HAR - " Xà Bông Cô Ba" _ của hãng Trương Văn Bền & các con

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi longkted, 10/10/2017.

1282 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 14:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34679 lượt đọc và 355 bài trả lời
  1. longkted

    longkted Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    865
    [​IMG]
    Ông Trương Văn Bền, nhà kỹ nghệ trưởng đầu tiên của Việt Nam sinh năm 1884, xuất thân từ gia đình một quan viên nhỏ dưới thời vua Hàm Nghi. Được tiếp nhận nền giáo dục của nước Pháp lẫn kinh nghiệm buôn bán của cư dân người Hoa tại khu Chợ Lớn. Sau khi từ bỏ công việc ký lục cho người Pháp ông mở một tiệm buôn bán nhỏ các loại bột và đậu, buôn sỉ từ các thương lái người Trung Quốc cho các tiệm người Hoa tại Chợ Lớn.

    Năm 1928 ông mở nhà máy ép dầu với máy ép dầu được mua từ Mỹ sản xuất các loại dầu dừa và dầu ăn, năm 1932 ông thành lập công ty Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà Bông Việt Nam chuyên sản xuất xà bông từ dầu dừa.

    Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và Hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943, vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.
    [​IMG]
    Xà bông của ông được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng, đánh bạt xà bông thơm Mạc Xây (Marseille) của Pháp và còn được dùng rộng rãi ở Lào và Cam Bốt, được xuất khẩu qua Hồng Kông, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số nước châu Phi.

    Trong hồi ký của mình, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài bắc, phong trào cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn, đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to: “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi không bỏ lỡ vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông, gọi savon Việt Nam để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ, xà bông Việt Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.
    [​IMG]
    Sau khi thành công với xà bông giặt, ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm cao cấp hơn và kết quả là Xà Bông Cô Ba ra đời. Với chất lượng tốt, mùi thơm đặc trưng, Xà Bông Cô Ba nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xà bông thơm, đánh bại tất cả các loại xà bông nhập từ Pháp trên thị trường. Có một thời, Xà Bông Cô Ba là món mỹ phẩm mà hầu hết các bà các cô tại miền Nam đều ao ước sở hữu.

    Trước năm 1975 Xà Bông Cô Ba mở rộng tầm ảnh hưởng từ hầu hết miền nam ra đến tận sông Bến Hải, sản lượng sản xuất không kịp bán. Hầu như trên thị trường chỉ có Xà Bông Việt Nam và Xà Bông Cô Ba của công ty Trương Văn Bền và các con thống trị.

    Sau 1975, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên Nhà máy xà bông Việt Nam (sau đó đổi tên thành công ty Phương Đông). Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của “Cô Ba” vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc.

    Thương hiệu Xà Bông Cô Ba trong tâm trí người dùng Việt Nam vẫn là niềm tự hào về một sản phẩm của người Việt có khả năng đánh bại các đối thủ nước ngoài với chiến lược kinh doanh bài bản và thông minh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phương Đông hiện tại vẫn sở hữu thương hiệu đắt giá Xà Bông Cô Ba, đến hiện tại đây vẫn là thương hiệu xà phòng thơm có mức độ nhận diện rất cao với lứa tuổi từ 30 trở lên. Đây cũng là lớp có thu nhập cao trong xã hội và có khả năng chi trả tốt nhất. Với phân khúc khách hàng này, việc làm sống lại thương hiệu Xà Bông Cô Ba ở thị trường xà phòng organic ( sử dụng nguyên liệu thiên nhiên) với giá bán cao hơn hẳn các loại xà bông hóa chất sẽ mang lại giá trị rất cao. Hiện tại trên thị trường VN có khoảng 40 thương hiệu có chút tên tuổi ở mảng xà bông organic, chưa kể các thương hiệu ngoại nhập từ Mỹ, Hàn Quốc. Giá bán của phân khúc này cao hơn rất nhiều so với xà bông hóa chất, giá bán của các thương hiệu nội dao động từ 35 – 100k/sp ( 120gr) , trong khi các sản phẩm ngoại nhập có giá từ 300k – 680k/sp.

