hãy quan tâm em một chút nhé các anh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PhuongTanHiep79, 13/03/2015.

5834 người đang online, trong đó có 810 thành viên. 17:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 953 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
    Công ty cp Nhiệt điện Bà Rịa :Doanh thu thuần năm 2014 đạt 566,15 tỷ đồng tăng mạnh so với con chưa đến 80 tỷ năm 2013 , lợi nhuận sau thuế cả năm 2014 là 148 ty và vượt 159% so với kế hoạch
    từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 tính tạm giá điện năm 2013 và doanh thu quý 4 được tính theo giá điện năm 2014 hiện tại công ty đang làm việc cty mua bán điện để có biên bản quyết toán để có biên bản quyết toán năm 2014 khi có biên bản cty sẽ điều chỉnh phần doanh thu
    • Cơ bản :
    - Có thể có lợi từ việc tăng giá điện lên 7,5%
    - Đồng Won sẽ tiếp tục xu hướng giảm, NHTU Hàn Quốc vừa giảm lãi suất còn 1,75%
    - LNST năm 2014 vượt 160% kế hoạch đạt 148 tỷ.
    - Vay nợ Won lên đến 560 tỷ ( hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá )
    - PE đạt 6,2 khả năng tăng mạnh
    - Chỉ báo MACD, MFI, RSI tích cực
    giá hiện tại là 15600 đồng --- giá mục tiêu là 19200 đồng
    không khuyến nghị mua bán , thông tin chi tham khảo nhé các bác
    các bác cứ ném gạch thoải mái 8-x8-x8-x:))
    chúc các bác giao dịch thành công :drm
    cis9990minhnguyenhoang thích bài này.
  2. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
    Nhịp đập Thị trường 13/03: Xập xình theo nhóm ngân hàng
    Hai chỉ số duy trì giao dịch tích cực tiếp nối đà tăng điểm từ đầu phiên. VN-Index tăng gần 2 điểm điểm nhờ sự tăng điểm trở lại của nhóm cổ phiếu Ngân hàng và các mã vốn hóa lớn.
    Cụ thể VCB, CTG, BID đều có tỉ lệ tăng hơn 1%. Các mã khác như MBB, STB, ACB, EIB, SHB.. đều ở trạng thái xanh điểm. Các mã vốn hóa lớn khác như VIC, REE, FPT cũng đang hỗ trợ tích cực cho VN-Index.

    Nhóm Bất động sản ngoài FLC và SAM đỏ nhẹ thì các mã khác đều khá tích cực khi giao dịch từ mốc tham chiếu trở lên. Điển hình, DXG, HUT, HAG, TDC, SCR, SJS... đều xanh điểm.

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán ngược lại giằng co và phân hóa mạnh. HCM và SHS đang đỏ nhẹ trong khi SSI, VND nhích nhẹ.

    HNX-Index tăng nhẹ 0.03 điểm. Điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu Dầu khí không quá tích cực khi mà cả GAS, PVD, PVS đều mất mốc tham chiếu. Điều này ảnh hưởng đến đà tăng của cả hai chỉ số.

    Trong 4 nhóm chỉ số thì chỉ có VS Mid Cap đang giằng co ở mốc tham chiều. 3 nhóm còn lại VS Large Cap, và Micro Cap và Small Cap đều xanh điểm. Tuy nhiên tỉ lệ xanh hoặc đỏ không quá lớn nên nhiều khả năng sẽ có thay đổi khi giá cổ phiếu tiếp tục biến động.

    Về nhóm ngành, có 11/23 nhóm ngành xanh điểm. Dẫn đầu là DV Chuyên môn KHCN, Ngân hàng và Thương mai..... Đứng cuối cùng và đỏ điểm mạnh nhất là các nhóm Thực phẩm đồ uống, vận tải kho bãi.

