HAG - anh Đức, tỉ phú USD số 1 VN (2016) - Nhận định, thách thức và cơ hội - Tập 1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Daigia2011, 28/02/2014.

?

Bạn ủng hộ anh Đức và triết lý của anh Đức? Bạn muốn anh ấy là người giàu nhất VN chứ?

  1. Ủng hộ

    124 vote(s)
    88,6%
  2. Không ủng hộ

    9 vote(s)
    6,4%
  3. Không có ý kiến

    7 vote(s)
    5,0%
7095 người đang online, trong đó có 807 thành viên. 16:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 83676 lượt đọc và 1252 bài trả lời
  1. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Chào tất cả các anh em "đồng chí hướng" HAG. Sau thành công của Gái tơ khi cập nhật các thông tin nhanh về thị trường, kịp thời cho các anh em về HAG.

    http://f319.com/threads/hag-khung-long-trong-tuong-lai-tap-2.473914/

    Nay quyết định lập topic mới, tên gọi mới về HAG về anh Đức để "đồng đạo" cùng tham khảo, tìm hiểu và ra quyết định về chuyện đầu tư HAG. (nhắc lại 1 lần nữa là đầu tư, không phải đầu cơ cho mục tiêu của topic này - tuy nhiên cũng welcome các anh em đầu cơ Arbitragers mua rẻ bán đắt -). Nay xin lập topic này để cùng chia sẻ nhận định, triển vọng của HAG giai đoạn 2014-2016


    Sẽ có nhiều tập và đây là tập 1, cứ đến trang 120 là lập sang tập mới ok anh em?

    Mục tiêu của topic đến 2016 sẽ là: HAG lên 7x - anh Đức trở lại là tỉ phú USD số 1 Việt Nam. Anh ấy xứng đáng được như thế và VN nên có 1 con người như vậy.

    Giai đoạn này là giai đoạn các bạn, những nhà mua bán, đầu cơ, đầu tư đang nắm trong tay 1 cổ phiếu vàng - 1 cổ phiếu mà khiến giấc mộng triệu phú của các bạn thành hiện thực. Hãy trân trọng và yêu quý cơ hội này. Hãy giữ nó như các bạn đã từng giữ VNM. Đó chính là HAG!
    Last edited: 28/02/2014
  2. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Bài 1: Không muốn bị đạp chết, Bầu Đức “tháo chạy” khỏi Việt Nam

    [​IMG]
    Bầu Đức giới thiệu mẻ đường mới xuất xưởng tại Attateu, Lào. Ảnh: L.H.L

    Cuối cùng người đàn ông giàu nhất, nhì Việt Nam cũng phải bôn ba xứ người để tìm đường tồn tại và phát triển trong bối cảnh phần đông đại gia đang chìm trong biển nợ. Bầu Đức đã trải qua những thời khắc thăng trầm nhất trong đời.

    Ông nhìn nhận:“Năm 2007, nếu tôi ôm tiền đầu tư vào chứng khoán là một, ngân hàng là hai thì chắc tôi “lên đường” rồi. Trời xui đất khiến làm sao hồi đó họp hội đồng quản trị, tôi tuyên bố không đầu tư vô lĩnh vực tài chính. Lý do đơn giản là “chúng ta không biết gì về tài chính, mà không biết thì không làm”.

    Và trong lúc những dự án bất động sản lớn như Everich và Novaland đang rao giảm giá rầm rộ đến 50%, bầu Đức đã nhanh tay giảm giá liên tục từ 3 năm trước để giải quyết hết các dự án bất động sản còn tồn đọng.

    “Lúc cửa còn lớn thì mình tranh thủ chạy trước. Đến khi phất cờ rồi thì cái cổng có 2 mét thôi mà hàng chục người chạy, như sân vận động vỡ tổ thì chắc chắn sẽ vấp té và thế nào cũng bị đạp chết”.

    Năm 2008, nhiều đại gia tiếp tục tìm cách đầu tư vào bất động sản bằng cách cố lấy cho được dự án này, dự án nọ, đẩy giá nhà đất lên cao. Và bây giờ như ai cũng thấy, hàng núi tiền bạc, của cải đang bị chôn trong hàng ngàn dự án bất động sản… bất động !

    “Hồi đó, các dự án của HAGL vốn 1, bán lời 3. Tôi nghĩ làm gì có chuyện buôn bán mà lời nhiều dữ vậy” – ông nói về thị trường bất động sản, “do đó tôi bắt đầu nghiên cứu lịch sử thị trường bất động sản và cảm thấy không ổn nên bắt đầu tìm cách chuyển hướng kinh doanh”.

