HID con hàng điện nước duy nhất còn dưới giá trị, khi cả thế giới thiếu điện thì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangram62, 29/09/2021.

1831 người đang online, trong đó có 732 thành viên. 17:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23757 lượt đọc và 117 bài trả lời
  1. Khoaxda

    Khoaxda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2021
    Đã được thích:
    412
    Bác có lái em nó ko thì kết nạp mình vs
  2. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    665
    Hãy đầu tư như một doanh nghiệp rất có triển vọng tương lai về năng lượng xanh và bđs sức khỏe
  3. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    665
    Huawei sẽ sát cánh cùng Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0”
    THỨ 3, 16/11/2021, 19:30
    [​IMG]
    Biệt thự Coral - Tài sản truyền đời hiếm có tại Phú Quốc
    dongtayland.vn Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hội thảo chuyên đề "Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình Hiện đại hoá, công nghiệp hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra vào ngày 10.11 tại Hà Nội, vấn đề về phát thải và công nghệ một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc phát triển nguồn năng lượng sạch và bền vững. Trong buổi hội thảo, ông BRUCE LI, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power đã chia sẻ các giải pháp năng lượng số, hướng đến chủ trương giảm mức phát thải khí cacbon của Việt Nam cùng với xu hướng chung trên toàn thế giới.

    Theo các chuyên gia, khí thải carbon là nguyên nhân chính cho sự nóng dần lên của trái đất, gây ra các đợt hạn hán, bão lũ và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự sống của hàng tỷ người. Do đó, các biện pháp giảm phát thải nhà kính mạnh mẽ là yếu tốt then chốt để ngăn chặn biển đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Trước tình hình đó, các quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu trung hòa carbon trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow, Scotland (Anh). Chuyển đổi sang nền kinh tế không phụ thuộc vào năng lượng phát thải carbon và hướng đến một tương lai phát triển bền vững là yêu tố tiên quyết để nhân loại tồn tại và phát triển.



    Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

    [​IMG]
    Ông BRUCE LI, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power.

    Chia sẻ tại Hội thảo, ông BRUCE LI, Phó Chủ tịch Kinh doanh Năng lượng số Châu Á - Thái Bình Dương của Huawei Digital Power cho biết: " Lĩnh vực năng lượng số (Digital Power) chính là mảng xương sống trong tương lai của ngành năng lượng. Đó chính là việc tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn. Ứng dụng những công nghệ trong lĩnh vực ICT, điện tử công suất tích hợp đưa vào tất cả các ngành công nghiệp, các lĩnh vực trong cuộc sống, đơn cử như ngành năng lượng mặt trời, giao thông thông minh, xe điện và hạ tầng cho xe điện."

    Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy việc chuyển đổi số các nguồn năng lượng truyền thống, kết hợp công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý năng lượng, tăng cường chia sẻ dữ liệu về năng lượng để tạo ra một tương lai tốt đẹp và xanh hơn. Huawei tập trung đưa ra các sản phẩm giải pháp công nghệ đóng vai trò then chốt nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu giảm thiểu carbon trên toàn cầu. Ngành ICT sẽ giúp các lĩnh vực khác cắt giảm lượng khí thải carbon gấp 10 lần so với mức phát thải của chính ngành ICT. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2030, công nghệ kỹ thuật số có thể sẽ giúp giảm 15% lượng khí thải carbon toàn cầu.


    Trung hoà carbon là mục tiêu chung của toàn cầu, Huawei luôn nỗ lực trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon trong sản xuất và vận hành. Năm 2016, Huawei đạt được mức giảm 33,2% lượng khí thải carbon so với doanh thu. Mục tiêu mới cho năm 2025 là sẽ giảm thêm 16% lượng khí thải carbon tính theo doanh thu và tăng hiệu quả năng lượng của các sản phẩm lên 2,7 lần.

    Trên thế giới, các giải pháp trạm carbon thấp của Huawei đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia, bao gồm Arab Saudi, Hy Lạp, Pakistan và Thụy Sĩ, giúp các nhà mạng giảm lượng khí thải carbon dioxide xuống 40 triệu tấn.

    Để thúc đẩy năng lượng tái tạo, Huawei đã triển khai các giải pháp năng lượng số tại hơn 170 quốc gia và khu vực, phục vụ 1/3 dân số thế giới. Tính đến tháng 6/2021, các giải pháp này đã tạo ra 403 tỷ kWh điện từ các nguồn tái tạo, và tiết kiệm tổng cộng 12.4 tỷ kWh điện. Những nỗ lực này đã giúp giảm 200 triệu tấn khí thải CO2.

