HEJ - Siêu cổ phiếu đất vàng, SCIC thoái vốn với giá bèo bọt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bhchonmua65, 08/12/2021.

1906 người đang online, trong đó có 762 thành viên. 18:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 53434 lượt đọc và 312 bài trả lời
  1. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Cơn say cổ phiếu địa ốc… còn dài
    Tác giả Trang Việt / Đặc san Doanh nghiệp niêm yết 2021
    3 giờ trước

    [​IMG]
    Đà tăng của một số cổ phiếu bất động sản so với Vn-Index trong năm 2021 ( tính tới 13/12/2021).

    Ở nhóm bluechips, ngoại trừ bộ 3 nhà Vingroup (VHM, VRE, VIC) vẫn thể hiện vai trò đầu ngành với kết quả kinh doanh duy trì khả quan, nhiều cổ phiếu khác như NVL, NLG, PDR cũng đã bứt lên, góp phần giúp VN-Index chinh phục các mốc điểm lịch sử mới.

    Ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ (midcap và penny), những cổ phiếu như DIG, HDC, NLG, HDC, HDG, DXG, LDG… có sức hút mạnh với đà tăng tính bằng lần trong năm qua.

    Trong đó, cổ phiếu DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng có mức tăng 64% chỉ trong tháng 10/2021 và tăng gần 200% kể từ đầu năm. Thậm chí, cổ phiếu HDC của Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận đỉnh lịch sử, gia nhập “câu lạc bộ 3 chữ số” khi có lúc đạt mức giá 111.000 đồng/cổ phiếu.

    … Nhưng cần cẩn trọng

    Hàng loạt động thái trong thời gian gần đây của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc đẩy nhanh sửa Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho thị trường bất động sản sôi động trở lại trong thời gian tới.

    CBRE Việt Nam dự đoán, nguồn cung căn hộ có thể tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2021 và năm 2022 khi các vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ. Riêng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM có thể phục hồi trong năm 2022 với mức tăng 26,2% và năm 2023 tăng 55,7%, trong đó phân khúc trung cấp sẽ đóng góp 30 - 50% vào tổng nguồn cung. Còn thị trường phía Bắc, dự báo nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội có thể sẽ tăng 40%.

    Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội cho rằng, nguồn cung gia tăng là một trong những chỉ báo tốt với thị trường bất động sản, bởi việc thị trường bị chững lại thời gian qua xuất phát từ nguyên nhân tắc cung, chứ không phải do sức cầu.

    “Ngay trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn âm thầm chuẩn bị nguồn lực tài chính và quỹ đất để sẵn sàng trở lại trong bối cảnh bình thường mới”, bà An nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, nhóm bất động sản khác với các nhóm ngành khác bởi quy mô và chiến lược của mỗi doanh nghiệp khác nhau, kết quả cũng có sự phân hóa rất mạnh, nên nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đua theo sóng ngành.

    Theo ông Nguyễn Anh Trung, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hải Phòng, đi cùng với triển vọng tăng trưởng, các doanh nghiệp địa ốc hiện nay vẫn cần phải duy trì được sức khỏe tài chính, cùng với mạng lưới bán hàng rộng mới đảm bảo quả kinh doanh tốt.

    Thực tế, báo cáo tài chính năm 2020 và quý III/2021 cho thấy, sức khỏe tài chính của nhiều doanh nghiệp địa ốc như CEN, HPX, VPI, LDG, NRC, VC3… không mấy khả quan. Cụ thể, dòng tiền kinh doanh âm, gánh nặng nợ vay lớn và tồn kho bất động sản tăng mạnh. Các chỉ số này chưa ảnh hưởng trong ngắn hạn, nhưng sẽ là nỗi lo trong dài hạn nếu không sớm khắc phục, đồng thời ảnh hưởng tới việc đánh giá đúng giá trị thật cổ phiếu của các nhà đầu tư.

    Thậm chí, có những cổ phiếu tăng bằng lần trong thời gian qua, đưa mức giá cổ phiếu lên cao ngất ngưởng, vượt qua cả các mã đầu ngành, trong khi tiềm lực và kết quả kinh doanh khá kém.