    Năm 2008, bầu Đức bắt đầu lặn lội qua vùng đất Attapeu nghèo khó nhất nước Lào, bắt đầu bước vào một business hoàn toàn mới: trồng cao su. Cầm lái chiếc Land Cruiser chở tôi đi vòng quanh khu rừng cao su bạt ngàn ở Attapeu, Lào, ông bùi ngùi:

    “Hồi 2007, người ta vác hàng bao tải tiền mặt đi mua căn hộ đến nỗi nhân viên của tôi đếm tiền không xuể. Nhiều luồng tiền tạo thành một dòng chảy mạnh đến mức không ai cản lại được. Người người đều mua, ngân hàng giải tiền ra, rốt cuộc là tiền ngân hàng hết chứ tiền nào. Người này mua được, người khác cũng giành mua, cứ thế rồi đi vay, đẩy thị trường phát triển nóng. Chứ bây giờ mới trở lại thị trường thật. Giờ sức mua lên xuống chủ yếu cũng chỉ là dân thôi. Người cần nhà ở thật mới mua, chứ người đầu cơ bỏ chạy hết rồi. Ở đất Sài Gòn này, chỉ cần một cái dự án chừng 5.000 tỉ thôi, đảm bảo thị trường chao đảo liền. Người dân không có đủ 5 ngàn tỉ để hấp thụ hết”.

    Đỉnh cao tài chính của tập đoàn HAGL có lẽ vào năm 2007. Khi đó, các dự án bất động sản của bầu Đức bán chạy như tôm tươi. Cứ xây dự án nào lên là bán sạch dự án đó. “Lúc đó nhà bán vèo vèo đến độ nhiều người muốn mua phải nhờ đến quan chức này, quan chức nọ gọi điện cho tôi. Rồi giá cổ phiếu lên chóng mặt. Lúc đó cứ 1 cổ phiếu HAG trị giá 150 ngàn đồng. Tiền vô nhiều quá tôi không biết làm gì. Sẵn mê bóng đá, tôi tính ôm tiền đi mua CLB Arsenal. Hồi đó Arsenal được định giá có 600 triệu đô chứ bao nhiêu. Đến khi hỏi gởi đơn lên các cấp hỏi thì không mua được vì qui định không cho phép doanh nghiệp VN đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Chứ mua Arsenal lúc đó giờ lời lớn rồi. Bây giờ nó trị giá tới hơn một tỉ đô”.

    “Giờ các dự án bất động sản ở VN mình tạm thời đóng cửa, khi nào thuận lợi đem ra làm tiếp. Giờ mình làm thêm mía, cao su, thủy điện,… để tạo thế kiềng 3 chân” – Bầu Đức nói khi quyết định chinh chiến trên đất Lào.

    “Ở Việt Nam giá mỗi hecta cao su dao động từ 450 triệu – 800 triệu đồng một hecta. Ở đây 50 ngàn hecta, tính trung bình 600 triệu/hecta thì tính ra khối tài sản là 30 ngàn tỉ rồi chớ còn gì nữa”.

    “Chứ bất động sản bây giờ đầu tư thì làm gì có lời. HAGL còn lời chút ít là nhờ có các công ty con chuyên ngành xây dựng mạnh, công ty sản xuất gỗ, đá…thêm nữa, đất HAGL mua quãng năm 2002, 2003 giá còn rẻ, chỉ khoảng một vài triệu đồng mỗi mét vuông chứ đất mà mua năm 2007 thì cũng đi đời luôn. Còn mà mua đất vàng, đất bạc gì đó … là chết chắc”.

    “Đầu tư BĐS thế giới tồn tại được vì đa số các quĩ đầu tư là hưu trí, lãi suất 1-2% (mỗi năm – PV) thì mấy cái khách sạn nó mới gồng được. Đầu tư khách sạn là một, trung tâm thương mại là hai, đầu tư ở trung tâm thành phố là ba…với lãi suất như ở VN là không bao giờ có lãi được.

    Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)

    (một thế giới)
    mutabo, balodulich, thayboi20143 người khác thích bài này.
  3. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Bài 2: Dựng “đế chế” trên vùng đất nghèo
    [​IMG]


    ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI - 14-10-2013
    Vẫn với chất giọng giang hồ, bầu Đức trỏ tay vào người đàn ông đối diện: “Ông sẽ là giám đốc làm thuê đầu tiên được đi máy bay riêng. Năm sau tôi sẽ mua. Tất cả các nông trường, trụ sở làm việc ở đây đều thiết kế sẵn bãi đáp cho trực thăng”.

    Người đàn ông “bị” bầu Đức trỏ tay là Thủ – đang là “tư lệnh mặt trận Nam Lào” của Hoàng Anh Gia Lai. Để phục vụ cho việc làm ăn tại Lào, bầu Đức tiến hành xây hẳn một sân bay quốc tế ở Attapeu, cách Pleiku độ 4 tiếng lái xe. Ông cũng đã xây xong một khách sạn Hoàng Anh Attapeu tiêu chuẩn 4 sao vì: “Tôi xây khách sạn chủ yếu là phục vụ công việc, chú ở đây cách Vientian tới cả ngàn cây số thì làm gì có khách du lịch. Mình làm ăn với đối tác, người ta mang cả va li tiền đến đây, không lẽ cho họ ở nhà trọ. Phải cho họ có chỗ ăn ở đàng hoàng chứ !”.