    Đứng đầu trong nhóm 20 mã có khối lượng khớp lệnh lớn là các mã FLC, KLF, OGC, CTG, HQC

    Mở cửa: Cầu hiện diện quanh mốc tham chiếu

    Mở cửa đầu phiên, trạng thái giằng co tăng điểm nhẹ tiếp tục xuất hiện khi hầu hết cổ phiếu trên cả hai sàn nhận được lực cầu quanh mốc tham chiều.

    Điểm tích cực trên cả hai sàn lúc này là lực cầu tại vùng giá tham chiếu xuất hiện nhiều hơn trong khi cung giá thấp lại suy yếu. Chính điều này giúp VN-Index tăng nhẹ trở lại sau gần 20 phút giao dịch đầu phiên, hiện đang giao dịch trên mức 590 điểm, tăng hơn 2 điểm.

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau những phiên giằng co mạnh có dấu hiệu tăng trở lại khi VCB, CTG, BID, EIB, MBB đều tăng, chỉ mộtmiình ACB thì đứng tham chiếu. Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng, thì GAS, VIC, REE, FPT cũng đang là nhân tố hỗ trợ thị trường.

    Nhóm bất động sản, chứng khoán tương tự tăng điểm nhẹ, ngoại trừ VCG, FLC đỏ nhẹ, các mã khác như DLG, DXG, SCR, KDH, NBB, VIC, QCG, PDR, SJS… đều đang xanh điểm.

    KLF, HQC đang là hai mã có khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn với gần 1 triệu đơn vị/mỗi mã.

    Chỉ số HNX-Index tương tự giằng co và xanh điểm với sự hỗ trợ của HUT, KLS, PLC, AAA, BCC, SD9, SD6...
    cis9990 thích bài này.
  3. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
    ĐTCK) Một loạt kẽ hở trong quản lý hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn của DN trên TTCK vừa được Bộ Tài chính chỉ ra trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp bịt những kẽ hở này.
    “Loạn” tăng vốn vì quy định… thoáng
    Đánh giá về tính hiệu quả của hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn của DN hiện được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính nhìn nhận, các quy định này đang bộc lộ bất cập, nên dẫn đến nhiều DN liên tục thực hiện các đợt chào bán riêng lẻ với khối lượng lớn, làm phát sinh nhiều rủi ro liên quan đến khả năng giám sát, quản trị và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong DN.

    “Những rủi ro này xuất phát từ sự thông thoáng trong quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ và khả năng giám sát, tự bảo vệ không cao của các cổ đông”, Bộ Tài chính thẳng thắn nhận xét.

    Những hạn chế cụ thể được Bộ Tài chính chỉ ra gồm: khối lượng phát hành riêng lẻ quá lớn, dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kiểm soát DN ngoài sự nhận biết của cổ đông hiện hữu, đồng thời, tăng vốn lớn trong thời gian ngắn làm phát sinh rủi ro đối với DN, cổ đông do trình độ quản lý, quản trị không theo kịp quy mô của DN.

    Việc giám sát số vốn thực góp gặp nhiều khó khăn do không có các quy định về tài khoản phong tỏa đối với chào bán cổ phần riêng lẻ. Việc giám sát sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn chưa rõ ràng. Do không có quy định về thời hạn chào bán, dẫn đến các cá nhân trong DN lợi dụng tình hình thị trường để thực hiện chào bán cho các đối tác và người liên quan khi có lợi. Nhiều DN thực hiện hoán đổi nợ thành cổ phần, nhưng việc xác định tính xác thực của các khoản nợ gặp nhiều khó khăn...

    Liên quan đến kẽ hở trong quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề mới như: một số DN liên tục huy động vốn với khối lượng lớn; một số DN lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, nhưng thực chất là chào bán riêng lẻ cho người có liên quan thông qua việc ủy quyền cho HĐQT xử lý số cổ phiếu không được đăng ký mua hết, dẫn đến người mua không bị hạn chế chuyển nhượng và tình trạng công ty bị thâu tóm không công bằng ngoài sự nhận biết của các cổ đông. Hoạt động giám sát việc sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn gặp nhiều khó khăn...