    [​IMG]
    Đơn cử, cổ phiếu L14 của Công ty cổ phần Licogi 14 tăng vọt từ mức 82.900 đồng/cổ phiếu cuối tháng 8 lên gần 290.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 11/2021, tương ứng tăng 250%, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường.

    Điều đáng nói, L14 có năng lực tài chính và quy mô còn khiêm tốn (tổng tài sản cuối quý III/2021 gần 730 tỷ đồng), sẽ bị hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các dự án lớn. Dự án nổi bật mà Licogi 14 từng triển khai là Khu đô thị Minh Phương cách đây hơn 10 năm.

    Do vốn và năng lực tài chính chưa đủ, nên Licogi 14 phải liên doanh với Licogi 16 để có thể trúng thầu dự án mới nhất là Nam Minh Phương với tổng mức đầu tư lớn hơn giá trị tài sản của Licogi 14 nhiều lần.

    Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, giám đốc một công ty quản lý quỹ cho biết, có dấu hiệu bong bóng ở những cổ phiếu bất động sản quy mô vừa và nhỏ khi giá tăng quá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, mặc dù kết quả kinh doanh và triển vọng không có gì thay đổi.

    “Cảm giác đầu tư vào cổ phiếu bất động sản trong 2, 3 tháng qua chỉ nhắm mắt cũng có lãi là có vấn đề khi không phản ánh đúng giá trị thật của cổ phiếu”, vị giám đốc chia sẻ.

    Trong khi đó, theo ông Hoàng Văn Thọ, chuyên gia phân tích ngành bất động sản của Dragon Capital, việc hạch toán doanh thu và lợi nhuận của các công ty bất động sản phụ thuộc chủ yếu vào tiến độ bàn giao sản phẩm tới các khách hàng.

    Do đó, lợi nhuận một quý tốt chưa chắc là công ty đó hoạt động tốt, mà nhà đầu tư cần quan tâm thêm cả tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, gồm tốc độ bán hàng năm trước, trong năm nay và triển vọng năm sau.
    --- Gộp bài viết, 31/12/2021, Bài cũ: 31/12/2021 ---
    Kim cương trong cát đáng giá tiền triệu như HEJ nhưng lại đang được bán với giá cát sỏi trên sàn. Giàu sang là ở đây!
  2. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.323
    Đất Chùa Bộc là kim cương hàng hiếm còn sót lại - giá trị khoảng 500 triệu / 1 m2 x 4600m2 = 2.300 tỷ
  3. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Chỉ có người hiểu giá trị mới có thể đầu tư đúng nghĩa, giàu sang phú quý
  4. kid1412_vc

    kid1412_vc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/12/2019
    Đã được thích:
    182
    Cả nhà nghiên cứu VEC nhé!Game thoái vốn trọn lô 88% của SCIC và đặc biệt đất vàng nhiều vô kể!
  5. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Chỉ có đầu tư đúng nghĩa, thì mới giàu sang phú quý bền vững
  6. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Một cá nhân trúng đấu giá cổ phần HEC Corp từ SCIC hơn gấp đôi giá khởi điểm
    01-01-2022 08:00:00+07:00

    7 phút trước
    • HEJ
      Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo đã tổ chức bán đầu giá thành công phiên bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam (HEC Corp, UPCOM: HEJ) vào ngày 30/12/2021.

      SCIC đưa gần 2.16 triệu cổ phiếu HEJ, tương đương với 49% vốn, ra đấu giá với mức khởi điểm 86.88 tỷ đồng, tương đương 40,300 đồng/cp. Thời gian thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu HEJ từ ngày 28/12 đến 06/01/2022, phương thức giao dịch thực hiện là ngoài hệ thống.

      Được biết, Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi với kinh nghiệm triển khai hơn 800 công trình trong và ngoài nước, vốn điều lệ 44 tỷ đồng. Cổ phiếu HEJ đang được giao dịch trên sàn UPCoM với giá 40,000 đồng/cp, gấp đôi trong 6 tháng.

