Hết Cây Thông Noel lại đến -------))))) Cây Đào đón Tết khắc nghiệt gớm !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 12/01/2022.

2824 người đang online, trong đó có 182 thành viên. 07:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4208 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Thị trường khắc nghiệt gớm :-"@};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    Giờ tập chung bơm năng lượng P và vào B, CK bơm xiền thôi, cây cối nhiều quá:-"@};-
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn: Những tín hiệu khởi sắc
    11/01/2022
    - Vừa qua, ngay sau khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC), Bộ Công Thương đã chủ trì họp cùng PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để kiểm điểm tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện Lô B - Ô Môn. Với tinh thần trách nhiệm cao, đại diện lãnh đạo EVN, PVN đã cập nhật hiện trạng khâu thượng, trung và hạ nguồn để có các giải pháp kịp thời. Với mục tiêu, dự án Lô B (khâu thượng nguồn) sẽ có quyết định đầu tư vào tháng 6/2022.
    [​IMG]Nghị định 114 về sử dụng vốn ODA: Chìa khóa mở cho dự án điện Ô Môn 3
    [​IMG]Đánh giá của chuyên gia về những tín hiệu mới trong Chuỗi dự án Lô B - Ô Môn

    Như đã biết, ngày 16/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn vay ODA, trong đó quy định các trình tự, thủ tục phê duyệt, làm cơ sở để EVN hoàn thiện thủ tục trình phê duyệt chủ trương đầu tư Nhà máy điện Ô Môn 3 (NMĐ).

    Việc ban hành Nghị định này được xem là tiền đề để các bên thúc đẩy nhanh các đàm phán thương mại và Bảo lãnh Chính phủ, làm cơ sở để triển khai cả chuỗi dự án.

    TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KHÂU HẠ NGUỒN:

    Dự án NMĐ Ô Môn 3: Trên cơ sở Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Luật Đầu tư năm 2020, EVN đang hoàn thiện hồ sơ về chủ trương đầu tư dự án trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ phê duyệt trong quý 1/2022 song song với việc EVN hoàn thiện các thủ tục báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất chương trình dự án sử dụng vốn ODA theo Điều 13 Nghị định 114/2021/NĐ-CP. Đồng thời, EVN cũng khẩn trương tổ chức lựa chọn Tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) và hoàn thành FS trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp quyết định đầu tư trong quý 4/2022. Về tiến độ, dự kiến sau khi FS được phê duyệt, EVN sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC vào quý 1/2023.

    Dự án chuyển đổi khí Lô B cho NMĐ Ô Môn 1: Chủ trương đầu tư đã được phê duyệt. Hiện tại đang tổ chức lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi, dự kiến phê duyệt trong quý 4/2022. EVN sẽ chủ động triển khai các phạm vi công việc kế tiếp theo tiến độ cập nhật của khâu thượng và trung nguồn do PVN cung cấp. Do NMĐ Ô Môn 1 sử dụng nhiên liệu dầu và đã đi vào hoạt động, EVN chỉ cần nâng cấp hệ thống để chuyển sang dùng nhiên liệu khí. Do đó, EVN sẽ lên kế hoạch sau khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên (First Gas).

    Dự án NMĐ Ô Môn 4: Các báo cáo Nghiên cứu khả thi đều đã phê duyệt. Chủ đầu tư EVN cũng đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu để sớm tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC, ngay khi phía PVN xác nhận, hoặc cam kết tiến độ ngày đón dòng khí đầu tiên.

    Dự án NMĐ Ô Môn 2: Liên danh nhà đầu tư Marubeni và Vietracimex đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi để trình Bộ Công Thương thẩm định trong tháng 1/2022. Liên danh này sẽ tổ chức đấu thầu EPC quốc tế ngay khi FS được phê duyệt, dự kiến trong quý 2/2022.

    Theo chủ đầu tư dự án Ô Môn 2, họ chỉ có thể cam kết mua khí sau khi dự án Ô Môn 2 hoàn thành thu xếp tài chính (theo tiến độ cập nhật là cuối năm 2022), dẫn đến có thể trượt tiến độ. Vì vậy, để kịp phê duyệt FID trong tháng 6/2022, các bên cần có cam kết về cơ chế số giờ vận hành tối đa (T-max) đối với 3 nhà máy còn lại, đảm bảo tiêu thụ hết lượng khí khai thác theo kế hoạch từ mỏ.