    Có máy bay riêng, lợi hại lắm à !

    “Hồi mới mua máy bay, tôi đi qua Singapore mà cả đám đông xúm tới xem. Người ta thấy lạ lắm, họ nghĩ Việt Nam làm gì có người sở hữu máy bay riêng” – bầu Đức nói. Khi nhập chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 về, ông làm đảo lộn biết bao nhiêu qui định, thủ tục ở Việt Nam, vì khi đó cả hệ thống pháp lý chưa lường được một ngày sẽ có người mua máy bay riêng.

    Lần này mua trực thăng, ông muốn thị sát đồn điền cao su và mía của mình từ trên cao, thay vì phải lái xe mất cả buổi.

    “Một chiếc trực thăng thì chừng vài triệu (đô la) chứ mấy” – Bầu Đức nói. “ Có máy bay riêng lợi hại lắm à ! Muốn gặp ai, bàn chuyện làm ăn gì, đi máy bay thương mại người ta đâu biết mình là ai mà tiếp. Nhưng khi nghe mình đi máy bay riêng, họ cũng muốn gặp để coi mình là thằng nào chứ !” – vẫn chất giọng giang hồ, Ba Đức cười khà khà khi nói về quyết định mua máy bay trước đây của mình, cho dù chi phí cho chiếc máy bay này ngốn không dưới 1 tỉ đổng mỗi tháng.

    Hệ thống tưới nước dài hai lần chu vi trái đất

    Năm 2007, bầu Đức bắt đầu đặt chân lên mảnh đất Attapeu, một tỉnh được coi là nghèo nhất của Lào. Cầm lái chiếc Land Cruiser, bầu Đức hồi tưởng:

    “Hồi mới qua, ở đây buồn lắm. Cả tỉnh chỉ có 120 ngàn dân, toàn rừng rú, không có đường sá, cơ sở hạ tầng gì cả.Tôi qua xây cầu, đường, kéo 300 km đường dây điện cho dân ở đây, xây trường học, xây thêm cái bệnh viện 200 giường tặng địa phương. Bây giờ đã khác rất nhiều”.

    Và ông đùa: “Ở đây tôi có 16 cây số đất mặt tiền đường, nếu ở Việt Nam thì tha hồ phân lô bán nền…”

    Chiếc Land Cruiser rẽ lái, đưa chúng tôi vào rừng cao su. Tại Attapeu, bầu Đức trồng 25 ngàn hecta cao su ( trong tổng số 44 ngàn hecta cao su được trồng ở Việt Nam, Campuchia).Trước đó, ông qua nhiều nước để nghiên cứu cách trồng cao su cho năng suất cao và sớm thu hoạch.

    “Mình muốn thu tiền sớm thì phải đầu tư vô công nghệ chứ” – bầu Đức nói. “Làm nghề này, nếu không hội đủ 3 yếu tố tiền tươi, nhân lực và đất đai thì không thể làm được. Triển khai nhân lực biến 50 ngàn hecta rừng thành đồn điền đâu phải đơn giản”.

    Bầu Đức đưa công nghệ tưới về từ Israel, chỉ cần đóng cầu dao điện, nước tưới đến tận gốc cây, không lãng phí. Cứ một hecta cao su cần 1,6 km đường ống nước.

    “Tôi nhập ống tưới từ bên Thái mà mấy ông Thái hoảng hồn. Họ nói chưa bao giờ cung ứng cho một công ty cao su nào lớn như vậy. Cứ nhân thử đi thì biết. 50 ngàn hecta thì cần tổng cộng 80 ngàn km đường ống, vậy là hơn gấp đôi chu vi trái đất rồi chớ gì nữa”.

    “Ngay cả chuyện bón phân cũng đâu phải cầm phân mà rải ào ào. Phải lấy mẫu đất, phân tích xem đất ở đây thiếu chất gì. Rồi bón phân cũng phải có cách quản lý chứ nếu không công nhân nó vác phân đi bán thì ai mà biết được”.

    Cao su mà Ba Đức gọi là vàng trắng, dự kiến sẽ đem về cho Hoàng Anh Gia Lai những món lợi nhuận khổng lồ:

    “Để thu hoạch được một tấn mủ cao su thì chi phí tốn khoảng 900 đô la, trong đó chi phí cạo mủ chiếm đến 40%. Tôi đang thử nghiệm áp dụng công nghệ sử dụng bình khí kích thích mủ, điều này giúp tiết kiệm được 50% chi phí cạo mủ” – bầu Đức tính.