    Lượng tiêu thụ của xà bông organic đang có xu hướng tăng mạnh do lớp người có thu nhập quan tâm hơn đến sức khỏe và nguồn gốc sản phẩm. Số lượng bán ra của các thương hiệu nội xấp xỉ 200.000 sản phẩm/ tháng, chưa kể xuất khẩu ( số lượng cao hơn bán trong nước) và số lượng nhập vào VN của các thương hiệu ngoại trên thị trường. Thị trường này cũng có mức tăng trưởng rất cao khi đạt tốc độ 18%/năm ( trung bình của châu Âu là 20% có nước tăng trưởng nhu cầu 50%/năm). Mặc dù hấp dẫn như vậy nhưng trên thị trường chưa có thương hiệu nào khẳng định được vị trí của mình trong tiềm thức của người tiêu dùng trừ ….Xà Bông Cô Ba, thương hiệu được xem là thủy tổ của xà bông Organic tại Việt Nam từ năm 1930. Việc nắm sẵn thương hiệu Xà Bông Cô Ba trong tay, coi như cuộc chơi trên thị trường xà bông organic đã dễ dàng hơn rất nhiều.
    [​IMG]
    Mặc dù đây mảng có giá bán rất cao nhưng các hãng tiêu dùng lớn như Unilever, P&G hầu như đang bỏ ngõ do sản phẩm xà bông hóa chất với sản lượng công nghiệp lớn cần thị trường đủ lớn để hoạt động. Giá trị ước tính của thị trường chất tẩy rửa hiện tại trị giá khoảng 5 tỷ $ ( 115.0000 tỷ đồng) tính luôn cả mảng bột giặt. Việc sở hữu Công ty và thương hiệu Xà Bông Cô Ba, HAR đã đặt một chân vững chắc vào thị trường đắt giá này. :)
    hosino, nangxanh228, kbroker4 người khác đã loan bài này.
  2. voiconchoichung

    voiconchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2016
    Đã được thích:
    12.896
    Mỗi lần bác mở topic là HAR đều CE
    d3vilsx thích bài này.
  3. longkted

    longkted Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    865
    Ngoài thương hiệu Xà Bông Cô Ba danh tiếng, CTCP Phương Đông hiện sở hữu danh mục tài sản đắt giá
    [​IMG]
    Mảnh đất 2 mặt tiền Kim Biên – Gò Công tại trung tâm khu chợ Kim Biên với diện tích gần 11.000m2, vị trí cực đẹp. Công ty Phương Đông đã được UBND Quận 5 cấp phép thực hiện Trung tâm thương mại tại khu đất này. Với 2 mặt tiền, khu đất 40 Kim Biên rất dễ đưa cả 2 công năng vào 1 vị trí, mặt tiền Kim Biên là cửa vào của khu Trung tâm thương mại kinh doanh bán sỉ, trong khi mặt tiền Gò Công với vỉa hè rất rộng và thoáng là mặt lobby của Khu căn hộ cao tầng, An Đông Plaza là một mẫu hình cực kì thành công với mô hình này tại khu vực Q.5. Với vị trí cực tốt như vậy, khu đất này định giá theo giá thị trường có giá không thấp hơn 42 triệu $ . Với kinh nghiệm triển khai và quan hệ cùng khả năng vận động vốn từ đối tác của chủ mới thì vấn đề thực hiện dự án không có gì khó khăn khi có trong tay khu đất này.
    [​IMG]

    Phương Đông đang sở hữu công ty con là Sơn Chất Dẻo, đơn vị chuyên sản xuất sơn và 1 ngành rất tốt được đánh giá cao trên sàn là bao bì.