    Về mặt kỹ thuật, tiến độ hai nhà máy điện Ô Môn 1 và 4 sẽ triển khai đúng như tiến độ khâu thượng nguồn, đi vào hoạt động vào cuối năm 2025. Hai nhà máy điện Ô Môn 2 và 3, nếu triển khai nhanh các phê duyệt liên quan, dự kiến sẽ kịp đi vào hoạt động vào đầu năm 2026. Nếu không kịp, tiến độ cũng sẽ hoàn thành giữa năm 2026.

    TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI KHÂU THƯỢNG VÀ TRUNG NGUỒN:

    Đối với khâu thượng nguồn, nhà điều hành PQPOC đã hoàn tất đánh giá kỹ thuật các gói thầu EPCI trong nước và quốc tế (thiết kế, mua sắm, gia công chế tạo, lắp đặt, chạy thử vận hành giàn xử lý trung tâm (CPP), các giàn khai thác ngoài khơi (WHP) và ống ngầm nội mỏ. Ngay sau khi có quyết định đầu tư dự kiến vào tháng 6/2022, PQPOC sẽ mở thầu thương mại với mục tiêu sẽ ký kết hợp đồng, triển khai EPCI từ cuối năm 2022, hoàn tất và đón dòng khí đầu tiên về bờ vào cuối năm 2025. Do Hồ sơ dự thầu gói thầu quốc tế EPCI nộp từ cuối năm 2017, đến nay đã gia hạn lần thứ 5 (đến 1/7/2022), có thể PQPOC cần phải đánh giá, xem xét lại năng lực kỹ thuật và thương mại của các nhà thầu quốc tế (McDermott và Hyundai) để có giải pháp phù hợp.

    Theo đó, trong trường hợp đặc biệt, có thể xem xét việc tham gia của nhà thầu Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), hoặc gia tăng phạm vi công việc trong gói thầu quốc tế EPCI này.

    Về các gói thầu còn lại, ngay sau khi có FID, PQPOC cũng sẽ phát hành các gói thầu thuê kho chứa nổi FSO, dịch vụ khoan, bảo hiểm, đăng kiểm công trình để triển khai đồng bộ theo tiến độ.

    Đối với khâu trung nguồn, Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) cũng sẽ triển khai đánh giá thương mại các gói thầu EPC thi công đường ống ngầm vận chuyển khí ngoài khơi và trên bờ. Song song, SWPOC cũng sẽ tiếp tục công tác đền bù giải tỏa mặt bằng khu vực tuyến ống đi qua các khu dân cư từ trạm tiếp bờ An Minh (Kiên Giang) về Ô Môn - Cần Thơ. Tiến độ EPC đường ống sẽ triển khai song song với tiến độ khâu thượng nguồn.

    CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI:

    Theo Kế hoạch phát triển mỏ (FDP) dự án khí Lô B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án thượng nguồn, sản lượng khí Lô B phải đạt 5.06 tỷ mét khối khí/năm. Nếu không đạt mức sản lượng này sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế dự án như FDP đã phê duyệt.

    Trên cơ sở đề xuất của các bên trong chuỗi dự án gồm: PVN, MOECO (Nhật Bản), PTTEP (Thái Lan) và EVN, Thủ tướng đã chấp thuận cơ chế chuyển ngang khối lượng khí cam kết tiêu thụ từ hợp đồng mua khí (GSA) sang hợp đồng mua điện (PPA) đối với các nhà máy điện hạ nguồn.

    Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu PVN, các nhà đầu tư nước ngoài MOECO, PTTEP khẩn trương hoàn thành các đàm phán thương mại với các chủ đầu tư các NMĐ Ô Môn 1, 2, 3 và 4, đồng bộ giữa hợp đồng mua bán khí (GSPA), hợp đồng vận chuyển khí (GT), hợp đồng bán khí (GSA) và hợp đồng mua bán điện (PPA). Sau giai đoạn cam kết bình ổn sản lượng khí, PQPOC có giải pháp cung cấp và phân bổ khí công bằng cho cả 4 NMĐ (sau khi cả 4 nhà máy đều đi vào hoạt động thương mại).

