HID- cổ phiếu năng lượng xanh, đồng hành phát triển bền vững.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi WanBes, 04/01/2020.

4119 người đang online, trong đó có 1647 thành viên. 15:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 363083 lượt đọc và 2542 bài trả lời
  1. swift_bn

    swift_bn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2015
    Đã được thích:
    600
    Vào ngày 07 tháng 01 năm 2019, Công ty mua bán điện EPTC thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam đã kí kết hợp đồng mua bán điện cho dự án điện gió Phương Mai 3.

    [​IMG]

    Công ty mua bán điện EPTC thuộc tập đoàn điện lực EVN và Công ty HALCOM Việt Nam đã đàm phán và kí kết hợp đồng mua bán điện PPA cho dự án điện gió Phương Mai 3, với giá mua điện 8,5 cent/kWh.

    Dự án trang trại gió Phương Mai 3 tại Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định, do Công ty CP HALCOM Việt Nam đầu tư, có công suất dự kiến 21MW, bao gồm 06 tuabin với tổng vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD, được xây dựng trên tổng diện tích 122 ha. Nhà máy sẽ cung cấp hơn 70 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện và giảm phát thải khoảng 50.000 tấn CO2 mỗi năm. Doanh thu hàng năm của dự án dự kiến là 200 tỷ đồng.

    Với việc vận hành thành công dự án, dự án sẽ không chỉ góp phần cải thiện việc cung cấp điện cho nhu cầu địa phương, đặc biệt là hoạt động kinh doanh và du lịch tại khu kinh tế Nhơn Hội mà còn giúp giảm phát thải từ đó bảo vệ môi trường cảnh quan, đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

    Tại lễ ký kết PPA, Chủ tịch của HALCOM - ông Nguyễn Quang Huân cũng đã chia sẻ thông tin về các dự án điện gió và năng lượng mặt trời đang được Halcom nghiên cứu và triển khai tại khu vực miền Trung Việt Nam.

    [​IMG]

    Ảnh: Ông Đỗ Trường Giang, giám đốc điều hành công ty Việt Nam PRP cùng ban lãnh đạo công ty HALCOM.

    Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý nguồn điện Việt Nam vinh dự là đơn vị lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật cho dự án, hỗ trợ Chủ đầu tư là Công ty CP HALCOM đạt được Thỏa thuận đấu nối, Thỏa thuận về hệ thống đo đếm, Thỏa thuận về hệ thống rơ le bảo vệ và tự động, Thỏa thuận về SCADA và Viễn thông, đảm bảo các điều kiện để ký PPA với EPTC.
    E mời bác. Bác chắc k dùng google : (((((((((((((
    WanBesKen165 thích bài này.
  2. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.392
    Pm dùng tua bin của Siemens, điện gió trên bờ mức giá mua 8.5c. Nhìn chung với quy mô <30M thì chưa hấp dẫn lắm. Khu nhơn hội tiềm năng gió cũng không phải cao ở VN.
    Nhìn chung là sẽ có lãi nhưng nói lãi lớn thì chưa đâu.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2020, Bài cũ: 05/01/2020 ---
    Dự án điện gió ngoài khơi 30M, tổng mức đầu tư tầm 1400 tỷ, giá bán điện 9.8c xem ra hiệu quả hơn nhiều so với PM3 21M trên bờ, 45tr đô, bán điện giá 8.5c
    tapphilu thích bài này.
  3. GbLuck

    GbLuck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2012
    Đã được thích:
    3.392
    Chém rõ, các đmt sẽ k còn giá FIT nữa, tất cả từ giờ chuyển sang đấu thầu. Giá điện mặt trời max chỉ con 7.09c. Bình định, ngay cả vấn đè truyền tải cũng chưa ok nên nhìn chung đừng lạc quan, tô điểm quá trong ngắn hạn. Lác đác đã vài nhà máy đtm đang rao bán cho nn rồi. Vay vốn làm thì đừng mơ ngắn hạn lãi khủng.
    Ngay như PM3 đi vào vận hành, 99% thuê Siemens, theo đó còn rất nhiều thứ, không lọi trừ cũng bán.
    --- Gộp bài viết, 05/01/2020, Bài cũ: 05/01/2020 ---
    Tôi có đọc qua, theo đó chỉ các da đmt đã có trong quy hoạch thì có cơ hội tiếp tục nhưng giá mua k còn 9.35 mà là 7.09c. Các dự án chưa phê duyệt/có trong quy hoạch thì dừng và thực hiện đấu thầu.
    Chưa rõ HID có những da nào vì h mới thấy pic, lần đầu thấy mã HID dù biết có da PM3, nghe nổ quá thì gửi ít gạch đá thôi
    --- Gộp bài viết, 05/01/2020 ---
    Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Dn nào đc làm các da năng lg tái tạo: mt, gió đều có quan hệ khủng cả
    cafe_racer, tapphiluvni368 thích bài này.
  4. vni368