    Sơn Chất Dẻo hiện có 2 xí nghiệp sản xuất

    Xí nghiệp đầu tiên có khu nhà xưởng diện tích 15.000m2 tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân.
    [​IMG]
    Xí nghiệp thứ hai là khu nhà xưởng rộng 2.500m2 nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Nghiêm.
    [​IMG]
    Trụ sở công ty gần 2.000m2 mặt tiền Bến Bình Đông
    [​IMG]
    chunggabhdn, springsail, hosino6 người khác thích bài này.
    hosino, nangxanh228Forever1981 đã loan bài này.
  4. caoky1311

    caoky1311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Đã được thích:
    2.077
    \:D/ tài sản ngon, tài sản quá ngon \:D/
    d3vilsx thích bài này.
  5. d3vilsx

    d3vilsx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    251
    BCTC QIII + tin MA 2 cty trên mà ra thì thật không thể cản phá !!! :x:x:x
  6. Forever1981

    Forever1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2017
    Đã được thích:
    494
    Nhờ đâu cổ phiếu Sản xuất và Thương mại Phương Đông có giá 360,000 đồng/cp?
    http://static1.*********.vn/*********/2014/Avartar/897a6c9b34cb4fae6e0f67f77db8f8bed239365b.jpg Trần Việt 09/01/2015 10:15 Trần Việt 09/01/2015 10:15 http://static1.*********.vn/*********/2014/Avartar/897a6c9b34cb4fae6e0f67f77db8f8bed239365b.jpg
    Trần Việt

    Cứ đi là đến!

    Nhờ đâu cổ phiếu Sản xuất và Thương mại Phương Đông có giá 360,000 đồng/cp?

    Tại phiên đấu giá 101,989 cp của CTCP Sản xuất và Thương mại Phương Đông (TMPhuongDong) ngày 19/12 do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) sở hữu, một cá nhân đã chi 36.7 tỷ đồng để ôm trọn số cổ phần trên, ứng với mức giá “khủng” 360,000 đồng/cp. Nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư này “chịu chi” đến vậy?

    Điểm đặc biệt là một cổ phần của Sản xuất và Thương mại Phương Đông có mệnh giá 100,000 đồng chứ không phải 10,000 đồng như thường thấy. Do vậy, tuy khối lượng thoái của Vinachem chỉ 101,989 cp nhưng đã chiếm đến 50.4% vốn của Phương Đông. Có lẽ đây là điểm thu hút đầu tiên của cổ phiếu này, với việc mua được trọn số lượng cổ phiếu đấu giá, nhà đầu tư đã nắm được quyền chi phối công ty.

    Cơ cấu cổ đông của Phương Đông trước thời điểm đấu giá là gồm Vinachem nắm 50.4% vốn và 91 cá nhân khác sở hữu phần còn lại, tất cả đều là cổ đông trong nước.

    http://image.*********.vn/2015/01/06/tmphuongdong-co-dong.JPG

    Buổi đấu giá khá thu hút khi có đến 13 nhà đầu tư gồm 10 cá nhân và 3 tổ chức trong nước đăng ký tham gia, tổng khối lượng đăng ký mua là 1.3 triệu đơn vị, gấp 13 lần số lượng cổ phần Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) muốn thoái. Kết quả, một cá nhân đã mua trọn 100% khối lượng cổ phần Vinachem đăng ký thoái tại mức giá 360,000 đồng/cp, gần gấp 3 lần mức giá đấu khởi điểm (133,000 đồng/cp). Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư này đã chi ra đến 36.7 tỷ đồng để mua hơn 50% quyền lợi kinh tế cũng như kiểm soát tại Sản xuất và Thương mại Phương Đông.

    Tuy chỉ sở hữu 50.4% nhưng số tiền nhà đầu tư bỏ ra tương đương với quy mô tổng tài sản của Phương Đông tính đến 30/06/2014. Cụ thể, hiện Sản xuất và Thương mại Phương Đông đang hoạt động với tổng tài sản 37.7 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 53% với 19.8 tỷ đồng (riêng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 10 tỷ đồng); phần còn lại nằm ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang với 14.3 tỷ đồng. Theo định giá của Hãng kiểm toán AASC dựa trên phương pháp tài sản thì mỗi cổ phiếu của công ty có giá 132,717 đồng.

