽ về đích vào thời điểm cuối năm. Rất có thể sự tăng cao của tín dụng đã hỗ trợ phần nào cho bước tăng tốc của GDP trong quí 3.

    Kỳ vọng giảm lãi suất cho vay

    Mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm kể từ đầu năm đến nay. Tuy vậy, thị trường đang kỳ vọng cuộc họp của Thủ tướng với NHNN có thể giúp lãi suất có thêm những chuyển biến mới. Mặc dù dư địa để giảm tiếp lãi suất không còn nhiều nhưng thị trường vẫn kỳ vọng vào khả năng giảm các mức lãi suất chủ chốt như lãi suất tái chiết khấu (hiện đang ở mức 4,5%), lãi suất tái cấp vốn (hiện là 6,5%), lãi suất trên thị trường mở (hiện là 5%)... điều đó sẽ tạo ra định hướng giảm lãi suất rõ rệt hơn trong toàn hệ thống.
    http://www.stockbiz.vn/News/2014/10/20/523372/nhung-tin-hieu-tich-cuc.aspx
    DKtantei thích bài này.
  5. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Cám ơn bác. HAG ra tin thế mà bị xả như quân nguyên thôi lại đợi Q4 chơi với anh Đức.
    DKtanteiBinhminhseden thích bài này.
  6. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    HSBC: Cơ hội để hạ lãi suất thị trường mở xuống mức 4.5%
    Theo nhận định của HSBC, lạm phát của Việt Nam sẽ có mức thấp mới vào quý 4/2014 và Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ hội để hạ lãi suất thị trường mở (OMO) thêm 50 điểm nữa, ở mức 4.5%.
    Sau nhiều năm tăng trưởng nhờ vào tín dụng với phần lớn vốn được rót vào khối công ty nhà nước kém hiệu quả, Việt Nam đang đi chậm lại và tập trung hơn vào chiến lược phát triển bền vững hơn – ngành xuất khẩu. Cũng theo báo cáo của HSBC, dù tăng trưởng toàn cầu chậm, ngành xuất khẩu tại Việt Nam đang hoạt động với hiệu quả vượt trội hơn mong đợi, đạt tăng trưởng 14.1% trong tháng 9, so với cuối năm ngoái. Nhờ giảm nhập siêu, cán cân thương mại của Việt Nam từ thâm hụt chuyển qua đạt thặng dư nhỏ 2.5 tỷ USD. HSBC kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu đạt 15.9% trong năm nay, và xuất khẩu chiếm tỷ trọng 81.4% GDP. Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5.7% trong năm nay và tăng hơn một chút, đạt 5.8% trong năm 2015 theo dự báo của HSBC.

    Bên cạnh đó, HSBC còn kỳ vọng vào những tin tức tốt lành sẽ đến trong khoảng cuối năm 2015 và trong năm 2016. Thoả thuận thương mại tự do giữa châu Âu và Việt Nam (EU-Vietnam FTA) sẽ được chốt lại vào khoảng cuối năm 2014 hoặc đầu 2015. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần như sẽ giúp ngành sản xuất của Việt Nam tăng tính cạnh tranh. Các công ty đang xây dựng cơ sở của mình tại đây nhằm tận dụng lợi ích từ các chính sách thương mại tự do đã làm tăng lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp cũng đang có đà tăng trưởng, dù vẫn còn nhiều việc phải làm để tăng thêm giá trị gia tăng hơn là cạnh tranh về số lượng.

    Trong thập kỷ trước, Việt Nam có nhiều dự án đầu tư lãng phí gây ảnh hưởng tới năng suất. Các dự án đầu tư công hiện nay chịu sự giám sát kỹ hơn và được thực hiện theo nhu cầu thiết thực hơn. Nhà nước cũng tập trung hơn vào các dự án cơ sở hạ tầng chính để tháo gỡ các nút cổ chai về hệ thống đường cao tốc và phân phối. Tỷ lệ nợ xấu cao và khối công ty nhà nước kém hiệu quả vẫn còn đáng quan ngại. Tuy vậy, HSBC cho rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách đến cuối năm nay và trong năm sau, dù các cải cách sẽ tập trung vào tăng năng lực giám sát của NHNN trong khuôn khổ pháp luật. Chính phủ có kế hoạch tư nhân hoá các công ty lớn vào quý 4/2014 nhưng nhà nước vẫn đóng vai trò đầu tư chính trong các công ty “đầu tàu” của khối nhà nước.

