HEJ - Siêu cổ phiếu đất vàng, SCIC thoái vốn với giá bèo bọt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bhchonmua65, 08/12/2021.

1417 người đang online, trong đó có 566 thành viên. 21:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 53530 lượt đọc và 312 bài trả lời
  1. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Tôi lập topic này làm nhà cho ndt, cổ đông quan tâm đến cổ phiếu HEJ, một cổ phiếu tôi đánh giá vô cùng cao với khối tài sản khổng lồ đang sở hữu, SCIC sắp thoái vốn với giá bèo bọt khiến rất nhiều đại gia thèm khát, tranh giành
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021, Bài cũ: 08/12/2021 ---
    Cụ thể HEJ hiện đang sở hữu tới hơn 17 ngàn mét vuông trải dài nhiều vị trí đắc địa từ Bắc và Nam đều là khu vực đất vàng có giá trị rất cao:
    2059.7 m2 ở ngõ phố Chùa Bộc
    2619.6 m2 ở ngõ phố Chùa Bộc
    4359 m2 ở Hưng Yên
    2905 m2 ở Bắc Ninh
    4606.7 m2 ở Nghệ An
    507 m2 ở Khánh Hòa
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Đặc biệt, SCIC với tỷ lệ chi phối sắp tiến hành thoái trọn lô với giá bèo bọt khởi điểm chỉ 87 tỷ. Một món hời cực lớn so với giá trị thị trường thực tế
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Tính đến thời điểm hiện tại được biết hiện đang có một tập đoàn BĐS lớn đang tìm cách giăng lưới trong đợt đấu thầu để nuốt trọn lô cp giá rẻ này để thâu tóm số đất vàng này (tôi chưa tiện nêu tên ở đây) và một số cá nhân ẩn danh các bên khác cũng tham gia vào.
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh dự kiến 14h30 Ngày 30/12/2021
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    [​IMG]
    Văn bản công bố thông tin chào bán cạnh tranh cổ phần của SCIC với tỷ lệ chiếm quyền kiểm soát 49%
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Về định giá, theo quan điểm cá nhân tôi HEJ xứng đáng định giá kể cả thận trọng cũng không dưới 150 ngàn một cổ phiếu còn mức giá hợp lý phải gần 250 ngàn một cổ phiếu. Do hiện tại giá đất đã tăng lên rất mạnh
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Vì đây là thương vụ đấu giá thâu tóm trọn lô chiếm quyền sở hữu nên sẽ rất cạnh tranh gay gắt, ngay như ở lần đấu giá đầu tiên, mức giá trúng đã hơn 80 ngành một cổ phần
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021 ---
    Tính sơ bộ riêng lượng 4600 mét vuông đất ngõ phố Chùa Bộc hiện theo định giá thị trường trung bình 120 triệu một mét vuông thì số này đã trị giá hơn 560 tỷ tương ứng khoảng 130 ngàn một cổ phiếu, chưa hề tính đến lượng đất vàng lớn khác. HEJ là viên kim cương mà biết bao nhiêu đại gia, tập đoàn BĐS thèm khát.
    ThachLuuMoc122021 thích bài này.
  2. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Hà Nội: Giá nhà phố Chùa Bộc tăng dựng đứng vì sắp mở đường, có nên 'lướt sóng'?
    BẤT ĐỘNG SẢNThứ Ba, 17/08/2021 07:17:00 +07:00
    (VTC News) -
    Sau thông tin phố Chùa Bộc được đền bù giải toả để mở rộng, giá nhà ở đây tăng cao ngất ngưởng, tuy nhiên chuyên gia cảnh báo không nên mua "ăn theo" nhằm kiếm lời.
    Mới đây, UBND Hà Nội phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà. Giá đất tại tuyến phố này được phê duyệt ở mức 47,1 triệu đồng/m2.

    Tuy nhiên, theo khảo sát trên các trang rao vặt về bất động sản, lượng tin rao vặt bán nhà phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) những ngày gần đây tăng mạnh, với mức giá chào bán trung bình khoảng 150-300 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi lên tới 600 triệu đồng/m2 khiến dư luận xôn xao. Bởi lẽ, mức giá này gần như tương đương với giá đất phố cổ Hà Nội - nơi được xem là có giá đất đắt đỏ bậc nhất Việt Nam hiện nay.

    Cụ thể, trên trang mua bán bất động sản, một căn nhà diện tích 48,2m2 được rao bán với giá lên tới 29 tỷ đồng, tương đương mức giá 602 triệu đồng/m2.