    Vậy Sản xuất và Thương mại Phương Đông có gì?

    Sản xuất và Thương mại Phương Đông tiền thân là công ty sản xuất xà bông Cô Ba nổi tiếng một thời tại miền Nam, thành lập trước năm 1975. Hiện tại, doanh nghiệp vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại các loại hóa chất như chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm và hoạt động dịch vụ cho thuê mặt bằng.

    Đối với mảng hoạt động chất tẩy rửa, thương hiệu xà bông Cô Ba tuy đã khôi phục sản xuất nhưng không còn sức hút như trước, hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp vẫn là phân phối các sản phẩm khác. Xét đến đặc điểm ngành thì các doanh nghiệp trong lĩnh vực chất tẩy rửa sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức khi nền kinh tế có biến động. Cho nên, bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi như hiện nay kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới Phương Đông. Đồng thời, theo các chuyên gia, thị trường chất tẩy rửa Việt Nam được đánh giá là ổn định trong thời gian tới.

    http://image.*********.vn/2015/01/06/co-ba.JPG
    Sản phẩm Xà phòng cô Ba nức tiếng một thời
    Đối với hoạt động khác, trong năm 2013, Phương Đông dồn sức cho dự án đầu tư xây dựng Trung tâm kinh doanh Hóa chất và Bách hóa tổng hợp. Thậm chí doanh nghiệp đã thực hiện khoản vay dài hạn ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – chi nhánh Ông Ích 1.8 tỷ đồng, thời hạn 120 tháng để đầu tư dự án này. Tính đến cuối năm 2013, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Trung tâm Kinh doanh Hóa chất và Bách hóa tổng hợp là 9.8 tỷ đồng. Được biết, vào cuối tháng 11/2014 vừa qua, Uỷ ban Nhân dân quận 5, TPHCM đã ra thông báo về việc di dời các hộ kinh doanh hóa chất tại chợ Kim Biên đến Trung tâm kinh doanh Hóa chất và Bách hóa tổng hợp.

    Trong cơ cấu nguồn thu của Phương Đông, mảng bán hàng hóa chiếm phần lớn, trên 85% tổng doanh thu. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 3 năm gần nhất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không khả quan. Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2011, 2012 bình bình ở mức trên 50 tỷ và 3.5 tỷ đồng, bước sang năm 2013 thì sụt giảm mạnh, lần lượt chỉ đạt 47 tỷ đồng và 1.7 tỷ đồng; giảm 18% và 52% so với năm trước. Trong năm nay, Phương Đông chỉ mới công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, tình hình chưa có nhiều biến chuyển khi doanh thu thuần 23.5 tỷ đồng, lãi ròng 869 triệu đồng; bằng phân nửa thực hiện năm trước.

    http://image.*********.vn/2015/01/06/doanh-thu-loi-nhuan.JPG

    Xét đến sức khỏe tài chính, Phương Đông đang có một cơ cấu vốn khá an toàn, tổng nợ chỉ 13.8 tỷ đồng, bằng 37% tổng nguồn vốn mà chủ yếu là phải trả phải nộp ngắn hạn khác, trong khi vay nợ không đáng kể khi chỉ có khoản vay dài hạn ngân hàng ACB kể trên.

    Kết lại, mặc dù thông tin công khai của Sản xuất và Thương mại Phương Đông không nhiều nhưng có thể thấy điểm cộng của công ty là cơ cấu vốn an toàn, hoạt động trong lĩnh vực được đánh giá là ổn định và có tiềm năng phát triển cùng với đà khởi sắc của nền kinh tế. Song việc cổ đông lớn Nhà nước Vinachem rời bỏ sẽ buộc doanh nghiệp phải xây dựng một hướng đi vững chắc và độc lập, đây sẽ là thách thức lớn và cũng là cơ hội cho Phương Đông trong thời gian tới. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu tài sản với trên 65% tập trung vào đầu tư ngắn hạn và chi phí xây dựng dở dang trung tâm bách hóa thì Phương Đông không đánh mạnh vào yếu tố sản xuất mà đi sâu vào thương mại và dịch vụ trong giai đoạn trước “đổi chủ”.

