Hãy đọc báo cáo của Merrill Lynch một cách tích cực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vinexad2, 16/07/2007.

1826 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 03:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 507 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Vinexad2

    Vinexad2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hãy đọc báo cáo của Merrill Lynch một cách tích cực

    Hãy đọc báo cáo của Merrill Lynch một cách tích cực

    Hãy để cho các tổ chức được nói lên ý kiến của mình và nhà đầu tư phải tự mình nhìn nhận vấn đề.

    Liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn, 2 tổ chức quốc tế lớn, có uy tín là HSBC và Merrill Lynch đều đưa ra cái nhìn khá ảm đạm về thị trường chứng khoán Việt Nam. Các báo cáo khi đưa ra đều gặp phải sự phản đối và cho rằng, có những động cơ mang tính ?omờ ám? trong đó. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ý nghĩa tích cực của các bản báo cáo là gì?

    Merrill Lynch có trách nhiệm với báo cáo của mình

    Phải khẳng định một điều là: cả hai bản báo cáo trên không được phân phát tràn lan trên TTCK Việt Nam, mà cụ thể là đa số các quỹ đầu tư nước ngoài. Những "độc giả chính thống" đều phải trả tiền cho những nhận xét ấy, và có ai muốn được nghe... xui dại? Xin thưa là không ai cả. Và do vậy, tính trách nhiệm của những bản báo cáo này trước quyền lợi của khách hàng có thể nói là rất cao. Những lý do mà Merrill Lynch đưa ra khi khuyến nghị khách hàng của mình đều dựa trên các chỉ số thu thập từ thị trường. Tạm chưa xét đến yếu tố chuẩn xác của các con số, nhưng có một điều chắc chắn là, rất nhiều nhà đầu tư cũng nhiều lần nhận xét: chỉ số P/E của nhiều mã blue-chip là khá cao.

    Sự tác động của các nhân tố khách quan đến quyết định đầu tư

    Nhiều ý kiến tỏ ra bực tức vì cách nhìn trái ngược nhau đến... không còn gì để nói khi chỉ cách đây hơn 1 năm, Merrill Lynch cho rằng, TTCK Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư thế giới, mà giờ đây tổ chức này lại cho rằng, nên rút khỏi TTCK Việt Nam để đầu tư sang Trung Quốc.

    Tuy nhiên, bối cảnh đưa ra 2 bản báo cáo là hoàn toàn khác nhau. Cách đây 1 năm, TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ, số lượng doanh nghiệp niêm yết ít và đang sẵn sàng cho quá trình tăng vốn. Điều này có thể minh chứng bằng hàng loạt các chính sách của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhằm kích cung trong bối cảnh cầu tăng mạnh. Và sau đó, ngay từ giai đoạn trước đấu giá Đạm Phú Mỹ, TTCK đã đảo chiều bởi tâm lý e ngại về lượng cung quá lớn và khối lượng tiền khổng lồ sẽ bị rút ra khỏi thị trường. Cung cổ phiếu tăng nhanh chóng trong khi rất khó để kiểm soát được hiệu quả của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn.

    Nguồn vốn trong dân không phải là vô tận, chỉ cần khối các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Incombank thực hiện cổ phần hoá hay ACB, ABB, MB tăng vốn thì lượng tiền cần thu hút đã là con số quá lớn. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường khi mà ?oroom? cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được mở rộng. Xét về lâu dài, khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa khi gia nhập WTO, việc mở room là bắt buộc, nhưng trong ngắn hạn, nếu không đẩy nhanh tiến độ này, cung sẽ vượt quá xa cầu.

    Trong khi đó, Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị coi như quả bom tấn dội vào TTCK, cũng đã hạn chế phần lớn khả năng bơm tiền vào lĩnh vực này.

    Trước những nhận định không mấy khả quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng xung quanh việc phát hành thêm cổ phiếu tràn lan của họ, nhà đầu tư trong nước có xu hướng né tránh những mã cổ phiếu có lượng lưu hành quá lớn. Và đây cũng là một trong những lý do khiến Merrill Lynch cho là nguyên nhân dẫn đến việc TTCK Việt Nam kém hấp dẫn. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng vốn này đến đâu cần phải có thời gian mới có thể đưa ra kết luận, và đánh giá của Merrill Lynch chỉ là một cách nhìn.

    Thật ngạc nhiên khi chúng ta không coi cách nhìn nhận này như một cảnh báo về xu hướng tăng vốn tràn lan. Suốt thời gian vừa qua, nhà đầu tư trong nước luôn cảm thấy được lợi khi doanh nghiệp tăng vốn mà không hiểu rằng, họ có thể không được lợi ích gì cả. Lợi ích chỉ thực sự có được khi việc tăng quy mô đồng nghĩa với tăng hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên, không phải bao giờ điều này cũng là quan hệ tỷ lệ thuận.

    Thiết nghĩ, mỗi nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức có quan điểm khác nhau thì mới tạo nên thị trường, vậy tại sao chúng ta lại trách móc? Nếu chúng ta nghĩ là quan điểm của Merrill Lynch là sai, tại sao chúng ta lại làm theo? Các tổ chức đầu tư nước ngoài, những người bỏ tiền ra để mua thông tin, nhưng họ vẫn tự mình đưa ra quyết định. Quan điểm của các tổ chức là đầu tư dài hạn, tuy nhiên, khi cơ hội đến và đạt được mục tiêu, chẳng ai dại gì lại bỏ qua. Chính vì vậy, người có lỗi lớn nhất chính là chúng ta. Thông tin thị trường là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là các nhà đầu tư, những người ra quyết định. Nếu không có những cảnh báo, dù đôi lúc đã làm đau lòng ai đó, thì rất có thể nhà đầu tư sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề khi đẩy thị trường lên quá cao.

    Hãy để cho các tổ chức được nói lên ý kiến của mình, và nhà đầu tư phải tự mình nhìn nhận vấn đề, như vậy mới là chuyên nghiệp. Biết đâu, thuốc đắng dã tật. Mà điều quan trọng là có ai bắt chúng ta uống nó đâu?
  2. HoLinhDam

    HoLinhDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Không phải đến khi có cái báo cáo này của ML thì khoai tây mới bán ra FPT mà nó đã bán ra từ suốt mấy tuần nay rồi. Chuyến này FPT xuống dưới giá 200 bọn khoai tây vẫn còn lãi chán vì nó mua giá chưa đến 100

Chia sẻ trang này