      Sức nóng của HEJ có thể đến từ việc quản lý hơn 17,000 m2 đất ở nhiều tỉnh thành như 2 lô đất rộng hơn 4,600 m2 tại phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội; Lô đất rộng 4,359 m2 tại Thị trấn Bần Yên Nhân, Hưng Yên; Lô đất rộng 2,905 m2 tại số 10 Tân Lập, phường Đình Bảng, Bắc Ninh; Lô đất rộng gần 4,607 m2 tại số 100 Mai Hắc Đế, TP Vinh, các quỹ đất tại Quảng Ngãi, Nha Trang;…

      Tính đến hết năm 2018, công ty có tổng giá trị tài sản gần 250 tỷ đồng, quy mô doanh thu đạt 231 tỷ và lãi 14 tỷ đồng. Tổng công ty có 2 công ty con bao gồm CTCP Tư vấn khảo sát và xây dựng số 4 (ICC4) và CTCP Tư vấn xây dựng thủy lợi 3 (HEC3).

      Phiên đấu giá thu hút 5 nhà đầu tư (NĐT) tham gia với tổng khối lượng đặt mua gần 10.78 triệu đơn vị, gấp 5 lần khối lượng SCIC chào bán.

      Kết quả, một nhà đầu tư đã đặt mua thành công và sở hữu toàn bộ lô cổ phiếu, tương đương 49% vốn cổ phần HEC Corp với tổng số tiền 175 tỷ đồng, gấp 2 lần giá khởi điểm.

      Được biết, cá nhân trúng đấu giá có liên quan đến Tập đoàn Onsen Fuji - Công ty bất động sản có trụ sở tại Hà Nội, đang triển khai nhiều dự án lớn trên cả nước: Wyndham Lynn Times Thanh Thủy (Phú Thọ); Dolce Penisola Quảng Bình; Lynn Times Phú Yên; Wyndham Costa Hà Tĩnh;…

      Với thành công tại phiên đấu giá, thị trường chờ đón cú chuyển mình ngoạn mục từ sự kết hợp giữa nhà phát triển bất động sản và một đơn vị hơn 50 năm trong lĩnh vực tư vấn, giám sát xây dựng.
    rama thích bài này.
    rama đã loan bài này
  7. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Chào đón năm mới, cùng quý cổ đông HEJ hướng đến giá trị đích thực của HEJ ở 250 ngàn một cổ phiếu, thậm chí hơn còn tuỳ vào quy mô dự án tập đoàn BDS của Nhật sắp triển khai
    --- Gộp bài viết, 04/01/2022, Bài cũ: 04/01/2022 ---
    Có một chút sai sót trong định giá của tôi, chính xác phải gần 500 ngàn cho một cổ phiếu HEJ, tôi đã thiếu sót trong việc định giá đúng giá trị các lô đất, siêu cổ phiếu chưa từng có
  8. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Cổ phiếu gì mà tranh nhau mua ko thấy ai bán vậy?
  9. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    Sau thông tin mở rộng đường, đất phố Chùa Bộc được rao bán như phố cổ

    Sau có thông tin Hà Nội đền bù hơn 47 triệu đồng/m2 với vị trí 4 (áp dụng cho mặt bằng một mặt giáp ngõ, mặt ngõ nhỏ nhất dưới 2m) trên phố Chùa Bộc để mở rộng đường, viêc rao bán nhà đất ở khu vực này bắt đầu "nóng", có nơi chào bán ở mức 762 triệu đồng/m2 đắt như đất ở các phố trung tâm, phố cổ của Thủ đô.

    Mới đây, sau khi UBND TP Hà Nội quy định giá đất cụ thể tại vị trí 4 trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) được dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng hoàn thiện nút giao Chùa Bộc - Thái Hà là 47.148.780 đồng/m2. Thị trường nhà đất ở khu vực này bỗng dưng sôi động hơn hẳn, dù đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống COVID -19.

    [​IMG]
    Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, bắt đầu từ cổng Học viện Ngân hàng qua góc ngã tư, tiếp đến tuyến phố Tây Sơn (hướng đi Nam Đồng), kết thúc tại cổng trường Đại học Công đoàn có tổng chiều dài trên 521m. (Ảnh: Thuận Phong)



    Các môi giới cho biết lượng tin rao bán và giá nhà đất ở phố Chùa Bộc tăng theo từng ngày, từng giờ. Qua khảo sát trên một website chuyên về nhà đất, ngày 16/8, có 85 tin rao bán nhà đất ở phố Chùa Bộc; ngày 13/8 là 39 tin; ngày 12/8 là 20 tin. Trong khi ở những ngày cuối tháng 7, lượng tin rao bán ở khu vực phố Chùa Bộc trung bình là 4 – 6 tin/ ngày.

