Hãy luôn là chính mình!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Binh Yen, 29/03/2015.

1277 người đang online, trong đó có 510 thành viên. 14:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 205742 lượt đọc và 2178 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    155.908
    Bước chân con người dù có lắm nhọc nhằn , cuộc đời dù có lắm chông gai , cám dỗ ... nhưng hãy tin rằng , ai có trái tim nhân hậu , có tâm hồn bao dung ... nguời đó sẽ luôn đến và đi , nhẹ nhàng và bình an nhất .

    Hiểu rồi rác cũng là hoa
    Thương rồi muôn sự cho qua nhẹ nhàng
    Tâm an trời đất sẽ an
    Nhìn ra sân nắng cúc vàng lung linh
    Vô thường.
    [​IMG]
    chilee, MaggieT, vietinbanksc2 người khác thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    155.908
    Tìm hiểu về Bát Chánh Đạo – Con đường giác ngộ Phật giáo
    by Hoa Sen Phật

    [​IMG]
    bát chánh đạo trong phật giáo

    Bát chánh đạo là con đường để thoát khỏi khổ đau trong cõi trần, dù được gọi là con đường nhưng nó không phải là một quá trình luyện tập tuần tự mà là tám khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.

    Đây là “môi trường” được tạo ra để tiến gần hơn đến con đường giác ngộ. Một giáo lý Phật giáo quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải hiểu rõ để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc thực hành tâm linh và hoàn thiện bản thân.

    Bát chánh đạo là gì?
    Bát chánh đạo (tiếng Phạn: āryāṣṭāṅgika-mārga, tiếng Anh: Noble Eightfold Path) là con đường chân chánh hướng đến sự giác ngộ giải thoát bao gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.

    Tám chi của Bát chánh đạo được xếp thành ba yếu tố thiết yếu của thực hành Phật giáo: Hành vi đạo đức, kỷ luật tinh thần và trí tuệ. Đức Phật dạy Bát chánh đạo trong hầu hết các bài giảng của Ngài, và các hướng đi của Ngài cũng rõ ràng và thiết thực cho những người theo học.

    Bát chánh đạo còn được gọi là Bát thánh đạo hay con đường Trung Đạo. Nó khuyến khích chúng ta tìm kiếm những phương pháp đơn giản để thoát khỏi đau khổ. Chúng ta có thể đi vào giải thoát bằng ngõ Bảy Giác Chi, Bốn Niệm Xứ… nhưng tất cả những ngõ đường ấy đều được bao hàm trong Bát chánh đạo.

    Nếu tâm của chúng ta thực hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận dụng tám chi của Bát chánh đạo, thì nhất định chúng ta không thể chứng đắc các quả vị của Sa-môn, đi vào giải thoát toàn vẹn, như lời dạy của Thế Tôn ở Sư Tử Hống Tiểu Kinh (Trung Bộ Kinh I).

    Trong Phật giáo, Bát chánh đạo là phương châm, được xem xét, được suy ngẫm, và phải được thực hiện khi và chỉ khi mỗi bước được chấp nhận hoàn toàn như là một phần của cuộc sống mà bạn tìm kiếm. Phật giáo không bao giờ đòi hỏi đức tin mù quáng, Phật giáo chỉ tìm cách thúc đẩy học hỏi và quá trình tự khám phá bản thân.

    Nội dung của Bát chánh đạo
    Tám chi của Bát chánh đạo bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của con đường giác ngộ này nhé!

    [​IMG]
    Bát Chánh Đạo
    1. Chánh kiến
    Bước đầu tiên trên con đường Bát chánh đạo là hiểu đúng. Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường vì nó liên quan đến nhận thức của chúng ta đối với thế giới và tất cả mọi thứ, không phải là chúng ta tin rằng nó được hay muốn nó được.