    Sẽ siết chặt quản lý hơn

    Để bịt kẽ hở trong quản lý DN phát hành tăng vốn, một loạt giải pháp đã được Bộ Tài chính đề xuất khi sửa đổi Nghị định 58.

    Theo đó, để khắc phục những bất ổn mà hoạt động phát hành riêng lẻ đang bộc lộ, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 bổ sung quy định về tài khoản phong tỏa và thời gian thực hiện một đợt chào bán riêng lẻ. Cụ thể: tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Việc chuyển tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu vào tài khoản phong tỏa phải do cá nhân, tổ chức đăng ký mua cổ phiếu thực hiện. Tổ chức phát hành không được rút tiền từ tài khoản phong tỏa cho đến khi hoàn thành đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)...

    Cũng nhằm tránh DN lạm dụng phát hành riêng lẻ dẫn đến rủi ro cho các cổ đông hiện hữu, ngoài bổ sung quy định tổ chức phát hành phải là công ty đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết chứng khoán, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với các trường hợp chào bán với khối lượng lớn hơn 25% vốn điều lệ, yêu cầu xác định rõ đối tác được chào bán trong nghị quyết ĐHCĐ và không cho phép ủy quyền cho HĐQT thay đổi các đối tác này. Quy định này áp dụng đối với các trường hợp mua cổ phần không phân phối hết trong các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

    Đối với trường hợp chào bán để hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp tại DN khác, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 yêu cầu phải có xác nhận của công ty kiểm toán được chấp thuận có chức năng thẩm định giá, có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ, bên hoán đổi là DN hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành...

    Để buộc DN có trách nhiệm cao nhất với đồng vốn huy động từ công chúng, ngoài bổ sung quy định: đối với các DN đã phát hành chứng khoán để huy động vốn, yêu cầu có báo cáo về sử dụng vốn được kiểm toán và báo cáo này cần được giải trình tại ĐHCĐ gần nhất, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán của đợt chào bán ra công chúng, trường hợp đã được ĐHCĐ ủy quyền, HĐQT được chào bán số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp ĐHCĐ có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở GDCK.

    Một quy định mới nữa mà Bộ Tài chính dự kiến bổ sung là: tổ chức phát hành phải xác định tiêu chí, danh sách đối tác chiến lược được chào bán, đăng ký tỷ lệ tối thiểu của đợt chào bán. Trường hợp không huy động đủ số tiền theo tỷ lệ này, số tiền trong tài khoản phong tỏa phải được hoàn trả cho NĐT trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, để tránh trường hợp tổ chức phát hành lấy lý do đợt chào bán không thành công để hủy đợt chào bán do việc chào bán không được thuận lợi.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo UBCK và công bố thông tin về kết quả chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được từ đợt chào bán.

    Có ý kiến quan ngại, việc bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động phát hành tăng vốn như trên là quá chặt, sẽ gây khó cho hoạt động phát hành tăng vốn của DN. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58, Bộ Tài chính cho rằng, việc bổ sung các quy định mới trên là cần thiết nhằm tăng cường các biện pháp để bảo vệ cổ đông, tránh DN bị thâu tóm mà cổ đông không biết, hoặc việc sử dụng vốn huy động của DN không như mục tiêu ban đầu mà cổ đông không giám sát được. Qua đó góp phần tăng cường quản trị DN, cũng như giám sát của cơ quan quản lý.
    --- Gộp bài viết, 13/03/2015, Bài cũ: 13/03/2015 ---
    cis9990 thích bài này.
  4. minhnguyenhoang

    minhnguyenhoang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2013
    Đã được thích:
    34.940
    Khổ quá để yên cho nhà em múc , đừng PR nữa nhá , hehe
    cis9990PhuongTanHiep79 thích bài này.
  5. my_sweet