    Về Thỏa thuận cam kết Bảo lãnh Chính phủ (GGU), Bộ Công Thương làm đầu mối cùng các bộ, ngành tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư MOECO và PTTEP về một số nội dung còn tồn tại trong dự thảo GGU.

    Dự kiến, kết quả đàm phán các thỏa thuận thương mại (bao gồm việc chuyển ngang nghĩa vụ bao tiêu khí trong GSA sang PPA) và GGU sẽ được tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, làm cơ sở ban hành quyết định đầu tư (FID).

    TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC:

    Như chúng ta đều biết, sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Nhật Bản vừa qua - nơi có các đầu tư MOECO và Marubeni trong chuỗi dự án, tình hình đã có khởi sắc. Với mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản và cam kết về giảm thiểu phát thải khí CO2 từ các dự án nhiệt điện than (theo tinh thần Hội nghị biến đổi khí hậu COP26), sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đã lan tỏa đến dự án khí Lô B vì nhu cầu sử dụng năng lượng sạch hơn.

    Tinh thần quyết tâm từ Chính phủ lan tỏa từ các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, đến địa phương Cần Thơ, EVN, PVN, các đối tác trong và ngoài nước, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Gần như cả hệ thống chính trị đã vào cuộc.

    Dự án Lô B có cấu tạo địa chất phức tạp, xa bờ, đòi hỏi nhiều công nghệ tách, xử lý khí và condensate, kéo theo chi phí đầu tư cho giàn khai thác, giếng khoan, kho chứa nổi, đường ống vận chuyển khí tăng cao nên giá khí chưa được cạnh tranh.

    Về lợi ích quốc gia, với cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện và các cam kết bao tiêu, Chính phủ đã giải được bài toán hợp tác đầu tư vì định hướng chiến lược dài hạn. Nguồn thu ngân sách từ Lô B (của PVN) sẽ rất lớn, khoảng 22 tỷ USD trong suốt vòng đời dự án trên 20 năm.

    Sau đại dịch Covid và sụt giảm giá dầu toàn cầu hai năm qua, ảnh hưởng sâu rộng đến các hoạt động SXKD và chỉ tiêu tăng trưởng của EVN, PVN, việc sớm triển khai chuỗi dự án Lô B - Ô Môn sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành dầu khí nói riêng và năng lượng nói chung.

    Về phía PVN, việc triển khai dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động trong vòng 3 năm, trong quá trình triển khai các gói thầu EPC/EPCI. Trong bối cảnh đang thiếu các dự án trọng điểm để gia tăng lợi nhuận, giá trị thương hiệu, dự án Lô B là nhu cầu cần và đủ để các doanh nghiệp thành viên PVN hồi phục, gia tăng tài sản vốn hóa thị trường, đáp ứng nhu cầu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo lộ trình đến năm 2025.

    Đối với Bộ Công Thương, việc đưa các dự án điện Ô Môn đi vào hoạt động, sẽ giảm áp lực về cam kết giảm phát thải khí nhà kính; về cân đối nguồn điện tránh thiếu hụt nguồn điện ở khu vực miền Tây Nam bộ.

    Về phía địa phương (TP Cần Thơ), các dự án điện cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động, kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư ở cụm công nghiệp Ô Môn, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh miền Tây nói chung.

    Dù chậm trễ, vừa qua các bộ, ngành đang gấp rút hoàn thiện sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí để trình Quốc hội phê chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dầu khí phát triển đồng bộ từ khâu thượng, trung và hạ nguồn trong năm nay. Do đó, song song việc ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi), việc triển khai chuỗi dự án Lô B (đã chậm trễ hơn 10 năm) chính là một điểm sáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

    Theo Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc duy trì hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế là rất quan trọng. Ngoài ra, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) cũng đã xác định thăm dò và khai thác dầu khí là trọng tâm cần được thúc đẩy hơn nữa.