    Cũng như bạn có thể đọc các hướng dẫn trên bản đồ, nghiên cứu để chuẩn bị cho cuộc hành trình…đọc và kiểm tra các thông tin rất quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị. Ở mức độ sâu hơn, kinh nghiệm trực tiếp mới dẫn chúng ta đến sự hiểu biết đúng.

    Hiểu biết thực tế là rất ít giá trị, nếu chúng ta không đặt nó vào trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, chánh kiến ở đây không phải là hiểu lý thuyết mà là hiểu và nhận ra sự thật thông qua trải nghiệm cá nhân.

    2. Chánh tư duy
    Bước thứ hai trên Bát chánh đạo là Chánh tư duy có nghĩa là ý định đúng đắn. Đây là bước mà chúng ta bắt đầu cam kết với con đường. Sự hiểu biết đúng cho chúng ta thấy cuộc sống thực sự là gì và tất cả những vấn đề của cuộc sống.

    Ý định phải bắt nguồn từ trái tim và bao gồm công nhận sự bình đẳng với mọi vấn đề của cuộc sống và từ bi đối với tất cả mọi thứ, bắt đầu từ chính bản thân bạn.

    Ý định đúng nghĩa là sự kiên trì vào niềm đam mê cho cuộc hành trình. Việc leo lên một ngọn núi cao có nghĩa là bạn phải hiểu được những khó khăn, những cạm bẫy, những thành viên khác trong nhóm, và các thiết bị bạn cần. Điều này cũng tương tự như Chánh Kiến. Nhưng bạn sẽ chỉ leo núi nếu bạn thực sự muốn và có một niềm đam mê để leo lên núi. Đây là ý định đúng.

    Tóm lại, hiểu đúng sẽ loại bỏ vô minh. Với ý định đúng và sự hiểu biết, chúng ta sẽ loại bỏ dục vọng, những thứ gây ra đau khổ được xác định trong Tứ Diệu Ðế.

    3. Chánh ngữ
    Chánh ngữ là bước tiếp theo của con đường giác ngộ, lời nói đúng đắn. Chúng ta có xu hướng đánh giá thấp sức mạnh của lời nói, và thường hối tiếc về những lời nói vội vàng. Mỗi người chúng ta đều trải qua nỗi thất vọng liên quan đến những lời chỉ trích khắc nghiệt, cho dù đó có phải là lý lẽ hay không, và chúng ta cảm thấy tốt khi những lời tử tế khuyến khích chúng ta.

    Nói đúng phải ghi nhận sự thật, đồng thời cũng nhận thức được tác động của những tin đồn nhảm và lặp lại tin đồn. Giao tiếp trong tư duy giúp chúng ta đoàn kết, và có thể chữa lành sự bất đồng. Bằng cách giải quyết không bao giờ nói lời cay nghiệt, trong lời nói phải chứa từ bi.

    4. Chánh nghiệp
    Hành động đúng đắn nhận ra nhu cầu phải tiếp cận lối sống đạo đức trong cuộc sống, xem xét người khác và thế giới chúng ta đang sống. Chánh nghiệp có nghĩa là tránh vi phạm ngũ giới được Đức Phật đưa ra, không được giết, trộm cắp, lừa dối, tránh hành vi sai trái ********, không dùng ma túy hoặc các chất gây nghiện khác.

    Bước này trên con đường giác ngộ cũng bao gồm một cách tiếp cận tích cực với môi trường, hành động đúng được thực hiện bất cứ khi nào có thể để bảo vệ thế giới cho các thế hệ tương lai.

    5. Chánh mạng
    Tiếp theo trên Bát chánh đạo đó là Chánh mạng. Nếu công việc của bạn thiếu sự tôn trọng đối với cuộc sống, thì đó sẽ là rào cản cho sự tiến bộ trên con đường tâm linh. Phật giáo khuyến khích nguyên tắc bình đẳng của tất cả chúng sinh và tôn trọng mọi sự sống.