    Trần Việt
    hosino, nangxanh228Matrix Bom thích bài này.
    hosinonangxanh228 đã loan bài này
  7. vovantu

    vovantu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    3.499
    Hàng giấy chùi về lại 4k. Toàn đám lái lợn xào sáo với nhau. Dụ gà àh. Hàng tốt thì nó ngậm miệng ăn tiền. Hàng lởm thì luôn miệng khoe khoang hòng úp pô ng khác.
    Choitheotindon thích bài này.
  8. maihunter

    maihunter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2017
    Đã được thích:
    76
    Chờ tin cụ :)
    d3vilsx thích bài này.
  9. Forever1981

    Forever1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2017
    Đã được thích:
    494
    Xà phòng thuần Việt sống thế nào?




    (VTC News) – Quyết giữ thương hiệu thuần Việt, một số doanh nghiệp xà phòng Việt Nam vẫn vượt khó để đứng vững trên thị trường.




    Đua nhau mua lại thương hiệu xà phòng

    VISO, HASO là những thương hiệu bột giặt nổi tiếng tại Việt Nam. VISO, HASO được người tiêu dùng lựa chọn vì chất lượng khá tốt và giá cả cạnh tranh. Trước VISO, HASO, Xà bông cô Ba được xem là thương hiệu xà phòng đình đám nhất.

    Xà bông thơm “Cô Ba” nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từ Pháp. Xà bông cô Ba gần như xuất hiện trong mọi gia đình, đặc biệt các gia đình miền Nam.

    Trải qua cả chiều dài lịch sử, Xà bông cô Ba không còn thuộc sở hữu của ông Trương Văn Bền mà thuộc về công ty Bột giặt Phương Đông. Với sự nổi tiếng sẵn có của Xà bông cô Ba, công ty Bột giặt Phương Đông không mất quá nhiều chi phí quảng bá nhưng thương hiệu xà bông này vẫn được số lượng đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

    Thế nhưng, khi Việt Nam mở cửa thị trường, rất nhiều doanh nghiệp FDI đặt chân vào Việt Nam với các kế hoạch M&A. Trong đó, thị trường xà phòng, bột giặt cũng không nằm ngoài tầm ngắm. Công ty Bột giặt Phương Đông chào đón P&G với ước mong “đổi đời”.

    [​IMG]
    Bột giặt Lix


    Tuy nhiên, khi liên doanh với tập đoàn P&G, Xà bông cô Ba không những không được thăng hoa mà còn bị “dìm” không thương tiếc. Nhà máy Xà bông Việt Nam bị buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Xà bông cô Ba không bị “khai tử” nhưng sống lay lứt từ khi P&G “kết hôn” với Phương Đông.

    Ngày nay, người Sài Gòn vẫn có thể tìm thấy cục xà bông Cô Ba ở những kệ trưng hàng nhỏ bé, khiêm tốn trong một góc siêu thị Co.opmart.

    Trong khi đó,VISO và HASO là những sản phẩm hướng tới người tiêu dùng bình dân với mức giá cả phù hợp với túi tiền của đại bộ phận công chúng. Chất lượng của các sản phẩm này cũng là một trong các yếu tố được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. VISO chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc bột giặt.

    Nếu P&G “kết hôn” với Phương Đông thì Unilever nhanh tay hợp tác với nhiều công ty bột giặt đáng có vị thế lớn trong nước như Viso, Haso để lập nên liên doanh Lever-Viso, Lever-Haso. Sau công cuộc thâu tóm thầm lặng của Unileve, VISO, HASO không còn là bột giặt thương hiệu Việt nữa.

