Hội thảo MBS Talk 16: “Câu chuyện nâng hạng và triển vọng tươi sáng từ thị trường mới nổi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doanngocthao1701, 10/01/2019.

5651 người đang online, trong đó có 725 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2871 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. Vkiip

    Vkiip Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2018
    Đã được thích:
    47
  2. Cattuong15

    Cattuong15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2015
    Đã được thích:
    3.615
    Nói công bằng thì DVC cũng là cao thủ đó.
    lecung192 thích bài này.
  3. luonguct

    luonguct Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/03/2016
    Đã được thích:
    13.685
    Nó không có sự hậu thuẫn của MBS thì bây giờ vợ con hắn sống ở gầm cầu rồi. :))
    Cháy tài khoản mấy lần, nhận định thì toàn vuốt đuôi. =))
  4. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    Định kỳ hàng quý, Vụ Dự báo thống kê (NHNN Việt Nam) thực hiện điều tra dựa trên đánh giá, dự báo của các tổ chức tín dụng về các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến ngành ngân hàng cùng nhận định về tình hình kinh doanh của chính tổ chức tín dụng (TCTD).

    Nhiều ngân hàng dự đoán kinh doanh "cải thiện hơn" năm tới

    Kết quả điều tra mới nhất cho thấy 86% TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị mình được cải thiện hơn trong năm 2018 so với cuối năm 2017.

    Dự báo trong năm 2019, khoảng 88% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2018, trong đó có khoảng 35% TCTD dự báo tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện nhiều”.

    Nguyên nhân là bởi môi trường kinh doanh của các TCTD đã và đang tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Hai nhân tố chủ quan “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của các TCTD” và “Khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm của TCTD” cùng hai nhân tố khách quan “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được nhận định và kỳ vọng cải thiện.

    Trong đó, cầu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có sự gia tăng nhanh trong năm 2018 và được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn. 77,6% TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tăng so với năm 2018, trong đó nhu cầu vay vốn được 80,7% TCTD kỳ vọng tăng mạnh. Nhu cầu gửi tiền, dịch vụ thanh toán với mức kỳ vọng lần lượt là 66% và 64%.

    Đây là cơ sở để các TCTD lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của ngành trong năm 2019.

    Về rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng, trong năm 2018, 66% TCTD nhận định ở mức bình thường, 16,5% nhận định tăng nhẹ và 17,7% nhận định giảm. Mức trên ổn định hơn so với năm 2017. Dự báo trong năm 2019, số TCTD lo ngại rủi ro tăng tăng lên 21,2%, 63,5% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng tiếp tục duy trì ở mức ổn định, 15,3% TCTD dự báo giảm.

    Ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng bình quân 15,27%, tỷ lệ nợ xấu giảm

    Dự báo về khả năng huy động vốn trong năm 2019, các TCTD kỳ vọng huy động vốn tăng trưởng bình quân 13,9%, trong đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn VND tăng nhanh hơn so với huy động vốn ngoại tệ.

    Về tốc độ trưởng tín dụng, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng bình quân 15,27% tính đến cuối năm 2019, trong đó tín dụng VND luôn được kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn so với tín dụng ngoại tệ.

    Mặt bằng lãi suất tiền gửi - cho vay được các TCTD kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng ổn định trong năm 2019.

    Dự báo trong năm 2019, đa số các TCTD kỳ vọng thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn biến khả quan đối với cả nội tệ và ngoại tệ. Các TCTD cho biết tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng được giữ ở mức thấp trong năm 2018 và có xu hướng giảm trong năm 2019.

    Như vậy, với những diễn biến tích cực từ thị trường tiền tệ trong năm 2018, các TCTD kỳ vọng ngành Ngân hàng tiếp tục cải thiện trong năm 2019, các chính sách điều hành của NHNN và Chính phủ trong năm 2019 giữ ổn định lạm phát và đảm bảo nhu cầu vốn cho nền kinh tế, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
  5. iwealthpro

    iwealthpro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    39
  6. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    :D
  7. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    like




    Liên tục 4/5 phiên tăng của tuần qua với thanh khoản rất thấp được các chuyên gia cho rằng thị trường có thể đang phục hồi trong nghi ngờ cao độ.