    “Cao su bây giờ giá dao động, có khi lên đến 120 triệu đồng/tấn, nhưng cũng có lúc chỉ ngoài 50 triệu/tấn. Tôi tính mỗi hecta cao su của tôi trồng tới 550 cây so với 300 cây ở những nơi khác, và với công nghệ tưới tiêu như thế này sẽ cho 2,5 tấn mủ, chỉ cần giá khoảng 60 triệu/tấn là ổn”.

    Để đảm bảo chất lượng mủ cao su sản xuất, Bầu Đức cũng xây luôn hai nhà máy chế biến mủ cao su theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất 50.000 tấn/ năm. Năm ngoái, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sang dự lễ khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su đầu tiên của HAGL tại đây.

    Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)

    Chú thích ảnh: Bầu Đức và Phó thủ tướng Lào trong lễ khánh thành nhà máy đường của HAGL tại Attapeu. Ảnh: L.H.L
    hoangnguyen222 đã loan bài này
  4. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Bài 3: Bầu Đức đã ngửi thấy mùi đô la
    [​IMG]
    BÀI VIẾT HAY
    Nhà máy chế biến đường Hoàng Anh Attapeu năm ngoái còn ngổn ngang, nay đã tươm tất và thơm mùi mật mía – cái mùi mà bầu Đức rỉ vào tai vị tư lệnh mặt trận Lào của mình, là: “Ông biết nó thơm mùi gì không? Nó có mùi đô la!”. Đây là món “đồ chơi” giúp ông quyết định từ bỏ bất động sản ở Việt Nam.

    “Thằng Đức như một tay bơi vượt sông”

    Là một người kín tiếng, nhiều tin đồn trong thời gian qua đã dấy lên nhiều dấu hỏi xung quanh “sức khỏe” tài chính của Hoàng Anh Gia Lai. Một chuyên gia nước ngoài đã phải tư vấn: “Ông cần phải thông tin rộng rãi cho mọi người biết ông đang làm gì ở đây (Lào và Campuchia). Ông phải cho họ thấy tài sản của ông ở đây lớn như thế nào. Từ đó ông mới có thể kêu gọi được các quỹ đầu tư trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư”.

    Hiện tại không ít đại gia đã và đang lục tục bước và việc đầu tư cây cao su, và họ cũng thừa hiểu đầu tư vào lĩnh vực này là phải gồng mình, nín thở từ 5 – 7 năm mới có thể bắt đầu thu hoạch. Với lãi suất hiện nay, nếu vay tiền ngân hàng để đầu tư thì từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch, tiền vay một đã lãi đến gần 3.

    Bầu Đức đã âm thầm chịu đựng ngần ấy năm, và bây giờ ông mới thực sự có doanh thu.

    Quãng đầu năm, tôi ngồi trò chuyện với vị phó chủ tịch của một ngân hàng lớn. Sau khi đưa ra một số đánh giá không lạc quan về nền kinh tế và sức khỏe hiện tại của các doanh nghiệp, ông buột miệng: “Tao thấy hồi hộp cho thằng bầu Đức. Nó đang giống như một tay bơi vượt sông, chỉ sợ về gần tới đích thì lại chết đuối !”

    Bầu Đức cũng thú thật: “Hồi đó hên mà tôi không đầu tư tài chính, chứ tôi mà mua cổ phiếu ngân hàng thì bây giờ chắc tôi trốn qua Canada mất rồi, các anh không tìm ra tôi đâu !”

    “Bây giờ bất động sản đóng băng, tôi chuyển hướng sang Lào và Campuchia, đầu tư vào cao su và mía đường”.

    Muốn có tiền sớm thì phải đầu tư mạnh

    “Làm cái này phải có tiền tươi mới được. Nhân lực để làm cũng không phải dễ. Họ phải quen và chịu được cảnh làm việc hàng tháng trời ở trong rừng. Chứ như dân Sài Gòn qua làm là chịu không nổi đâu” – bầu Đức chia sẻ.

    Bầu Đức không ngần ngại nhận định: “Đối với vườn cao su thông thường thì thời gian kiến thiết cơ bản là 6-7 năm, nhưng các biện pháp cải tiến giúp vườn cao su của Hoàng Anh Gia Lai chỉ mất 4 năm là đã có thể đưa vào khai thác với năng suất dự kiến đạt 2,5 tấn mủ mỗi hecta, khi toàn bộ diện tích đưa vào khai thác sẽ mang về thu nhập 300 triệu đô la mỗi năm”.

    Năm ngóa, khi bầu Đức tuyên bố sẽ đưa 100.000 tấn đường về Việt Nam, Hiệp hội Mía đường lập tức xôn xao vì lo đường trong nước bị cạnh tranh. Có một câu hỏi đặt ra là: “Tại sao đường sản xuất trong nước, không chịu phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu lại sợ bị đường ngoại nhập cạnh tranh?”.

    “Đơn giản thôi,” – Ba Đức nói. “Đó là vì công nghệ ! Công nghệ mình đã quá lạc hậu so với các nước”.

