HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

2204 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24363 lượt đọc và 116 bài trả lời
  1. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://s.cafef.vn/hid-425848/hid-lac-quan-ke-hoach-loi-nhuan-sau-thue-2021-dat-60-ty-dong.chn

    Giá trị sổ sách (Book value) của công ty đang đạt 1,3 lần, tương đương 13.000 đồng/cổ phiếu. Đây chính là cơ sở khiến nhiều nhà đầu tư đồng ý rằng HID đang bị định giá quá thấp, với diễn biến giá các phiên gần đây chỉ khoảng 6.500-7.000 đồng/cổ phiếu. Các nhà đầu tư theo trường phái giá trị có cái nhìn dài hạn sẽ không bỏ qua cơ hội tuyệt vời này để đưa HID vào danh mục đáng đầu tư dài hạn. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn cho rằng chúng tôi không nên phát hành cho cổ đông chiến lược với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu.

    Cần phải nói thêm rằng 10.000 đồng/cổ phiếu là mức giá dự kiến, còn tùy thực tế thị trường mà chúng tôi sẽ đàm phán mức giá có lợi nhất cho cổ đông hiện hữu, có thể sẽ rơi vào vùng giá 13.000– 15.000 đồng/CP.

    Và Rồi điện cũng sẽ như sắt thép, than, dầu ... thi nhau tăng vù vù...!!!
    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tr...ng-hang-hoa-se-hon-loan-20210929095259162.htm

    Trung Quốc thiếu điện: Thị trường hàng hóa sẽ hỗn loạn?

    Những nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng của chính phủ Trung Quốc đang khiến giá hàng hóa tăng mạnh.
    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Các nhà máy thép, mục tiêu chính của chiến dịch cắt giảm khí thải của Trung Quốc, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi việc hạn chế tiêu thụ điện (Ảnh: News.cn).

    Giá các sản phẩm kim loại từ nhôm đến thép đã tăng vọt trong nhiều tháng qua do Trung Quốc hạn chế lượng điện tiêu thụ gia tăng ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Giờ đây, các nhà máy sản xuất hàng hóa cao cấp cũng bắt đầu cảm thấy khó khăn khi buộc phải cắt giảm công suất sản xuất để tiết kiệm điện. Điều này tạo ra rủi ro ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế của nước này.

    Điều tồi tệ hơn là cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang lan sang lĩnh vực mà Bắc Kinh lo ngại nhất, đó là thực phẩm.

    Thị trường hàng hóa công nghiệp, từ đậu nành cho đến niken, đều đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc.

    An ninh lương thực

    Đảm bảo cho 1,4 tỷ người dân Trung Quốc đủ ăn là ưu tiên hàng đầu của quốc gia này. Nhưng hiện nay tình trạng thiếu điện đã buộc các nhà chế biến đậu nành ở các tỉnh phía bắc nước này phải đóng cửa, khiến giá phân bón tăng vọt.

    Một số nhà máy chế biến đậu nành của công ty Louis Dreyfus Co., Bunge Ltd và Yihai Kerry do hãng Wilmar International điều hành nằm trong số những nhà máy bị yêu cầu phải cắt giảm tiêu thụ điện.

    Theo Bloomberg, mặc dù đến nay, nhu cầu đối với khô dầu đậu nành (dùng làm thức ăn chăn nuôi) đang suy yếu do giá thịt lợn giảm song nếu các nhà máy vẫn ngừng hoạt động sẽ càng khiến những người mua lớn nhất trì hoãn mua hàng và làm giảm xuất khẩu đậu nành của Mỹ.

    Cũng có lo ngại rằng các động thái chính sách của Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ hoạt động của các nhà máy chế biến ngô, nhà môi giới hàng hóa Trung Quốc Huatai Futures cho biết.

    Do tầm quan trọng của phân bón đối với an ninh lương thực nói chung, đà tăng giá của các loại hàng hóa nông sản đã khiến Bắc Kinh phải tăng cường giám sát. Trong tuần này, một công ty quốc doanh của nước này cho biết đã bị phạt vì tăng giá các sản phẩm phân bón. Trước đó, hồi đầu năm công ty này cũng đã bị cảnh báo về việc tích trữ hàng hóa và tăng giá bán.

