Hóa ra 2 hôm nay UP là do cái này! Thế này còn UP dài!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nokia6600, 11/07/2007.

4596 người đang online, trong đó có 602 thành viên. 23:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1812 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. nokia6600

    nokia6600 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Hóa ra 2 hôm nay UP là do cái này! Thế này còn UP dài!

    TPHCM đang thừa tiền


    Tiền đang thối đọng tại các ngân hàng.
    TPHCM đang thừa tiền. Số tiền này trước đây vốn nằm im ?odưới gối? mà không được đưa vào xã hội làm ăn, đầu tư... Đến ngày 30/6, con số huy động kết dư nằm trong các ngân hàng gần 384 ngàn tỉ đồng (tương đương 24 tỉ USD). Con số này cho thấy, dân cư vẫn đang giữ nhiều tiền trong tay của mình.


    Tiền đang dư thừa

    Sáu tháng đầu năm, riêng 2 cuộc phát hành lớn của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt đã ?ohút? mất trong dân cư và các tổ chức kinh tế hơn 11 ngàn tỉ đồng. Hiện giá trị vốn hoá của thị trường cổ phiếu niêm yết đạt trên 300 ngàn tỉ đồng, tương đương 20 tỉ USD và chiếm 31% GDP. Đầu năm đến nay, khoảng 4 tỉ USD được đổ thêm vào thị trường chứng khoán.

    Đáng chú ý ở chỗ, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán không làm giảm sức huy động vốn của các ngân hàng trong cùng thời kỳ, mà đã tăng 34,5%. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng đang dư thừa. Vì vậy, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng gần đây sôi nổi hẳn lên, với những ngân hàng đang ?odư tiền? tìm ngân hàng bạn để cho vay bớt.

    Lượng tiền mặt ?othừa? trên thị trường càng bộc lộ khi lần đầu tiên, từ cuối năm 2006 và 2007, xuất hiện nguy cơ tiền đồng tăng giá so với USD. Một trong những lý do là 6 tháng đầu năm, khoảng 5 tỉ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán, mà một phần lớn được đổi sang tiền đồng (để mua chứng khoán), góp phần gia tăng lượng cung tiền trên thị trường.

    Đó là lý do tại sao Ngân hàng Nhà nước phải mua tiền vào bằng cách phát hành trái phiếu và quy định các ngân hàng thương mại tăng dự trữ bắt buộc. Nếu không tăng dự trữ, ước tính TPHCM có thêm gần 20 ngàn tỉ đồng lưu thông bên ngoài.

    Bên cạnh đó, con số huy động kết dư gần 384 ngàn tỉ đồng đã thể hiện một phần xu thế chung về tỷ lệ tiền gởi tiết kiệm tính trên GDP ngày càng tăng trong dân cư. Năm 2006, tổng mức tiền huy động vào ngân hàng/GDP đạt khoảng 68%. Trong khi đó, ở Trung Quốc tiền gởi tiết kiệm/GDP khoảng 130%, Thái Lan và các nước khu vực là 150%.

    Con số cho thấy người dân Việt Nam vẫn đang ?odư thừa? trong tay một lượng lớn tiền mặt, và chưa biết đưa nó vào đâu để làm ăn, đầu tư, nảy nở.

    Tiền chưa có niềm tin?

    Trong khi tiền người dân nằm im, thì vốn đầu tư trong nước lại thiếu. Trong báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của UBND TPHCM, thành phố cấp 153 quyết định đầu tư với tổng vốn đầu tư 21.543 tỉ đồng, là một con số còn rất nhỏ.

    Tuy nguồn vốn đầu tư này phần lớn được lấy từ ngân sách hoặc tư nhân, nhưng nó cũng phản ánh phần nào sự khập khiễng qua lượng tiền ngân hàng huy động được và lượng vốn đầu tư.

    ?oThí dụ, cần 1 tỉ USD để xây dựng một con đường, bảo người dân bỏ tiền vào đầu tư, 10 năm sau trả lãi cộng vốn thì ai mà cho vay?, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu nhận xét.

    Với trường hợp này, thường thì thông qua các định chế tài chính, các ngân hàng thương mại, với tiền gởi kỳ hạn khác nhau: 3 tháng, 1 năm? các định chế tính toán, ?obiến hoá? gói tiền có kỳ hạn 10 năm, mua trái phiếu. Nhà nước sẽ dùng tiền phát hành trái phiếu để đầu tư xã hội.

    Đó là lý do vì sao muốn tận dụng tiền trong dân phải viện đến các định chế tài chính. Định chế tài chính có vai trò chuyển các đồng tiền có kỳ hạn và giá trị khác nhau trở thành một gói tiền phù hợp với nhu cầu của dự án, tạo ra giá trị gia tăng cho thị trường.