    “Tôi phải giấu chuyện trồng mía hơn một năm rưỡi vì sợ bị người ta chửi: thằng này làm bất động sản, biết gì về mía mà bày đặt trồng. Một người bạn chuyên ngành mía đường khuyên tôi trồng mía, nói là lời lắm. Tôi kêu làm cho tôi bản dự toán. Nhìn mấy con số, tôi hết hồn: Làm gì lời dữ vậy ! Rồi tôi âm thầm qua nhiều nước, học hỏi, thẩm tra thì đúng là bản dự toán chính xác, thế là bắt tay vô làm”.

    Chi phí sản xuất ra một tấn mía đường ở Việt Nam tốn khoảng 1 triệu đồng. Nhưng theo tính toán của bầu Đức, ông chỉ tốn 240 ngàn đồng.

    “Chỉ tính chi phí chặt mía, ở Việt Nam tốn khoảng 170 ngàn/tấn mía. Tôi nhập máy chặt mía về, chi phí chỉ mất 30 ngàn. Ở Việt Nam làm gì có ông nông dân nào dám bỏ một tỉ mấy ra nhập cái máy chặt mía”.

    “Đó là chưa kể bã mía sẽ làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, rồi lấy tro quay trở lại làm phân bón mía. Cộng thêm tiền thu từ việc bán điện giá thành sản xuất của tôi chỉ còn hơn 100 ngàn đồng. Nhưng tôi không dám nói vì sợ người lại lại biểu tôi “nổ” nữa”.

    Cụm khu công nghiệp khép kín của Ba Đức đặt ngay nông trường mía bao gồm một máy tinh luyện đường công suất 120 ngàn tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện 30 megawatt và một nhà máy sản xuất ethanol.

    Cũng với hệ thống tưới nước của Israel đến từng gốc mía, Ba Đức trồng thử nghiệm tới 18 giống mía. Kết quả trồng thử nghiệm cho thấy sản lượng mía đạt ít nhất 130 tấn/hecta.

    “Ở Việt Nam, sản lượng chỉ đạt khoảng 80 tấn. Nếu tôi nói thì biểu tôi nổ nữa. Nhưng cứ qua đến đây, nhìn từng bụi mía thì hiểu liền chứ có gì đâu”.

    “Đối với anh em phụ trách trồng mía ở đây, tôi ra mức thưởng: 150 tấn/hecta tôi cho lĩnh 15 tháng lương mỗi năm, đạt 180 tấn/hecta tôi cho lĩnh thành 2 năm lương. Như vậy mới kích thích anh em làm việc được”.

    “Đến mùa thu hoạch, trước khi chặt mía tôi phải cho thử lượng đường đàng hoàng. Trữ đường phải đạt 12 tôi mới cho chặt (tức 100 tấn mía cho 12 tấn đường). Chỉ riêng việc chặt xong đưa vào ép đường liền, không phải chuyên chở, xếp hàng như ở Việt Nam, tôi đã tiết kiệm được 10% trữ lượng đường trong mía”.

    “Đường Việt Nam sản xuất giá bán 16 ngàn đồng mỗi ký, đường Thái Lan bán 15 ngàn đồng, tôi nhập đường về sẽ bán 13 ngàn đồng cho coi” – bầu Đức cho biết.

    Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)

    Chú thích ảnh: Ông Bắc Hà – Chủ tịch ngân hàng BIDV luôn có mặt trong các sự kiện kinh tế lớn của HAGL (bầu Đức phía sau, trong lễ khai trương nhà máy đường tại Attapeu). Ảnh: L.H.L
    mutabo, thayboi2014, typhu 20163 người khác thích bài này.
  5. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Bài 4: “Lừa” cổ đông, bầu Đức tái đầu tư bất động sản ở Yangon

    Ông bầu thú nhận: “Tôi nói thật với anh là lúc đó tôi có lỗi là đã phải giấu cổ đông. Vì ở thời điểm 2009, 2010 kinh tế Việt Nam khó khăn bộn bề, tiền bạc đâu mà dám tuyên bố đầu tư vào Myanmar, người ta sẽ cho tôi là đồ viễn tưởng”.

    Bản thân tôi cũng bị bầu Đức gạt khi tôi hỏi “Myanmar đang mở cửa tại sao anh không sang?”. “Tôi qua từ năm 2009 rồi chứ và tôi có một miếng đất 8 hecta ở Yangon, vị trí đẹp như đường Đồng Khởi ở Sài Gòn nhưng chưa dám đầu tư vì tình hình chính trị còn bất ổn quá”.

    Sáu tháng sau khi gạt tôi, tháng 3.2013, bầu Đức công khai tuyên bố kêu gọi đầu tư bất động sản vào Myanmar. Kêu gọi mọi người đầu tư nhưng thực ra, bầu Đức đã âm thầm chuẩn bị từ lâu. Đất đã mua từ 5 năm trước, các loại giấy phép ông đã làm xong từ trước đó năm rưỡi. Khi ông kêu gọi, hai chuyến tàu của HAGL đã rời bến chở theo máy móc, trang thiết bị, vật liệu trực chỉ Yangon.