    Tác động đến kim loại

    Tình trạng thiếu điện tại quốc gia tiêu thụ kim loại cơ bản hàng đầu đã gây ra những tổn thất về sản xuất ở các nhà máy luyện kim và chế tạo trong những tháng qua. Điều đó ảnh hưởng đến cả cung cầu của mọi hàng hóa, từ đồng cho đến thiếc.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Tình trạng thiếu điện khiến giá nhôm tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008 (Biểu đồ: Bloomberg).

    Nhưng tác động lớn nhất được ghi nhận ở những nhà máy nhôm sử dụng nhiều năng lượng. Theo Goldman Sachs, nguồn cung nhôm đã giảm xuống - chỉ còn dưới 3 triệu tấn công suất luyện kim hàng năm - khiến giá nhôm tăng vọt đầu tháng này, lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

    Mặc dù con số đó chỉ chiếm 8% tổng công suất của Trung Quốc, nhưng khả năng nước này sẽ phải tiếp tục phân bổ điện cho các nhà máy khi nhu cầu tiêu thụ điện cao hơn trong mùa đông. Do đó, các ngành này sẽ còn chịu nhiều áp lực hơn nữa.

    Sản xuất thép bị đình hoãn

    Các nhà máy thép, mục tiêu chính của chiến dịch cắt giảm khí thải của Trung Quốc, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi việc hạn chế tiêu thụ điện. Điều đó khiến giá quặng sắt, nguyên liệu sản xuất thép chủ yếu, trong những tháng gần đây giảm còn một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 5. Hơn 80 nhà máy thép tại nước này đã phải tạm ngừng sản xuất để bảo trì từ tháng 9, theo nhà nghiên cứu Mysteel.

    Trong khi đó, niken đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 vào đầu tháng nay. Tuy nhiên, những lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đã làm lu mờ triển vọng tiêu thụ thép không gỉ.

    Theo Mysteel, tại tỉnh Phúc Kiến, trung tâm sản xuất thép không gỉ, một số nhà máy thép đã bắt đầu ngừng sản xuất. Sản lượng thép hàng tháng trên toàn quốc dự kiến giảm hơn một nửa triệu tấn.

    Giá silicon cao kỷ lục

    Theo Bloomberg, tác động của cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc lên một số thị trường hàng hóa ngách thậm chí còn lớn hơn. Giá silicon đã tăng cao kỷ lục trong tháng này sau khi Trung Quốc lệnh hạn chế sản xuất để tiết kiệm điện, dẫn đến nguồn cung eo hẹp.

    Giá silicon đã tăng gấp 4 lần trong năm nay đe dọa đến các nhà sản xuất nhôm bởi silicon là một thành phần để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng chuyên biệt.

    Nguồn cung silicon hạn chế cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá cả của polysilicon, một nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời, theo nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Shanghai Metal Markets.

    Nhật LinhTheo Bloomberg
  2. Anhtv3

    Anhtv3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2021
    Đã được thích:
    17
    Lên nhanh tôi nhờ, đang kẹt hàng đây :))
    casepoli thích bài này.
  3. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Cứ phải từ từ cụ, nó lên và giữ ở vùng 13-14 như TEG để đấu giá 50tr, thế giới đang có nguy cơ thiếu điện khi dịch dần qua đi và mùa đông đang đến, điện rồi cũng sẽ tăng vù vù như sắt thép, dầu, than, và các loại hàng hoá khác
    https://m.cafef.vn/TEG-438384/teg-d...ng-dang-ky-gan-gap-ruoi-so-luong-chao-ban.chn
    casepoli thích bài này.
  4. Anhtv3

    Anhtv3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2021
    Đã được thích:
    17
    Khả năng qua 1x. tôi thấy khá xa vời, giai đoạn từ nay đến hết tháng 10 sẽ vẫn ảm đạm lắm, VNI loanh quanh 1270-1350 thôi. Cũng tính dài hạn nhưng ngứa mắt quá cụ ạ, :))
    casepoli thích bài này.
  5. khanhhd89

    khanhhd89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    164
    có 20k giá 5.15 =))
    Anhtv3casepoli thích bài này.
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Hàng điện nước cơ bản không chơi kiểu hàng rác được cụ, cứ phải từ từ, lên nhanh quá vỡ đê ko giữ được
    --- Gộp bài viết, 29/09/2021, Bài cũ: 29/09/2021 ---
    POW PC1 đã nổ súng phất cờ dòng điện nước HID sẽ nối gót, về dài hạn HID tiềm năng còn sáng hơn vì tập trung đầu tư điện sạch
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/halco...at-hanh-50-trieu-co-phieu-moi-post272721.html
    --- Gộp bài viết, 29/09/2021 ---
    Đang tích luỹ vùng 7 và sớm qua 10
    casepoli thích bài này.
  7. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/xu-...tai-viet-nam-va-quoc-te-20210610152138829.htm