    Doanh nghiệp Việt vượt khó
    Trong khi những thương hiệu lững lẫy như Cô ba Xà bông, VISO, HASO lần lượt rơi vào tay các doanh nghiệp ngoại, một số thương hiệu bột giặt Việt Nam vẫn quyết tâm “giữ mình” và tự thân phát triển. Chính vì vậy, trên thị trường mới có một số sản phẩm bột giặt thuần Việt.

    Một số sản phẩm thuần Việt có thể kể đến như bột giặt LIX của Công ty Cổ phần Bột giặt Lix, bột giặt NET của công ty cổ phần bột giặt NET, bột giặt Đức Giang của công ty Đức Giang và bột giặt Vì Dân của công ty TNHH VICO.

    Trong đó, Công ty Cổ phần Bột giặt Lix nổi trội hơn cả. Trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đều chìm trong thua lỗ nhưng LIX vẫn duy trì được khoản lợi nhuận hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

    [​IMG]
    Bột giặt NET


    Lợi nhuận sau thuế của LIX năm 2010, 2011, 2012, 2013 lần lượt là 72 tỷ đồng, 65 tỷ đồng, 60 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Trong năm 2014, lãi quý 1 của LIX là 14 tỷ đồng, quý 2 là 21 tỷ đồng. Doanh thu không có nhiều biến động mạnh, dao động từ 370 tỷ đồng tới 440 tỷ đồng mỗi quý.

    Đây là số liệu khả quan trong những năm gần đây. Trước đó, trong thời gian đầu, khi Unilever mới thâm nhập thị trường Việt Nam, LIX gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, LIX đã tìm đường sống bằng cách trở thành đối tác của ông lớn ngành hàng tiêu dùng.

    Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này bắt đầu gia công cho Unilever hàng ngàn tấn bột giặt mỗi năm và điều này góp phần không nhỏ giúp tăng trưởng doanh thu ổn định ở mức 25%/năm. Vì vậy, lợi nhuận hằng năm của Lix cũng một phần đến từ Unilever.

    Thị trường chính của LIX là miền Nam. Mặc dù có sư hiện diện của nhiều đối thủ như P&G nhưng LIX vẫn là thương hiệu được nhiều người biết đến ở phân khúc trung bình. Hiện tại, LIX đang đẩy mạnh “Bắc tiến” với nhà máy ở Bắc Ninh.

    Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Doanh thu từ xuất khẩu đã tăng hơn 30% trong năm 2011, đạt hơn 22 triệu USD.

    Có quy mô nhỏ hơn LIX nhưng NET cũng hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Dù bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế nhưng LIX vẫn duy trì được lợi nhuận dương. Giống như LIX, NET chưa từng phải đối diện với nỗi ám ánh thua lỗ suốt thời gian qua.

    Thậm chí, trong “tâm bão khủng hoảng”, năm 2010, NET lãi tới 81 tỷ đồng. Những năm sau đó, dù lợi nhuận sụt giảm nhưng NET vẫn lần lượt báo lãi năm 2011, 2012 và 2013 là 75 tỷ đồng, 56 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Doanh thu của NET cũng có những tín hiệu lạc quan.

    Không phải là những doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu, không phải là những cổ phiếu nóng nhưng cả LIX và NET đều khiến cổ đông hài lòng vì đều đặn chi trả cổ tức với tỷ lệ khá cao.

    Cụ thể, năm 2013, NET chi trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1. Năm 2012, cổ tức của NET là 40%. Năm 2011, cổ đông NET thậm chí còn nhận cổ tức với tỷ lệ 50%.
    Matrix Bom thích bài này.
  10. Matrix Bom

    Matrix Bom Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    2.609
    BVSC - Thông báo đấu giá Công ty cổ phần Sơn - Chất dẻo[​IMG]

    [​IMG]







    Tên doanh nghiệp

    CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN- CHẤT DẺO



    Vốn điều lệ đăng ký

    44.000.000.000 đồng

    Vốn điều lệ thực góp

    25.394.000.000 đồng

    Số cổ phần đấu giá

    2.366.000 cổ phần



    Fai công ty này k bác longkte?

Chia sẻ trang này