    Để khuyến khích lượng tiền ?othừa? trong dân ?oxuất đầu lộ diện? là không dễ dàng. Điều cần nhất là phải tạo nên một sự ổn định niềm tin vào hệ thống tài chính, để thay vì cất ?odưới giường?, người dân đem tiền ra đầu tư, hoặc gởi ngân hàng. Thứ hai, phong phú hoá các sản phẩm tín dụng. Thứ ba, mở rộng kênh thu hút vốn như bảo hiểm, chứng khoán...

    Các yếu tố trên cần được ?okích? bởi hàng loạt các biện pháp có liên quan đến quản lý nhà nước, năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng...

    Hiện nay Chính phủ cũng đang cố gắng huy động nguồn vốn trong dân, thông qua cách phát hành các loại trái phiếu, tuy nhiên chưa thu hút được nhiều. Đồng thời, một khi thị trường trái phiếu chưa phát triển, có nghĩa là chưa có các công cụ bảo vệ rủi ro cho các ngân hàng ?" thì khó có thể chuyển tải vốn dân tái đầu tư vào xã hội.

    Theo Hồng Sương
    Báo Sài Gòn tiếp thị
  2. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.784
    Ô hô, mai lại xanh lẹt roài.
  3. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0



    trông bác chủ topic như dân phe vé quá Mai UP
  4. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.573
    thì bác ấy là dân phe vé chính gốc mà bác em kết nhất điệu cười của bác ý, chắc nhiều em gái trên này xin chết lắm đây
  5. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.263
    Vốn nước ngoài chờ "đổ bộ"


    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm thị trường nguy ngập gần đây đã khiến nhà đầu tư trong nước bất ngờ.

    Trái ngược với những dự đoán giá cổ phiếu sẽ "ngủ đông" thời điểm giữa năm, sức mua vào mạnh mẽ chứng tỏ nhu cầu giải ngân của các nguồn tiền ngoại không hề nhỏ và mức giá hiện tại là chấp nhận được?

    Ngược dòng

    Trong thời điểm nhà đầu tư trong nước hốt hoảng trước nhận định VN-Index khả năng chỉ đạt 900 điểm vào cuối năm 2007 thì nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) lại tích cực mua vào. Thống kê giao dịch của khối nước ngoài giai đoạn từ 24/4 đến nay cho thấy những thông số đáng chú ý.

    Tháng 5/2007 là thời điểm thị trường phục hồi sau đợt điều chỉnh khá sâu (đáy 905 điểm). Độ dốc lên của VN-Index rất lớn đi kèm với sự tăng mua của nhà đầu tư nước ngoài. Lượng giao dịch ròng của khối này trong tháng đạt trung bình 752.000 chứng khoán/phiên, tương đương 105,51 tỉ đồng.

    Thời điểm từ 1-25/6 lặp lại chu kỳ thị trường điều chỉnh, giao dịch chỉ đạt 378.000 chứng khoán/phiên, tương đương 55,31 tỉ đồng. Trong 10 phiên giao dịch gần đây (26/6-9/7), lượng mua ròng đã vọt lên mức 790.000 chứng khoán/phiên, tương đương 119,06 tỉ đồng. Thậm chí có phiên, khối này chiếm tới trên 45% giao dịch thị trường.

    Trong khi đó, những thống kê khác lại cho thấy một sự "sợ hãi" từ nhà đầu tư trong nước. Giao dịch cổ phiếu chỉ trên dưới 4 triệu đơn vị. Nhiều cổ phiếu đã giảm xuống dưới mức đáy trong đợt điều chỉnh cuối tháng 4 vừa qua. Diễn biến ngược dòng này đã làm nhà đầu tư trong nước khá "bối rối".

    Nóng ruột?

    Bản báo cáo mới đây của HSBC, ngoài nhận định gây tranh cãi về chỉ số 900 điểm của VN-Index, cũng công bố số liệu đáng quan tâm về số lượng quỹ đầu tư được thành lập mới tăng lên nhanh chóng.

    Theo thống kê của HSBC, chỉ tính từ tháng 4/2007 đến nay đã có thêm 13 quỹ đầu tư mới đi vào hoạt động, nâng tổng số quỹ thành lập từ đầu năm đến nay lên mức 22. Tổng số quỹ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam như vậy vào khoảng 55 quỹ với tổng tài sản tương đương 6 tỉ USD.