    Với các thành tựu đã đạt được, Huawei sẽ sát cánh cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với thế giới, đồng thời đem lại sự thịnh vượng, nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.
  4. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    665
    Chỉnh tí lại xanh miên man, ai bán giá tốt còn phía trước tha hồ bán nhé
    feimin thích bài này.
  5. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    665
    HID to the moon
    Khoaxda thích bài này.
  6. Trangram62

    Trangram62 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2019
    Đã được thích:
    665
    Quy hoạch Điện VIII: Từng bước chuyển sang các nguồn năng lượng sạch
    Xuân Tùng/TTXVN 18:08' - 19/11/2021

    BNEWS Ngày 19/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII).
    [​IMG]Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Ảnh: Dương Giang-TTXVN
    Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, tập đoàn và các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số tổ chức quan tâm đến phát triển năng lượng: Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hội đồng Năng lượng Gió toàn cầu, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên minh Năng lượng bền vững tại Việt Nam.
    * Cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26
    Từ tháng 3/2021, Bộ Công Thương đã liên tục cập nhật, hoàn thiện, trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ 3 phiên bản Quy hoạch điện VIII với những điều chỉnh rất quan trọng.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về Quy hoạch Điện VIII ngày 5/11/2021, Bộ Công Thương thực hiện tính toán bổ sung thêm phương án phát triển nguồn điện (Phương án điều hành tháng 11/2021) có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch, đồng thời xem xét giảm nguồn điện than theo tinh thần của Hội nghị thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học.
    So với dự thảo Quy hoạch tháng 3/2021, phương án điều hành trong Dự thảo tháng 11/2021 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP 26. Cụ thể, phương án điều hành trong Dự thảo tháng 11/2021 đề xuất công suất nguồn đến năm 2030 giảm khoảng 24.000 MW (từ khoảng 180.000 MW xuống 156.000 MW), đến 2045 giảm khoảng 36.000 MW (từ 369.500 MW xuống 333.500 MW).
    Một số quan điểm lớn trong Quy hoạch Điện VIII là giảm điện than; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống.

    Điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới. Sẽ xem xét lại việc phát triển điện mặt trời, hiện có nhược điểm là có số giờ vận hành hạn chế (tương đương 4h/ngày), chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng.
    Quan điểm nữa trong Quy hoạch Điện VIII là tính toán cân đối nguồn – tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa, hạn chế thấp nhất truyền tải điện liên vùng (qua tính toán, so với dự thảo quy hoạch trước, lần này, cắt giảm hàng nghìn km đường dây 500 KV phải xây mới).

    Bên cạnh đó, bảo đảm dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc, trong bối cảnh hiện nay tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ của miền Bắc cao nhất trong 3 miền.
    Phát biểu tại cuộc họp, cơ bản các ý kiến đánh giá cao dự thảo Quy hoạch lần này thể hiện sự chuẩn bị công phu, thận trọng, cân nhắc kỹ nhiều yếu tố, lắng nghe các ý kiến để hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII với chất lượng cao nhất.
    Đại diện Liên minh Năng lượng bền vững tại Việt Nam (VSEA), ông Hoàng Xuân Lương (nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) cho rằng: chúng ta đứng trước một thời cơ quan trọng để đón bắt bước phát triển quốc tế, để tiến nhanh hơn vào phát triển xanh.

    Ông Hoàng Xuân Lương lấy ví dụ về Nam Phi, từ 85% phụ thuộc điện than, sau đó đã tận dụng các hỗ trợ quốc tế và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Trong khi đó, tiềm năng về năng lượng tái tạo của Việt Nam lại thuộc nhóm hàng đầu châu Á.
    Để phát huy tiềm năng đó, ông Hoàng Xuân Lương kiến nghị: Quy hoạch chỉ nên xây dựng mục tiêu tổng công suất, còn cơ cấu nguồn điện chi tiết thì để các địa phương sắp xếp, triển khai phù hợp.
    Đại diện Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), bà Virginia B.Foote đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP 26, việc xây dựng Quy hoạch điện VIII cũng như mối quan hệ hợp tác, lấy ý kiến các doanh nghiệp. “Chúng tôi tán thành việc mở rộng các dự án năng lượng tái tạo trong những thập niên tiếp theo. Chúng tôi cũng thống nhất phương hướng hạn chế dần các dự án nhiệt điện than mới trong Quy hoạch điện VIII”.