    Do đó, bằng tầm nhìn chiến lược về kinh tế biển nói chung, cũng như hợp tác dầu khí nói riêng, việc triển khai chuỗi dự án Lô B - Ô Môn sẽ góp phần thu hút các đối tác nước ngoài vào Việt Nam, hướng đến một môi trường đầu tư bền vững, bảo đảm an ninh năng lượng và toàn vẹn lãnh hải.
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    Hose có 5 em trần PVD là 1 trong số đó @};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022 ---
    PVS , POW, PVC ,PVT mà trần nữa thì đẹp@};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022 ---
    STB, BID tím \:D/\:D/\:D/@};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022 ---
    Sóng thần dòng B và P đã đến\:D/\:D/\:D/@};-
    gallant10 thích bài này.
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Muốn ăn nhanh bằng L, thế nên bọn đa cấp BĐS nó cho ăn L thật. :( . Giờ chúng nó rút cả chục nghìn, trăm nghìn tỷ ra đổ sang mua bluechip giá rẻ rồi, các anh em FOMO đa cấp ở lại hóng gió thôi.
    gallant10BigDady1516 thích bài này.
  4. D4n4444

    D4n4444 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2019
    Đã được thích:
    1.344
    Bank ra tay làm anh hùng cứu mỹ nhân thoi, ko kéo bank thì kéo dòng nào nữa :))
    gallant10, truongthi2525BigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Biết đủ thôi :-?@};-
    Mhoang79 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Áo pháp lý" đang quá chật với Petrovietnam?
    12/01/2022

    - Luật pháp chồng chéo, thẩm quyền hạn chế khiến việc quyết định đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bị bó buộc, đôi khi vì thế mà vuột mất cơ hội. Hay giả thiết nếu có tranh chấp, cần phải nói chuyện sòng phẳng với đối tác để bảo vệ quyền lợi, thì cũng khó vì chưa chính danh về địa vị pháp lý trong luật.
    [​IMG]
    TS.Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam
    Tất cả những nội dung nói trên đang được giới chuyên môn, cơ quan dự thảo và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) quan tâm xem xét trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Phóng viên đã trao đổi với TS.Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, một chuyên gia có gần 40 năm công tác trong lĩnh vực dầu khí để làm rõ thêm sự cấp thiết của việc sửa đổi luật này.

    Nên phân cấp mạnh trong đầu tư

    PV: Ông đánh giá thế nào về tiềm năng, trữ lượng dầu khí ở Việt Nam?

    TS.Nguyễn Quốc Thập: Trữ lượng dầu khí của nước ta là rất lớn. Nếu tính trữ lượng chúng ta đã đầu tư, phát hiện là khoảng 1,5 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng dầu và khí là tương đương nhau. Ngoài ra, chúng ta có cơ hội để phát hiện thêm lượng dầu khí có tổng trữ lượng không nhỏ hơn trữ lượng đã phát hiện, tức khoảng 1,5 tỷ tấn dầu quy đổi. Trong số này, khí chiếm 70-80%, dầu 20-30%.

    Nói chung, tiềm năng dầu khí nước ta còn rất lớn, tiếp tục đóng góp lớn cho ngân sách. Riêng năm 2021, ngành Dầu khí đóng góp trực tiếp cho ngân sách hơn 112.000 tỷ đồng (tức gần 5 tỷ USD). Nếu làm tốt hơn, luật tạo điều kiện thuận lợi hơn thì ngành Dầu khí còn đóng góp lớn hơn cho ngân sách.

    PV: Hiện nay, Bộ Công Thương đang dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Theo ông, luật mới cần thay đổi những gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dầu khí phát triển?

    TS.Nguyễn Quốc Thập: Tôi cho rằng có mấy nội dung then chốt, cốt lõi cần phải sửa trong Luật Dầu khí mới. Thứ nhất, cần sửa đổi luật theo hướng thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều hơn. Luật hiện hành chưa đủ khung pháp lý hấp dẫn nhà đầu tư. Luật mới cần quy định thêm cơ chế chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Đồng thời, có các điều khoản linh hoạt, nhất là về cách tính thuế, tỷ lệ chia phần trăm.... Cần tăng lợi ích cho nhà đầu tư.

    Chính vì chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư mà 5 năm qua, với các dự án thăm dò, khai thác dầu khí, chúng ta chưa ký được một hợp đồng/năm. Đây là điều rất đáng báo động. Trong khi đó, những dự án tìm kiếm, thăm dò dầu khí thì cứ thực hiện 3, 4 dự án thì mới có 1 dự án thành công.