    Một số loại công việc mà Đức Phật khuyến khích không nên làm vì nó ảnh hưởng đến quyền được sống của tất cả chúng sinh, như buôn bán các chất gây nghiện, những người buôn bán vũ khí và những thứ có hại cho đời sống của động vật hoặc con người. Vì vậy, một Phật tử đúng nghĩa sẽ không được khuyến khích có một cửa hàng rượu, sở hữu một cửa hàng súng, hoặc là một người bán thịt. Đức Phật đã nói “tương lai được tạo ra do những thứ chúng ta làm hôm nay”.

    6. Chánh tinh tấn
    Nỗ lực đúng đắn có nghĩa là ý chí tràn đầy năng lượng để ngăn ngừa những trạng thái xấu và thoát khỏi những trạng thái tà ác đã nảy sinh trong con người, phát triển và hoàn thiện những trạng thái thiện và lành mạnh của tâm trí.

    Nỗ lực đúng đắn nghĩa là trau dồi một sự nhiệt tình, thái độ tích cực trong một cách cân bằng. Giống như các dây của một nhạc cụ, những nỗ lực không nên quá căng thẳng hoặc quá thiếu kiên nhẫn, cũng như không quá chùng hoặc quá thoải mái. Chánh tinh tấn là chính thái độ quyết tâm ổn định và vui vẻ.

    7. Chánh niệm
    Chánh niệm liên quan đến sự thay đổi trong suy nghĩ.

    Tôi đề nghị bạn nghỉ ngơi một chút, đứng lên và đi bộ quanh phòng hoặc trong vườn, rồi quay lại đây đọc tiếp.

    Chánh niệm nghĩa là ý thức được khoảnh khắc, và tập trung trong khoảnh khắc đó. Khi chúng ta đi du lịch một nơi nào đó, chúng ta nghe tiếng ồn, nhìn thấy tòa nhà, cây cối, quảng cáo, cảm thấy sự di chuyển, nghĩ đến những người chúng ta bỏ lại đằng sau, nghĩ đến điểm đến của chúng ta. Vì vậy, nó là các khoảnh khắc cuộc sống của chúng ta.

    Chánh niệm yêu cầu chúng ta phải nhận thức được hành động vào lúc đó, rõ ràng và không bị xáo trộn vào lúc đó. Chánh niệm có liên quan chặt chẽ với thiền định và là nền tảng của thiền định.

    Chánh niệm không phải là một nỗ lực loại trừ thế giới, trên thực tế là ngược lại. Chánh niệm yêu cầu chúng ta phải nhận thức được khoảnh khắc và hành động của chúng ta tại thời điểm hiện tại. Bằng cách nhận thức được, chúng ta có thể thấy các mô hình và thói quen cũ kiểm soát chúng ta như thế nào. Trong nhận thức này, chúng ta có thể thấy nỗi lo sợ tương lai có thể hạn chế hành động hiện tại của chúng ta như thế nào.

    Bây giờ, khi đọc tới đây, bạn thử đi bộ như trước nhưng với tâm trí tập trung, chỉ tập trung vào hành động đi bộ. Quan sát suy nghĩ của bạn trước khi quay lại đây.

    Đôi khi bạn có thể bị hấp thụ vào những gì bạn đang làm: Âm nhạc, nghệ thuật, thể thao có thể kích hoạt những khoảnh khắc này. Bạn đã bao giờ làm bất cứ điều gì mà tâm trí của bạn chỉ chú tâm vào hoạt động đó? Vào thời điểm đó, bạn đang chú tâm. Đức Phật đã cho thấy làm thế nào để tích hợp nhận thức đó vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

    8. Chánh Định
    Một khi tâm đã định tĩnh, nó có thể tập trung để đạt được bất cứ điều gì ta muốn. Chú tâm vào một đối tượng, chẳng hạn như hoa, hay một ngọn nến sáng, hoặc một khái niệm như lòng từ bi. Đây là phần tiếp theo của quá trình thiền định.