    Sự thận trọng, tâm lý giải ngân thăm dò, e ngại kỳ nghỉ lễ sắp tới cũng như nhiều dấu hỏi về tính bền vững của đợt phục hồi hiện tại được xem là nguyên nhân khiến thanh khoản thấp. Tuy nhiên đánh giá về thực trạng này, các chuyên gia tham gia "Xu thế dòng tiền" của VnEconomy lại có những ý kiến khác nhau.

    Quan điểm thận trọng vẫn cho rằng thị trường đi lên chưa bền vững, kéo blue-chips là chính nên tiền không vào. Do đó thị trường có khả năng điều chỉnh giảm để hút tiền thêm. Quan điểm lạc quan cho rằng thị trường đang tăng trong nghi ngờ và ở giai đoạn tạo đáy thì thanh khoản thường thấp. Thanh khoản thấp do đó có ý nghĩa tích cực.

    Diễn biến được các chuyên gia đồng thuận cao tuần qua là quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lên và mức mua ròng tăng. Điều này được xem là lực hỗ trợ thị trường ở thời điểm kết quả kinh doanh quý 4 chuẩn bị xuất hiện, cũng như tính mua vụ trong hoạt động giải ngân của dòng vốn này.

    Các chuyên gia vẫn chưa có thay đổi lớn trong vị thế, chủ yếu vẫn là duy trì quan sát hoặc chỉ giải ngân nhẹ cho các vị thế dài hạn ở các blue-chips đầu ngành có kết quả kinh doanh quý 4 tích cực.

    Thị trường đã tạo đáy?

    Nguyễn Hoàng, VnEconomy

    4/5 phiên tăng trong tuần qua và VN-Index quay lại lên trên mốc 900 điểm đúng với dự kiến về nhịp phục hồi ngắn hạn mà anh chị đưa ra tuần trước. Tuy nhiên có thể thấy thanh khoản vẫn rất kém. Dường như nhà đầu tư vẫn thấp thỏm lo sợ một nhịp quay đầu giảm. Quan điểm về kịch bản xấu của các anh tuần trước có thay đổi hay không?

    Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

    Tôi vẫn duy trì quan điểm thận trọng trong bối cảnh hiện tại, mặc dù diễn biến thế giới có những tín hiệu tốt hơn, như cuộc họp cấp độ thứ trưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần qua có những tín hiệu khả quan, cùng với đó, phát biểu của Chủ tịch Fed đang tạo tâm lý kỳ vọng lên nhà đầu tư về việc tạm ngưng nâng lãi suất trong năm nay.

    Do vậy nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ có nhịp điều chỉnh sau khi đi lên mà không hút được tiền, tuy nhiên với tín hiệu tích cực từ bên ngoài thì nhiều khả năng vùng giá 880 sẽ không bị phá vỡ thêm lần nữa, mà thay vào đó sẽ có mức điều chỉnh nhẹ giữa đầu tuần tới, trước khi tăng tiếp.

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

    Kịch bản về một nhịp điều chỉnh giảm nữa là rất có khả năng xảy ra trong bối cảnh thị trường vẫn đang chịu ảnh hưởng tâm lý tiêu cực từ những diễn biến bất ổn trên thế giới và trong khu vực.Trong đó, những lo ngại về các dấu hiệu của khủng hoảng sẽ xảy ra trong năm 2019 là đáng quan ngại nhất.

    Mặc dù vậy, tôi vẫn đánh giá cao nhịp hồi phục này của chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục được duy trì trong các phiên giao dịch tới.