    "Với mức sở hữu tối đa hiện tại đối với các doanh nghiệp niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài tại hai sàn chứng khoán khoảng 4,8 tỉ USD, điều này có nghĩa là hàng đống tài sản vẫn đang ở dạng tiền mặt" - báo cáo viết.

    Một thông tin đáng chú ý khác đến từ Ngân hàng Nhà nước: 6 tháng đầu năm, nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên tỉ giá mua vào USD/VND của các ngân hàng thương mại luôn ở mức kịch sàn cho phép. Các ngân hàng thương mại không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Đó là chưa kể đến lượng ngoại tệ chuyển về Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng khoảng 12% so với cùng kỳ.

    Với cung ngoại tệ dư thừa, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục mua vào. Tính đến hết tháng 5/2007, lượng ngoại tệ mua vào thêm đã đạt 7 tỉ USD và dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng thời gian tới. Nguyên nhân của nguồn cung ngoại tệ tăng cao được xác định là từ các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và đặc biệt là từ vốn gián tiếp.

    Theo tổng ước tính của một số công ty chứng khoán, lượng ngoại tệ sẵn sàng giải ngân của các tổ chức đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán lên tới xấp xỉ 3 tỉ USD. Một số thông tin khác cũng làm "nóng" thị trường như một số quỹ đầu tư quy mô nhiều trăm triệu USD đã mở tài khoản sẵn sàng giao dịch. Các cuộc "làm việc" của công ty chứng khoán với đại diện các quỹ đầu tư được tiết lộ thường xuyên.

    Theo bà Phương Hoàng Lan Hương ?" Giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán, riêng trong tháng 6/2007, trung tâm đã cấp mã số giao dịch cho 26 tổ chức và 789 cá nhân đầu tư nước ngoài. Như vậy tính chung đến cuối tháng 6, đã có 5.705 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 335 tổ chức và 5.370 cá nhân có mã số giao dịch.
    Theo nhận xét của HSBC, hầu hết các quỹ đầu tư lớn mới được thành lập "đang ngồi trên đống tiền và chờ để giải ngân vào các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp Nhà nước lớn sắp tới".

    "Họ sẽ không quá vội vã đổ tiền vào nếu nhận thấy thị trường còn quá đắt đỏ" - báo cáo nhận định. Tuy nhiên, một thông tin có thể sẽ gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch giải ngân của các tổ chức này là lộ trình IPO được cân nhắc lại với mục tiêu hiệu quả. Chính phủ đã có chỉ đạo điều chỉnh lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô lớn sao cho phù hợp tình hình thị trường.

    Ông Nguyễn Trọng Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ) - trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây cũng cho rằng, kế hoạch cổ phần hóa năm 2007 là 26 tổng công ty, nếu "cố" thì cũng hoàn thành nhưng cổ phần hóa ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng. Vấn đề giải ngân nguồn vốn đã huy động rõ ràng đang là bài toán của không ít tổ chức đầu tư.
  6. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.263
    Vấn đề là tìm đúng điểm bùng nổ G-point thôi
  7. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    TIỀN THỪA CŨNG ĐÚNG THOAI. HÀNG NGÀN DỰ ÁN ĐT XDCB HIỆN CHỦ YẾU GIẢI NGÂN ĐƯỢC LÀ NHỜ CÔNG TÁC GPMB VỚI HÀNG TRĂM NGÀN TỶ ĐỒNG TRONG CẢ NƯỚC NHƯNG THỰC TẾ CHO THẤY PHẦN LỚN NHỮNG NGƯỜI SỞ HỮU SỐ TIỀN NÀY LẠI K BIẾT DÙNG ĐỂ ĐẦU TƯ. CHỦ YẾU MUA SẮM, ĐÁNH LÔ ĐỀ, CỜ BẠC... HOẶC CÙNG LẮM GỬI NGÂN HÀNG. ĐỒNG TIỀN SẼ PHẢI CHẠY LÒNG VÒNG VÀI NƠI RỒI MỚI VÀO TTCK.
  8. ho_giay

    ho_giay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Đã được thích:
    0
    TT chứng khoán VN đang như 1 người đẹp thôn quê, còn e thẹn lắm, cộng thêm chỉ số đẹp - ngực tấn công, mông phòng thủ - kiểu này mà muốn tìm G-poínt thì còn phải mỏi mệt một số thứ
  9. wonderful_tonight

    wonderful_tonight Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Đã được thích:
    0
    tiền nhiều thế này thì ko giải ngân vào ck chả lẽ lại cất vào két
  10. vnistock

    vnistock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hô hô hớ hớ Mod Tio phê quá à, mọi người đã sẵn sàng

Chia sẻ trang này