    Lợi ích của chánh niệm và chánh định có ý nghĩa quan trọng khi ta dạy cho tâm trí thấy được mọi sự, chứ không phải như chúng ta tạo điều kiện để nhìn thấy chúng, nhưng thực sự là như vậy.

    Bằng cách sống thật ở hiện tại, một cảm giác hạnh phúc trong thời điểm này sẽ được cảm nhận. Giải thoát khỏi sự kiểm soát của những nỗi đau trong quá khứ và những trò chơi tâm trí trong tương lai đưa chúng ta đến gần với sự tự do thoát khỏi đau khổ.

    Trong kinh Trung bộ có đoạn nói về Bát chánh đạo:

    “Do có chánh kiến, chánh tư duy khởi lên; do có chánh tư duy, chánh ngữ khởi lên; do có chánh ngữ, chánh nghiệp khởi lên; do có chánh nghiệp, chánh mạng khởi lên; do có chánh mạng, chánh tinh tấn khởi lên; do có chánh tinh tấn, chánh niệm khởi lên;

    do có chánh niệm, chánh định khởi lên; do có chánh định, chánh trí khởi lên; do có chánh trí, chánh giải thoát khởi lên. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần”.

    Như vậy, sự hiện hữu có được của chánh định chính là sự hiện hữu của chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, hay nói đúng hơn tất cả đều có trong nhau qua lý duyên khởi.

    Kết luận
    Trên thực tế, toàn bộ giáo huấn của Đức Phật, những gì mà Ngài giảng dạy trong suốt 45 năm dù làm theo cách này hay cách khác với con đường này. Ngài đã giải thích nó theo những cách khác nhau và bằng những từ khác nhau cho những người khác nhau, theo giai đoạn phát triển của họ. Nhưng bản chất của hàng ngàn lời thuyết giảng ở khắp nơi trong kinh điển Phật giáo đều được tìm thấy trong Bát chánh đạo.

    Hoa Sen Phật – Hình ảnh thoughtco.com
    chilee, MaggieT, moonmoon803 người khác thích bài này.
  3. Pooh_Lei

    Pooh_Lei Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2015
    Đã được thích:
    3.246
    Chào chị, chị dạo này khỏe không ạ? Quá lâu rồi em mới vào F
    Rose2018Binh Yen thích bài này.
  4. moonmoon80

    moonmoon80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    2.907
    Đã lâu rồi mấy anh chị em mình đã không còn gặp nhau và nói chuyện thật vui như ngày nào :)
    chilee thích bài này.
  5. moonmoon80

    moonmoon80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    2.907
    Những bài viết thật hay, giúp con người chọn lựa được con đường đi đúng đắn, minh triết và bình an nhất.
    chileeBinh Yen thích bài này.
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    155.908
    Hi em @Pooh_Lei ! Chị vẫn khoẻ . Thanks em !
    @};-%%->:D:D<
    chilee thích bài này.
  7. Pooh_Lei

    Pooh_Lei Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2015
    Đã được thích:
    3.246
    máy tính e lưu mật khẩu đó c, chứ e cũng k nhớ mật khẩu nữa rồi :)) hôm nào chuẩn bị set up cf thôi c ơi, gọi cả đại ca Bìn Bìn nữa. Em giờ rảnh lắm c
    Binh Yen thích bài này.
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    155.908
    3 câu chuyện nhỏ, 3 đạo lý lớn của cuộc đời, làm được, đời an nhiên, bớt ưu sầu
    10-05-2020 - 11:46 AM | Sống


    [​IMG]
    Vận mệnh là một chiếc ô, đời, khi thì mưa gió bão bùng, khi thì ấm áp ôn hòa, quan trọng là phải có dũng khí mở ô ra và tự tin gập ô lại.


    Câu chuyện thứ 1 :

    Một vị trụ trì của một ngôi chùa đã lập ra một quy tắc rất đặc biệt: mỗi khi tới cuối năm, mỗi một hòa thượng trong chùa đều sẽ phải đối mặt với trụ trì và nói ra hai từ.