    Xu thế phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và quốc tế



    VTV.vn - Với suất đầu tư từ 2,5 - 3 tỷ USD/GW điện gió ngoài khơi, Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút hàng trăm tỷ USD trong thập niên tới.

    Đây là nhận định của ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

    [​IMG]
    Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió ngoài khơi được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Thăng Long Wind.

    Tiềm năng gió của Việt Nam hiện đã thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng để phát triển điện gió ngoài khơi với chi phí đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn dài, trong bối cảnh Việt Nam đang hoàn thiện thị trường điện và hành lang pháp lý liên quan là một bài toán đòi hỏi có sự chia sẻ giữa các bên liên quan, kết hợp kinh nghiệm quốc tế với điều kiện của Việt Nam.

    Theo tính toán của Bộ Công Thương, đến năm 2030, nhu cầu tổng công suất điện lắp đặt là gần 140GW (tăng gần gấp đôi so với cuối 2020), năm 2045 là gần 280 GW (tăng gần gấp bốn lần so với năm 2020), nhu cầu vốn đầu tư cho mỗi năm từ nay đến năm 2045 là gần 13 tỷ USD. Nếu không có giải pháp đột phá và bền vững thì việc phát triển điện lực sẽ làm ảnh hưởng tới các mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

    Trong khi đó, Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII), mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Việt Nam bình quân là 6,1% đến năm giai đoạn 2021 - 2030 và 5,7% giai đoạn 2031 - 2045.

    Báo cáo của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC2) phát hành tháng 3/2021, sau 20 năm, từ năm 2001 đến 2020, tổng công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi là 35 GW thì sau 5 năm, từ năm 2021 đến 2025, tổng công suất lắp đặt là dự kiến 70GW và từ năm 2021 đến năm 2030, tổng công suất lắp đặt là dự kiến là 234 GW. Tổng công suất lắp đặt toàn thế giới sau 30 năm dự kiến là 340 GW. Giai đoạn 2021 - 2030, tổng công suất lắp đặt sẽ tăng 700% so với 20 năm trước đó. Châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là các nước tiềm năng phát triển nhất theo dự báo của GWEC.

    Ngoại trừ Việt Nam chưa chính thức công bố, các nước nêu trên đều đặt ra các mục tiêu hết sức tham vọng từ năm 2020 đến 2030, cụ thể là Trung Quốc từ 9W lên 50 GW, Ấn Độ từ 5GW lên 30 GW, Đài Loan từ 0,128 GW lên 15 GW, Hàn Quốc từ 0,145 GW lên 12 GW, Nhật Bản từ 0,62 MW lên 10GW. Như vậy, triển vọng phát triển điện gió ngoài khơi cho đến năm 2030 đang thuộc về các nước trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật khoảng 475GW (theo báo cáo của Ngân hàng thế giới-WB) hay khoảng 162 GW (theo báo cáo của Cơ quan năng lượng Đan Mạch - DEA).

    Tại Việt Nam, theo Dự thảo quy hoạch điện VIII, lần đầu tiên, điện gió ngoài khơi đã được định nghĩa là các dự án điện gió tại khu vực có độ sâu đáy biển từ 20m trở lên. Tỷ trọng năng lượng tái tạo chiếm đến gần 30% tổng nguồn điện đến năm 2030, tuy nhiên đối với điện gió ngoài khơi theo kịch bản cơ sở thì đến năm 2030 công suất lắp đặt chỉ chiếm tỷ lệ 1,45% (2GW/137,662 GW) và đối với kịch bản cao là 2% (3GW/147,552GW).