    my_sweet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    354
    lực cầu giá cao it nhỉ , bán xuống thì khối lượng gd mới nhiều
    cis9990PhuongTanHiep79 thích bài này.
  6. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
     dạ em sẽ im lặng :)):)):)):drm
    minhnguyenhoangcis9990 thích bài này.
  7. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
    heo TS Phan Minh Ngọc, việc giá điện tăng thêm 7,5% còn thấp hơn mức tăng CPI từ tháng 8/2013 (lần điều chỉnh giá điện gần nhất) tới nay, và một sự tăng giá điện hợp lý là cần thiết để tái cơ cấu nền kinh tế và các ngành tiêu hao nhiều năng lượng.
    Nội dung nổi bật

    - Giá bán điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/3

    - Việc tăng giá điện gặp sự phản đối của nhiều người vì nhiều lý do khác nhau

    TS Phan Minh Ngọc cho rằng:

    -Cần đưa ra những bằng chứng chắc chắn để buộc tội EVN đã nâng giá điện một cách vô lý. Nếu không đưa được bằng chứng thì phải chấp nhận giá điện tăng

    - Tháng này EVN mới được tăng giá điện lên thêm 7,5%, thì mức tăng này thậm chí còn nhỏ hơn mức tăng CPI trong thời gian từ 8/2013 đến 3/2015 và là mức chấp nhận được

    - Một sự tăng giá điện hợp lý là điều cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và các ngành tiêu hao nhiều năng lượng nói riêng

    Chính phủ đã chính thức đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh từ ngày 16/3/2015. Theo chính phủ, việc tăng giá điện lần này đảm bảo các yêu cầu EVN không bị lỗ; đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và bảo đảm kiểm soát lạm phát khoảng 5% v.v...

    Cũng như những lần tăng giá điện trước, tất nhiên lần tăng giá điện lần này cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều giới, nhiều người, vì chắc chắn giá điện tăng, cũng tương tự như khi giá xăng dầu tăng, sẽ ít hay nhiều đều làm tăng giá thành sản phẩm và dịch vụ, và rốt cuộc sẽ đổ lên đầu người tiêu dùng và gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh tế.

    Tuy nhiên, cách thức và những luận cứ phản đối của những người phản đối này đáng tiếc là không có nhiều sức thuyết phục.

    Có người cho rằng nếu buộc phải tăng giá điện thì không nên tăng cao quá, mà nên có lộ trình, mỗi lần tăng trên dưới 5% là được. Nhưng nếu nói như thế này thì EVN, hay cao hơn là Bộ Công thương và các bộ liên đới trong việc quyết định giá điện, có thể trưng ra Quyết định 2165/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ để phản biện lại. Theo Quyết định này thì từ năm 2013 đến 2015 giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh nhưng cao nhất không vượt quá mức tối đa là 1.835 đồng/kwh. Như thế, EVN và các bộ sẽ có cớ để nói rằng họ đã rất “thận trọng” và “cân nhắc” trong việc tăng giá điện, khi giá điện lần này tuy tăng tới 7,5% nhưng mới chỉ tăng lên 1,622 đồng/kwh, còn thấp xa so với mức được phép tăng. Hơn nữa, EVN cũng đã khẳng định chắc sẽ không có đợt tăng giá điện thứ hai trong năm nay. Như thế thì thậm chí EVN và bộ ngành liên quan còn được tiếng là đã “quyết liệt”, nỗ lực khống chế mức tăng giá điện hơn cả mức đã được phép, vì quyền lợi của cả nền kinh tế!

