Hôm qua thấy chục thớt dìm cổ này, ghê quá

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi T0MMY, 19/03/2019.

3417 người đang online, trong đó có 1366 thành viên. 14:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2192 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. T0MMY

    T0MMY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    250
    Hôm qua hôm kìa cổ này bị tây nó bán tí ti mà cả chục thớt lên dìm bảo chết đến nơi với sắp về máng lợn.
    Nay vẫn giảm, nhưng quả thật nhiều chim nên vào lệnh mua thấy tự tin vđ' :))
    Xin phép ko nói tên cp, trộm vía nói ra nó tèo thật thì bỏ mẹ :))
    nguyenhung101085thatha_chamchi thích bài này.
  2. vuthang58

    vuthang58 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    05/04/2018
    Đã được thích:
    1.124
    Con gì bác ơi, inbox để tui thử phân tích xem.
  3. kep_nat_bi_aha_dau_qua

    kep_nat_bi_aha_dau_qua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/02/2019
    Đã được thích:
    1.401
  4. Nguyenlonghoangmai

    Nguyenlonghoangmai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    13/02/2016
    Đã được thích:
    1.635
    Thánh này dễ bắt đáy yeg lắm :))
  5. ducangold

    ducangold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Đã được thích:
    185
  6. hungaha

    hungaha Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2018
    Đã được thích:
    59
    con gì v inbox để thử phân tích xem
  7. ckcoban1

    ckcoban1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2017
    Đã được thích:
    16.125
    17tr cổ HPG nhỏ lẻ bắt đáy mai về. Sập sàn phát nữa thì thị trường toi, xanh lại thì ...
  8. hungaha

    hungaha Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2018
    Đã được thích:
    59
    Cho chuyển hướng chút để mọi người thảo luận nha: http://cafef.vn/chien-tranh-thuong-...-vao-mot-tran-chien-moi-20190319132830226.chn
    Chiến tranh thương mại còn chưa kết thúc, Mỹ - Trung đã bước vào một trận chiến mới
    Đó là cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.


    Mọi người thế nào về vấn đề này

    Các nhà phân tích cũng như các chính trị gia đang lo ngại rằng hai siêu cường kinh tế có thể sẽ tham gia vào một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến này sẽ không tập trung vào vấn đề hạt nhân, mà là về công nghệ.

    Mối lo ngại này xuất phát từ một loạt các tranh chấp gần đây: các cáo buộc về gián điệp xâm nhập mạng trái phép, khiếu nại về hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ, khiếu nại về bất công bằng thương mại. Thế giới đang chứng kiến sự phân cực ngày càng rõ thành hai khối công nghệ lớn. Mỗi khối tìm kiếm sự tự chủ và tự cung tự cấp. Đồng thời, Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng hạn chế sự tiếp cận của các quốc gia khác đến công nghệ của họ.

    Như cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson đã cảnh báo: "Tôi đang thấy nguy cơ của một "bức tường sắt" kinh tế. Nó sẽ khiến mỗi bên dựng lên bức tường của chính mình, và hủy hoại kinh tế toàn cầu".

    Ở Trung Quốc, điều này thể hiện rõ nhất ở kế hoạch Made in China 2025, một nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ cho quá trình chế tạo các công nghệ cốt lõi. Đồng thời, chính phủ cố gắng loại trừ các công ty cung cấp công nghệ cạnh tranh đến từ phương Tây. Kế hoạch tham vọng sẽ giúp Trung Quốc đạt được 70% "tự cung tự cấp" trong các ngành công nghiệp công nghệ cao chủ chốt vào năm 2025.

    Về phần mình, Nhà Trắng đang bận rộn cả trong việc cố gắng thúc đẩy năng lực công nghệ của Mỹ lẫn ngăn Trung Quốc sao chép những thành quả đổi mới của Hoa Kỳ.

    [​IMG]
    Năm ngoái, Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch chi thêm 2 tỷ USD để hỗ trợ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chính quyền đang xây dựng những bức tường công nghệ bảo hộ công nghệ kiên cố hơn bao giờ hết trên khắp Hoa Kỳ. Các hành động gần đây bao gồm Đạo luật Hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) đã tăng cường tối đa sự giám sát của chính phủ Hoa Kỳ đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Mỹ đã ban hành lệnh cấm mua sắm các công nghệ do Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất. Cả hai công ty này đã bị cáo buộc cung cấp các công nghệ bị cấm cho Iran.

    Thượng nghị sĩ Marco Rubio - Florida gần đây đã ban hành luật nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Hoa Kỳ.


    Sự phân cực rõ nét trong cuộc đua xây dựng mạng viễn thông thế hệ tiếp theo chính là cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo để ngăn Huawei - "nhà vô địch quốc gia" của Trung Quốc - tiếp cận thị trường phương Tây. Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch toàn cầu để can ngăn các quốc gia khác áp dụng công nghệ Huawei. Cho đến nay cả Nhật Bản và Úc dường như đã chuẩn bị để cấm Huawei, nhưng Đức và Vương quốc Anh đều chống lại áp lực.

    Các nhà phân tích lập luận rằng: sự phụ thuộc của phương Tây vào Trung Quốc tạo ra các lỗ hổng giúp Trung Quốc tận dụng các chính sách của Hoa Kỳ và đồng minh. Nếu các nước phương Tây trở nên phụ thuộc vào các chất bán dẫn hoặc thiết bị viễn thông của Trung Quốc, họ sẽ có nguy cơ bị đâm sau lưng.

    [​IMG]
    Trước đây, trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Hoa Kỳ và các đồng minh đã xây dựng các thỏa thuận hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển giao công nghệ cho Liên Xô. Quan trọng nhất trong đó là Ủy ban điều phối về kiểm soát xuất khẩu đa phương (Cocom).

    Chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh dựa trên ý tưởng rằng xây dựng lợi thế công nghệ là cách duy nhất để đánh bại Liên Xô. Đồng thời, các quốc gia này cũng ngăn chặn Liên Xô và đồng minh tiếp cận công nghệ quân sự.

    Chắc chắn, sẽ có những rủi ro liên quan đến chuyển giao công nghệ. Cả hai bên đều nhận thức sâu sắc về các lợi thế kinh tế và quân sự tiềm năng của việc độc quyền các công nghệ lõi. Nhưng bất kỳ nỗ lực nào để tách hệ thống toàn cầu thành các khối cạnh tranh đều có cái giá phải trả.

    Sự phụ thuộc lẫn nhau đã thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Hợp tác quốc tế đã tạo ra những bước đột phá to lớn và trao đổi khoa học đã tạo ra sự hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc chúng ta. Ngược lại, việc đối đầu có thể khiến dù chỉ một xung đột nhỏ hay hiểu lầm cũng bị vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

    Hơn nữa, những nỗ lực trong quá khứ về kiểm soát công nghệ đã chứng minh rằng việc kiểm soát chuyển giao là vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi các công nghệ rất rộng trong ứng dụng thương mại cũng như quân sự, các biện pháp kiểm soát sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả chính phủ và khu vực tư nhân.
  9. T0MMY

    T0MMY Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    250
    Ko phải cơ :))

Chia sẻ trang này