    Thứ hai, vấn đề đầu tư mới trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Petrovietnam và đối tác đang gặp nhiều vướng mắc. Hiện nay, sản lượng khai thác dầu khí đang trên đà suy giảm, năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2021, Petrovietnam khai thác vượt mức kế hoạch nhưng cũng chỉ được xấp xỉ gần 9 triệu tấn. Dự báo trong năm 2022 chỉ được khoảng hơn 7 triệu tấn. Sản lượng khai thác được dự báo sẽ còn giảm sâu trong những năm tới.

    "Chúng tôi đề xuất, Thủ tướng chỉ phê duyệt những dự án phát triển mỏ có quy mô từ 3 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt dự án từ 1-3 tỷ USD, còn dưới 1 tỷ USD thì giao Petrovietnam quyết định", TS.Nguyễn Quốc Thập.
    Hiện nay, số lượng dầu khí đã phát hiện còn khoảng 200 triệu tấn dầu, một con số không nhỏ. Nhưng đặc điểm của 200 triệu tấn dầu thô này chủ yếu nằm ở các mỏ nhỏ, mỏ cận biên và ở những mỏ đang khai thác. Để khai thác được trữ lượng này, cần phải đầu tư công nghệ, gia tăng hệ số thu hồi, cần phải đầu tư thông minh.

    Thế nhưng trong thời gian qua, do những vướng mắc về thủ tục, việc đầu tư để khai thác các mỏ mới gặp nhiều khó khăn. Trong suốt 5 năm qua, ngoài mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt thì không có một dự án nào của khâu thượng nguồn được đưa vào khai thác.

    PV: Ông có thể cho biết, hiện thủ tục đầu tư đang vướng ở những khâu nào?

    TS.Nguyễn Quốc Thập: Do luật quy định chồng chéo mà thủ tục đầu tư gặp khó khăn. Cụ thể, năm 2014, Luật 69/2014/QH13 Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp của Quốc hội ra đời.

    Luật này quy định, các dự án trên 2.300 tỷ đồng thì thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng chính phủ. Trong khi, Điều lệ của Petrovietnam cũng như các quy định khung mẫu tại các nghị định của Luật Doanh nghiệp thì quy định các doanh nghiệp được quyết các dự án đầu tư tới 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, Luật Đầu tư thì cho rằng hoạt động đầu tư phải tuân theo luật chuyên ngành, tức Luật Dầu khí, mà Luật Dầu khí hiện hành lại chưa có điểm nào quy định về mức đầu tư.

    Do đó, hiện nay khi Petrovietnam đầu tư các dự án trên 2.300 tỷ đồng thì gặp nhiều khó khăn, mà các dự án dầu khí đều là các dự án lớn. Thế nên, trong quá trình xem xét, đánh giá, thẩm định các dự án dầu khí, có tình trạng cứ đẩy lên đẩy xuống và cuối cùng không quyết được.

    Luật Dầu khí mới cần quy định rằng, Petrovietnam được quyền quyết định các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí có tổng mức đầu tư tới 50% vốn điều lệ. Khi đó Petrovietnam sẽ sử dụng luật chuyên ngành đúng tinh thần mà Luật Đầu tư đã quy định, lúc bấy giờ sẽ giải quyết được các vướng mắc còn lại. Nếu dự án vượt mức 50% vốn điều lệ thì Petrovietnam phải có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

    Ngoài ra theo tôi, trong nghị định hướng dẫn Luật Dầu khí mới, cần tăng cường phân cấp - từ Thủ tướng, đến bộ và cấp tập đoàn. Chúng tôi đề xuất, Thủ tướng chỉ phê duyệt những dự án phát triển mỏ có quy mô từ 3 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt dự án từ 1-3 tỷ USD, còn dưới 1 tỷ USD thì giao Petrovietnam quyết định.

    [​IMG]
    Hiện, PVN đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các dự án dầu khí trên 2.300 tỷ đồng
    Cần khẳng định địa vị pháp lý của Petrovietnam

    PV: Trên thực tế, Petrovietnam đang là chủ thể quan trọng và thực chất trong các hoạt động dầu khí trong và ngoài nước. Thưa ông, trong luật mới nên xác định vị trí, vai trò của Petrovietnam như thế nào?