    Cũng có người cho rằng nếu EVN thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ giảm bớt hao hụt đường dây, nâng cao năng suất lao động, giảm biên chế, sẽ bớt lỗ. Làm được như vậy, giá điện sẽ ít bị tăng. Cũng lại đáng tiếc rằng luồng ý kiến này cũng chỉ là kiểu nói cảm tính, vì đã không đưa ra được một bằng chứng nào vạch ra chuyện EVN không nỗ lực, không nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ này. Trong khi đó, ít ra thì EVN đã có những buổi giải trình với nhiều số liệu và dẫn chứng cho thấy họ đã tạo ra cạnh tranh, cắt giảm biên chế, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng dịch vụ v.v... Tất nhiên, vấn đề còn lại là liệu những bằng chứng và dẫn giải của EVN có mức độ xác tín đến đâu. Nhưng trong chừng mực mà không có một ai khác chứng minh được rằng EVN đã lừa dối cả xã hội thì chúng ta buộc phải tin và chấp nhận những điều này như là sự thật mà thôi.

    Tương tự như vậy là luồng ý kiến cho rằng thời điểm này, tất cả các tài nguyên trong nước đều còn nhiều: nước không thiếu, xăng dầu giảm giá hơn một năm qua... như vậy, không thể nói rằng chi phí sản xuất của ngành điện tăng lên. Tăng giá điện lại phụ thuộc vào các chi phí như chi phí nhân công, sản xuất thì có vẻ hơi lạ.

    Dễ thấy rằng luồng ý kiến này cũng mang nặng cảm tính, và EVN cũng như một số chuyên gia trong ngành đã có những giải trình và dẫn chứng cho thấy chi phí thực sự đã tăng lên (chẳng hạn sản lượng điện chạy dầu chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi giá than và khí đã tăng lên v.v...). Đương nhiên là nếu không đưa ra được bằng chứng chắc chắn cho thấy giá thành điện không tăng hoặc không đến mức 7,5% thì ta chỉ còn cách chấp nhận thực tế này (giá thành sản xuất điện đã tăng) mà thôi.

    Cũng có người phàn nàn rằng trong lúc giá dầu vừa giảm, chi phí đầu vào một số ngành sản xuất vừa giảm chút ít, doanh nghiệp chưa kịp mừng thì thông tin tăng giá điện khiến các doanh nghiệp thêm phần lo âu trở lại. Và rằng, mỗi khi EVN đề xuất tăng giá điện thì cuối cùng vẫn được nhà nước chấp thuận, các ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế dường như không có tác dụng gì.

    Những ý kiến kiểu này không có tác dụng gì hết. Thay vì, như đã nói,cần đưa ra những bằng chứng chắc chắn để buộc tội EVN đã nâng giá điện một cách vô lý, họ lại cố gắng dùng đến vòng kim cô “trách nhiệm xã hội” để làm EVN “chùn tay” trong việc tăng giá điện. Nếu thật sự trên thực tế EVN đang chịu lỗ (từ cả các năm trước) thì không phải là bất công hay sao khi kêu gọi EVN phải “nghĩ” đến các doanh nghiệp khách hàng? Khách hàng của EVN “lo âu” vì chi phí tăng lên, không lẽ EVN không được và không nên “lo âu” vì sẽ bị (tiếp tục) lỗ khi không tăng giá điện hay sao? Phản biện của các chuyên gia đúng là sẽ chẳng có tác dụng gì nếu phản biện đó cảm tính, hời hợt như đã phân tích ở trên. Như thế thì nhà nước chấp thuận đề xuất tăng giá điện của EVN với những bằng chứng thuyết phục là điều chẳng có gì đáng phê phán.

    Liên quan đến “trách nhiệm xã hội” này là một lập luận cho rằng, hiện nay sức mua cũng như sức khỏe nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi. Trong lúc nhà nước cứ hô hào kêu doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh mà giá đầu vào sản xuất cứ tăng như giá điện thì sẽ rất khó cho doanh nghiệp.