    Việt Nam khi đó sẽ được hưởng lợi từ phát triển điện gió ngoài khơi với chi phí năng lượng quy chiếu (LCOE) giảm dần, tạo việc làm mới thu hút vốn đầu tư, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm phát thải khí CO2.

    Xuất phát từ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi trên thế giới, các công ty tư vấn quốc tế cũng đã có những khuyến nghị Việt Nam nên cho phép triển khai một số dự án đủ lớn theo giai đoạn để khởi động cho lĩnh vực này (thông cáo báo chí ngày 22/9/2020 của DEA - Bộ Công Thương - WBG). Cơ chế, thủ tục lựa chọn dự án, nhà đầu tư và các vấn đề pháp lý liên quan là các nội dung cần được các cơ quan hữu quan hướng dẫn sớm để tạo môi trường thu hút đầu tư, phát triển nguồn điện gió ngoài khơi đầy tiềm năng mang tầm cỡ thế giới của Việt Nam.

    Nhận thấy tiềm năng rất lớn điện gió ngoài khơi, một số địa phương đã đề xuất với Bộ Công Thương và Chính phủ cho phép triển khai dự án các điện gió ngoài khơi, trong đó tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có các văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ưu tiên đưa dự án Thăng Long Wind của Tập đoàn Enterprize Energy (Anh) vào sơ đồ điện VIII, xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột cho điện gió ngoài khơi.

    Ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy chia sẻ: Với tiềm năng gió của Việt Nam kết hợp với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ hiện nay, dự án Thăng Long Wind sẽ đảm bảo phát điện và giữ ổn định lưới điện thông qua hệ thống tích trữ năng lượng LAES theo các quy định của Việt Nam. Enterprize Energy hiện đã ký hợp đồng và biên bản thỏa thuận với một số đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí PVN để khảo sát biển, gia công chế tạo chân đế, dịch vụ cảng bãi… Enterprize Energy đã đề xuất phương án tích trữ điện cho dự án từ công nghệ hóa lỏng khí thiên nhiên (LAES) hợp tác với công ty Highview Power (Anh) và phát triển công nghệ điện phân nước biển sử dụng điện từ dự án Thăng Long Wind sản xuất ra khi Hydro và Amonia hợp tác với Công ty Tractebel Overdick (CHLB Đức).

    https://halcom.vn/halcom-viet-nam-trien-khai-du-an-dien-gio-ngoai-khoi-quang-binh/
    Với 2 dự án năng lượng tái tạo – điện gió Phương Mai 3 (Bình Định) và điện mặt trời Hậu Giang vận hành thương mại và đi vào hoạt động ổn định trong năm 2020, công ty CP Halcom Việt Nam hiện đang tiếp tục nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch này.
    Dự án điện gió ngoài khơi Quảng Bình, tại xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, có diện tích hơn 780 ha. Với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, 50 turbin dự kiến đạt công suất 200MW, sản lượng ước tính 315.360 MWh/năm, dự án khi hoàn thành sẽ là dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động. Dự án hiện đã hoàn thành khảo sát đo gió và đang trình bổ sung vào quy hoạch điện VIII.

    Được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Bình từ tháng 9/2019 về thực hiện nghiên cứu, khảo sát, theo công văn số 3525/VPUBND-KT, chủ đầu tư Halcom Việt Nam đã lắp đặt 1 cột đo gió tại địa bàn xã thực hiện dự án. Theo kết quả đo gió, khu vực dự án có tiềm năng gió lớn (6,2m/s ở độ cao 102m), đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự án sẽ khởi công vào Quý 1/2022 và hòa lưới điện quốc gia vào cuối năm 2023.

    [​IMG]Vị trí lắp đặt cột đo gió của dự án



    [​IMG]
    Nhà máy Phong điện Phương Mai 3 (Bình Định) là dự án đầu tư điện gió đầu tiên của Halcom Việt Nam, được đầu tư bài bản và theo đúng tiến độ cam kết.