    Về mặt kỹ thuật, tín hiệu mua vào đang được duy trì khá tốt trong bối cảnh thị trường vẫn chưa có dấu hiệu quá mua - đồng nghĩa với việc áp lực điều chỉnh sẽ ít có khả năng xảy ra.

    Cuối cùng, dòng tiền khối ngoại quay trở lại mua ròng trên thị trường cũng là một tín hiệu tích cực.

    Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

    Trong tuần tới, thị trường có khả năng sẽ chịu áp lực điều chỉnh sau tuần hồi phục vừa qua.

    Sức mạnh của thị trường sẽ được thử thách trong tuần tới với các vùng hỗ trợ 868-872 điểm và 884-889 điểm. Nếu thị trường vẫn giữ được các ngưỡng hỗ trợ trên thì nhịp hồi phục của thị trường khả năng sẽ tiếp tục được duy trì với đích đến nằm tại 920-930 điểm.

    Ngược lại, thị trường có thể sẽ quay lại xu hướng giảm điểm và tìm đến các vùng hỗ trợ sâu hơn trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

    Thị trường trong phiên cuối tuần ngày 11/1 đã đóng cửa ở ngưỡng 902,71 điểm. Theo tôi đây là ngưỡng cực kì quan trọng, cho thấy nhiều khả năng thị trường hình thành đáy quanh mốc này.

    Nhìn chung thị trường trong tuần này tiếp tục ghi nhận diễn biến tăng ở cả chỉ số và mặt bằng cổ phiếu trên nền thanh khoản quanh mức trên 2.000 tỷ đồng trên HSX.

    Việc thanh khỏan giảm mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang hết sức thận trọng, điều này tương đồng với những lần thị trường về đáy trong năm 2018.

    Trên quan điểm kỹ thuật, tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có sự phục hồi trong tuần tới, có khả năng hướng đến vùng cản 910-920 điểm trên VN-Index, nhưng khả năng sẽ có rung lắc nhất định ở mốc 900 điểm hiện tại.

    Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

    VN-Index ghi nhận một tuần phục hồi nhẹ sau chuỗi 3 tuần giảm điểm liên tiếp. Tâm lý nhà đầu tư cũng dần có tín hiệu tích cực trở lại trước những tiến triển mới liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như diễn biến hồi phục của giá dầu trên thế giới.

    Đà tăng của chỉ số chung được dẫn dắt chủ yếu bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó tiêu biểu là nhóm cổ phiếu ngân hàng (VCB, BID, CTG, TCB,…) và xăng dầu - dầu khí (GAS, PLX…).

    Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong tuần qua và phần nhiều tập trung vào một số cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 như VNM, VRE,...

    Tuy nhiên, thanh khoản trong tuần này tiếp tục xu hướng sụt giảm cả về giá trị và khối lượng, một phần vì tâm lý cận kề kỷ nghỉ Tết Âm lịch nhưng cũng phần nào thể hiện sự hoài nghi của dòng tiền về sự bền vững của xu hướng hồi phục hiện tại.

    Mặc dù VN-Index đóng cửa cuối tuần dưới ngưỡng MA20 phiên nhưng tín hiệu MACD của VN-Index bắt đầu cho tín hiệu mua vào, do đó trước mắt, chúng tôi dự báo ngưỡng hỗ trợ tại 880-900 và thị trường đã bớt rủi ro hơn tuần trước.

    Thanh khoản nhỏ - tốt hay xấu?

    Nguyễn Hoàng, VnEconomy

    Sau phiên biến động rất mạnh ngày 4/1, thị trường đã từ từ đi lên với thanh khoản thấp. Có quan điểm cho rằng thanh khoản tại đáy thường rất kém do nhà đầu tư còn nghi ngờ, quan điểm ngược lại thì cho rằng tiền đã không chấp nhận giao dịch lớn ở nhịp phục hồi kỹ thuật. Các anh đánh giá thế nào về thực trạng đó?

    Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

    Theo quan điểm của tôi, thị trường sau những đợt giảm mạnh và hình thành đáy ngắn hạn, đa số nhà đầu tư sẽ có tâm lý thận trọng hạn chế giao dịch trên thị trường, do ngại các rủi ro còn hiện hữu.

    Mặt khác, vì thị trường đi lên từ đáy, nên việc giải ngân với tỷ trọng thấp thăm dò xu hướng thị trường và chọn ra các cổ phiếu tốt là hết sức quan trọng với nhà đầu tư.

    Do vậy tôi cho rằng trong giai đoạn hiện tại thanh khoan thấp không phải là yếu tố rủi ro cho thị trường.

    Trái lại, việc thanh khoản đẩy lên cao trong thời điểm hiện tại mới khiến cho áp lực chốt lời gia tăng và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh.

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

    Ở thời điểm hiện tại, có thể nói rằng hiện thị trường đang tạm thời đi lên trong "nghi ngờ" với mức thanh khoản thấp, và việc tăng điểm của chỉ số VN-Index phần lớn là do việc kéo nhóm VN30 đi lên, trong khi dòng tiền vào các cổ phiếu khác đang vô cùng thận trọng, và chỉ mang tính chất thăm dò là chủ yếu.

    Chưa dừng lại ở đó, phần lớn các nhà đầu tư cá nhân hiện vẫn đang ưu tiên giữ tiền và chọn cách tạm thời đứng ngoài thị trường do sắp nghỉ lễ Tết và do tâm lý bi quan; nghi ngờ về khả năng phục hồi của thị trường sau một năm 2018 "đau thương", trong bối cảnh thị trường chung đang tỏ ra vô cùng nhạy cảm, và có xu hướng phản ứng một cách thái quá với các thông tin tiêu cực.

    Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

    Thị trường đã bắt đầu cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực hơn sau nhiều phiên lao dốc dù khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện.

    Những thông tin hỗ trợ từ bối cảnh địa chính trị trên thế giới cũng như quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô trong nước của Chính phủ trong năm 2019 có thể sẽ giúp củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư trong thời gian tới.

    Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư đã bắt đầu có thể cân nhắc tích lũy dần một số cổ phiếu vốn hóa trung bình lớn và vẫn duy trì được triển vọng tăng trưởng khả quan trong năm 2019, nhằm mục tiêu xây dựng danh mục đầu tư trung - dài hạn.

    Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

    Theo tôi, thanh khoản của thị trường sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức trung bình thấp khi mà tính bền vững từ đợt hồi phục này của thị trường là chưa cao, điểm mua vào cũng như khả năng tìm kiếm lợi nhuận từ đợt hồi phục tuần qua cũng chưa nhiều.

    Thêm vào đó, kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần cũng sẽ là yếu tố có thể khiến cho dòng tiền trở nên dè dặt, hạn chế giao dịch trong những tuần tới.

    Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

    Trong quá khứ đã có những lần thị trường tạo đáy sau khi cạn kiệt thanh khoản, nhưng thường quá trình đó sẽ tích luỹ tạo đáy trước khi bước vào sóng tăng, và sau những phiên tăng điểm, sẽ có những phiên bùng nổ hút tiền (bùng nổ theo đà) để tiếp tục xu hướng tăng.

    Tuy nhiên, với việc thị trường đi thẳng một mạch trong tuần qua sau khi giảm mạnh gãy 880, nhưng thanh khoản không tăng, tôi cho rằng đó là nhịp hồi phục kỹ thuật, do vậy cần có những phiên điều chỉnh để hút tiền trở lại, thì quá trình tăng sau đó mới bền vững.

    Vốn ngoại là lực đỡ

    Nguyễn Hoàng, VnEconomy

    Khối ngoại đang có dấu hiệu mua mạnh trở lại và trong lịch sử thì quý 1 thường là thời điểm dòng vốn này mua tốt nhất. Những áp lực bán lớn tại một số cổ phiếu như CTG, HPG đã có thay đổi khá rõ. Liệu có thể trông đợi sự hỗ trợ từ dòng vốn này như đã từng có trong quá khứ?

    Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

    Thông thường tháng 1 là tháng mà khối ngoại giải ngân mạnh nhất trong năm.

    Thực tế đó đã diễn ra khi mà tuần qua khối ngoại đã mua ròng hơn 230 tỷ tập trung ở VNM. Tuy giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15%-20% giá trị giao dịch thị trường nhưng khối này có vai trò dẫn dắt định hướng thị trường.

    Chúng tôi mong đợi dòng tiền từ khối này quay trở lại, và kết quả kinh doanh năm 2018 dần hé lộ sẽ là những thông tin tức cực hỗ trợ thị trường đi lên.

    Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

    Theo quan sát của tôi, trong những phiên vừa qua, rõ ràng dòng vốn nước ngoài đang quay lại thị trường emerging market, và chúng ta cũng thấy được điều đó ở thị trường Việt Nam sau khi khối ngoại liên tiếp mua ròng.

    Và chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ là động lực của thị trường trong thời gian tới.

    Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

    Các nhà đầu tư ngoại hoạt động khá tích cực trong phiên cuối tuần khi mua ròng trên cả ba sàn với tổng giá trị lên đến 180 tỷ đồng.

    Đối với sàn HSX, những mã được dòng tiền ngoại mua vào nhiều nhất là VNM hơn 87 tỷ đồng, VRE hơn 34 tỷ đồng và MSN, SSI, GAS đều được mua ròng khá tốt mỗi cổ phiếu. Trên HNX và UPCoM thì PVS và VEA cũng được mua ròng khá nhiều trong phiên.

    Tôi cho rằng đây là động thái hết sức tích cực của khối ngoại, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện rõ rệt, dòng tiền nóng của khối ngoại đã quay trở lại, và là một trong những yếu tố quan trọng để nâng đỡ thị trường.

    Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

    Hoạt động mua ròng trở lại của khối ngoại trong tuần qua đã hỗ trợ khá nhiều cho diễn biến của thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Dòng vốn ngoại được dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực trong tháng 1.

    Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn cần sự tham gia đồng thuận của dòng tiền nội để có thể giúp thị trường hồi phục bền vững hơn trong ngắn hạn.

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

    Việc khối ngoại đang có dấu hiệu mua ròng mạnh trở lại thực sự là một tín hiệu khả quan, góp phần củng cố và duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường vốn đã bị điều chỉnh quá mức.

    Tuy vậy, tôi cũng không thực sự kỳ vọng dòng vốn ngoại là một điểm hỗ trợ tốt cho thị trường trong giai đoạn này, khi tâm lý nghi ngờ vẫn đang chiếm thế chủ đạo trên thị trường và tỏ ra đặc biệt nhạy cảm với những thông tin tiêu cực.

    Giải ngân thăm dò xu hướng

    Nguyễn Hoàng, VnEconomy

    Tuần trước, đa số các anh đưa ra lời khuyên đứng ngoài chờ đợi hoặc bán giảm tỷ trọng. Điều này cũng phù hợp với mức thanh khoản không cao. Sau một tuần tăng điểm, liệu đã đến lúc giải ngân trở lại hay chưa?

    Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt

    Tôi vẫn chọn giải pháp đứng ngoài thị trường trong tuần qua. Tỷ trọng tổng danh mục của tôi vẫn duy trì ở mức thấp 15% cổ phiếu/85% tiền mặt.

    Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Chứng khoán MBS

    Với những đánh giá của tôi ở trên, thì chiến lược là có thể tăng tỷ trọng khi thị trường điều chỉnh về vùng 880-890 trong tuần tới (nếu có), và hạn chế mua đuổi, tuy nhiên vẫn chưa nên dùng margin trong bối cảnh hiện tại.

    Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó phòng Nghiên cứu phân tích, Chứng khoán Vietinbank

    Theo nhận định của tôi, nhà đầu tư nên tiếp tục bình tĩnh theo dõi thêm diễn biến của thị trường và tìm cơ hội giải ngân hợp lý với tỷ lệ danh mục không quá 50%.

    Trước mắt, có lẽ các nhà đầu tư nên tránh không giải ngân vào nhóm VN30 và nên chuyển hướng mục tiêu sang các cổ phiếu midcap có P/E còn đang ở vùng hấp dẫn; có tiềm năng tăng trưởng doanh thu cao, tình hình tài chính và kinh doanh lành mạnh, ổn định cùng với mức EPS khả quan, và được hưởng lợi thế lớn từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hoặc các hiệp định FTA.

    Dệt may, thủy sản, điện, nước, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin, khu công nghiệp, cảng biển, y tế, dược phẩm... là những nhóm cổ phiếu đáng chú ý.

    Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

    VN Index đang phản ứng khá tích cực với ngưỡng hỗ trợ cứng vùng 880-900 mặc dù thanh khoản rất thấp. Trong nước mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu hạ nhiệt ở hầu hết kỳ hạn, tỷ giá cũng giảm theo xu hướng thế giới.

    Khối ngoại bắt đầu quay lại mua ròng cùng những tín hiệu tích cực của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã giúp cho chúng tôi yên tâm hơn, giải ngân một phần vào những cổ phiếu trụ, đầu ngành và có kết quả kinh doanh 2018 khả quan đã được hé lộ.

    Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

    Tỷ trọng danh mục ngắn hạn của tôi là 30% cổ phiếu và 70% tiền mặt.

    Tôi tập trung vào việc lựa chọn cổ phiếu và thăm dò xu thế của thị trường. Tỷ trọng danh mục trung hạn của tôi ở mức 24% cổ phiếu và 76% tiền mặt.
  8. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
    hị trường giảm điểm nhẹ trong phiên đầu tuần. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,91 điểm (-0,1%) xuống còn 901,8 điểm. HNX-Index giảm 0,29 điểm (-0,28%) xuống 101,58 điểm.

    Khối ngoại trên thị trường giao dịch ảm đạm khi mua vào gần 9 triệu cổ phiếu, trị giá 352,8 tỷ đồng, trong khi bán ra gần 8 triệu cổ phiếu, trị giá 310 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt 42,9 tỷ đồng.

    Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp, với giá trị giảm 77,4% so với phiên trước và đạt 39 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 932.290 cổ phiếu.

    [​IMG]

    VNM đứng đầu danh sách mua ròng sàn HoSE với giá trị đạt 33,9 tỷ đồng. VRE và VCB được mua ròng lần lượt 33 tỷ đồng và 22,4 tỷ đồng. Trong khi đó, HPG bất ngờ bị khối ngoại bán ròng hơn 43,3 tỷ đồng. VIC cũng bị bán ròng mạnh với 20 tỷ đồng.

    Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 5,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 306.262 cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn này đã có 7 phiên mua ròng liên tiếp nhưng giá trị mỗi phiên thường không quá lớn.

    [​IMG]

    PVS vẫn đứng đầu danh sách mua ròng sàn HNX với giá trị đạt 5 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất sàn này được khối ngoại mua ròng lớn hơn 1 tỷ đồng. Trong khi đó, NDN bị bán ròng mạnh nhất sàn này nhưng giá trị chỉ đạt 165,8 triệu đồng.

    Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 1,6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 228.158 cổ phiếu.

    [​IMG]

    Hai vị trí được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất vẫn thuộc về VTP và VEA. Trong đó, VTP đứng đầu danh sách này với 5 tỷ đồng. VEA được mua ròng 1 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất với 3,66 tỷ đồng. MCH và QNS bị bán ròng lần lượt 3 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng.
  9. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098
  10. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.098

Chia sẻ trang này