    “Tùy vào vị trí mà giá nhà đất Chùa Bộc sẽ có mức giá khác nhau. Nếu là đất mặt tiền, phố có vị trí đẹp, thuận lợi kinh doanh thì mức giá từ khoảng 500 - 600 triệu đồng/m2. Đất trong ngõ hẹp, ô tô khó đi là khoảng 300 triệu đồng/m2”, một môi giới cho biết.

    Đặc biệt, căn nhà gần 5 tầng, diện tích 48,2m2 ở vị trí đắc địa tại mặt phố Chùa Bộc được rao bán trên batdongsan.com.vn với giá 29 tỷ đồng (tương đương 602 triệu đồng/m2). Một căn nhà tương tự, cũng 5 tầng, cũng có diện tích 48m2 tại khu vực này được rao bán ở một website nhà đất khác có giá 30 tỷ đồng (tương đương 625 triệu đồng/m2).

    Tuy nhiên, đó chưa phải con số cao nhất bởi một căn nhà 5 tầng 1 tum diện tích 42m2 tọa lạc ngay đầu phố thông Thái Hà, Tây Sơn, Chùa Bộc đã được chào bán với giá 32 tỷ đồng (tương đương 762 triệu đồng/m2) khiến nhiều người không khỏi "choáng".[​IMG]
    Theo môi giới và khảo sát trên các website rao bán nhà đất, giá nhà phố Chùa Bộc tăng "vùn vụt" theo giờ.
    Được biết, dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà quy hoạch tại góc 1/4 nút giao, từ Học viện Ngân hàng đến cổng trường Đại học Công đoàn có tổng chiều dài trên 521m. Dự án gồm các hạng mục: nền, mặt đường, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vỉa hè, tổ chức giao thông và các công trình phụ trợ khác.

    Trong phương án thiết kế, khi hoàn thiện góc 1/4 phố Chùa Bộc, sẽ tiến hành chỉnh trang, cải tạo bên phải tuyến, bắt đầu từ cổng Học viện Ngân hàng qua góc ngã tư, tiếp đến tuyến phố Tây Sơn (hướng đi Nam Đồng), kết thúc tại cổng trường Đại học Công đoàn. Sau khi mở rộng, mặt đường tuyến phố Chùa Bộc trong nút giao sẽ rộng từ 23 - 30m; đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m; vỉa hè rộng trung bình 3m.

    Dự án này có tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng. Trong đó, hơn 470 tỷ đồng là dành cho chi phí giải phóng mặt bằng. Phạm vi dự án có khoảng 110 hộ dân thuộc diện phải GPMB. Vị trí tái định cư đã được bố trí chấp thuận tại nhà CTI.2 và nhà CTI.1-1 (các toà: A, B), khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai). Cũng trong việc giải phóng mặt bằng, UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án mở rộng đường Phan Kế Bính (quận Ba Đình). Theo đó, tại vị trí 1 đường Phan Kế Bính, giá đất bồi thường là 97.812.330 đồng/m2 và tại vị trí 1 đường Linh Lang (quận Ba Đình) là 93.127.000 đồng/m2.
  10. bhchonmua65

    bhchonmua65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    2.195
    *************: "Phải bơm tiền ra nền kinh tế, giải quyết lao động phục vụ tăng trưởng"
    Thứ Ba, 18:07, 04/01/2022
    VOV.VN - Chiều 4/1, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ************* Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sự cần thiết phải có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội.
    Chiều 4/1, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Thảo luận tại tổ, ************* Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày trước Quốc hội chuẩn bị khá kỹ và toàn diện. Đặc biệt không chỉ là mục tiêu, giải pháp mà còn những phương án huy động nguồn lực để thực hiện sự hỗ trợ này.

    “Nhiều nước đã rất mạnh tay tăng chi ngân sách cho phục hồi kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và tín dụng tăng trong tầm kiểm soát. Phải bơm tiền ra nền kinh tế, giải quyết lao động phục vụ tăng trưởng”- ************* cho hay.