    vni368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.148
    Cần có cái nhìn thấu đáo như bác thì mới tránh đc rủi ro. Tuy nhiên lúc tránh đc rủi ro thì giá chắc cũng sẽ khác.
    Ngoài vụ giá điện thì nhà em đọc còn có thắc mắc:
    1) Sao ông Chủ tịch này đòi lương cao thế nhể: 150triệu/tháng tức khoảng 2 tỏi/năm Không biết bằng bao nhiêu % lợi nhuận sau thuế.
    2) Vụ mua cổ phần ở Điện Mặt trời Long An nghe có vẻ cũng hơi hơi nghi nghi :D (Hình như dự án này chưa hoàn tất đc thủ tục pháp lý + giá điện ko đc ưu đãi. Nếu đủ pháp lý và ngon thì chắc họ không bán đâu)
    tapphiluKen165 thích bài này.
  5. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.377
    Việt Nam sẽ mua gần 1,5 tỷ kWh điện từ Lào
    EVN sẽ mua điện từ 5 nhà máy thuỷ điện của Lào với sản lượng xấp xỉ 1,5 tỷ kWh mỗi năm, theo hợp đồng mua bán vừa được ký.
    Ngày 4/1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 42 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 5 hợp đồng mua bán điện với hai doanh nghiệp của Lào từ năm 2021 - 2022.
    Theo đó, EVN sẽ mua điện từ dự án thuỷ điện Nậm San 3A và Nậm San 3B của Tập đoàn Phongsubthavy từ năm 2022, với tổng sản lượng hơn 596 triệu kWh mỗi năm.
    Còn với 3 dự án của Tập đoàn Chealun Sekong, EVN sẽ mua điện từ năm 2022 tại 3 dự án là thuỷ điện Nậm Emoun và Nậm Kông 3, tổng sản lượng gần 632 triệu kWh một năm. Riêng dự án thuỷ điện Nậm Kông 2 sẽ bắt đầu cấp điện cho Việt Nam từ năm sau (2021), với sản lượng mỗi năm hơn 263 triệu kWh.
    Tổng cộng, mỗi năm Việt Nam sẽ "nhập" gần 1,5 tỷ kWh điện từ Lào để đảm bảo cung ứng điện, bên cạnh các nguồn điện trong nước.
    Chủ trương mua điện từ các nhà máy thuỷ điện nêu trên đã được Thủ tướng chấp thuận trong năm 2019. Việc tăng mua điện từ Lào được đánh giá giúp tăng kim ngạch hai chiều giữa hai nước, tăng nguồn điện cho Việt Nam trong bối cảnh dự báo sẽ thiếu điện từ năm 2020.
    Theo tính toán của Bộ Công Thương, lượng điện thiếu hụt ước tính 3,7 tỷ kWh vào năm 2021, sau đó tăng lên gần 10 tỷ kWh vào 2022. Căng thẳng nhất là năm 2023, mức thiếu hụt khoảng 15 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ và 3,5 tỷ kWh vào các năm 2024-2025.
    Lãnh đạo Bộ Công Thương từng cho rằng, nhiều nhất chỉ có thể tiết kiệm điện 5-8%, nên chỉ còn cách bù nguồn điện hiện thời là mua thêm từ Lào, Trung Quốc. Nhưng nhập khẩu điện từ các nước lân cận chỉ là giải pháp ứng phó trước mắt, về lâu dài cần đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng lớn trong nước.