    Ba tháng sau, ngày 4. 6.2010, bầu Đức thuê hẳn một chuyến chuyên cơ của Vietnam Airlines chỉ để chở quan khách, các nhà đầu tư và báo giới sang Yangon chứng kiến lễ khởi công khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center ở Yangon. 440 triệu đô la sẽ được đổ vào khu đất 2 mặt tiền, bên hông khách sạn 5 sao hiếm hoi Sedona và có view trước là một cái hồ nước khá đẹp.

    Sau lễ khởi công, ông gọi đây là cú đấm thứ hai sau cú đấm đầu tiên là Tổng công ty cao su bên Attapeu, Lào, dự định sẽ thu lãi sau thuế 1.500 tỉ đồng trong năm nay.

    Giấu cổ đông vì không muốn người ta bình luận

    “Lần trước thú thật là tôi phải giấu cổ đông để không ai bình luận lớn về chuyện này. Bây giờ tôi không phải là khoe hàng khoe của gì nữa, nhưng chắc chắn ở Việt Nam sẽ có nhiều người cho rằng “thằng cha Đức này lại nổ nữa” .Với cú đấm thứ hai, HAGL sẽ lột xác hoàn toàn vào năm 2015” – bầu Đức nói chắc nịch.

    Bầu Đức nhắc lại chuyện năm 2002 khi tuyên bố mời Zico Thái Kiatisak về đá cho Hoàng Anh Gia Lai, ngay hôm sau ông bị Nguyễn Nguyên, phóng viên thể thao, “quất” cho một trận te tua trên mặt báo vì cái tội “nổ”.

    “Tôi đọc báo thấy bị Nguyễn Nguyên chửi, tức quá hôm sau tôi đưa Kiatisak qua Việt Nam luôn. Vậy là im re, không thấy nói gì nữa” – bầu Đức nhớ lại.

    “Người mình có cái tật cứ hễ thấy ai làm một điều gì đó lạ lạ, vượt ngoài tầm một chút là lại cho là nổ. Nhưng khi chính thức khởi công rồi thì tôi cũng không giấu giếm gì nữa. Đây là dự án trọng điểm và Hoàng Anh Gia Lai sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực để thực hiện dự án, kể cả con người và tiền bạc”.

    “Bản thân tôi và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ thích làm những gì không ai làm, và những gì người ta làm rồi thỉ tôi không làm. Ví dụ như bất động sản đóng băng, tui bỏ chạy luôn bằng cách hạ giá. Riêng BĐS ở TPHCM không ai hạ giá, nhưng HAGL hạ giá đến 3 lần, từ đó mới định hình lại thị trường BĐS. Bây giờ với dự án này (ở Yangon – P.V), xin lỗi tôi nói thiệt ở TPHCM hay Hà Nội không thể có một dự án nào lớn như thế này, ngay tại trung tâm, gần như Hồ Hoàn Kiếm của Việt Nam. Miếng đất được coi là đẹp nhất Yangon và Myanmar giờ lọt vào tay HAGL”

    Bầu Đức cho biết trong thời gian vừa qua, rất nhiều nhà đầu tư bay tới đây rồi lại bay ngược về Việt Nam để tìm … chủ miếng đất.

    “Ở Việt Nam, tôi có một bộ phận tiếp đón các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư bay sang Việt Nam thuyết phục tôi nhiều lần nhưng nói thật là tôi chưa bao giờ có ý đồ bán lại. Vì đó là tương lai của HAGL và là cú đấm thứ hai của HAGL, mà là cú đấm mạnh. Cách đây 2 năm HAGL chỉ có một cú đấm duy nhất là tổng công ty cao su, xem như là cú đấm cứu vãn tình thế và là điểm tựa cho HAGL trong tương lai”.

    Lý do khiến ông trở lại làm bất động sản

    Sự kiện Myanmar mở cửa sớm hơn dự kiến đã buộc bầu Đức suy nghĩ lại chuyện “trở lại làm bất động sản”, trước thực trạng thị trường bất động sản ở Yangon có quá nhiều tiềm năng.

    “Tôi qua Myanmar lần đầu tiên năm 2009, lúc đó tôi dự tính là phải đến 2016 họ mới mở cửa. Mà chưa mở cửa thì lấy mảnh đất này bán cho ai. Nhưng đến ngày 3.12.2011 thì họ đã mở cửa. Thú thật là tôi cũng không ngờ họ mở cửa nhanh như vậy. Cách đây 2 năm tôi đã tuyên bố bỏ thị trường bất động sản để tập trung vào trồng cao su. Nhưng trước tình thế này, chúng tôi phải họp lại để tính mô hình kinh doanh bất động sản mới”.