    Dự án điện gió ngoài khơi Quảng Bình do Halcom Việt Nam làm chủ đầu tư, sẽ phát huy tiềm năng lợi thế về năng lượng gió, đường bờ biển kéo dài (khoảng 115km) của Quảng Bình, góp phần tăng cường nguồn điện cho tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là một dự án năng lượng sạch, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường. Dự án khi đi vào hoạt động cũng sẽ là một điểm nhấn du lịch mới lạ, bên cạnh các di tích văn hóa, lịch sử, thu hút khách tham quan du lịch, góp phần vào phát triển chung của huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, đem lại một diện mạo mới đặc trưng cho sự năng động, đổi mới và phát triển của tỉnh Quảng Bình.
  8. DuyAnh9999

    DuyAnh9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2017
    Đã được thích:
    2.945
    ~o)

    HID về mệnh trong năm :-bd
    Trangram62 thích bài này.
  9. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    Cần phải nói thêm rằng 10.000 đồng/cổ phiếu là mức giá dự kiến, còn tùy thực tế thị trường mà chúng tôi sẽ đàm phán mức giá có lợi nhất cho cổ đông hiện hữu, có thể sẽ rơi vào vùng giá 13.000– 15.000 đồng/CP.
    --- Gộp bài viết, 30/09/2021, Bài cũ: 30/09/2021 ---
    Điện sắp về bản
    DuyAnh9999 thích bài này.
  10. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    673
    https://halcom.vn/du-thao-quy-hoach-dien-viii-ky-3-cong-nghe-thay-doi-cuoc-choi/
    Dự Thảo Quy Hoạch Điện VIII: (Kỳ 3) Công Nghệ Thay Đổi Cuộc Chơi

    • 24/09/2021
    • Posted by: PR & Marketing
    • Category: Tin tức & Sự kiện
    Nhiệt điện, thủy điện hay năng lượng tái tạo đều có những điểm mạnh, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với hạn chế của năng lượng tái tạo thì hoàn toàn có thể bù đắp được bằng công nghệ.
    Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) hiện đang gặp không ít rào cản. Trước hết, mua bán điện hiện nay vẫn là cơ chế độc quyền do chưa vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Song song với nó, Luật Điện lực quy định độc quyền nhà nước về truyền tải điện làm hạn chế xã hội hoá đầu tư vào lĩnh vực này… Hơn nữa, các quyết định về mức giá mua điện có thời hạn, hiệu lực quá ngắn chỉ trong khoảng 2 năm, nên các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tính toán hiệu quả đầu tư khi lập dự án.

    Cũng theo ông Vy, NLTT có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch và năng lượng nguyên tử. So với các nguồn năng lượng khác, NLTT có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả có hại đến môi trường. Ngoài ra, do có lượng cung ứng gần như vô hạn, nên sẽ tránh được tình trạng cạn kiệt dần sau một thời gian dài khai thác. Đây là vấn đề đối với các nguồn năng lượng hoá thạch ngày nay như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên. “Với những tiềm năng NLTT mang lại, trong đó năng lượng điện gió và điện mật trời cần được khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn nữa”, ông Vy chia sẻ.

    Còn theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID kiêm chủ tịch Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), cần nhận định một cách công bằng rằng do hệ thống lưới không đáp ứng được nên nguồn NLTT phải tiết giảm công suất. Từ đó, dẫn tới sản lượng điện không được như khả năng phát. Ngoài ra, việc cắt giảm hiện nay là do quy hoạch về nguồn và lưới đã không được tính toán đúng trong giai đoạn trước đó. Trong khi đó, lợi ích về tạo việc làm khi phát triển NLTT chưa được đánh giá trong dự thảo quy hoạch điện VIII.

    [​IMG]Điện gió có nhiều lợi thế hơn điện than

    Theo kết quả nghiên cứu gần đây, nếu phát triển NLTT thì sẽ tạo ra số lượng việc làm gấp đôi trên cùng 1 công suất so với điện than. Tạo việc làm cho người dân trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid – 19 là một vấn đề bức thiết. Nếu tiếp tục thúc đẩy phát triển NLTT, nhất là các giải pháp phân tán thì có thể góp phần tạo ra nhiều việc làm ở các địa phương và hạn chế vấn đề di dân, bà Khanh nói.

    Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam nhận định, hiện chúng ta vẫn nói là ưu tiên phát triển NLTT nhưng thực tế lại ưu tiên điện than. Việc ưu tiên điện than có những lợi thế ngắn hạn nên sẽ không đảm bảo về sự phát triển bền vững, cần phải cân nhắc nhiều. Ngược lại, bất lợi của NLTT hiện nay thì hoàn toàn có thể bù đắp được bằng công nghệ như giải pháp về tăng cường công suất đầu tư công nghệ và bán điện trực tiếp thì sẽ hạn chế được.