    [​IMG]
    ************* Nguyễn Xuân Phúc.
    Chỉ đưa tiền ra mà không quản lý thì hậu quả nghiêm trọng trong sách tài khóa

    Theo *************, hiện sức cầu của nền kinh tế còn yếu, vì vậy chúng ta phải tăng tổng cầu, nhất là những khu vực ảnh hưởng bị dịch bệnh, những đối tượng hỗ trợ gặp khó khăn, nhất là người nghèo, công nhân.

    ************* đồng ý với đề xuất trong tờ trình về tăng bội chi, vay quỹ dự trữ nguồn hối, phát hành trái phiếu, hỗ trợ thuê tiền nhà trọ cho người lao động, giảm thuế, phí, giảm trừ thu nhập chịu thuế cho doanh nghiệp, đặc biệt là bố trí vốn NSNN, tăng vốn điều lệ... Cùng với tăng tín dụng, giảm lãi suất tiền tệ mới tạo nên một khối lượng cần thiết để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Những chủ trương như vậy rất cần thiết trong lúc này, để thúc đẩy kinh tế xã hội đất nước phát triển, nhằm phục hồi tăng trưởng, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII ở nước ta.

    ************* cho rằng, so với các nước, gói hỗ trợ tài khóa của nước ta còn rất nhỏ nhưng gói hỗ trợ này là mức tối thiểu cần thiết. "Chúng ta không phải quá lo lạm phát mà không có gói hỗ trợ. Nếu gói hỗ trợ lớn hơn thì cần phải kiểm soát tốt hơn"- ************* cho hay.

    Đặc biệt, những hỗ trợ cho người lao động ở các khu vực bị ảnh hưởng cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện để đến được tay người dân, doanh nghiệp; tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

    Cần thiết kế lại cơ chế khuyến khích và thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, tín dụng cho doanh nghiệp và người dân để họ tiếp cận cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, chống tham ô, lãng phí tốt nhất.

    ************* Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu trong quá trình tài trợ gói tài khóa, tiền tệ, để hỗ trợ Chương trình phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả lượng và chất, năng suất lao động, những giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tốt hơn, mạnh hơn. Đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm, đào tạo nghề phải được giải quyết tổng thể, có kết quả cụ thể.

    “Tôi đề nghị bổ sung nhóm giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo thu ngân sách nhà nước bền vững hơn. Tăng tính minh bạch, công bằng, tăng vai trò điều tiết công cụ thuế… Những vấn đề đó phải là hệ thống giải pháp, tránh tình trạng chỉ đưa tiền ra mà không có biện pháp quản lý thì hậu quả nghiêm trọng trong sách tài khóa, tiền tệ”- ************* nêu rõ.

    ************* cũng đề nghị cần thực sự đặt trọng tâm ưu tiên hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế chính sách và tăng nguồn lực đầu tư lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội. Cần có chính sách đột phá cho khoa học công nghệ. Bởi hiện nay mức chi cho KHCN của Việt Nam chỉ 0,5% GDP trong khi nhiều nước ở mức từ 2-4% GDP. “Tôi rất mong trong chính sách đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chúng ta phải tính toán để một quốc gia khởi nghiệp thực sự trong phát triển”- ************* chia sẻ.

    Cũng theo *************, cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách xác định mức chi ngân sách nhà nước tối thiểu hàng năm dành cho y tế nhằm nâng cao năng lực của hệ thống y tế theo hướng thách thức mới và chăm sóc sức khỏe, nhất là y tế cơ sở.

    Ngoài ra, một giải pháp tổng thể cần nghiên cứu là yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương rà lại từng dự án đang vướng mắc, nhất dự án lớn, ưu tiên dự án có quy mô lớn, đối tác lớn để thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ.

    Cần tính toán trên mặt bằng tổng thể, nhằm đảm bảo cân đối việc thu chi ngân sách

    Đại biểu Nguyễn Minh Đức (TP.HCM) cũng nhất trí với báo cáo của Ủy ban kinh tế. Đại biểu cho rằng, gói này được đưa ra tại Kỳ họp bất thường nên cần phải có sự tính toán trên mặt bằng tổng thể, nhằm đảm bảo cân đối với việc thu chi ngân sách, đề nghị Chính phủ làm rõ thêm về tính hiệu quả của Chương trình.