    [​IMG]
    Giá nhà phố Chùa Bộc đang tăng dựng đứng. (Ảnh minh họa: Internet).

    Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng giá còn tăng nữa và không ít người sẽ xuất hiện tâm lý tranh thủ "lướt sóng" để kiếm lời.

    Tuy nhiên, chia sẻ với VTC News, nhiều chuyên gia bất động sản cảnh báo, câu chuyện giá nhà đất “ăn theo" hạ tầng giao thông vẫn thường xảy ra như cơm bữa và đã để lại nhiều bài học "đắng".

    Một ví dụ điển hình là khi xây dựng dự án cầu Nhật Tân, giới đầu cơ đất lùng sục đẩy giá khiến đất khu vực Đông Anh "nóng" bất thường. Nhưng sau khi trải qua nhiều thăng trầm sốt nóng – nguội lạnh – sốt nóng…cuối cùng nhiều khu đất trong khu vực này cách đây chục năm có giá 40-60 triệu đồng/m2 đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”.

    Hay còn nhớ cách đây 3 năm, khi Hà Nội thông tin về 10 cây cầu bắc qua sông Hồng thì bất động sản ở khu vực có các cây cầu dự định đi qua lập tức bị giới đầu cơ đồn thổi dẫn đến giá đất tăng vọt. Khi đó, một lô đất 60m2 nằm tại đường Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội) - nơi dự kiến có cầu Trần Hưng Đạo đi qua - được rao bán với giá 2,7 tỷ đồng.

    Nhưng đến nay, theo khảo sát, những lô đất tương đương trong khu vực này cũng chỉ đang rao bán với mức như cũ mà vẫn chưa thể thoát hàng.

    Tương tự, thông tin cầu Hồng Hà sẽ được xây dựng, kết nối giao thông đi lại từ Đan Phượng tới Mê Linh cũng khiến giá bất động sản ở hai khu vực này sôi sục. Đất ngoài mặt ngõ to ở Đan Phương lên tới 50 triệu đồng/m2, các dự án tại Mê Linh bị đắp chiếu từ cách đây 10 năm cũng bỗng “hồi sinh”. Tuy nhiên, đến nay, nhiều dự án ở Mê Linh vẫn tiếp tục... nằm đắp chiếu, khi cơn sốt qua đi.

    Còn với thông tin cây cầu Tứ Liên, dự kiến được bắc qua sông Đuống và sông Hồng nối từ đường Nghi Tàm, Tây Hồ sang địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh, đất ở khu vực Đông Anh lại một lần nữa lên cơn sốt như hồi cầu Nhật Tân chuẩn bị xây dựng. Giới đầu cơ lùng sục khắp làng trên xóm dưới, nhất là tại xã Dục Tú, Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm (Đông Anh); Long Biên, Cự Khối (Long Biên), nơi được cho là quỹ đất đối ứng cho chủ đầu tư.

    Thế nhưng, dự án cầu tạm dừng đột ngột, giá đất ở khu vực này lại trở về đúng với giá trị thực.

    Theo các chuyên gia, chuyện dự án làm cầu, làm đường mở đến đâu, bất động sản “sốt” tới đó là thực trạng nhiều năm nay và cũng có nhiều nhà đầu tư nhờ đón sóng từ những chính sách xây dựng hạ tầng đã trúng đậm. Tuy nhiên, ngược lại hiện nay có nhiều dự án hạ tầng đến khi khởi công hoặc khánh thành lại không tạo giá trị cao như nhà đầu tư mong đợi.

    Bởi thực tế thời gian chuẩn bị dự án rất lâu, đến khi chính thức thì mọi giá trị gia tăng, trong đó có cả giá kỳ vọng đều đã được “cơn sốt” trước đó cộng hết vào. Thực tế cho thấy rất nhiều nhà đầu tư sau mua bị om vốn, thậm chí lỗ lớn.

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, giá cả thị trường được quyết định bởi 3 quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh. Đối với giá cả thực tế còn chịu sự tác động của tiện ích, dịch vụ, trong đó có hạ tầng giao thông.

    Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư khi biết được thông tin về đầu tư hạ tầng, họ nắm bắt cơ hội để đón sóng đầu tư là điều tất yếu.

    Nhưng chỉ những người có nhu cầu thực và nguồn tiền nhàn rỗi, không áp dụng đòn bẩy tài chính mới có thể đầu tư cho các dự án theo hạ tầng. Đầu tư dạng này phải là dài hạn, khi không nắm được thông tin thì người dân, nhà đầu tư không nên chạy theo "cơn sốt" mà đổ xô đi đầu cơ, trữ đất, dễ chịu rủi ro lớn.

    Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, nếu muốn "ăn theo" hạ tầng thì các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ thời hạn triển khai dự án, những yếu tố có thể cộng vào giá, kể cả mức tăng kỳ vọng để biết mức giá đó còn hấp dẫn hay không. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế, tiềm lực của địa phương đó có thể phát triển kinh tế, đô thị, thị trường bất động sản được hay không rồi mới quyết định xuống tiền.

    Bởi không phải bất cứ dự án hạ tầng nào cũng có thể giúp thị trường bất động sản phát triển, nhất là đối với các địa phương không có tiềm năng. Nhiều nơi hạ tầng thênh thang nhưng thực tế không phát triển được đô thị do không có tiềm lực để đầu tư.
  3. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.563
    Con này nói về đất vàng thì ăn sao được con TET :D . Mỗi tội TET thì ko có hàng mà mua thôi bác :D
  4. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    So sánh hơi khập khiễng rồi, vấn đề ở đây là thoái vốn thâu tóm đổi chủ, còn kể cả có đất vàng mà ko làm gì được cũng vứt đi, thời của HEJ đang tới, hàng loạt tập đoàn BĐS đang nhăm nhe số đất kim cương này
    --- Gộp bài viết, 08/12/2021, Bài cũ: 08/12/2021 ---
    Thập kỷ tiền bơm, tiền nhiều như rác, đất đai tăng giá phi mã, cổ phiếu đất như những mỏ vàng, mỏ kim cương vô tận
    Old_sage thích bài này.
  5. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    SCIC chào bán trọn lô gần 2.2 triệu cp HEJ với giá khởi điểm gần 87 tỷ đồng
    09-12-2021 09:53:26+07:00

    2 giờ trước
    • HNX) vừa thông báo chào bán đấu giá cổ phiếu của Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP (UPCoM: HEJ) do SCIC sở hữu.

      Theo đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chào bán cả lô gần 2.2 triệu cp tương đương gần 49% vốn điều lệ của HEJ. Giá khởi điểm cho lô cổ phiếu là 86.9 tỷ đồng, tương đương gần 39,500 đồng/cp.

      Cuộc đấu giá dự kiến tổ chức ngày 30/12/2021. Nhà đầu tư đăng ký và đặt cọc từ ngày 09-23/12/2021.

      HEJ tiền thân là Phòng thiết kế đo đạc thuộc Nha Thủy lợi Bộ Giao thông Công chính, được thành lập ngày 06 tháng 4 năm 1955. Thực hiện Quyết định số 3075/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 15/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HEJ đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty có ngành nghề kinh doanh gồm: Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi. Doanh nghiệp đã tham gia vào các công trình thủy lợi, các dự án như: Hồ chứa nước Tân Giang, Hồ chứa nước Cam Ranh, Hồ chứa nước Cửa Đạt, trạm bơm Tân chi, Cống Liêm Mạc, Đê Hà Nội,…

      Về tình hình kinh doanh, HEJ có lãi ròng 4.5 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 36% so với 2019.

      Trong phiên sáng 09/12, cổ phiếu HEJ đang được giao dịch quanh 39,200 đồng/cp, tăng 9% qua 1 tháng gần đây.

  6. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Cổ phiếu HEJ gấp đôi trong 6 tháng, SCIC chào bán cạnh tranh 49% vốn HEC Corp

    UPCoM: HEJ) thuộc sở hữu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

    Theo đó, SCIC thực hiện bán trọn lô 2,1 triệu cổ phiếu HEJ (49% vốn) với giá khởi điểm 86,88 tỷ đồng, tương đương 40.300 đồng/cp. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức ngày 30/12 tại HNX.

    Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám sát cá công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi, vốn điều lệ 44 tỷ đồng. Cổ phiếu HEJ đang được giao dịch trên sàn UPCoM với giá 40.000 đồng/cp, gấp đôi trong 6 tháng.

    Vào đầu 2020, SCIC cũng từng tiến hành bán đấu giá toàn bộ 49% vốn HEC Corp với giá khởi điểm 26.700 đồng/cp. Phiên đấu giá thu hút 4 nhà đầu tư tổ chức và 9 cá nhân tham gia. Kết quả phiên đấu giá là 1 nhà đầu tư cá nhân đã mua trọn lô với giá đấu bình quân 86.100 đồng/cp. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng SCIC không bán được vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 49%.