    Từ thực tế trên, ông Huân cho rằng, nhà nước cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển NLTT. Theo ông Huân, trước hết cần phải nâng cấp lưới điện. Bởi lưới điện hiện nay đang yếu, nên khi phát điện thì quá tải, nếu giờ đầu tư nâng cấp thì quay lại bài toán kinh phí 13 tỷ USD. Còn bài toán kéo tư nhân vào thì lại vi phạm vào điều IV luật Điện lực “nhà nước độc quyền về phân phối điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nói rằng nếu cho tư nhân vào làm thì vi phạm luật. Như vậy, quay trở lại bài toán Nghị quyết 55 sau 2 năm ra đời mà không được sửa đổi phù hợp, Luật đã có độ trễ lại có nhiều bất cập. “Bây giờ thời 4.0, cần đưa lưới điện thông minh vào vận hành nhưng chúng ta cũng bị chậm”, ông Huân nói.

    Thứ hai, nếu có bất lợi về mặt trời 5-7h/ngày, chúng ta có thể nghĩ đến chuyện công nghệ tích trữ năng lượng mà không sợ ô nhiễm môi trường. Hiện nay, trên thế giới đã có loại công nghệ mặt trời không phải là quang điện như chúng ta đang làm. Nếu dùng mặt trời thu nhiệt phát điện thì sẽ phát điện trên lưới 24/24, giúp NLTT ổn định như sự ổn định của điện than, điện khí, gas. Đó chính là phương pháp dùng công nghệ để bù đắp cho bất lợi của NLTT.

    Thứ ba, nội hàm về NLTT cũng cần xem xét thuỷ điện nhỏ và vừa là NLTT. Theo nghĩa đen thì đúng, nhưng xanh và sạch thì đang tồn nghi và tranh luận năng lượng thuỷ điện. Đặc biệt, thuỷ điện nhỏ và vừa gây nên nhiều hệ luỵ về môi trường không chỉ vấn đề sinh thái mà có thể còn cả lũ lụt kể cả thiên tai. Tích trữ vào mua khô nhưng xả lũ dồn dập vào mùa mưa lũ là rất nguy hiểm. Như vậy, thiên tai về thuỷ điện nhỏ sẽ ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cuộc sống, thay đổi toàn bộ hệ sinh thái, đất, cơ cấu hạ tầng, kế sinh nhai của người dân và cuộc sống của người dân cuối nguồn xây dựng thuỷ điện thì rất nguy hiểm.

    Vậy thì, trong dự thảo Quy hoạch điện VIII giảm điện gió, điện mặt trời nhưng tăng thuỷ điện để đảm bảo cơ cấu NLTT thì không đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Nếu gộp điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện thành NLTT là một định nghĩa thì cần phải làm rõ vấn đề tăng điện than (so với sửa đổi tháng 3/2021) nhưng giảm đáng kể về điện gió và điện mặt trời; để cân bằng vào tỉ trọng của điện NLTT thì tăng thuỷ điện để bù đắp cho sự giảm rất nhiều của điện gió, điện mặt trời; Để giữ tỷ trọng NLTT cân bằng với nhiệt điện than và các nguồn điện khác, đó chính là những phần cần xem xét lại nhất.

    Ông Huân cũng cho rằng, bù đắp cho lưới điện quá tải là hạn chế của NLTT. Tuy nhiên, do chính sách chưa có nên cần đề cập đến vấn đề bán điện trực tiếp. Hiện nay, trên thế giới cũng có nhiều mô hình áp dụng như một nhà máy điện mặt trời không phát lên lưới mà bán cho người tiêu dùng bên cạnh. “EVN và Bộ Công thương đã có chủ trương từ rất lâu rồi nhưng không hiểu sao không thực hiện. Nếu thực hiện được điều này thì cũng sẽ là công cụ hữu hiệu giảm phát điện lên lưới và hạn chế mặt không tích cực của điện gió và điện mặt trời” – ông Huân nói.

    Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

    Xem thêm:

Chia sẻ trang này