    Yếu tố chính khiến bầu Đức quyết tâm đổ tiền vào dự án này là: “Thử tưởng tượng, giá thuê văn phòng loại A ở đây từ 120 – 150 USD/m2/tháng. Trong khi giá thuê ở đường Đồng Khởi chỉ từ 25 – 35 USD/m2/tháng. Như vậy là cao hơn đến 4 lần. Và giá khách sạn, căn hộ cũng thế. Căn hộ 2 phòng ngủ ở đây cho thuê đến năm ngàn đô một tháng”.

    Và để tránh điều ai cũng hiểu trong kinh doanh “trâu chậm uống nước đục”, bầu Đức cho thi công ngày đêm, 24/24 để gấp rút hoàn tất giai đoạn một, đưa vào sử dụng 161.000 m2 sàn thuê văn phòng loại A và một khách sạn quy mô 480 phòng, cao 23 tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao vào tháng 12.2014.

    Ông cho biết: “Chúng tôi vừa thi công vừa cử một đội quân “tình báo” thăm dò tình hình, chuyên theo dõi bất cứ động tĩnh nào ở khu Yangon này, để đảm bảo khi khu phức hợp đưa vào hoạt động sau giai đoạn 1, HAGL sẽ chiếm vị trí độc tôn.

    Lê Huỳnh Lê (còn tiếp)
    mutabo, thayboi2014, typhu 20163 người khác thích bài này.
  6. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Bài 5: Đặt cược vào mảnh đất vàng
    [​IMG]


    “Hoàng Anh Gia Lai làm bất động sản mười năm nay, nhưng cộng hết tất cả các dự án từ Đà Nẵng, Qui Nhơn đến Hà Nội hay Sài Gòn, tổng giá trị cũng chỉ chừng mười mấy, hai chục ngàn tỉ, không thể bằng dự án này” – bầu Đức giọng đầy quyết tâm trong buổi lễ khởi công dưới cơn mưa dầm ở Yangon.

    Để đảm bảo thành công, yếu tố số 1 bầu Đức quan tâm là điều nghiên thị trường, thứ nhì là công tác … tình báo. Hiện thời, các nhà đầu tư bắt đầu đổ vào Myanmar ngày càng nhiều và khiến đất nước cách đây chỉ hơn 2 năm vẫn còn nghèo khó, hỗn độn, nay các loại xe đời mới đã phủ kín đầy đường phố Yangon thay cho những chiếc xe 2 bánh giờ đây đã bị cấm vào thành phố. Mảnh đất đẹp nhất cố đô HAGL đã chiếm. Đến ngày khởi công, bầu Đức vẫn chưa có cảm giác bị đối thủ nào đe dọa.

    “Tôi lập một đội quân tình báo ở đây. Bất kỳ có một chiếc cẩu tháp nào xuất hiện ở Yangon họ phải lập tức báo cáo cho tôi biết”.

    Chiếc cẩu tháp là hình ảnh của một sự kiện khởi công xây dựng công trình nhà cao tầng. Và đến lúc khởi công, bầu Đức vẫn an tâm cả Yangon chỉ mới có 2 chiếc cẩu tháp của HAGL. Chỉ cần đẩy nhanh tiến độ, HAGL sẽ không bao giờ thua trong “canh bạc” này.

    Bầu Đức phân tích:

    “Thứ nhất là cơ sở hạ tầng của Myanmar hầu như chưa có gì trong lúc các nhà đầu tư bắt đầu đổ vô nhiều quá, đẩy giá lên và chắc chắn càng ngày nhà đầu tư sẽ đổ vô càng nhiều. Mà các hãng lớn vào Myanmar, đương nhiên họ phải thuê văn phòng loại A, ví dụ tên tuổi như Coca Cola thì họ không bao giờ thuê văn phòng hạng thường được. Tôi đã đánh giá toàn bộ thì trường rất kỹ. Ba năm nữa, văn phòng loại A ở Yangon vẫn chưa có sản phẩm.”.

    “Tại sao? Thứ nhất, muốn làm thì thời gian anh làm giấy tờ, thi công hầm móng phải 3 năm mới hoàn thành. Như vậy năm 2013, 2014, 2015 và 2016 sẽ không có sản phẩm văn phòng loại A nào. Nếu mình ra được sản phẩm năm 2014 sẽ là độc tôn. Đó là lý do tại sao HAGL thi công cả ngày cả đêm, 24/24 để đảm bảo việc rút ngắn thời gian thi công từ 3 năm xuống còn 1,5 năm. Do đó, HAGL rất tự tin vào dự án này, phải nói là không thể không thành công”.

    Đến cuối năm 2014, dự kiến HAGL sẽ đưa vào hoạt động 1 khách sạn 5 sao cao 23 tầng với 480 phòng cùng 161.000 mét vuông sàn văn phòng. Bầu Đức tính giá thuê văn phòng ở Yangon hiện đang xê xích từ 120 – 150 đô la/m2.