    Kết quả kinh doanh tổng công ty giảm dần trong 3 năm gần đây, từ mức doanh thu 231 tỷ đồng năm 2018 về 141 tỷ năm 2020, lợi nhuận sau thuế từ 14 tỷ về 5 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Doanh nghiệp lý giải năm 2018, Nhà nước thay đổi chính sách giải ngân đầu tư công nên nhiều công trình được giải ngân sớm hơn so với dự kiến, khối lượng công việc đã thực hiện các năm trước được nghiệm thu thanh toán trong năm.

    Sang giai đoạn 2019-2020 là giai đoạn cuối trong chu kỳ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020, việc giải ngân vốn đầu tư công đa phần là phần xây dựng công trình, chi phí cho công việc khảo sát thiết kết không nhiều. Mặt khác, đặc thù ngành kinh doanh của HEC Corp là sản xuất theo đơn đặt hàng, chủ đầu tư chủ yếu là Ban quản lý dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc các tỉnh. Trong bối cảnh Nhà nước điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công giữa các dự án, doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
    --- Gộp bài viết, 09/12/2021, Bài cũ: 09/12/2021 ---
    Thời cơ vàng!
  7. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    SCIC lần thứ hai đưa hơn 2 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi (HEJ) ra đấu giá
    09-12-2021 - 17:10 PM | Thị trường chứng khoán[​IMG]
    SCIC sẽ bán ra trọn lô gần 2,2 triệu cổ phiếu HEJ, tương ứng 49% vốn điều lệ với giá khởi điểm 40.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị xấp xỉ 87 tỷ đồng.


    HEJ: Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam - Công ty Cổ phần
    Giá hiện tại
    41.8

    Thay đổi
    0.8 (2.0%)
    Cập nhật lúc 11:00 Thứ 6, 10/12/2021
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra thông báo về việc tổ chức bán đấu giá cạnh tranh theo lô cổ phần của Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP (HEC Corp, mã chứng khoán: HEJ) thuộc sở hữu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

    Cụ thể, SCIC sẽ bán ra trọn lô gần 2,2 triệu cổ phiếu HEJ, tương ứng 49% vốn điều lệ với giá khởi điểm 40.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị xấp xỉ 87 tỷ đồng. Bước giá là 200 triệu đồng/lô cổ phần.

    Phiên đấu giá dự kiến tổ chức ngày 30/12 tại HNX. Nếu thành công, SCIC sẽ chính thức thoái hoàn toàn vốn tại HEJ.

    Trước đó vào đầu năm 2020, SCIC cũng từng bán đấu giá trọn lô lượng cổ phần HEJ tương tự với giá khởi điểm chỉ là 26.700 đồng/cổ phiếu. Khi đó, đã có 4 nhà đầu tư tổ chức và 9 cá nhân đăng ký tham gia. Kết quả, 1 nhà đầu tư cá nhân đã đấu giá thành công trọn lô với giá đấu bình quân lên tới 86.100 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cuối cùng SCIC không bán được lượng cổ phần trên và duy trì tỷ lệ sở hữu 49% đến hiện tại.


    Về tình hình kinh doanh, kết quả trong 3 năm gần nhất là 2018-2020 của HEJ ghi nhận sự sụt giảm dần đều, từ mức 231 tỷ đồng trong năm 2018 giảm về 184 tỷ đồng trong năm 2019 và 141 tỷ đồng trong năm 2020. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cũng giảm từ mức 13 tỷ đồng trong năm 2018 về chỉ còn hơn 4 tỷ đồng trong năm 2020.

    Trái ngược với tình hình kinh doanh đi lùi, giá cổ phiếu HEJ bất ngờ dậy sóng từ khoảng tháng 8/2021 đến nay thị giá nhanh chóng leo từ vùng 23.000 đồng/cổ phiếu lên mức đỉnh lịch sử 43.000 đồng/cổ phiếu (phiên 1/12).

    Hiện, chốt phiên 9/12, giá HEJ tăng 2,7% lên mức 42.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng gấp đôi sau khoảng 4 tháng giao dịch.

    [​IMG]
    Thị giá HEJ tăng gấp đôi sau khoảng 4 tháng giao dịch
    Phương Linh
    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
  8. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Thị trường bất động sản nóng sốt, viên kim cương HEJ chỉ chờ ngày toả sáng, giá đất càng tăng, giá trị của chiếc lò xo nén này sẽ càng bung mạnh
  9. a_muggle

    a_muggle Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Đã được thích:
    4.347
    Sao tôi k tìm thấy 2.600 m2 ở Chùa Bộc bro nhỉ? xin link
  10. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    có đó
    a_muggle thích bài này.

Chia sẻ trang này