    Anh Minh
    tapphilu thích bài này.
  6. Ken165

    Ken165 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Đã được thích:
    91
    Nếu là trung thật thì phải đưa ra cả tin tích cực và tiêu cực, k thể nào 1 cp ngon mà cá mập lại k biết, chỉ ndt nhỏ lẻ biết, cho nên phải theo dõi sát thôi.
    tapphilu thích bài này.
  7. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.377
    Một cây làm chẳng nên non.
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
    [​IMG] ^

    *Lưu ý : gió bạt cả cát nhé.
    Bà con nào thích thì nhích, không giải thích gì thêm!
    kethucthoi9x, tapphiluKen165 thích bài này.
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.377
    Quy định mới về giá điện gió
    Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
    Trong đó, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg có sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận như sau:
    Đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
    Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 Uscents/kWh, tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ được tính theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 30/8/2018 là 22.683 đồng/USD). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
    Chi phí mua điện từ các dự án điện gió được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
    Giá mua điện ở trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
    Các dự án điện gió đã vận hành phát điện trước thời điểm ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg được áp dụng mức giá mua điện này kể từ ngày 1/11/2018 cho thời gian còn lại của Hợp đồng mua bán điện đã ký.
    Ngoài ra, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg cũng sửa đổi về điều kiện khởi công xây dựng công trình điện gió. Chủ đầu tư chỉ được phép khởi công khi đáp ứng các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng, có hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện, có Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối hoặc Đơn vị truyền tải điện và có báo cáo số liệu đo gió trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 12 tháng.

    Chi tiết Quyết định có file đính kèm.
    Quyetdinh39CP2018.pdf
    *Lưu ý: không phân biệt dự án đầu tư của nước ngoài hay trong nước
    tapphilu thích bài này.
  9. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.377
    Bình Định cấp phép dự án nhà máy điện gió 109 triệu đô la Mỹ

    [​IMG]

    Bình Định cấp phép dự án đầu tư nhà máy điện gió bằng vốn nước ngoài - Ảnh minh họa: Bùi Xuân An.
    Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Phó trưởng Ban quản lý khu Kinh tế Nhơn Hội, cho biết dự án do Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư Viettracon (Đức) hợp tác với Công ty Green VentureInvest AG (Thụy Sĩ) đầu tư tại khu vực sườn phía Tây núi Phương Mai thuộc khu kinh tế Nhơn Hội với quy mô diện tích khoảng 600 héc ta.
    Theo thiết kế, nhà máy có công suất 61,1 MW, giai đoạn 1 công suất là 30,55 MW vận hành năm 2016 và giai đoạn 2 nâng tổng công suất lên 61,1 MW vào năm 2020. Nhà máy được đấu nối vào hệ thống điện ở cấp điện áp 110 KV, chuyển tiếp trên đường dây 110 KV Nhơn Hội – Phước Sơn.
    Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án nhà máy điện gió Nhơn Hội vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2011 - 2015, có xét đến năm 2020.
    Như vậy, hiện tại Khu kinh tế Nhơn Hội đã có ba dự án điện gió được cấp phép đầu tư với tổng công suất hơn 111 MW.
    Theo ông Toàn, đây là dự án điện gió đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp phép. Trước đó, tỉnh này đã cấp giấy phép đầu tư cho hai dự án phát triển điện gió là nhà máy điện gió Phương Mai 1 với diện tích 143 héc ta của Công ty phong điện Phương Mai và nhà máy điện gió Phương Mai 3 với diện tích 140 héc ta của Công ty cổ phần phong điện miền Trung. Hai nhà máy này có tổng công suất hơn 50MW.
    So với các địa phương khác, Khu kinh tế Nhơn Hội là địa bàn sớm được các nhà đầu tư quan tâm và đăng ký nhiều dự án điện gió bởi vì đây là một trong những địa phương có tiềm năng điện gió lớn nhất nước. Tỉnh Bình Định cũng từng xác định lấy các dự án điện gió làm tiền đề để tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất năng lượng sạch.
    Tuy nhiên trong quá trình triển khai, các dự án đã gặp khá nhiều yếu tố bất lợi như khủng hoảng kinh tế thế giới, giá mua điện thấp, các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió chưa bắt kịp điều kiện thực tế… nên đến nay vẫn chưa có dự án nào được hoàn tất đưa vào hoạt động.
    Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua điện từ các dự án điện gió trên bờ với mức giá 7,8 xu Mỹ/kWh và 9,8 xu Mỹ/kWh đối với dự án điện gió trên biển. Theo một số nhà đầu tư, nếu muốn khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn triển khai dự án thì giá điện gió trên biển phải ở mức 13,5 xu Mỹ/kWh.
    Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo; theo đó đến năm 2020 Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất điện gió 1.000 MW và đến năm 2030 đạt 6.200 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất các dự án điện gió đang vận hành trên cả nước mới chỉ đạt 52 MW
    http://daihocxanh.hoasen.edu.vn/tin...-nha-may-dien-gio-109-trieu-do-la-my-744.html
    kethucthoi9x, tapphiluDuyAnh9999 thích bài này.
  10. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.377
    Phát triển năng lượng tái tạo: Cần “đòn bẩy”
    Trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt và đối mặt với áp lực lớn về môi trường, việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo được xác định là hướng đi mới. Bình Ðịnh được đánh giá dồi dào tiềm năng về điện gió và điện mặt trời, song còn lắm khó khăn để khai thác nguồn năng lượng thiên nhiên này.
    Tiềm năng lớn

    Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2025, xét đến 2035 dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2016 - 2020 là 14,2%. Tại Bình Định, việc phát triển thủy điện đã bão hòa, chỉ còn 11 thủy điện nhỏ với công suất 366 MW do Bộ Công Thương phê duyệt trước đây. Theo đánh giá của Viện Năng lượng, tỉnh ta ít có tiềm năng sản xuất điện từ nguồn sinh khối. Tiềm năng địa nhiệt phục vụ phát điện còn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa được khảo sát, đánh giá.


    [​IMG]
    Hiện Bình Định mới chỉ có điện mặt trời lắp mái quy mô nhỏ dùng cho hộ gia đình, trường học.

    Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH MTV Công nghệ Ánh Dương lắp tấm pin mặt trời cho một trường học ở Tuy Phước.

    Tuy nhiên, điện mặt trời có tiềm năng rất tốt, tương đương với một số tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Nam bộ. Cường độ bức xạ mặt trời ước tính 5,24 kWh/m2/ngày, cao hơn mức trung bình 3 - 5 kWh/m2/ngày của cả nước. Số giờ nắng bình quân gần 7 giờ/ngày. Ngoài điều kiện khí hậu thuận lợi, các khu vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đề xuất dự án (DA) điện mặt trời như Khu kinh tế Nhơn Hội, các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh còn có thế mạnh là nằm ở vùng ít có người dân sinh sống, việc giải phóng mặt bằng không gặp nhiều trở ngại.
    Về điện gió, tuy không bằng một số tỉnh phía Bắc nhưng tiềm năng của Bình Định tốt hơn các tỉnh phía Nam. Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh như Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Mỹ An (Phù Mỹ) có tốc độ gió trên 6m/giây; với công nghệ hiện đại, chỉ cần tốc độ gió 5m/giây trở lên, tua bin đã có thể phát điện. Ước tính với diện tích phát triển điện gió trên 300 ha (chủ yếu trên đất liền), có thể tạo ra khoảng 600 MW điện.
    Cần sự hỗ trợ
    Theo ông Man Ngọc Lý, Giám đốc Sở Công Thương, dù có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời và điện gió, nhưng trước đây việc thu hút và triển khai các DA đầu tư vào lĩnh vực này rất khó khăn. Hai DA điện gió là Nhà máy Phong điện Phương Mai I, III “án binh bất động” suốt thời gian dài kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2007 và 2009. Nguyên nhân chính là do nhà nước chưa hỗ trợ giá bán điện.
    Gần đây, trước thông tin Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng giá bán điện của các DA điện gió, tình hình chuyển biến tích cực hơn. Hiện có 5 nhà đầu tư vào lĩnh vực điện gió/điện gió kết hợp điện mặt trời với tổng công suất 162 MW, diện tích gần 1.053 ha.
    Tuy nhiên, theo quy định, chỉ những dự án điện mặt trời đi vào vận hành trước ngày 30.6.2019 mới được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 cent/kWh. “Thời gian này là quá ngắn - ông Lê Thanh Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Điện TTC Tây Sơn - Bình Định, nhà đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời TTC - Tây Sơn 1 và Tây Sơn 2 nói - DN còn chưa đầy 2 năm để triển khai DA trong khi việc hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ mất nhiều thời gian”.
    Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư không yên tâm khi chưa rõ cơ chế bán điện và chính sách ưu đãi với DA triển khai sau năm 2019. Hệ thống tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến thiết kế, vận hành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chưa đầy đủ. Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo còn khó khăn… Do đó, các nhà đầu tư mong muốn tỉnh kiến nghị Chính phủ xây dựng chính sách lâu dài, ổn định để tăng độ tin cậy cho phát triển năng lượng tái tạo. Đặc biệt, cần điều chỉnh giá bán điện gió hợp lý hơn.
    “Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đang triển khai lập quy hoạch phát triển điện mặt trời và điện gió giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi về mặt đất đai, pháp lý để các nhà đầu tư sớm triển khai dự án trong thời gian đến”, ông Man Ngọc Lý cho biết.

    TỐ UYÊN.
    tapphilu thích bài này.

Chia sẻ trang này