    TS.Nguyễn Quốc Thập: Luật Dầu khí năm 1993 quy định Petrovietnam là đơn vị thay mặt nước chủ nhà trong các hợp đồng dầu khí, nhưng đến Luật Dầu khí năm 2008 và có hiện lực đến nay thì vai trò nước chủ nhà của Petrovietnam trong các hợp đồng dầu khí không còn được thể hiện trong luật nữa.

    Trong dự thảo luật lần này, Bộ Công Thương vẫn giữ phương án như luật năm 2008, tức đại diện nước chủ nhà không còn được thể hiện trong luật.

    Tại sao đây lại là vấn đề cần quan tâm? Như đã nói ở trên, các dự án dầu khí đa số thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng chính phủ, Petrovietnam chỉ là người được uỷ quyền để ký hợp đồng dầu khí.

    Về nguyên tắc, nếu Petrovietnam chỉ là người được uỷ quyền ký thì sau khi hợp đồng được ký kết, khi xảy ra các vướng mắc về sau thì Petrovietnam không chủ động xử lý được mà phải trình Chính phủ. Trong khi quá trình thực hiện dự án, vướng mắc thường xuyên xảy ra, cần giải quyết sớm mà cứ phải trình lên Chính phủ. Điều này vừa mất thời gian, vừa khiến đối tác “nản”. Cũng do vậy, khi kiện cáo xảy ra thì phía bên kia kiện Chính phủ chứ không kiện Petrovietnam và phía Việt Nam muốn kiện họ thì cũng là Chính phủ đứng ra kiện chứ không phải Petrovietnam.

    Có những vụ tranh chấp, đáng ra kiện Petrovietnam thì đối tác kiện Chính phủ, điều này có thể gây mất hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Quá trình làm ăn, nếu xảy ra tranh chấp thì để doanh nghiệp với doanh nghiệp làm việc với nhau sẽ thuận hơn.

    Do đó, trong sửa đổi lần này, Luật cần khẳng định vai trò, vị trí pháp lý của Petrovietnam là đại diện nước chủ nhà như nhiều quốc gia khác đang làm. Điều này sẽ khiến đối tác yên tâm hơn, đồng thời tạo điều kiện để các bên dễ dàng thực hiện các dự án, xử lý các vướng mắc phát sinh. Nội dung này Petrovietnam đã có ý kiến góp ý, Hội Dầu khí Việt Nam cũng đã có ý kiến với Bộ Công thương.

    Tôi cho rằng, Luật Dầu khí cần sửa đổi thêm một số nội dung khác nữa, nhưng những bất cập ở trên là mấu chốt, cốt lõi. Nếu sửa được những nội dung này, chắc chắn ngành Dầu khí sẽ phát triển tốt hơn, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của kinh tế đất nước.

    PV: Trân trọng cảm ơn ông!

    Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét. Dự kiến, luật này sẽ được lấy ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và trình Quốc hội ban hành tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
    gallant10thetaurus thích bài này.
  7. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.460
    Nhưng khi cp cứ mở mắt ra nó kéo tím, NAV nở ra 7-8% thì ai mà biết đủ nổi bác ơi. Khéo khi lại còn cắm sổ đỏ, rủ họ hàng tham chiến ý chứ. :) :) :)
    gallant10, truongthi2525BigDady1516 thích bài này.
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.239
    Lên mãi r xuống thế này ăn thua gì, không sàn cứng mà các e n vẫn giãy khỏe lắm
    gallant10BigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Phê thật $-)$-)$-)@};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2022, Bài cũ: 12/01/2022 ---
    Nhỏ lẻ hay hò kéo pha
    Phải nói là dòng tiền quá mạnh và Hung Hãn :drm:drm:drm@};-
    gallant10Mhoang79 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chứng khoán 12/1: Ngân hàng chữa lành nhiều vết thương, VN-Index nhanh chóng lấy lại mốc 1.500 điểm
    MAI HƯƠNG 15:58 12/01/2022
    Ngân hàng và Dầu khí vẫn là nhóm tích cực hỗ trợ thị trường nhất nhưng lực đỡ chưa thể cân đối lại áp lực của cổ phiếu Bất động sản.
    Các mã GVR (-3,3%), NVL (-2,2%), DIG (-6,8%) cuối phiên đều lọt top kéo giảm chỉ số. Cùng với đó, nhóm Vingroup cũng tiện thể nhúng chỉ số giảm sâu hơn. Cả 3 cổ phiếu VIC (-1,6%), VHM (-1,9%), VRE (-3,7%) đều giảm sâu thêm. VN-Index cuối phiên sang đã giảm tới 16,58 điểm xuống 1.475,73 điểm (-1,11%).
    Ngoài các cổ phiếu Bất động sản bị xả mạnh thì có cả những cổ phiếu với ngành nghề không liên quan như FRT (-6,9%), HNG (-6,98%), JVC (-6,81%), APH (-3,5%) giảm theo. Số mã giảm lên tới 389 mã so với 77 mã tăng và 32 mã đứng giá. Số mã giảm sàn trên HOSE hiện đạt 47 mã.
    Tổng giá trị giao dịch của HOSE cuối phiên sáng đạt 23.794 tỷ đồng, tương đương 763 tỷ đồng. 2 mã được giao dịch mạnh nhất đều là những cổ phiếu không thuộc nhóm VN30 là DIG (-6,84%), GEX (-6,99%) với giá trị giao dịch đều trên 1.000 tỷ đồng.
    Trong khi đó, sàn HNX ghi nhận mức giảm của HNX-Index còn lên tới 2,76% xuống 468,3 điểm. Diễn biến giảm của 2 chỉ số như vậy đang rất tương phản với những chỉ số châu Á đã đề cập. NIKKEI 225 và KOSPI hiện vẫn đang tăng trên 1%.
    *****
    Khá nhiều sự kiện đã làm xáo trộn thị trường trong 2 phiên vừa qua. Tuy nhiên, mấu chốt của thị trường vẫn phải xu hướng tăng của chỉ số thay vì xao nhãng sự tập trung sang các câu chuyện của một cổ phiếu cụ thể.
    VN-Index đã mất tổng cộng 36 điểm trong 2 vừa qua và nếu tiếp tục giảm sẽ để mất xu hướng tăng. Chỉ số cần phải có sự ổn định sớm nhất để tránh mất hết thành quả vừa qua.
    Ngân hàng ở phiên hôm qua đã không thể lan tỏa được những tín hiệu khả quan ở STB và BID. Vì vậy, cả nhóm đang tiếp tục nỗ lực trở lại. STB (+2,6%), BID (+2,7%) vẫn đang là 2 mã đi đầu và hiện BID đã vượt đỉnh năm 2021 còn STB cũng đang cận kề.
    Các cổ phiếu MBB (+2,7%), VIB (+2,5%), TCB (+2%), OCB (+1,7%), EIB (+1,4%), HDB (+1,4%) đang cho thấy sự ủng hộ rõ rệt.
    Một sự kiện đáng chú ý cho nhóm Ngân hàng ngày hôm nay là cổ phiếu EVF của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực có buổi ra mắt HOSE. Cổ phiếu này đang tăng 3,4%.