    Năm đầu tiên, trụ trì hỏi hòa thượng mới vào xem muốn nói gì, hòa thượng mới nói: "Giường cứng".

    Năm thứ hai, trụ trì lại hỏi vị hòa thượng có gì muốn nói, hòa thượng đáp: "Cơm chán".

    Năm thứ ba, chưa kịp để trụ trì hỏi, vị hòa thượng đó đã nói: "Tạm biệt".

    Trông thấy bóng dáng khuất dần của vị hòa thượng kia, trụ trì nói: "Trong lòng có một con quỷ ngự trị, khó mà thành được chính quả, đáng tiếc! Đáng tiếc!"

    Vị hòa thượng mới kia luôn nhìn sự đời bằng một thái độ tiêu cực, không biết cách đổi góc độ suy nghĩ, vì vậy, bỏ lỡ mất cơ hội tu thành chính quả.

    Cảm ngộ:

    Sống ở đời, mỗi người có một cách sống khác nhau, hạnh phúc của mỗi người là không giống nhau, buồn bã, bất hạnh cũng như vậy. Bạn nhìn cuộc sống với thái độ như nào, cuộc sống sẽ đáp lại bạn bằng mật ngọt hoặc thạch tín. Bi hoan hỉ lạc là nhân sinh, âm dương tròn khuyết là cuộc đời, quan trọng là phải biết cách điều chỉnh tâm thái của mình. Người có tâm thái tốt, thứ mà họ nhìn thấy luôn là những động lực để tích cực tiến lên, còn những người tiêu cực, thứ mà họ gặp phải tất nhiên sẽ là phiền não và khổ đau. Vì vậy, khi cuộc sống cố tình làm khó bạn, chi bằng hãy làm dịu trái tim của mình lại, thử nhìn đời ở một góc độ khác xem sao.

    [​IMG]

    Câu chuyện thứ 2 :

    Một người bị đắm thuyền may mắn sống sót và dạt vào một hòn đảo hoang. Anh ta không ngừng cầu nguyện, hi vọng sẽ có một chiếc thuyền nào đó tới cứu sống mình, nhưng hai ngày trôi qua, đến bóng thuyền cũng không thấy đâu.

    Bất đắc dĩ, anh ta làm một chiếc lều giản đơn trên đảo, sáng sớm đi vào sâu trong rừng tìm thức ăn.

    Một buổi trưa, khi trở lại với một đống trái cây đựng trong túi quần, anh ta thấy lều của mình đang bốc cháy, khói bốc lên mù mịt. Bao nhiêu tâm huyết của anh đã hoàn toàn bị nhấn chìm trong ngọn lửa rực cháy. Người đàn ông tội nghiệp bất lực ngẩng mặt lên trời oán than: "Chúa ơi, tại sao Ngài lại đối xử với con như vậy?" Anh ngồi thẫn thờ trên bãi biển trong sự thất vọng cho đến khi hoàng hôn buông xuống.

    Trong ánh chiều tà, hình ảnh một con thuyền ngày càng hiện ra rõ nét hơn. Thì ra, người lái thuyền trông thấy khói bốc lên từ phía hòn đảo, cho rằng đó là tín hiệu kêu cứu nên đã đi thuyền lại gần. Vậy là người đàn ông đã được cứu sống.

    Cảm ngộ:

    Đời người dài đằng đẵng, trên con đường đời đó, bạn sẽ gặp phải vô số những lần ngẫu nhiên, có cái sẽ đem lại cho bạn sự bất hạnh, nhưng có cái lại đem tới cho bạn niềm hạnh phúc bất ngờ như chính cách mà nó xuất hiện. Bất hạnh cũng được, may mắn cũng ok, cứ thuận theo tự nhiên, thản nhiên, bình tĩnh trước mọi sự cố, đôi khi, những thứ xui xẻo có lẽ sẽ trở thành điều may mắn mà bạn không ngờ đến!