    "Tiền chi cho Chương trình phục hồi kinh tế là 46.000 tỷ trong đó có 10.000 tỷ đồng từ các quỹ khác. Các Quỹ này cần tính toán kỹ càng và xem tính khả thi thu được từ các Quỹ này. Đồng thời, việc chi cho Quỹ này như thế nào cũng cần có những quy định rõ ràng. Đồng thời, sau khi tính toán như vậy, về mặt tổng thể, cần tính toán để hỗ trợ giai đoạn 2022-2023, tất cả việc thu chi, cân đối vĩ mô, lạm phát, nợ xấu, dự báo những vấn đề nếu như đầu tư vào các gói theo nội dung của tờ trình thì khả năng, giả thuyết đặt ra với những con số cụ thể như thế nào"- đại biểu Nguyễn Minh Đức đề xuất.

    Cũng theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, về chi trực tiếp NSNN cho phát triển, hỗ trợ phòng chống dịch,... rõ ràng đây là nội dung rất lớn, cần rà soát từng đối tượng, kể cả đối tượng phòng chống dịch. Bởi công tác phòng chồng dịch vừa qua xảy ra nhiều vấn đề vượt quá hành lang pháp lý mà bắt buộc các cơ quan chức năng buộc phải xử lý. Vì vậy, gói hỗ trợ ưu tiên cho lĩnh vực phòng chống dịch, an sinh xã hội, đặc biệt là y tế cần tính toán đầu tư rõ ràng.

    Vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cần quy định rõ đối tượng nào cần được ưu tiên do ảnh hưởng lớn nhất của đại dịch Covid-19. Nếu đưa kịch bản dịch vẫn còn kéo dài, thì vẫn lĩnh vực đó, doạnh nghiệp đó họ không được hỗ trợ từ phía Nhà nước về phí thuế, vốn, lãi suất ngân hàng, đầu ra cho sản phẩm thì sẽ như thế nào, rõ ràng phải có kịch bảnvà phải được tính toán, ưu tiên, tránh dẫn đến sự đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.

    Đại biểu Nguyễn Minh Đức cũng cho rằng, phải đảm bảo tính thực tế, tránh dàn trải, đúng quy định của Luật Đầu tư công, tránh tình trạng thiếu thực tiễn không thì khó có thể triển khai, dẫn đến hậu quả nếu quy định chặt quá, gói hỗ trợ đó hỗ trợ không được triển khai nhanh chóng. Đồng thời cũng cần tính toán kịch bản nợ xấu, xác định rõ, dự báo lĩnh vực nào có nguy cơ xảy ra nợ xấu, từ đó đặt ra giả thuyết, xây dựng hàng rào kỹ thuật cho vấn đề phòng chống nợ xấu.

    Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Đại biểu Gia Lai) quan tâm nhóm nhiệm vụ giải pháp, cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh. Theo đại biểu, với nhóm giải pháp này không chỉ phục vụ cho gói tài chính tiền tệ để phục hồi phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023, mà có ảnh hưởng sâu rộng hơn giai đoạn tiếp theo từ sau năm 2024, vì vậy cần quan tậm đến giải pháp này. "Chúng ta đưa vào lượng tiền lớn nhưng chưa có giải pháp làm rõ giải pháp nguồn thu, tạo nguồn thu để bù đắp cho giai đoạn sau. Tôi đề nghị cần quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi bổ sung 1 số bộ Luật để tạo nguồn thu trong đó có các Luật về thuế, kể cả thuế tiêu thụ đặc biệt, quản lý thuế... để xử lý không chỉ ngắn hạn mà dài hạn trong 5 năm tới"- đại biểu Lê Hoàng Anh nêu ý kiến./.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022, Bài cũ: 05/01/2022 ---
    Đất Chùa Bộc chuẩn bị tăng gấp đôi, giá nào cho HEJ! Đinh giá 500 ngàn một cổ phiếu mới là mức hợp lý của cổ phiếu này
    --- Gộp bài viết, 05/01/2022 ---
    Tôi đã nói, đời người không có nhiều siêu cơ hội, có lẽ cả đời chúng ta mới gặp 1 2 lần, và HEJ là một trong những cơ hội đó, định giá 500 ngàn một cổ phiếu thì giá này quá bèo bọt

Chia sẻ trang này