    Cùng với điều đó, hiệu ứng cơ sở thuận lợi sẽ khiến lạm phát có mức thấp mới vào quý 4/2014 và Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ hội để hạ lãi suất thị trường mở (OMO) thêm 50 điểm nữa, ở mức 4.5%, HSBC nhận định.

    Đan Thanh
    Daigia2011DKtantei thích bài này.
  7. DKtantei

    DKtantei Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2014
    Đã được thích:
    73
    Theo kịch bản thì HAG mai sẽ tăng khá. Tiện có các bác cho em hỏi: các bác đánh giá thế nào về tỷ lệ vay của HAG cao? Cách sử dụng vốn vay này ntn. Em cảm ơn ạ:) @Binhminhseden , @Daigia2011
    Binhminhseden thích bài này.
  8. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    Ngày mai hoặc ngày kế tiếp, tui sẽ trả lời cho ông, hôm nay muộn rồi, với lại đề tài này hơi chuyên sâu, thông cảm hen..
    DKtantei thích bài này.
  9. Binhminhseden

    Binhminhseden Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    19.520
    VN-Index hướng đến 670 điểm vào cuối năm
    Thứ Hai, 20/10/2014, 15:05 RSS Gửi email In tin
    [​IMG]
    “Sau khi vượt qua những phiên giảm điểm không khó hiểu gần đây, TTCK sẽ xác lập xu hướng tăng trong thời gian tới. VN-Index có khả năng đạt 650 ±20 điểm vào cuối năm nay, quý II/2015 có thể đạt 700 điểm…”, ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng Phân tích, CTCK BIDV (BSC) nhận định.