    [​IMG]

    Câu chuyện thứ 3

    Một thiền sư dẫn các đệ tử của mình đi ra ngoài, không may bị một con sông chắn ngang đường.

    Thiền sư hỏi: "Con sông này không có cầu bắc qua, chúng ta phải làm sao bây giờ?"

    Có đệ tử nói: "Chúng ta bơi qua đi ạ."

    Thiền sư lắc đầu.

    Đồ đệ khác nói: "Chúng ta quay về thôi ạ."

    Thiền sư vẫn lắc đầu.

    Thiền sư nói: "Bơi qua sông, không những làm ướt quần áo, mà nước sâu còn làm nguy hiểm tới tính mạng, không ổn; còn giờ mà quay về, tuy bảo toàn được tính mạng, nhưng lại chưa đạt được mục đích cuối cùng, cũng không hay. Tốt nhất là đi men theo con sông, kiểu gì cũng sẽ tìm thấy cầu thôi."

    Cảm ngộ:

    Bên cạnh đường vẫn còn con đường khác, chỉ cần bạn muốn đi, sinh mệnh luôn sẽ đem tới cho bạn những điều bất ngờ. Học cách dùng những phương thức khác nhau để nhìn nhận vấn đề, thêm một phần lạc quan, bớt đi một phần bi quan khi đối diện với cuộc sống, may mắn sẽ nhiều hơn một chút, gập ghềnh sẽ bớt đi ngàn phân. Vận mệnh là một chiếc ô, đời, khi thì mưa gió bão bùng, khi thì ấm áp ôn hòa, quan trọng là phải có dũng khí mở ô ra và tự tin gập ô lại.

    Theo Như Nguyễn
    Báo Dân Sinh
    chilee, MaggieT, moonmoon801 người khác thích bài này.
  9. moonmoon80

    moonmoon80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2015
    Đã được thích:
    2.907
    Hay và ý nghĩa lắm chị ơi. Em cũng thích những bài viết giúp mình suy ngẫm ra được thêm bao điều và chọn được cách xử lý đúng đắn trong các tình huống của cuộc sống. Mà chị Bình Yên up lên các bài viết có hình từ máy tính để bàn à chị, em không thể up được ngoài chữ viết hay copy link chị ạ, có thể do e dùng Ipad chăng nên mới không đăng được bài có hình hoặc đơn giản là 1 biểu đồ đc chụp lại và đưa cho một ai đó thẩm định cũng k dc
    chileetinh tam thích bài này.
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    155.908
    Chị dùng Ipad moonmoon . Copy and past nguyên bài bình thường thôi mà . Chỉ là copy ảnh không thì không được . Em thử lại xem sao nhé !
    .

    Chẳng có gì có sẵn cả . Không ai vừa sinh ra đã biết tất cả . Kiến thức , kỹ năng và kinh nghiệm sống đều phải góp nhặt và tích luỹ mỗi ngày qua sự học hỏi , suy ngẫm và trải nghiệm . Lâu dần , chúng sẽ tạo thành thói quen và tạo nên tính cách . Khi ấy , mỗi người sẽ sống và ứng xử gần như bản năng như thể nó có sẵn từ tố chất vậy .

    Ở đời mọi thứ đều theo quy luật nhân - quả , gieo gì sẽ gặt nấy.
    Theo BY thì suy nghĩ và quan điểm ( nhân sinh quan ) chính là điều là quan trọng nhất vì nó khởi nguồn cho hành trình tìm ra cách cửa thành công. Chúng ta không thể kiểm soát thế giới xung quanh, nhưng chúng ta có thể kiểm soát thái độ của chính mình. Một tình huống sẽ tốt lên hay xấu đi chỉ đơn giản phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá nó để từ đó sẽ có những hành động và cho kết quả tương ứng .

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 10/05/2020, Bài cũ: 10/05/2020 ---
    [​IMG]
    Clara21, maple_moon11, chilee12 người khác thích bài này.
    Rose2018 đã loan bài này

Chia sẻ trang này