    “Vì sao tôi nói không thể không thành công. Đất ở đây HAGL chỉ mua 700 đô la một mét vuông, nếu đất này ở Hà Nội, ít nhất 30 ngàn đô la một mét chưa chắc mua được. Mà 30 ngàn đô la mỗi mét thì tiền đất không là 2,4 tỉ đô la. Nói vậy thì người ta lại bảo nổ nữa, nhưng đó là sự thật. 15 – 20 năm sau chưa chắc có được một dự án nào đẹp như thế này ở Myanmar. Người Việt Nam mình qua, thấy mình sở hữu dự án to như thế này mình cũng tự hào chứ. Tôi định sẽ giảm giá phòng cho bất cứ người nào mang hộ chiếu VN khi đến đây”.

    “Và tôi đảm bảo với các bạn rẳng đây là một đất nước đang phát triển, trong 10 năm tới ko đất nước nào phát triển được như Myanmar vì họ đi từ số 0 đi lên. Tôi phân tích như vậy để thấy đây là dự án dữ dằn lắm. HAGL làm BĐS 10 năm, nhưng cộng hết lại các dự án của HAGL ở Việt Nam cộng hết lại giá trị cũng ko bằng dự án này. Trước đây định giá hết các dự án BĐS của HAGL chỉ mười mấy, hai chục ngàn tỉ. Dự án này họ định giá trên 1 tỉ đô la”.

    “Làm BĐS giờ phải chuyên nghiệp. HAGL đang đàm phán với 3 đối tác Melia, Marriot, Sheraton để quản lý hạng mục khách sạn. Còn tòa nhà căn hộ sẽ do tập đoàn Accord quản lý, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê Savills sẽ đảm nhận. Như vậy mình là nhà đầu tư, còn quản lý thuộc về những thương hiệu quản lý cho chuyên nghiệp”.

    “Như vậy sau 2 cú đấm – cao su ở Lào và bất động sản ở Yangon, tôi rất tự tin là ko lâu, tối đa 2015 HAGL sẽ lột xác hoàn toàn. Còn những thứ khác tôi không quan tâm đến. Đây là 2 con át chủ bài của HAGL, còn đất của HAGL ở Việt Nam vẫn còn nhiều, nhưng ở thời điểm này, tạm thời cất sang một bên, đến khi thị trường hồi phục lại sẽ mở ra làm trở lại”.

    Lê Huỳnh Lê

    Ảnh: Lễ khởi công HAGL Myanmar Center. Ảnh: Minh Vỹ
  7. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Mình chia sẻ một loạt 5 bài viết của phóng viên Một thế giới về anh Đức, để mọi người có cái nhìn xứng đáng về anh ấy.

    Đánh chứng khoán, chơi nó là một nghệ thuật và với người chơi như mình tư 2006 đến nay, trải qua rất nhiều biến động của thị trường thì thực sự yếu tố tiên quyết làm nên 1 cổ phiếu tốt, một cổ phiếu vàng hay anh em trên này gọi là "con đường màu xanh", "màu tím hoa sim" gì đó đó chính là ở 2 từ "TRIỂN VỌNG" và "LUỒNG TIỀN"

    HAG - của anh Đức đang ở vị thế đó, vị thế của một công ty đáng giá.

    Bài viết sắp tới trong topic sẽ cập nhật về tình hình tài chính, triển vọng kinh doanh,...cái mà mình biết ở F319 này nhiều cụ rất giỏi (không múa rìu qua mắt thợ được) nên chỉ đưa ra quan điểm Fundemental thôi.
  8. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Đánh cuộc vào anh Đức cùng nhìn nhận HAG với giá 7x năm 2016 cũng là đánh cuộc với nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế của quốc gia mới nổi Miến Điện . Cũng là đánh cuộc với sự thay đổi trong cung cách làm ăn của người Việt Nam - phải có tầm nhìn xa, trông rộng .

    Anh Đức sẽ là người thay đổi điều này ở Việt Nam .
    mutabo, dungdam, thayboi20144 người khác thích bài này.
  9. Daigia2011

    Daigia2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2011
    Đã được thích:
    1.153
    Hôm nay 28/02: HAG giao dịch hơn 5,66 triệu cổ phiếu ở mức giá 27.2 - Sự điều chỉnh đã gần như kết thúc (-0.3 điểm) với daily trader, active trader.
    hoatuyetden, mutabo, dungdam2 người khác thích bài này.
  10. ntnhn

    ntnhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2011
    Đã được thích:
    2.026
    XIN CẢM ƠN BÁC ĐÃ VIẾT BÀI.RỒI TÔI SẼ ĐỢI NHỮNG BÀI SAU
    Nara Rothschild, typhu 2016Daigia2011 thích bài này.

Chia sẻ trang này