    Mất điểm vì được “nuôi” bằng margin

    Chia sẻ với NĐT tại Hội thảo Triển vọng kinh tế vĩ mô và TTCK cuối năm 2014, đầu 2015, do BSC vừa tổ chức, trả lời câu hỏi mà nhiều NĐT đặt ra là lý do gì khiến TTCK trong những phiên gần đây (nhất là phiên ngày 16/10, VN-Index mất hơn 17 điểm), liên tục đi xuống, ông Long đưa ra hai lý do chính, ngoài yếu tố mang tính chu kỳ sau khi thị trường đã tăng khá nóng.
    Đầu tiên, đó là trong hai tuần qua, các quỹ ETF ngoại bắt đầu thoái vốn, nên đã tác động không tích cực đến tâm lý cũng như xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Tuy FED sớm đưa ra lộ trình cắt giảm gói QE3 vào tháng 10/2014, nhưng xu hướng bán mạnh ở các thị trường chủ chốt như: Mỹ, châu Âu chỉ bắt đầu từ giữa tháng 9/1014. Khi các thị trường ở các nước phát triển giảm mạnh, đồng thời việc chấm dứt gói QE3 đang khiến dòng vốn đầu tư sắp xếp lại theo hướng thoái ở các thị trường rủi ro như thị trường mới nổi, thị trường biên và đầu tư trở lại ở các nước chính quốc.
    Thông thường, như các lần NĐT nước ngoài bán ròng mạnh trước, TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng trễ hơn so với TTCK thế giới khoảng từ 1- 2 tuần.
    Cụ thể, từ ngày 1- 16/10, khối ngoại đã đột ngột bán ròng 1.070 tỷ đồng. Việc nhận định về quy mô và cường độ bán ra của khối ngoại, trong đó có các quỹ ETF là không đơn giản. Tuy nhiên, ảnh hưởng của QE3 đang giảm đi về cường độ và quy mô, nên đợt bán ròng của khối ngoại (hai quỹ ETF) có thể sẽ không kéo dài quá 10 ngày như đợt tháng 8/2013. So với 2 đợt bán ròng của khối ngoại trong năm 2013, xét cả về thời gian và mức độ điều chỉnh của điểm số, thì VN- Index đã đi được phần lớn chặng đường.
    Nguyên nhân tiếp theo khiến TTCK giảm điểm trong những phiên gần đây, là do thị trường được “nuôi” bằng margin. Hệ quả là tuy bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như bức tranh hiệu quả kinh doanh của DN vẫn có thêm những tín hiệu tích cực, nhưng do khối ngoại bán ròng, đã kích hoạt và làm gia tăng các hoạt động bán nhằm cắt giảm margin để giảm thiểu rủi ro.
    Các số liệu thống kê cho thấy, ở vùng VN-Index 607-615 điểm, lượng margin tăng vọt. Lượng margin ở hầu hết các CTCK đều vượt đỉnh tháng 3/2014. Cụ thể như, tại thời điểm này, quy mô margin của một CTCK là 1.000 tỷ đồng, thì gần đây tăng mạnh lên 2.500 tỷ đồng. Việc bán để thu hồi margin trên diện rộng đã khiến thị trường đi xuống.
    “Với giá nhiều cổ phiếu dẫn đầu cũng bị giảm mạnh, thị trường sẽ cần thêm thời gian để lành vết thương này. Về mặt kỹ thuật, nếu lực bán tiếp tục mạnh, VN-Index có thể lui về các vùng hỗ trợ 580 và 570 điểm. Ngược lại, phiên phục hồi kỹ thuật có thể diễn ra khi nhiều cổ phiếu đã giảm về mức giá hấp dẫn...”, ông Bùi Nguyên Khoa, Chuyên gia phân tích kỹ thuật của BSC nhận định.
    Lộ diện cơ hội mới
    “Do thời gian vừa qua, với việc duy trì tỷ trọng tiền mặt cao, NĐT nên nhìn nhận sự giảm điểm lần này như một cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi lực bán mạnh từ khối ngoại giảm dần trong thời gian tới, đồng thời nhiều cổ phiếu tốt đã giảm về mức giá hấp dẫn, đặc biệt là những DN vẫn duy trì được kết quả kinh doanh ấn tượng...”, ông Long nhìn nhận về cơ hội đầu tư mới, đồng thời phân tích những lý do hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi của TTCK vào cuối năm 2014, cũng như đầu năm 2015.
    Đó là vĩ mô thêm ổn định, dòng tiền đầu tư sẽ vẫn đổ vào TTCK, đặc biệt là quý IV/2014 khi tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy, lãi suất thấp và dòng ngoại hối đổ về nhiều. Xu hướng này có thể kéo dài trong quý I/2015 trước khi chờ sự kiểm định về kết quả kinh doanh của các DN. Quy mô của thị trường lần đầu tiên đạt khoảng 60 tỷ USD, nên sẽ hỗ trợ tích cực cho cải thiện thanh khoản. Tuy nhiên, những vấn đề quan ngại vẫn là nợ xấu giảm chậm, tín dụng tăng trưởng chậm, TTCK thế giới diễn biến chưa tích cực.
    Tới đây, khi thị trường phục hồi, cơ hội không chia đều cho các nhóm ngành. Điều này đồng nghĩa nếu mua “nhầm” cổ phiếu, thì ngay cả khi VN-Index tăng trở lại, cổ phiếu của nhiều ngành vẫn giảm giá.
    “Qua hệ thống dữ liệu liên tục được cập nhật, cùng áp dụng các mô hình dự báo, BSC đưa ra triển vọng khả quan đối với các nhóm ngành bất động sản, vật liệu, xây dựng, dệt may, thủy sản và dầu khí. Trung lập với các ngành cảng biển, dược. Triển vọng kém lạc quan với các ngành phân bón, cao su thiên nhiên, đường…”, ông Long dự báo.



    Theo ĐTCK
    DKtantei thích bài này.
  10. DKtantei

    DKtantei Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2014
    Đã được thích:
    73
    Em cảm ơn trc nha ^^.

Chia sẻ trang này