    Bà Virginia B.Foote đề nghị có giải pháp tiến cận nguồn vốn linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng tái tạo bởi các tiến bộ công nghệ diễn ra hàng ngày; có kế hoạch thu xếp vốn tài chính nhanh chóng vào các dự án.
    Bên cạnh đó, các ý kiến tại cuộc họp cũng đề xuất giải pháp nhằm xác định tổng công suất nguồn và tỷ lệ dự phòng phù hợp; bố trí nguồn điện hợp lý, cân đối giữa các vùng, miền để tiết kiệm tối đa đầu tư hệ thống truyền tải; giải pháp và lộ trình chuyển đổi từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; tỷ lệ từng loại nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia…
    *Chuyển đổi dần sang các nguồn năng lượng sạch

    [​IMG]Trang trại điện gió Trung Nam được khánh thành tại huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử - TTXVN
    Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, Quy hoạch Điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo lập và bảo đảm định hướng phát triển bền vững, hiệu quả ngành Điện lực Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng, là tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ tới.
    Do đó, Quy hoạch Điện VIII phải được tính toán một cách khoa học, kỹ lưỡng, cân nhắc tất cả các yếu tố để đảm bảo mục tiêu cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; phù hợp với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng điện và xu thế thời đại; thực hiện những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cân đối giữa các vùng, miền, địa phương.
    Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn rất cầu thị, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến xây dựng, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế. Từ tháng 3/2021, Bộ Công Thương đã liên tục cập nhật, hoàn thiện, trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ 3 phiên bản Quy hoạch Điện VIII với những điều chỉnh rất quan trọng.
    Với phiên bản Quy hoạch Điện VIII xin ý kiến tại cuộc họp này, các chuyên gia, nhà khoa học đã thống nhất xác định tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là khoảng 155 ngàn MW, giảm hơn 28 ngàn MW so với phương án trình tháng 3/2021, tương đương giảm gần 800 ngàn tỷ đồng đầu tư. Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43%, đảm bảo an toàn hệ thống.
    Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án tăng điện gió trong tổng cơ cấu. Các chuyên gia cũng đồng thuận cao về việc không tính điện mặt trời vào tổng cân đối của hệ thống điện quốc gia do đặc điểm hạn chế về thời điểm, thời gian và đặc tính không ổn định, chưa có giải pháp lưu trữ ổn định của loại hình năng lượng này. Do đó, sẽ khuyến khích phát triển điện mặt trời để đáp ứng các yêu cầu tự sản xuất, tự tiêu dùng.
    Phó Thủ tướng cũng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học về việc dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã có bước định hình quan trọng về tư duy và giải pháp bố trí nguồn điện phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền; hạn chế tối đa đầu tư đường dây và thất thoát trong công tác truyền tải. Theo đó, đã giảm hơn 6.600 km đường dây truyền tải, tương đương khoảng 250 ngàn tỷ đồng đầu tư.
    Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo để tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch Điện VIII.

    Trong đó, Quy hoạch bám sát để có lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải các-bon, bảo vệ môi trường; nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp để sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn năng lượng mặt trời, trong đó ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ; tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời; có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi; cơ chế huy động nguồn vốn để phát triển nguồn điện. Đề xuất, làm rõ thêm các phương án để điều hành, đảm bảo an toàn hệ thống.
    Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, Việt Nam quyết tâm chuyển đổi dần, từng bước sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trong xây dựng và phê duyệt quy hoạch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ bảo đảm tuyệt đối minh bạch, khách quan, vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân.
    Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có một hội nghị với các địa phương để thống nhất bố trí các dự án nguồn điện phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng, miền, địa phương./.
    Chichi83 thích bài này.
  7. Chichi83

    Chichi83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    65
    Các bác ra hết hàng con này chưa :D
  8. thanhxuan1983

    thanhxuan1983 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2017
    Đã được thích:
    3.120
    ra hết lúc 12.5 rồi
    Chichi83 thích bài này.
  9. Chichi83

    Chichi83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2021
    Đã được thích:
    65
    Ce kìa các bác :rolleyes: Các bác xuống tàu hết rồi à
  10. kilo11

    kilo11 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2021
    Đã được thích:
    27
    HID có chủ tịch là đại biểu quốc hội mà lại rình up đầu cử tri và nhân dân sau khi công ty của vị chủ tịch sàn 5 phiên. công ty có đại biểy QH là chủ tịch mà còn thế này thử hỏi tại sai chứng khoán nó chỉ là cái sới bạc

Chia sẻ trang này