    Không cần nói đến sự vô lý nếu thực sự EVN đang lỗ mà lại đòi hỏi nó phải hy sinh vì quyền lợi của các doanh nghiệp khác, mà chỉ cần phản biện lại rằng nếu EVN thực sự bị lỗ mà nhà nước nghe theo những lời phản đối này để không cho EVN tăng giá điện thì rốt cuộc nhà nước sẽ lại phải bù lỗ bằng cách này hay cách khác, nếu không muốn EVN phá sản. Mà khi đã phải bù lỗ thì rốt cuộc mọi chi phí cũng sẽ lại đổ lên đầu doanh nghiệp và người tiêu dùng dưới hình thức tăng thuế, phí, hoặc tăng gánh nợ quốc gia mà người chi trả cuối cùng cũng vẫn là doanh nghiệp và dân chúng.

    Và cuối cùng là một luồng ý kiến đòi hỏi EVN phải giải trình tại sao lại làm ăn thua lỗ, con số lỗ cụ thể, chứ không thể giấu nhẹm đi các số liệu liên quan để rồi báo lỗ và đòi tăng giá điện như vậy.

    Nhưng, như đã nói ở trên, không chỉ EVN và cả các cơ quan quản lý liên đới đã có những giải trình bằng con số ở nhiều mức độ khác nhau. Quan trọng hơn, những người phản đối đứng trước những con số này lại không xoáy được vào mức độ chính xác, khả tín của chúng, mà lại xoay sang dùng những lý lẽ cảm tính như trên để mong nói chuyện “phải quấy” với EVN!

    Bản thân người viết, tuy không có điều kiện để kiểm chứng các con số giải trình của EVN và các cơ quan chủ quản, nhưng dựa vào những bằng chứng thô sơ để cho rằng sự tăng giá của EVN là điều phải/nên chấp nhận. Lần cuối cùng EVN được tăng giá điện là vào thời điểm tháng 8/2013. Nếu đến tháng này EVN mới được tăng giá điện lên thêm 7,5%, thì mức tăng này thậm chí còn nhỏ hơn mức tăng CPI trong thời gian từ 8/2013 đến 3/2015. Với giả thiết (một cách hợp lý) rằng chi phí sản xuất điện tăng theo mức CPI thì việc tăng giá điện 7,5% là điều không có gì quá đáng.

    Người viết cũng đã tham dự một vài hội thảo về năng lượng để biết được giá mua điện của EVN đang ở mức thấp, không khuyến khích được nguồn cung điện, đặc biệt là từ những nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng xanh. Nếu sau khi tăng giá bán điện mà EVN cũng tăng giá mua điện thì đây là điều rất đáng khuyến khích.

    Và cũng cần nói thêm một điều để thay cho lời kết là qua các cuộc phỏng vấn nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam và nước ngoài, người viết thấy một trong những yếu tố thu hút các doanh nghiệp thép nước ngoài đến Việt Nam là giá điện ở Việt Nam thấp, và vì thế không có gì lạ khi năng lực sản xuất thép ở Việt Nam hiện nay vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ. Bởi vậy, một sự tăng giá điện hợp lý là điều cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế nói chung và các ngành tiêu hao nhiều năng lượng nói riêng theo hướng xanh, sạch và bền vững hơn.

    TS PHAN MINH NGỌC

    Theo Trí thức trẻ

    TỪ KHÓA
  8. luong_gia

    luong_gia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2010
    Đã được thích:
    2.705
    khối ngoại vẫn tỳ đè thị trường trong vùng 585 đến 592 để họ cơ cấu danh mục.
    PhuongTanHiep79 thích bài này.
  9. PhuongTanHiep79

    PhuongTanHiep79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2015
    Đã được thích:
    291
    chính xác bác, hiện nay tt đang thiếu thông tin hỗ trợ nên vni sẽ lình xình tăng giảm xen kẽ
    chúc bác giao dịch thành công :drm
    luong_gia thích bài này.
  10. phuongtrienbac

    phuongtrienbac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2015
    Đã được thích:
    171


    Chào bạn.

    Tôi thấy qua những gì bạn đã làm không giống phong cách của Phương Tân Hiệp. chúc bạn may mắn thành công.
    PhuongTanHiep79 thích bài này.

Chia sẻ trang này