    Ngoài Ngân hàng, Dầu khí cũng đã trở nên khẩn trương khi HĐTL dầu Brent đang có đà hồi phục lên 85 USD/thùng. GAS (+3,6%), PLX (+1,1%) đang dẫn dắt các mã PVD (+5,8%), PVT (+1,1%) còn PVS (+4,7%) dẫn dắt PVC (+5,6%). Còn BSR (+2,6%), OIL (+3,3%) cũng hứng khởi trên UPCoM.
    Không loại trừ tiền đã tháo chạy ở nhóm Bất động sản sang Dầu khí và Ngân hàng do hiệu ứng Tân Hoàng Minh bỏ cọc tại lô đất Thủ Thiêm đang khiến một loạt mã giảm sàn như GEX (-7%), LDG (-7%), DXG (-7%), SCR (-7%), TCH (-6,9%), HQC (-7%), CII (-6,9%), NBB (-6,9%), DRH (-6,9%), DLG (-6,9%).
    Các mã như NLG (-4,1%), HBC (-4,2%), DIG (-6,1%), VHM (-1,1%), PDR (-1,7%), NVL (-2%), KDH (-2,8%)… cũng cho thấy sự liên đới.
    Còn nhóm FLC vẫn trong nhịp giảm bị bán mạnh nên các cổ phiếu FLC, ROS, HAI, AMD, KLF, ART cùng giảm sàn trên cả 2 sàn.
    VN-Index tới khoảng 10h30 đang ở nhịp rung lắc thứ 2, giao dịch tại 1.490 điểm. Mức thấp nhất đo được trong phiên sáng sáng là 1.483 điểm.
    Nhà đầu tư sẽ cần lấy lại sự bình tĩnh bởi chứng khoán châu Á đang hồi phục một loạt tại các chỉ số NIKKEI 225 (+1,84%), CSI 300 (+0,4%), KOSPI (+1,43%) trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản hồi phục mạnh. Đà hồi phục này là cơ sở bởi đêm qua S&P đã hồi phục về đúng xu hướng tăng.
    *****
    Cú nhúng của nhóm Vingroup có lẽ không mang ý đồ xấu mà chỉ là liều thuốc thử cho sức chịu đựng của thị trường chung bởi trong phiên chiều nhóm nay cũng tự hồi phục lại hết. VIC chỉ còn giảm 0,2% còn VHM (0%) quay về tham chiếu trong VRE thậm chí đảo chiều tăng 5,26%.
    Nếu như nhóm Vingroup trong vai phản diện thì cổ phiếu Ngân hàng lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "nhân vật chính".
    Lượng tiền đổ vào Ngân hàng là quá thuyết phục và quyết liệt. STB (+6,9%) có tiền vào kéo tăng kịch trần và đạt tới 2.097 tỷ đồng. Giá trị của STB vượt qua những mã Bất động sản bị xả bán như DIG (-6,93%), GEX (-6,99%) để đứng đầu toàn HOSE.
    Các mã TPB (+6,97%), TCB (+4,02%) cũng đạt trên 500 tỷ đồng trong đó TPB tăng trần bắt kịp 2 mã STB và BID. Các cổ phiếu HDB (+5,63%), SHB (+5,46%), MSB (+5,26%), VIB (+5,03%), MBB (+4,66%), OCB (+3,85%), CTG (+3,5%) đã đồng thuận mạnh tăng giá cùng thay vì khiến nhà đầu tư mừng hụt như phiên chiều qua.
    Hiệu ứng Ngân hàng đã giúp cho nhiều mã trong VN30 lẫn trên sàn không bị điêu đứng theo hiệu ứng Bất động sản. MWG (+3,2%), SSI (+5%), HPG (+2,4%), KDH (+1,3%) đều tăng trong đó MWG và KDH đảo chiều về cuối phiên.
    Phạm vi tiêu cực được khoanh lại chỉ giới hạn ở các cổ phiếu Bất động sản như DIG, GEX, SCR, LDG, ITA, TCH, NBB, HQC, DRH, IJC. Thậm chí KSB (+5,5%), CTD (+5,2%), BCM (+6,25%) dù cùng ngành vẫn tăng giá mạnh.
    Trong khi đó, FRT (+1%) đã được "cầm máu" cuối phiên sáng còn VCI (+2,5%), VND (+4,7%), HCM (+2,4%) đều tăng ở nhóm Chứng khoán.
    Số mã tăng trên cả HOSE đã không còn quá lép vế như sáng nay, đạt 203 mã tăng so với 267 mã giảm và 44 mã đứng giá tham chiếu.
    Chỉ số đã bật lên mạnh mẽ trong phiên chiều, tăng 18,2 điểm lên 1.510,51 điểm (+1,22%). Tổng giá trị giao dịch đạt 35.709 tỷ đồng.
    Trên HNX, hiệu ứng Bất động sản "nặng vía" hơn do CEO (-9,93%), IDC (-6,74%), NDN (-4,4%) có tác động mạnh hơn so với PVS (+4,73%). Dù thu hẹp lại đà giảm nhưng chỉ số vẫn giảm 1,65% xuống 473,64 điểm. Giao dịch đạt gần 4.500 tỷ đồng.
    Còn UPCoM-Index nhờ các mã Dầu khí như BSR (+3,5%), OIL (+5%) và Ngân hàng là BVB (+3,23%) nên chỉ để mất 0,31%, đóng cửa tại 114,19 điểm. Thanh khoản đạt 2.716 tỷ đồng.
    gallant10 thích bài này.

Chia sẻ trang này